Đặc điểm của khái niệm trong tư duy chính xác và tư duy biện chứng

Mỗi sự vật nằm trong mối liên hệ với những sự vật khác. Trong những mối liên hệ và quan hệ đó, sự vật được thể hiện ở từng hoàn cảnh khác nhau. Các khái niệm phản ánh sự vật cũng phải có nội dung thay đổi tùy theo sự thay đổi của những mối liên hệ và quan hệ giữa sự vật đó với những sự vật khác để có thể phản ánh đúng đắn nó. Nhờ có những khái niệm mang tính lịch sử- cụ thể như vậy, tư duy mới có khả năng phản ánh những thuộc tính phức tạp và vô tận của các hiện tượng và quá trình nhận thức.

pdf6 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy chính xác và tư duy biện chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83Số 5 - Tháng 9 - 2013 TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Tư duy chính xác là đối tượng của logic học hình thức; tư duy biện chứng là đối tượng của logic học biện chứng; Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy. Vậy khái niệm trong tư duy chính xác (tương ứng trong logic hình thức) với khái niệm trong tư duy biện chứng (tương ứng trong logic biện chứng) có quan hệ với nhau như thế nào ? 1. Khái niệm trong tư duy chính xác không vạch ra được mâu thuẫn nội tại của sự vật, hiện tượng. Nó xem xét sự vật hiện tượng trong tính “đồng nhất trừu tượng”. Trái lại, trong tư duy biện chứng, khái niệm vạch ra sự thống nhất của những mặt đối lập. Khái niệm trong tư duy chính xác có tính chất bền vững, tách rời sự phát triển và biến hóa của sự vật. Trong quá trình phản ánh của tư duy chính xác sự vật gạt bỏ một cách trừu tượng ra khỏi quá trình vận động, phát triển của bản thân nó và được nhận thức trong trạng thái “nó là nó”, nghĩa là không có sự vận động, biến đổi, phát triển. Về vấn đề này F.Enghen đã nhận xét: “Khi chúng ta nói về những phạm vi nhỏ bé hay quãng thời gian ngắn, giới hạn tác dụng của nó cũng khác nhau đối với từng trường hợp và tùy theo bản chất của đối tượng” (5, tr.46). Ở đây xuất hiện một trong những vấn đề quan trọng nhất, đó là vấn đề về mối tương quan giữa cái phố biển và cái đơn nhất trong khái niệm. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁI NIỆM TRONG TƯ DUY CHÍNH XÁC VÀ TƯ DUY BIỆN CHỨNG NGUYỄN MẠNH CƯƠNG Tóm tắt Có thể nói rằng khái niệm giống như những viên gạch để xây dựng nên tòa lâu đài tri thức của con người về thế giới. Nhận thức của con người là nắm bắt được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan và vận dụng vào thực tiễn (trên cơ sở tuân theo quy luật) để cải tạo, biến đổi thế giới theo mục đích của mình. Khái niệm trong tư duy chính xác và trong tư duy biện chứng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Đặc điểm quan trọng nhất của khái niệm trong tư duy biện chứng là sự vận động, biến đổi và nội hàm ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn. Bài viết sẽ nêu lên một số ý kiến về vấn đề này. Từ khóa: Tư duy chính xác, tư duy biện chứng. Abstract It can be said that concepts are similar to bricks used to build a palace of knowledge of humans about the world. Humans’ cognition is to grasp the movement and development rules of the objective world and apply that they have grasped into practices (on the basis of complying with the rules) to improve and change the world by their purposes. The concepts in accurate thinking and dialectic thinking have their close, organic relationships. The most important characteristics of the concepts in the dialectic thinking is the movement, change and more and more sufficient and perfect connotation. This article will give some ideas about this issue. Keyword: Accurate thinking, dialectic thinking. Số 5 - Tháng 9 - 201384 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Bản chất của sự vật và cả sự phản ánh bản chất ấy trong tư tưởng là lĩnh vực của những mâu thuẫn biện chứng. Diễn tả được bản chất của sự vật có nghĩa là đã nhận thức được mâu thuẫn nội tại của sự vật, vì mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển. Những đặc điểm phổ biến là những đặc điểm giống nhau giữa các sự vật. Muốn tạo ra khái niệm phổ biến thì phải tước bỏ, tách rời những đặc điểm nào mà chỉ hiện tượng đơn nhất mới có và giữ lại những đặc điểm chung cho tất cả hiện tượng cùng loại. Theo phương thức khái quát đó, cái phổ biến mâu thuẫn với cái đơn nhất. Những hiện tượng đơn nhất thì muôn vẻ. Tư duy chính xác sử dụng khái niệm như là sự tổng hợp từ những đặc điểm, thuộc tính, còn về mối quan hệ lẫn nhau giữa cái phổ biến và cái đơn nhất thì lại không quan tâm. Tư duy chính xác chỉ thấy những đặc điểm và thuộc tính nào thì thuộc khái niệm này, còn những đặc điểm và thuộc tính nào thì thuộc khái niệm khác. Do đó đối với tư duy chính xác, điều quan trọng không phải là phép biện chứng của cái phổ biến và cái đơn nhất mà là sự khác nhau giữa các khái niệm. Heghen gọi những khái niệm kiểu đó là “những phổ biến trừu tượng” vì cái phổ biến và cái đơn nhất không liên hệ gì với nhau, không phải là sự thống nhất của các mặt đối lập. Cái phổ biến đối lập với thế giới muôn vẻ của những hiện tượng đơn nhất, chứ không bao gồm thế giới đó vào bên trong mình một cách biện chứng. Heghen chỉ ra rằng trong trường hợp đó tất cả tính muôn vẻ đứng ngoài khái niệm và chỉ có hình thức phổ biến trừu tượng là nằm trong khái niệm. Trong tư duy biện chứng, theo quan niệm của Hêghen, cái phổ biến và cái đơn nhất đối lập nhau không phải như những cái tuyệt đối. Ông cho rằng cái phổ biến nào mà “không có cái đơn nhất ở bên trong lòng mình” thì xa lạ đối với khái niệm. Khái niệm là cái phổ biến cụ thể, tức là cái phổ biến thể hiện bản chất của hiện tượng, chứa đựng bên trong mình tính phong phú của cái đơn nhất, do đó nó có tính chất cụ thể. Sự trừu tượng của khái niệm không phải là sự trừu tượng trống rỗng, không phải là cái phổ biến không có nội dung mà là cái phổ biến đầy nội dung. Trong khi phê phán việc tuyệt đối hóa một cách siêu hình sự khác nhau giữa cái phổ biến và cái đơn nhất của Căng, Hêghen cũng bác bỏ nhân tố duy vật trong quan điểm của Căng và cho rằng những khái niệm không có nội dung trực quan cụ thể là những khái niệm trống rỗng. Ông cũng cho rằng khái niệm không phải là một cái gì đó tuyệt đối, như vậy nó chứa đựng ở bên trong nó cái đơn nhất, nghĩa là trong quá trình vận động của mình, khái niệm sinh ra cái đơn nhất. Hêghen đã có mặt tích cực trong việc nghiên cứu khái niệm nhưng lại trên lập trường duy tâm. Trong “Bút ký triết học” V.I.Lênin khi dẫn ra quan niệm của Hê ghen rằng: “Cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù“ (1, tr.108) và đã nhận xét là quan điểm đó rất hay. Người viết: “Không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái cá biệt” (tất cả sự phong phú của cái đặc thù và cái cá biệt)! rất hay!” (1, tr.108). Ở chỗ khác Lê nin đã nhấn mạnh về sự gia nhập lẫn nhau có tính chất biện chứng của cái chung và cái riêng. Lê nin viết: “Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất) của cái riêng” (1, tr.381). Như vậy, khái niệm trong tư duy biện chứng không phải là “tổng cộng những đặc điểm giống nhau” mà cần phải hiểu nó là sự thống nhất cụ thể của cái chung và cái riêng. Sự thống nhất của cái chung với cái riêng trong các khái niệm giải thích ý nghĩa của các khái niệm với tính cách là những điểm nút để tái sản sinh trong tư duy những mối quan hệ và quan hệ căn bản của các hiện tượng. Tuy nhiên, sự thống nhất ấy không loại trừ sự khác nhau, mâu thuẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Chính điều đó quy định cái phổ biến không thể sát nhập trực tiếp hết vào cái đơn nhất, cũng như cái đơn nhất, cái 85Số 5 - Tháng 9 - 2013 TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA riêng lẻ không thể là biểu hiện đơn giản trực tiếp của từng cái phổ biến. Điều đó không mâu thuẫn với việc cho rằng cái phổ biến thể hiện tính chất phong phú của cái riêng lẻ, tính muôn vẻ của cái đơn nhất không tồn tại ở ngoài cái phổ biến. Nói cái phổ biến và cái đơn nhất là những mặt đối lập thống nhất với nhau trong khái niệm nhưng không thể không nhắc tới mâu thuẫn của chúng. Việc thừa nhận điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhận thức. Khái niệm là biểu hiện tập trung của bản chất của cái đơn nhất trong tư duy. Vì cái phổ biến là khái quát cái đơn nhất, cho nên cần phải chú ý đến nhân tố mâu thuẫn giữa cái phổ biến và cái đơn nhất. Như vậy, khái niệm được sử dụng trong tư duy biện chứng là sự thống nhất của những mặt đối lập, giữa cái phổ biến với cái đơn nhất và cũng bao hàm mâu thuẫn giữa chúng. Nếu là cái phổ biến thì khái niệm biểu hiện bản chất của cái đơn nhất, cái riêng lẻ và theo ý nghĩa đó cái chung là biểu hiện bản chất của cái riêng. Nếu khái niệm thể hiện tính chất phong phú của cái đơn nhất, đi từ đơn nhất đến phổ biến thì khái niệm không phải chỉ biểu hiện những đặc điểm chung của cái đơn nhất mà còn biểu hiện cái bản chất, quy luật của cái đơn nhất và theo ý nghĩa đó, cái đơn nhất thống nhất với cái phổ biến. 2. Chúng ta thấy rằng tư duy chính xác sử dụng khái niệm một cách cố định, còn tư duy biện chứng sử dụng khái niệm một cách mềm dẻo. Tư duy chính xác sử dụng những khái niệm có nội dung xác định, chặt chẽ, đặt khái niệm này bên cạnh khái niệm kia và không chú ý đến các vấn đề về nguồn gốc và sự phát triển của các khái niệm, về sự chuyển hóa từ khái niệm này sang khái niệm khác. Tư duy chính xác là đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức, do đó trong logic hình thức, đã hình thành một số nguyên tắc về định nghĩa khái niệm, phân chia khái niệm, thu hẹp, mở rộng khái niệm, về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm... Nếu các khái niệm không có một nội dung xác định, chính xác thì không thể phân chia, sắp xếp khái niệm, giải thích mối quan hệ giữa chúng với nhau... và do đó không thể sử dụng một cách dễ dàng các khái niệm. Mặt khác các thao tác logic xử lý khái niệm có một ý nghĩa quan trọng với ngành khoa học nào có nhiệm vụ sắp xếp các hiện tượng khác nhau, ví dụ như thực vật học, động vật học v.v... Bất cứ một khoa học nào, dù có sử dụng những khái niệm phức tạp đến đâu cũng không thể bỏ qua được những khái niệm cơ bản nhưng rất cần thiết cho việc nhận thức. Theo Lênin, trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, các phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức. Người viết: “Trước con người có màng lưới những hiện tượng tự nhiên. Người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới giúp ta nhận thức và nắm vững được màng lưới” (1, tr.102). Là kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, các phạm trù phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ tương ứng vốn có sẵn trong bản thân hiện thực. Do đó, nội dung của chúng mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy định, nhưng hình thức tồn tại của chúng là chủ quan. Vì vậy có thể nói, các phạm trù chính là những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Các phạm trù như là những điểm nút của màng lưới những hiện tượng tự nhiên. Con người, để nhận thức được giới tự nhiên, phải nhận thức và “nắm vững” được “những điểm nút của mắt lưới đó”. Mặt khác, chúng ta biết rằng phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Như vậy, để có thể nhận thức được giới tự nhiên, con người cần phải nhận thức và nắm vững được những khái niệm chung nhất ấy, nắm vững được những khái niệm tham gia vào việc tạo nên những điểm nút của “mạng lưới những hiện tượng tự nhiên”. Các khái niệm Số 5 - Tháng 9 - 201386 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tạo nên những điểm nút đó có nội dung xác định, đồng thời nối liền tất cả những phán đoán và kết luận khoa học thành một khối, làm cho bản thân khoa học có khả năng tồn tại và giúp cho con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Vật lý học hiện đại sẽ ra sao nếu không có những khái niệm cơ bản như vật chất, khối lượng, năng lượng, nguyên tử, hạt, nguyên tố và nhiều khái niệm khác nữa. Do những khái niệm được tư duy chính xác sử dụng có một nội dung xác định nên tư duy chính xác chỉ chú trọng đến số lượng dấu hiệu bao gồm trong khái niệm, ngoại diên của khái niệm (rộng hay hẹp), mối tương quan giữa những khái niệm (thuộc giống hay loài) về mặt số lượng đặc điểm mà chúng phản ánh. Mỗi một khái niệm đúng đắn trong tư duy chính xác bao gồm có hai mặt: nội hàm và ngoại diên. Mối tương quan giữa hai mặt đó là mối tương quan nghịch biến. Khi nội hàm của khái niệm càng sâu, những dấu hiệu hiểu biết chứa trong khái niệm đó càng nhiều thì ngoại diên của khái niệm càng hẹp, những đối tượng có chứa dấu hiệu đó càng ít đi và ngược lại. Mối quan hệ nghịch biến giữa nội hàm và ngoại diên của một khái niệm chỉ có trong các khái niệm mà tư duy chính xác sử dụng, khái niệm trong tư duy biện chứng không tuân theo quy luật nghịch biến này. Tư duy biện chứng vận dụng những khái niệm trong quá trình vận động, phát triển của chúng. Dựa vào một số khái niệm đã có, tư duy nhờ những phán đoán, suy lý và những phương tiện khác, có thể tạo ra những khái niệm và quy luật mới, vạch ra những mặt và những thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng. Tính mềm dẻo của khái niệm trong tư duy biện chứng thể hiện ở sự liên hệ, quy định lẫn nhau giữa các khái niệm. Nội dung của các khái niệm có thể thay đổi, nó có thể bị gạt bỏ đi những phần không còn phù hợp, không còn phản ánh đúng thế giới khách quan, đồng thời nó có thể được bổ sung những nội dung mới đáp ứng yêu cần phản ánh đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về thế giới. Sự gạt bỏ và bổ sung này liên quan đến tính lịch sử cụ thể của đối tượng. Tư duy biện chứng sử dụng khái niệm không phải theo cách siêu hình. Nó không coi khái niệm là cái gì chết cứng, không biến đổi. Lê nin đã vạch ra rằng khái niệm cần phải linh hoạt, mềm dẻo, tương đối, thống nhất trong các mặt đối lập, bởi vì có như vậy, nó mới có thể bao quát được thế giới, phản ánh đúng đắn thế giới. Người viết: “Những khái niệm này cũng phải được mài sắc, gọt giũa, mềm dẻo, năng động, tương đối, liên hệ với nhau, thống nhất trong những mặt đối lập để có thể bao quát vũ trụ” (1, tr.267). Các khái niệm khoa học là sự phản ánh (đúng đắn ít nhiều) bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Do bản chất của nó, những khái niệm ấy có tính chất mâu thuẫn biện chứng bao hàm trong nó sự thống nhất của những mặt đối lập. Những sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất luôn trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Trong quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập ở bên trong, cuối cùng chúng có thể biến đổi, trở thành mặt đối lập với chính mình, các mặt đối lập mới có thể xuất hiện thay thế cho các mặt đối lập đã lỗi thời. Tính mềm dẻo của khái niệm còn được quy định ở chỗ, trong khi không ngừng làm cho nhận thức của mình thêm sâu sắc và hoàn thiện, con người hoàn thiện cả những khái niệm khoa học, làm cho nó phù hợp với những hiểu biết mới về sự vật, hiện tượng hoặc làm cho nó phù hợp với những biến đổi xảy ra đối với các sự vật trong quá trình phát triển hơn nữa của nó. Khi áp dụng tính mềm dẻo biện chứng của khái niệm, phải xem xét đến nội dung khách quan của nó. Nếu áp dụng một cách chủ quan tùy tiện sẽ rơi vào ngụy biện, chiết trung. V.I.Lê nin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc” (1, tr.223). 3. Khái niệm trong tư duy chính xác được xem như có sẵn, không biến đổi. Khái niệm trong tư duy biện chứng có sự biến hóa, phát 87Số 5 - Tháng 9 - 2013 TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA triển để phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới khách quan. Khái niệm trong tư duy chính xác được xem như là tổng số các đặc điểm (dấu hiệu) của sự vật hiện tượng. Vì vậy tư duy chính xác sử dụng các khái niệm có tính chất ổn định, bền vững. Tư duy chính xác sử dụng các khái niệm có nội dung xác định, nghĩa là các khái niệm đó phản ánh sự vật trong trạng thái đứng im tương đối, khi sự vật vẫn còn là nó mà chưa chuyển thành cái khác. Trái lại, tư duy biện chứng sử dụng các khái niệm trong mối liên hệ mật thiết giữa tính ổn định và tính biến đổi. Khái niệm trong tư duy biện chứng có tính chất động vì nó là hình ảnh, là sự phản ánh thế giới khách quan. Mà thế giới khách quan nằm trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng, do đó khái niệm cũng phải có sự vận động, phát triển để có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Khi nghiên cứu “khoa học logic” của Hêghen, Lênin đã đặt nó trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật. Người viết: “Trong sự thay thế phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khái niệm, trong tính đồng nhất của các mặt đối lập của chúng, trong những chuyển hóa của một khái niệm này sang khái niệm khác trong sự thay thế, sự vận động vĩnh viễn của những khái niệm, Hê ghen đã đoán được một cách tài tình chính mối quan hệ như vậy của sự vật, của giới tự nhiên” (1, tr.210). Để thấy được khái niệm trong tư duy biện chứng có mối liên hệ giữa tính ổn định và tính biến hóa cần phải chú ý những điểm sau đây: - Các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vừa có tính biến hóa, vừa có tính ổn định, nằm trong sự thống nhất giữa tính ổn định và tính biến hóa. Vì vậy khái niệm, để phản ánh được hiện thực, cũng phải vừa có tính ổn định vừa có tính biến hóa. - Tính ổn định và tính biến hóa là những mặt đối lập của sự vật hiện tượng, có sự đấu tranh với nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Các khái niệm cũng phải phản ánh được tính mâu thuẫn đó. - Khái niệm là cái phổ biến, là biểu hiện bản chất của các sự vật riêng lẻ, nên nó có sự ổn định “cứng nhắc”, thuộc về cái đơn nhất. Đồng thời khái niệm lại chứa đựng nhân tố biến hóa vì cái đơn nhất, không phải là cái phổ biến trực tiếp và cũng vì cái phổ biến tồn tại dưới hình thức phát triển, dưới hình thức thay đổi của những hiện tượng riêng lẻ, đa dạng. - Việc coi khái niệm là sự thống nhất của những mặt đối lập, có tính ổn định và tính biến hóa còn có ý nghĩa khác sâu sắc hơn. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều có hai mặt nội dung và hình thức thống nhất biện chứng với nhau. Tư duy là hiện tượng đặc biệt cũng phải tuân theo quy luật của phép biện chứng. Một mặt không thể có tư tưởng tri thức nếu nó không được diễn tả một cách xác định (có tính ổn định) trong khái niệm, phán đoán hay trong một hình thức tư duy khác. Mặt khác, những hình thức của tư duy không thể không có nội dung. “Những hình thức logic và những quy luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là phản ánh của thế giới khách quan” (1, tr.191). Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tư duy, có tính mâu thuẫn. Khi nội dung thay đổi đòi hỏi hình thức cũng phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới. Nhận thức là quá trình biểu hiện nội dung khách quan của các sự vật hiện tượng. Nội dung tri thức của chúng ta về thế giới khách quan không ngừng thay đổi và hoàn thiện thêm. Trong quá trình của sự phát triển đó, một số khái niệm mâu thuẫn với nội dung mới của tri thức. Để giải quyết những mâu thuẫn này, khái niệm cũng phải phát triển để phù hợp với nội dung mới đó. 4. Khái niệm trong tư duy chính xác mang tính phi lịch sử. Khái niệm trong tư duy biện chứng mang tính lịch sử-cụ thể. Các khái niệm được tư duy chính xác sử dụng mang tính phi lịch sử bởi vì các khái niệm đó có nội dung xác định, nó là những cái có sẵn, nó không tính đến sự thay đổi của đối tượng mà nó phản ánh. Nói chính xác hơn, nó phản ánh đối tượng theo một hệ quy chiếu cố định. Mặt khác, tư duy chính xác sử dụng những khái niệm có nội dung không phụ thuộc vào những mối liên hệ và điều kiện cụ Số 5 - Tháng 9 - 201388 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thể của sự vật mà nó phản ánh. Ví dụ, tư duy chính xác sử dụng khái niệm “ khối lượng” thì khối lượng của một vật không bị thay đổi trong mọi trường hợp, nhưng thực chất là nói khối lượng của vật đó trong trạng thái đứng im tương đối hoặc chuyển động với vận tốc nhỏ, không đáng kể so với vận tốc của ánh sáng (tức trong hệ quy chiếu cơ học cổ điển). Thực ra khi chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể so với vận tốc ánh sáng, khối lượng của vật thay đổi nhưng rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Khi vật chuyển động với vận tốc lớn thì lúc đó khối lượng của vật sẽ lớn hơn rất nhiều so với khối lượng ban đầu của nó. Khối lượng của vật tăng tỷ lệ thuận với vận tốc chuyển động của vật đó. Nếu vẫn quan niệm rằng khối lượng của vật không thay đổi, tư duy phản ánh sự vật không còn đúng nữa. Tư duy biện chứng sử dụng khái niệm mang tính lịch sử- cụ thể. Chúng ta biết rằng, để phản ánh được đúng đắn đối tượng, cần phải nhận thức nó trong điều kiện lịch sử- cụ thể. Chính vì vậy, khái niệm cũng có tính lịch sử- cụ thể. Ta hãy lấy một ví dụ: khái niệm “nhà nước”. Có thể nêu hàng loạt các đặc điểm mà vẫn không thể giải thích được bản chất của hiện tượng đó. Những đặc điểm như giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn cho công dân... qui định nhà nước là một cơ quan giữ gìn trật tự và đảm bảo an toàn cho công dân. Mặc dù những đặc điểm ấy là đặc trưng cho nhà nước nhưng không giải thích đúng đắn bản chất nhà nước. Nhà nước là một bộ máy quyền dùng để trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, nhà nước là biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được... Muốn hiểu được những đặc điểm nói trên của khái niệm nhà nước, xem cái nào là căn bản, cái nào là không căn bản thì cần phải xem xét nhà nước theo quan điểm lịch sử: Nghiên cứu xem nó xuất hiện từ bao giờ? Khi nào chúng ta thấy rõ nhà nước không bao giờ cũng tồn tại? Trong xã hội nguyên thủy không có nhà nước, nhà nước chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp. Khi sự phân chia giai cấp trong xã hội không còn nữa thì nhà nước cũng mất đi. Tư duy biện chứng sử dụng các khái niệm cùng phản ánh một sự vật, hiện tượng song có thể có nội dung khác nhau tùy vào hoàn ảnh lịch sử-cụ thể mà sự vật hiện tượng được nghiên cứu, tùy vào sự thay đổi của những mối quan hệ của sự vật, hiện tượng đương nghiên cứu với những sự vật, hiện tượng khác. Với ý nghĩa đó, khái niệm có tính chất lịch sử- cụ thể là do nó chứa đựng những nội dụng khác nhau của sự phản ánh sự vật, hiện tượng trong những hoàn cảnh khác nhau. Mỗi sự vật nằm trong mối liên hệ với những sự vật khác. Trong những mối liên hệ và quan hệ đó, sự vật được thể hiện ở từng hoàn cảnh khác nhau. Các khái niệm phản ánh sự vật cũng phải có nội dung thay đổi tùy theo sự thay đổi của những mối liên hệ và quan hệ giữa sự vật đó với những sự vật khác để có thể phản ánh đúng đắn nó. Nhờ có những khái niệm mang tính lịch sử- cụ thể như vậy, tư duy mới có khả năng phản ánh những thuộc tính phức tạp và vô tận của các hiện tượng và quá trình nhận thức. N.M.C (ThS, Khoa LLCT & KHCB) Tài liệu tham khảo 1. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 29. Nxb Tiến bộ Mátxcơva. 2. V.I.Lênin, Bàn về sự nhất trí giữa phép biện chứng, logic và lý luận nhận thức trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, Tài liệu dịch, Phòng Thông tin – tư liệu – thư viện Viện Triết học, 888 TL. 3. Hồng Long (1983), Logic biện chứng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Hữu Nghĩa (1987), Lịch sử và logic, Nxb sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội. 5. G.I.Rudavin (1983), Các phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 6. Sự đồng nhất của phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức, Tài liệu dịch, Phòng Thông tin – tư liệu – thư viện Viện Triết học, 425 TL Ngày nhận bài: 12- 4- 2013 Ngày phản biện, đánh giá: 7 - 8- 2013 Ngày chấp nhận đăng: 12 - 8 - 2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cua_khai_niem_trong_tu_duy_chinh_xac_va_tu_duy_bien_chung_7395.pdf
Tài liệu liên quan