Dạy học kiến tạo - Tương tác và phát triển năng lực sáng tạo của người học trên mô hình B-Learning - Nguyễn Thế Dũng

4. KẾT LUẬN Dạy học b-learning đang là một xu thế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của thế giới. Trong môi trường học tập của các khóa học trực tuyến, các sự tương tác truyền thống mà ta thường gọi đó là sự tương tác qua “tâm thế” như sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò qua lời nói, ngữ điệu, cử chỉ và điệu bộ thường bị thiếu vắng. Bên cạnh đó người học thường bị “chết ngập” trong một sự hỗn độn các tư liệu có liên quan đến kiến thức môn học mà khóa học cung cấp. Vì vậy, có nhiều vấn đề được đặt ra trong b-learning đó là làm thế nào để nâng cao tính tương tác, hiệu quả của tương tác trong dạy học và phương pháp dạy học nào được sử dụng làm nền tảng cho việc thiết kế một khóa học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học, nâng cao năng lực sáng tạo của người học là những vấn đề cần được đặt ra. Bài viết này đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tương tác trên b-learning và kích thích tư duy sáng tạo cho người học.

pdf9 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học kiến tạo - Tương tác và phát triển năng lực sáng tạo của người học trên mô hình B-Learning - Nguyễn Thế Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 25-33 DẠY HỌC KIẾN TẠO - TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC TRÊN MÔ HÌNH B-LEARNING NGUYỄN THẾ DŨNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế LÊ HUY TÙNG Viện Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt: Việc kết hợp mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học trực tuyến (b-learing) đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để áp dụng một cách có hiệu quả mô hình kết hợp này thì cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Trong đó, phương pháp dạy học kiến tạo – tương tác tỏ ra hiệu quả với b-learning. Ngoài ra, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của người học cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Bài báo trình bày một số đề xuất trong việc vận dụng các cơ sở lý luận của dạy học kiến tạo và dạy học sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học trên môi trường b-learning. Từ khóa: b-learning, trường hợp học tập, dạy học kiến tạo – tương tác, dạy học sáng tạo, dạy học dự án, năng lực sáng tạo 1. MỞ ĐẦU Tuyên bố của Hội nghị quốc tế về Giáo dục Đại học năm 1999 tại Paris do UNESCO tổ chức đã chỉ rõ giáo dục đại học cần bảo đảm cho người học: “chiếm lĩnh các kỹ năng, năng lực giao tiếp, óc phân tích sáng tạo và phê phán, suy nghĩ độc lập và biết làm việc trong một nhóm giữa một bối cảnh đa văn hóa” [1], [2]. Tại Việt Nam, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong phần Điṇh hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, quan điểm chỉ đaọ đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hơp̣ với giáo dục gia đình và giáo duc̣ xã hội”. Như vậy, việc đổi mới dạy và học đang được đặt ra cấp thiết cho ngành giáo dục nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong thời đại thế giới phẳng. Người giáo viên cần chuyển từ dạy học với phương thức truyền đạt kiến thức cho người học và mục đích của việc học là người học tái tạo lại tri thức của nhân loại đến việc dạy học kiến tạo và sáng tạo tri thức. Quá trình dạy học không chỉ là quá trình truyền đạt tri thức mà còn là quá trình chỉ ra con đường hình thành, kiến tạo tri thức cho người học, đồng thời giúp người học có được năng lực sáng tạo, hình thành tri thức mới. 26 NGUYỄN THẾ DŨNG – LÊ HUY TÙNG Trong những năm gần đây, mô hình học tập kết hợp (b-learning) - một hình thức học kết hợp giữa dạy học truyền thống (face – to – face) và dạy học trực tuyến (online) - đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và có nhiều ưu điểm trong dạy và học. Tuy vậy, để phát huy hiệu quả của b-learning thì cần phải quan tâm đến dạy học kiến tạo – tương tác trên môi trường b-learning. Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày đến các cơ sở lý luận của dạy học kiến tạo – tương tác, các cấp độ tương tác, cùng các biện pháp nâng cao tính tương tác trong b- learning. Phần 3 trình bày khái quát một số cơ sở lý luận của dạy học sáng tạo và một số kết quả về việc áp dụng một số phương pháp nhằm hình thành năng lực sáng tạo cho người học trong môi trường b-learning. Các kết luận và các vấn đề tiếp theo được trình bày trong phần 4 – phần kết luận. 2. DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC TRÊN B-LEARNING Dạy học kiến tạo - tương tác có cơ sở tâm lý học dựa trên lý thuyết kiến tạo nhận thức của Jean Piaget (1896 – 1980). Tư tưởng chính của J. Piaget là con người trong quá trình khám phá thế giới, tự mình tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của mình. Giáo dục là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, tự khai sáng cho mình. Luận điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được J. Piaget chứng minh một cách hoàn toàn thuyết phục về suốt quãng đường trưởng thành của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên. Lí thuyết kiến taọ nhâṇ thức của J.Piaget là cơ sở tâm lí hoc̣ của nhiều hê ̣ thống daỵ hoc̣, đăc̣ biêṭ là daỵ hoc̣ ở phổ thông. Các luâṇ điểm chính của thuyết kiến taọ nhâṇ thức đó là: [15]. - Thứ nhất, hoc̣ tâp̣ là quá trình cá nhân hình thành tri thức cho mình. Là quá trình cá nhân tổ chức các hành đôṇg tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấu taọ laị chúng dưới daṇg các sơ đồ (cấu trúc) nhâṇ thức; - Thứ hai, dưới daṇg chung nhất cấu trúc nhâṇ thức có chức năng taọ ra sư ̣ thích ứng của cá thể với các kích thích của môi trường. Các cấu trúc nhâṇ thức đươc̣ hình thành theo cơ chế đồng hóa và điều ứng. Đồng hóa là chủ thể tái lâp̣ laị môṭ số đăc̣ điểm của khách thể đươc̣ nhâṇ thức, đưa chúng vào trong sơ đồ đa ̃có. Điều ứng là quá trình tái lâp̣ những đăc̣ điểm của khách thể vào cái đa ̃có, qua đó biến đổi cấu trúc đa ̃có, taọ ra cấu trúc mới: khẳng định – phủ định – phủ định của phủ định. Trong đồng hóa, các kích thích đươc̣ chế biến cho phù hơp̣ với sư ̣ áp đăṭ của cấu trúc đã có, còn trong điều ứng, chủ thể buôc̣ phải thay đổi cấu trúc cho phù hơp̣ với kích thích mới. Đồng hóa dâñ đến tăng trưởng các cấu trúc đa ̃có, còn điều ứng taọ ra cấu trúc mới. Chẳng hạn, sự thay thế lẫn nhau giữa cái cũ và cái mới trong hoạt động của người thợ mộc đóng bàn ghế khi nỗ lực chuẩn hóa những sản phẩm của mình; - Thứ ba, quá trình phát triển nhâṇ thức phu ̣thuôc̣ trước hết vào sư ̣trưởng thành và chín muồi các chức năng sinh lí thần kinh của trẻ; vào sư ̣luyêṇ tâp̣ và kinh nghiêṃ thu đươc̣ thông qua hành đôṇg với đối tươṇg; vào tương tác các yếu tố xã hôị và vào tính chủ thể và sư ̣phối hơp̣ chung của hành đôṇg. Chính yếu tố chủ thể làm cho các yếu tố trên không tác DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO... 27 đôṇg riêng re,̃ rời rạc, mà chúng đươc̣ kết hơp̣ với nhau trong môṭ thể thống nhất trong quá trình phát triển của người học. Khi người hoc̣ đươc̣ taọ dưṇg đôṇg cơ và đươc̣ tham gia vào các hành đôṇg khám phá, phù hơp̣ với trình đô ̣nhâṇ thức của mình thì viêc̣ hoc̣ tâp̣ khám phá se ̃đem laị kết quả tốt hơn so với nhiều hình thức hoc̣ tâp̣ khác. Dạy học kiến tạo (Constructivism learning) nhấn mạnh vào sự kiểm soát tiến trình học tập của chính người học. Thay vì tập trung vào lượng thông tin được tiếp nhận, lưu trữ và ghi nhớ như thế nào thì học tập kiến tạo chú ý đến kiến thức được xây dựng ra sao trong bộ não người học, sự tương tác qua lại giữa người học với kiến thức và khả năng áp dụng kiến thức của người học. Lý thuyết dạy học kiến tạo quan niệm học tập là một tiến trình xây dựng kiến thức và sự tương tác của người học trong ngữ cảnh xã hội và văn hoá nhằm cung cấp cơ hội cho người học xây dựng kiến thức bằng cách nối kết và xâu chuỗi các mối quan hệ đối với những sự kiện và các ý tưởng được học. Trái ngược với quan niệm giáo dục truyền thống xem học tập là một tiến trình chuyển tải kiến thức từ giáo viên đến sinh viên. Quan điểm dạy học kiến tạo tin rằng học tập xảy ra thông qua một tiến trình trong đó người học đóng một vai trò chủ động, tích cực trong việc kiến tạo kiến thức. Người học phát triển, mở rộng và nâng cao sự hiểu biết thông qua sự quan sát, sự phản ánh, sự thử nghiệm, sự khám phá và sự tương tác với môi trường xung quanh. Theo quan điểm dạy học kiến tạo, người học là trung tâm của việc học với sự trợ giúp sư phạm của người dạy. Dựa vào bản chất của lý thuyết kiến tạo có thể phân kiến tạo trong dạy học ra thành hai loại: - Kiến tạo cơ bản (Radial constructivism) đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và cách thức xây dựng tri thức cho bản thân. Mặt mạnh của loại kiến tạo này là khẳng định vai trò chủ đạo của người học trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, do coi trọng quá mức vai trò của cá nhân nên học sinh bị đặt trong tình trạng cô lập và kiến thức mà họ xây dựng được sẽ thiếu tính xã hội; - Kiến tạo xã hội (Social constructivism) nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố văn hóa, các điều kiện xã hội và sự tác động của các yếu tố đó đến sự hình thành kiến thức. Kiến tạo xã hội xem xét cá nhân thông qua các mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội. Nhân cách của người học được hình thành thông qua sự tương tác của họ với những người khác. Theo lý thuyết “vùng phát triển gần” của Vygotsky thì kiến tạo xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo tri thức cho người học. Do đó triết lý dạy học kiến tạo – tương tác với việc xây dựng môi trường sư phạm tương tác là cơ sở lý luận cho việc đổi mới phương pháp dạy và học theo quan điểm tương tác. Với quan điểm dạy học kiến tạo thì tương tác trong dạy học có thể được xét trên các cấp độ sau: Nghe – Đọc; Hưởng ứng – Tập luyện; Khám phá – Diễn dịch; Tạo lập – Sản sinh [11]. Với cấp độ nghe – đọc, các khóa học trực tuyến được thiết kế theo tiến trình dạy học tuyến tính và người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Các hoạt động của khóa học thường gồm việc click chọn các nội dung và hiển thị thông tin tương ứng, người học đọc và nghe để tiếp nhận thụ động thông tin mang lại. 28 NGUYỄN THẾ DŨNG – LÊ HUY TÙNG Ở cấp độ khác, các khóa học được thiết kế nhằm giúp cho người học có thể tương tác với các câu hỏi dạng đơn giản với những phương án trả lời cho trước, cùng với các phản hồi khi họ trả lời xong các câu hỏi, hoặc với các thủ tục mô phỏng các thí nghiệm cho người học. Cấp độ tương tác ở đây sẽ là người học hưởng ứng (respond) – tập luyện (practice). Với cấp độ khám phá (explore) – diễn dịch (interpret), các khóa học trực tuyến sẽ được tổ chức theo tiến trình dạy học phân nhánh. Các đối tượng học tập thường là các yêu cầu người học phải hoàn thành các tác vụ hay giải quyết các vấn đề được đặt ra. Người học tự khám phá tri thức dựa trên các tài nguyên học tập và sự trợ giúp của giáo viên và diễn dịch tri thức theo nhận thức của mình. Với cấp độ tạo lập (create) – sản sinh (generate) người học tham gia một cách tích cực vào khóa học thông qua các hình thức thảo luận, brainstorming, Với dạng tương tác này kiến thức không được xác định trước mà được hình thành qua tiến trình học tương tác. Trong việc áp dụng quan điểm dạy học kiến tạo với mô hình lấy người học làm trung tâm, việc thiết kế khóa học trực tuyến gồm 3 thành phần là: Thiết kế các hoạt động học tập (The Design of Learning Activities); đánh giá học tập (Learning Assessment); và vai trò của người dạy (Instructor’s Roles) [3]. Tuy vậy, để tăng cường sự tương tác của các hình thức học tập phi hình thức (Informal learning) thông qua các tương tác xã hội nhờ các mạng xã hội, các diễn đàn, theo chúng tôi mô hình trên cần xem xét thêm yếu tố tương tác (Interaction). Như vậy khi xây dựng khóa học trực tuyến cũng như thiết kế tiến trình học tập, đặc biệt là các tiến trình học tập dựa trên phương pháp dạy học kiến tạo – tương tác cần quan tâm đến các yếu tố như: sự tham gia vào các diễn đàn của người học, số lần và chất lượng các cuộc trả lời các diễn đàn, số lượng và chất lượng tin nhắn phản hồi về bài học đến giảng viên, các giải pháp giải quyết vấn đề của người học, các thông tin được đưa ra để liên kết bạn bè nhằm giải quyết vấn đề học tập, chất lượng của các cuộc hội thoại, để đánh giá tính hiệu quả của dạy và học. Một phương pháp dạy học phù hợp cho việc nâng cao tính tương tác trong b-learning đó là dạy học dựa trên dự án và mô hình xác thực thông qua các dự án giao cho người học thực hiện thông qua các case study xuyên suốt khóa học. Qua nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tương tác trên b-learning dưới đây. Với sự tương tác giữa người học – giáo viên, người giáo viên cần: - Cung cấp đầy đủ thông tin mà sinh viên mong đợi. Họ có thể sử dụng screencast hay podcast để mô hình hóa các thông tin mà người học mong đợi, cung cấp đến người học trước các chủ đề được tổ chức trong khóa học hay trong khung chương trình của môn học; - Tham gia vào các cuộc thảo luận. Giáo viên cần cung cấp các hướng dẫn và phản hồi để làm rõ mục đích của hội thoại và định hướng cuộc thảo luận đến những gì mà người học cần đạt được; DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO... 29 - Cung cấp các hỗ trợ và động viên đến người học; - Cung cấp các phản hồi đúng lúc; Trong dạy trực tuyến các phản hồi qua tâm thế của người thầy sẽ bị hạn chế, vì vậy giáo viên cần tranh thủ các buổi học đồng bộ giáp mặt (face – to – face) trên lớp để thực hiện các phản hồi này. Với hình thức học trực tuyến với công cụ hội thảo trực tuyến (online conference) cũng phần nào thực hiện được các phản hồi dạng trên. Hơn nữa với các công cụ như email, podcasts, blog sẽ làm cho các phản hồi tương tác có tính cá nhân hóa đến từng học sinh hơn. - Tăng cường sử dụng nhiều hình thức giao tiếp khác nhau nhằm tăng tính tương tác trong học tập; - Xây dựng mô hình dạy học nhằm mô hình hóa tiến trình dạy học, mô hình hóa kiến thức và kỹ năng cần đạt đối với người học; - Thu hút tất cả sinh viên tham gia vào các cuộc thảo luận cũng như các hoạt động khác. Như vậy, người thầy không chỉ đơn thuần là người truyền tải, thông báo lại thông tin từ kiến thức mà còn là người định hướng, kích thích động cơ, lập kế hoạch; người huấn luận viên, trọng tài; người hỗ trợ; người chỉ dẫn. Nhằm nâng cao tương tác người học – nội dung học tập, theo chúng tôi giáo viên cần cung cấp nội dung học tập một cách thích hợp với nhiều hình thức khác nhau, tránh tình trạng quá tải nội dung với sinh viên. Phương pháp dạy học cộng tác thông qua giải quyết dự án có thể được xem là một phương pháp dạy học hiệu quả nhằm nâng cao sự tương tác giữa người học và nội dung cũng như tương tác người học – người học. Dạy học dự án giúp người học cộng tác lẫn nhau trong học tập, chia sẻ kiến thức học tập với người học, bên cạnh đó còn kết nối người học với thế giới thực tiễn. Để nâng cao tương tác, kết hợp với phương pháp dạy học dự án, chúng ta có các biện pháp sau: - Phát triển đội ngũ các chuyên gia để tranh thủ ý tưởng, hỗ trợ và hợp tác; - Thành lập các tiêu chí đánh giá và đánh giá hình thành (formative) để giúp cho người học tự giám sát sự tiến bộ và thành quả của mình; - Thiết kế khóa học thích nghi; - Đưa các nội dung học tập vào các dự án, cung cấp các hướng dẫn để người học thông qua thực hiện dự án để học tập và sử dụng nội dung học tập vào dự án; - Xây dựng kỹ năng hợp tác cho người học; - Tận dụng các buổi học đồng bộ trên lớp hay qua video conference để tổ chức giao tiếp giữa các bạn trong nhóm cùng thực hiện dự án thay vì cung cấp nội dung vào những giờ như thế. Đây cũng là một trong những động cơ thúc đẩy mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) được phát triển trong những năm gần đây [4]. 30 NGUYỄN THẾ DŨNG – LÊ HUY TÙNG Đối với tương tác người học – người học thì rõ ràng môi trường b-learning có lợi thế rất nhiều so với học tập truyền thống. Vấn đề là giáo viên cần tận dụng các công nghệ để tổ chức tốt môi trường sư phạm tương tác cho người học. Như vậy, cho dù chúng ta sử dụng e-learning với các cấp độ khác nhau như dạy trực tuyến, dạy kết hợp (b-learning), dạy học giáp mặt với sự hỗ trợ của Web đều cần quan tâm đến phương pháp để tăng cường sự tương tác trong học tập. Trong các mô hình b-learning hiện nay, thường chúng ta thường chỉ tập trung vào các đối tượng học tập, các hoạt động học tập mang tính cụ thể và truyền thống như textbook, bản trình chiếu, các bài kiểm tra, mà quên đi các yếu tố của tương tác xã hội trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học. Vì vậy khi thiết kế các khóa học thích nghi trực tuyến cần tính đến yếu tố tương tác. 3. B-LEARNING VÀ DẠY HỌC SÁNG TẠO Albert Einstein đã cho rằng "Sự sáng tạo quan trọng hơn kiến thức". Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kì cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi [5]. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới có giá trị giải quyết vấn đề đặt ra một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xác định của con người [6]. Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó. Năng lực sáng tạo là cái tiềm ẩn bên trong cá nhân, sáng tạo là sự hiện thực hóa năng lực sáng tạo của chủ thể bằng những sản phẩm sáng tạo. Xét về tổng thể, có thể kể đến ba thành phần cơ bản trong năng lực sáng tạo, đó là tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo và ý chí. Tư duy sáng tạo là hệ thống những thao tác, cách thức của não bộ xử lí, biến đổi các dữ liệu, thông tin nhằm hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tư duy có khuynh hướng phát hiện và giải thích bản chất sự vật theo lối mới, hoặc tạo ra ý tưởng mới, cách giải quyết mới không theo tiền lệ đã có [7]. Ba thành phần của tính sáng tạo cá nhân là: [8] - Khả năng suy nghĩ của tư duy sáng tạo của não bộ, là khả năng nhạy bén của não bộ trong việc có những ý tưởng khác biệt và đột phá. Kỹ năng tư duy nhạy bén này quyết định mức linh hoạt của sức tưởng tượng con người khi tiếp cận vấn đề; - Sự thông thạo kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn; - Động lực thúc đẩy bên trong cá nhân. Vấn đề cần đặt ra là chúng ta cần làm gì và làm như thế nào với phương thức dạy học b- learning để dạy học sáng tạo cho người học. Có thể thấy để sáng tạo, trước hết người học cần thông thạo kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Điều này có thể thực hiện được với dạy học tái tạo và dạy học kiến tạo. Như vậy để dạy học sáng tạo cần làm thế nào để tăng khả năng suy nghĩ của tư duy sáng tạo, nói cách khác, dạy học cần phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Để làm được điều đó, chúng ta cần tạo lập môi trường dạy học gợi mở tính sáng tạo, có phương pháp dạy gợi được lòng khát khao, sự DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO... 31 hứng thú đối với việc tiếp thu cái mới ở người học. Cần phải loại bỏ chướng ngại ngăn cản hoạt động sáng tạo của người học, loại bỏ trở ngại tâm lý “sức ỳ và lối mòn tư duy”. Bên cạnh đó, việc tạo động cơ sáng tạo cũng hết sức quan trọng trong ba thành phần cơ bản của sự sáng tạo cá nhân. Vì vậy, người giáo viên cần định hướng động cơ học tập đúng đắn cho người học, cần tạo ra sự thử thách - làm nảy sinh hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chí đánh giá giờ dạy đạt kết quả tốt hiện nay là: Chuyển giao nhiệm vụ và tập trung người học vào nhiệm vụ học tập một cách rõ ràng. Một trong những biện pháp quan trọng của việc kích thích tư duy sáng tạo đó là việc sử dụng những câu hỏi mở và câu hỏi có kết thúc mở [9]. Hơn nữa, người dạy cần khuyến khích những phản ứng của người học, đồng thời chấp nhận sự đa dạng trong các câu trả lời và hãy để người học phản chiếu lại quá trình tư duy của họ. Hiện nay có khá nhiều phương pháp kích thích sáng tạo cho người học khác nhau, nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER do Michael Mikalko phát triển tỏ ra có nhiều ưu điểm. SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của các từ: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược) [10]. Trong một tiết dạy học, người giáo viên cần vận dụng sáng tạo các câu hỏi gợi mở với các từ khóa nói trên để có thể kích thích sự sáng tạo của người học. Thông qua việc đặt câu hỏi định hướng và các câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung trong dạy học dự án kết hợp với dạy học nêu và giải quyết vấn đề để thực hiện phương pháp SCAMPER [11]. Chẳng hạn, trong tiết học “Các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ” trong khóa học trực tuyến “Dạy - học Nhập môn Cơ sở dữ liệu qua phương pháp PBL” được tổ chức trên hệ quản lý khóa học trực tuyến của Đại học Sư phạm Huế ở địa chỉ [12], các câu hỏi cho việc tìm hiểu các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ có thể bao gồm các câu như sau: - Sau khi đề nghị người học nghiên cứu định nghĩa về dạng chuẩn 3 và dạng chuẩn BCNF của lược đồ quan hệ, ta có câu hỏi: Nếu thêm vào điều kiện nào thì lược đồ quan hệ ở dạng chuẩn 3 sẽ trở nên có dạng chuẩn BCNF? - Khi xét đến thuật toán chuẩn hóa một lược đồ quan hệ về dạng chuẩn 3, câu hỏi được đặt ra là: Nếu đảo trình tự các bước của thuật toán thì điều gì xảy ra? Kết hợp với mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học dự án, khi chuyển giao dự án cho người học chúng tôi đã vận dụng các thủ thuật sáng tạo cơ bản của Altshuller để gợi mở năng lực sáng tạo cho người học [13]. Chẳng hạn, khi chuyển giao dự án: Thiết kế một chương trình quản lý nhỏ thể hiện tương đối đầy đủ các chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các nguyên tắc sau được tư vấn cho người học có thể sáng tạo trên sản phẩm dự án của mình, sau khi nghiên cứu dự án mẫu: - Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: Trước hết thực hiện việc xem xét phân tích các yêu cầu của phần mềm cần được thỏa mãn, trước khi đi vào thiết kế và cài đặt; 32 NGUYỄN THẾ DŨNG – LÊ HUY TÙNG - Nguyên tắc tự phục vụ: Thay vì việc xây dựng toàn bộ các chức năng của hệ chương trình trên máy chủ, cần chuyển một số công việc có thể xuống cho máy khách, khi đó việc giao tiếp giữa máy chủ và máy khách hiệu quả hơn, các thao tác trên dữ liệu dễ dàng hơn. Hơn nữa, giúp giảm bớt công việc của máy chủ, nơi phải phục vụ cho rất nhiều lượt yêu cầu từ các máy khách. Ngoài ra, còn có các nguyên tắc cơ bản thường được áp dụng như: - Nguyên tắc phân nhỏ và nguyên tắc tách khỏi thường được kết hợp vận dụng rất nhiều khi dạy học lập trình, đó là quá trình module hóa một chương trình; - Nguyên tắc phẩm chất cục bộ được vận dụng khi tách biệt phần xây dựng các chức năng của chương trình và giao diện của chương trình. Trong dạy học nâng cao năng lực sáng tạo, chúng ta cần đưa đến cho người học phương pháp làm việc khoa học; phát triển hứng thú nhận thức; gắn đào tạo với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn và đặc biệt trang bị cho họ các phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Một trong những giải pháp, đó là việc tổ chức dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học [14]. Bên cạnh đó, người học cần có năng lực tự học tập để làm chủ kiến thức và chủ động sáng tạo. 4. KẾT LUẬN Dạy học b-learning đang là một xu thế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của thế giới. Trong môi trường học tập của các khóa học trực tuyến, các sự tương tác truyền thống mà ta thường gọi đó là sự tương tác qua “tâm thế” như sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò qua lời nói, ngữ điệu, cử chỉ và điệu bộ thường bị thiếu vắng. Bên cạnh đó người học thường bị “chết ngập” trong một sự hỗn độn các tư liệu có liên quan đến kiến thức môn học mà khóa học cung cấp. Vì vậy, có nhiều vấn đề được đặt ra trong b-learning đó là làm thế nào để nâng cao tính tương tác, hiệu quả của tương tác trong dạy học và phương pháp dạy học nào được sử dụng làm nền tảng cho việc thiết kế một khóa học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học, nâng cao năng lực sáng tạo của người học là những vấn đề cần được đặt ra. Bài viết này đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tương tác trên b-learning và kích thích tư duy sáng tạo cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Dũng (2010). Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004). Một số vấn đề về giáo dục học Đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Alex Koohang, Liz Riley, Terry Smith (2009). E-Learning and Constructivism: From Theory to Application. Interdisciplinary Journal of E-Learning and Learning Objects, Volume 5. [4] Clyde Freeman Herreid, Nancy A. Schiller (2013). Case Studies and the Flipped Classroom. Journal of College Science Teaching, Vol. 42, No. 5. DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO... 33 [5] Dương Xuân Bảo (2007). Hãy vượt qua tính ỳ tâm lý. NXB Giáo dục, Hà Nội. [6] Trần Việt Dũng (2013). Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa Học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 49, 160-169. [7] Đỗ Ngọc Miên (2014). Phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh Tiểu học. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [8] [9] Hoa Ánh Tường (2011). Sử dụng câu hỏi kết thúc mở kích thích học sinh giao tiếp Toán học. Tạp chí Khoa Học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 31, trang 121-124. [10] Michael Michalko (2007). Đột phá sức sáng tạo. Bí mật của những thiên tài sáng tạo. NXB Tri Thức. [11] Nguyễn Thế Dũng (2015). B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập: 60, Số: 8D, Trang 130-137. [12] [13] Altshuller, Henry (1994). The Art of Inventing (And Suddenly the Inventor Appeared). Translated by Lev Shulyak. Worcester, MA: Technical Innovation Center. ISBN 0- 9640740-1-X. [14] Lê Quang Sơn (2005). Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp thích hợp với đào tạo đại học. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 1(9), trang 1859-1531. [15] Jean Piaget (1981). Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục. Title: CONSTRUCTIVE - INTERACTIVE TEACHING AND DEVELOPMENT OF CREATIVE ABILITIES OF STUDENTS WITH B-LEARNING MODEL Abstract: The combination of traditional teaching model and online learning model (b-learning) has been interested in the recent times. However, to apply an effective way of blended learning model, you need to change teaching methods accordingly. In particular, the constructive - interactive teaching has proven its effectiveness in b-learning. In addition, the problems of development creative abilities of students also received many attention. This article presents some suggestions of applying the theoretical basis of constructivist teaching and creative teaching in the process of teaching in b-learning environment. Keywords: b-learning; case – study; constructive - interactive teaching; creative teaching; project based teaching; creative competency ThS. NGUYỄN THẾ DŨNG Khoa Tin học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế TS. LÊ HUY TÙNG Viện Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội (Ngày nhận bài: 03/5/2016; Hoàn thành phản biện: 16/6/2016; Ngày nhận đăng: 30/6/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_493_nguyenthedung_lehuytung_06_nguyen_the_dung_9192_2020309.pdf
Tài liệu liên quan