VIETGAP LÀ GÌ: Là một tiêu chuẩn tự nguyện để Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam
- VIETGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba
- VIETGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp.
- VIETGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu
dùng.
- Sử dụng thương hiệu và logo của VIETGAP theo qui định.
11 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giới thiệu gap và bộ tiêu chuẩn vietgap, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
GIỚI THIỆU GAP VÀ BỘ TIÊU CHUẨN
VIETGAP
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GAP
GAP LÀ GÌ
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên
tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải
đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,
ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng
thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai,
phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và
vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm
bảo: (i) An toàn cho thực phẩm; (ii) An toàn cho người sản xuất; (iii) Bảo vệ môi trường;
(iv) Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt,
nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường: (i)
Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM); (ii) Quản lý
mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM); (iii) Giảm thiểu dư lượng hóa
chất(MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.
Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm
bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch như: (i) Nguy cơ
nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc; (ii) Nguy cơ hoá học; (iii) Nguy cơ về vật lý.
Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của
nông dân: (i) Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; (ii)
Đào tạo tập huấn cho công nhân và (iii) Phúc lợi xã hội.
Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc.
Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi
các sản phẩm bị lỗi.
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
TẠI SAO PHẢI THỰC HÀNH GAP
GAP mang lại lợi ích gì?
An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm
lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người
tiêu dùng.
Chất lượng cao (ngon, đẹp) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp
nhận.
Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo
vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc
Tóm lại, nông sản thực phẩm rau quả tươi, thịt tươi, sữa..còn tồn dư hoá chất độc
hại, bẩn đang là vấn đề xã hội bức xúc gây nhiều lo lắng cho người dân. Hiêṇ nay có nhiều
nông sản có mâũ mã đep̣ , thâṃ chí có cả nhañ mác , bao bì xuất khẩu , nhưng không đảm
bảo tiêu chuẩn VSATTP gây ngộ độc cho người tiêu dùng , xuất khẩu bi ̣ trả laị . Thưc̣ hành
nông nghiêp̣ tốt (GAP) là yêu cầu của thị trườngi , là chìa khóa để tiêu thụ sản phẩm và hôị
nhâp̣ xuất khẩu.
II. GIỚI THIỆU CÁC BỘ TIÊU CHUẨN GAP TRÊN THẾ GIỚI
1. Tình hình xây dựng bộ tiêu chuẩn GAP
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay
có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu). Các nước trong khu vực Asean đã
thực hiện GAP từ việc điều chỉnh tiêu chuẩn EUREPGAP cho phù hợp với tình hình sản
xuất của nước họ như: Hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF
GAP của Singapore, Q Thái của Thái Lan
Về thứ tự thì EurepGAP ra đời trước (1997) rồi đến Malysia GAP vào năm 2002, JGAP
ra đời vào 2005, AseanGAP và ChinaGAP ra đời vào năm 2006; sau đó đến GlobalGap,
ThaiGAP và IndiaGAP ( 2007). VietGAP ra đời vào 28 tháng 1 năm 2008, thừa hưởng
được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước và đang thực hành trên nhiều mặt hàng để hội
nhập với thị trường thế giới.
GlobalGAP được chuyển từ EurepGAP sang vào ngày 7 tháng 9, năm 2007. Tính đến
tháng 9 năm 2007, GlobalGAP đã có 35 thành viên bán lẻ và dịch vụ thực phẩm (34 ở
Châu Âu và 1 là Nhật bản). GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân được thiết lập nhằm đưa
ra các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng cho vệc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên
thế giới.
Tiêu chuẩn GLOBALGAP được thiết kế cơ bản để cung cấp sự đảm bảo với người tiêu
dung về việc các sản phẩm thực phẩm được sản xuất như thế nào bởi các nông trang để
giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, giảm mức độ sử dụng hóa chất và đảm bảo
một tiếp cận có trách nhiệm với vấn đề an toàn và sức khỏe của công nhân cũng như với
trong đối xử với gia súc, gia cầm.
GLOBALGAP được sử dụng như một Sổ tay ứng dụng cho Các thông lệ Sản xuất tốt
trong Nông nghiệp (Good Agricultural Practice - G.A.P.) ở mọi nơi trên thế giới. Nền tảng
cơ bản của GLOBAL GAP là mối quan hệ đối tác cần bằng giữa nhà sản xuất nông nghiệp
và các nhà bán lẻ, người mong muốn xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn hiệu quả cho
hoạt động chứng nhận.
Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP
Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và
giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến
khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ
an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu
giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc
hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống
giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực
phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.
Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên
cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người
lao động và bảo vệ môi trường.
AseanGAP do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện các nước
thành viên) và được đưa ra từ năm 2006. Nó là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp
tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu
vực ASEAN. Mục tiêu của ASeanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc
gia của các nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho
người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả
trong khu vực và quốc tế.
AseanGAP bao gồm 4 phần chính: (i) An toàn thực phẩm; (ii) Quản lý môi trường;
(iii) Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc (iv) Chất lượng sản phẩm.
Hạn chế nhất của AseanGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các rau quả tươi,
nó không bao gồm các sản phẩm còn có độ rủi ro cao trong thực phẩm an toàn như sản
phẩm được cắt lát. Đây vẫn là tiêu chuẩn mới trong khu vực và quốc tế. AseanGAP không
phải là tiêu chuẩn để chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ hay sản phẩm biến đổi gen.
Mục tiêu ASEANGAP
Việc xây dựng dự thảo ASEANGAP sẽ tạo điều kiện áp dụng GAP cho các nước
trong khu vực, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm. Tạo điều kiện cho thương mại khu vực và
trên quốc tế; Hài hoà hoá trong nội bộ ASEAN thông qua một ngôn ngữ chung đối với
GAP; Tăng cường an toàn thực phẩm của sản phẩm tươi đối với người tiêu dùng; Tăng
cường độ vững bền của các nguồn tài nguyên ở các nước ASEAN.
Phạm vi ASEANGAP
Bao gồm các sản phẩm rau quả tươi và cây thuốc nhưng không áp dụng cho các sản
phẩm hữu cơ và các sản phẩm có mức độ lây nhiễm cao như rau mầm, các sản phẩm trái
cây sơ chế, sản phẩm biến đổi gen(GMOs).
MalaysiaGAP: do Bộ Nông nghiệp (DOA) trực tiếp điều hành đưa vào hệ thống
chứng nhận trang trại chính thức của Malaysia, gọi là SALM vào năm 2002, (bao gồm bộ
phận chứng nhận rau quả tươi (SALM), chứng nhận vật nuôi (SALT), chứng nhận sản
phẩm cá và thủy sản (SPLAM) và bộ phận chứng nhận sản phẩm hữu cơ (SOM). SALM là
một chương trình chứng nhận các trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, hoạt
động theo phương thức bền vững và thân thiện với môi trường và năng suất, chất lượng sản
phẩm an toàn cho tiêu dùng.
SALM bao gồm ba hướng chính (i) Thiết kế môi trường của trang trại; (ii) Các
phương thức thực hành tại trang trại; (iii) Sự an toàn cho sản phẩm của trang trại.
Dựa vào 3 hướng trên, 21 yếu tố sẽ được đánh giá, trong đó 17 loại ghi chép phải
được duy trì. Những thông tin thường trực tại các trang trại được chứng nhận SALM bao
gồm: việc sử dụng đất, loại đất, nguồn nước và chất lượng nước tưới, việc làm đất bao gồm
cả khử trùng đất, qúa trình bón phân, kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển sản phẩm trên
đồng ruộng, xử lý sau thu hoạch và đóng gói, xử lý chất thải từ trang trại.
Thai GAP (Q-GAP). ThaiGAP dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế để tạo thành.
Chính phủ Thái đã xây dựng, giới thiệu chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn
thực phẩm “Q”. Xây dựng logo “Q” cho tất cá các nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủy
sản). Cục Nông nghiệp cấp các loại chứng nhận bao gồm Q GAP, Q xưởng đóng gói, Q
cửa hàng.
Có 3 mức chứng nhận: Mức 1 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; Mức 2 là
dư lượng thuốc BVTV an toàn và không có dịch hại; mức 3 là dư lượng thuốc BVTV an
toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn.
Có tất cả 8 điểm phải kiểm tra, bao gồm: nguồn nước, địa điểm nuôi trồng, sử dụng
các loại hóa chất nguy hiểm trong nông nghiệp, kho chứa sản phẩm và vận chuyển trên
đồng ruộng, ghi chép số liệu, sản xuất sản phẩm sạch sâu bệnh, quản lý chất lượng nông
sản, thu hoạch và xử lý thu hoạch.
Phân loại: sản phẩm đạt được từ điểm 1 đến 5 là mức 1; từ điểm 1 đến 6 là đạt mức
2 và sản phẩm đạt cả 8 điểm là mức 3. Thái lan phấn đấu đến cuối năm 2008 thì ThaiGAP
sẽ đạt được tiêu chuẩn GLOBALGAP.
Nhật bản – JapanGAP (JGAP) là do sáng kiến một nhóm các nhà sản xuất thành
lập vào tháng 4/2005, đến tháng 6/2006 JGAP trở thành tiêu chuẩn quốc gia. Có nghĩa là
nhiều nhà bán lẻ tư nhân và hệ thống GAP của bộ Nông Nghiệp sẽ cùng chung một tiêu
chuẩn. Vào tháng 8 năm 2007, JGAP đã qui chuẩn thành GlobalGAP.
JGAP được chia ra làm 4 phần: (i) An toàn thực phẩm, bao gồm điểm kiểm soát về
phân bón, hạt giống, mua bán sản phẩm; (ii) Xem xét về môi trường bao gồm nước, đất,
năng lượng và địa điểm liền kề; (iii) Phúc lợi và an toàn của người lao động bao gồm mức
lương tối thiểu và đào tạo; và (iv) Hệ thống quản lý bán hàng bao gồm sự lưu trử sổ sách
và truy xuất nguồn gốc.
Về mặt quản lý, JGAP do một ủy ban điều hành quản lý, ủy ban này có quyền cao
nhất trong việc định hướng chính sách của JGAP. Ủy ban điều hành có một Ban kỹ thuật
để xây dựng các tiêu chuẩn và qui định chung và một hội đồng với đại diện rộng rãi của
các bên liên quan là các nhà cung cấp và bán lẻ. Việc cấp giấy chứng nhận do bên tư nhân
thứ ba có đủ tư cách và tiêu chuẩn tiến hành .
China GAP. Thực phẩm xanh của Trung Quốc và ChinaGAP: Bộ nông nghiệp
Trung Quốc đã xây dựng tiêu chuần thực phẩm xanh để xây dựng thực hành nông nghiệp
tốt cho thị trường nội địa Trung Quốc, trong khi đó chính phủ Trung Quốc và GlobalGAP
đã kết hợp để xây dựng ChinaGAP nhằm cung cấp cho thị trường quốc tế. Trung Quốc đã
ký một bản ghi nhớ với GlobalGAP vào tháng 4 năm 2006. ChinaGAP có 2 mức tiếp cận:
Giấy chứng nhận hạng 2 chỉ cần nông dân tuân theo một số điều bắt buộc chủ yếu trên cơ
sở của GlobalGAP, trong khi đó giấy chứng nhận hạng nhất yêu cầu phải tuân thủ toàn bộ
những qui định bắt buộc chủ yếu và thứ yếu. Chứng nhận ChinaGAP hạng nhất dự định sẽ
tương đương với chứng nhận của GlobalGAP. Tính đến giữa năm 2007, Trung Quốc đã
bắt đầu thí điểm chứng nhận họat động và công nhận ở 18 tỉnh của Trung Quốc.
IndiaGAP: Tính đến năm 2007, cơ quan phát triển nông sản và thực phẩm xuất
khẩu của Ân độ đã khởi xướng xây dựng tiêu chuẩn IndiaGAP. Một trong những mục tiêu
của tiêu chuẩn này là đạt được công nhận quy chuẩn với GlobalGAP để mở ra buôn bán
với thị trường Châu Âu cho các nhà sản xuất nông sản của Ấn độ.
2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn GAP ở một số nước
Tại Ấn Độ
Sau khi được xây dựng, các doanh nghiệp Ấn Độ đã nỗ lực áp dụng tiêu chuẩn GAP
để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất thủy sản và
các công ty thủy sản có thương hiệu trên toàn thế giới lựa chọn tiêu chuẩn GlobalGAP để
đáp ứng những nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng, vì GlobalGAP khuyến khích việc
sản xuất và tiếp thị thực phẩm an toàn, đồng thời khuyến khích việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên khan hiếm.
Với việc doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đầu tiên của Ấn Độ đạt được chứng nhận
GlobalGAP, quốc gia này đã chính thức tham gia vào mạng lưới các nhà sản xuất toàn cầu
cam kết thực hành nuôi trồng thủy sản tốt thông qua các tiêu chuẩn GlobalGAP. Nuôi
trồng thủy sản là ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất trên thế
giới. Giống như tất cả các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
cũng đang phải đối mặt với những thách thức trước nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm
nuôi an toàn và có trách nhiệm.
Tại Thái Lan
Tại Thái Lan, ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế -
xã hội. Do vậy, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm trở thành nhiệm vụ
quan trọng cho các nhà quản lý và sản xuất của Thái Lan. Trong những năm gần đây, Cục
Thủy sản Thái Lan và các cơ quan có liên quan đã rất nỗ lực trong việc duy trì mức sản
lượng cao cũng như củng cố vị trí hàng đầu của tôm Thái Lan trên thị trường quốc tế.
Trải qua một khoảng thời gian dài phát triển, các trang trại nuôi tôm của Thái Lan
liên tục cải tiến hệ thống sản xuất và khắc phục những biến động của thị trường như điều
kiện thời tiết bất lợi, giá giảm, các yêu cầu ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu. Để
nâng cao khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế, một loạt các hệ thống chứng nhận đã
được áp dụng trong ngành công nghiệp nuôi tôm của Thái Lan, trong đó có cả những tiêu
chuẩn quốc gia như ThaiGAP, Quy tắc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (CoC) hay các
tiêu chuẩn quốc tế như Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản (ACC), Các thông lệ sản
xuất tốt trong nông nghiệp (GlobalGAP). Mặc dù mỗi tiêu chí đều chú trọng vào một lĩnh
vực riêng biệt như an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng thực phẩm, quản lý môi
trường, trách nhiệm xã hội và thái độ đối xử với động vật, tuy nhiên, các hệ thống tiêu chí
này đều dựa trên yêu cầu phát triển bền vững và nhu cầu của thị trường.
Như đã nói ở trên, nhiệm vụ duy trì vị trí hàng đầu của tôm Thái Lan trên thị trường
quốc tế đã khiến cho các nhà sản xuất và người nuôi tôm chịu áp lực rất lớn trong việc
thích nghi với hệ thống sản xuất và phương thức quản lý mới, phù hợp với những yêu cầu
khác nhau của các hệ thống chứng chỉ. Tuy nhiên, mối quan tâm chính của người nuôi tôm
là vẫn chưa có cơ chế cụ thể trong việc định giá những sản phẩm tôm được chứng nhận
trong khi người nuôi phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đạt được chứng nhận đó. Ngoài
ra, cũng chưa có một sự phân phối công bằng cho các bên tham gia chuỗi cung ứng tôm, cụ
thể là người nuôi, nhà sản xuất, nhà phân phối và các khâu trung gian. Do đó, các hộ nuôi
nhỏ lẻ khó có khả năng tiếp cận thị trường một cách công bằng.
Trong số các chứng nhận cho sản phẩm tôm, tiêu chuẩn GlobalGAP (trước đây là
EurepGAP) do các nhà bán lẻ EU khởi xướng nhận được nhiều sự quan tâm ở Thái Lan.
Việc đạt được chứng nhận GlobalGAP giúp cho tôm Thái Lan dễ dàng tiếp cận các thị
trường lớn và khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU
Để nghiên cứu mức độ đáp ứng giữa các tiêu chuẩn nội địa với tiêu chuẩn
GlobalGAP, Đại học Khoa học Thủy sản và Môi trường Kasetsart đã thực hiện nghiên cứu
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Viện Đo lường Đức (PTB) và Viện Hợp tác Kỹ
thuật Đức (GTZ). Nhóm nghiên cứu phân tích các thông lệ sản xuất (GAP) giúp đánh giá
hậu quả có thể xảy ra cũng như đưa ra các chiến lược quản lý. Nghiên cứu được thực hiện
ở 18 trang trại nuôi tôm với các quy mô khác nhau (7 trang trại đơn lẻ quy mô nhỏ, 6 trang
trại đơn lẻ quy mô vừa, 5 trang trại nhóm quy mô vừa và nhỏ) ở cả nội địa và ven biển
miền Trung, Đông và Nam Thái Lan.
Vào khoảng thời gian đầu áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP (2009), hầu hết các trang
trại nuôi tôm của Thái Lan có thể đáp ứng được khoảng 50% tiêu chí của GlobalGAP.
Trong đó, hệ số đáp ứng về cơ sở nuôi trồng thủy sản là 47 – 52%, hệ số loài là 44 – 46%,
hệ số xã hội đạt 43 – 45%. Hệ số tổng thể trang trại chỉ đạt từ 22 – 27%. Tuy nhiên, những
tiêu chí không đáp ứng chủ yếu nằm trong hệ số cơ sở nuôi trồng thủy sản và hệ số tổng
thể trang trại, cụ thể là các yếu tố liên quan đến xác định rủi ro liên quan đến môi trường,
sức khỏe, an toàn và vệ sinh. Khả năng phản ứng khi có khiếu nại của khách hàng hoặc thu
hồi sản phẩm của các trại nuôi tôm ở Thái Lan cũng rất thấp.
Từ những nghiên cứu này, các chuyên gia đã đưa ra đề xuất về các biện pháp khắc
phục, trong đó đáng chú ý là phát triển hệ thống quản lý trang trại có khả năng xác định,
quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan đến môi trường, sức khỏe và vệ sinh an toàn thực
phẩm. Ngoài ra, chủ trang trại phải ghi chép đầy đủ mọi hoạt động nhằm giám sát và giúp
cho quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý được tốt hơn. Không chỉ có vậy, các nhà quản lý
phải có nhiệm vụ tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn GlobalGAP cho các đối
tượng có liên quan đến ngành nuôi trồng thủy sản, từ các nhà cung cấp giống, thức ăn chăn
nuôi, người nuôi tôm đến các doanh nghiệp chế biến. Chỉ khi hiểu rõ về tiêu chuẩn
GlobalGAP cũng như những lợi ích mà nó mang lại, họ mới có thể tuân thủ nghiêm ngặt
các tiêu chuẩn GlobalGAP đưa ra. Đối với các trang trại tiên phong áp dụng GlobalGAP,
các nhà quản lý càng cần phải chú ý hỗ trợ về mặt kỹ thuật để giúp tạo động lực khuyến
khích nhân rộng mô hình áp dụng GlobalGAP trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy
sản nói chung.
Chính phủ Thái Lan cũng rất linh hoạt trong việc đưa ra tiêu chuẩn quốc gia
ThaiGAP tương đương với các tiêu chuẩn trong GlobalGAP. ThaiGAP là hệ các tiêu chuẩn
áp dụng cho các đơn vị sản xuất tư nhân tự nguyện về an toàn và bền vững cho các sản
phẩm nông nghiệp Thái Lan. Hệ thống quản lý chất lượng Thực hành nông nghiệp tốt
(GAP) cho sản xuất tại trang trại đã được xây dựng dựa trên việc cải tiến các tiêu chuẩn
quốc tế với 3 mức chứng nhận. Mức 1 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; mức 2 là
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và không có dịch hại và mức 3 là dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn. Chương trình chứng nhận
quốc gia này (ThaiGAP) quy định rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quản lý trại
giống (cấp nước, kiểm tra chất lượng con giống, nguồn giống bố mẹ), theo dõi sức khỏe
tôm, hồ sơ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh của các cơ sở trong chuỗi cung ứng.
ThaiGAP nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng nông sản từ giai đoạn
giống đến sản phẩm sau thu hoạch và bảo đảm sức khoẻ của người dân, qua đó thúc đẩy
phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Đối với những người sản xuất nhỏ khó có thể áp
dụng GlobalGAP vì quy trình sản xuất phức tạp, khác biệt ngôn ngữ và chi phí cho việc
chứng nhận cao. Do đó, ThaiGAP đã được phát triển để giúp họ vượt qua những trở ngại
đó.
Tôm Thái Lan cũng như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác trên toàn thế giới đang
dần trở thành một phần của chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Điều này mở ra đồng thời
cả cơ hội và thách thức mới cho các sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia. Những thách
thức chủ yếu nằm ở chi phí nâng cấp cơ sở sản xuất và nỗ lực để duy trì lợi nhuận. Tuy
nhiên, nếu nhìn nhận kỹ, những thách thức này thiên về một sự đầu tư để tồn tại trong kinh
doanh hơn là một yếu tố cản trở. Liên quan đến vấn đề này, các cơ quan chức năng ở địa
phương đóng vai trò quan trọng. Chính các cơ quan chức năng cần phải tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của người nông dân về vai trò của các tiêu chí, từ đó giúp họ hiểu rằng bảo
đảm tính bền vững toàn thể không chỉ là cải thiện các điều kiện sức khỏe và an toàn của
người nông dân cũng như những người làm việc trong lĩnh vực này mà còn cải thiện chất
lượng sản phẩm tôm, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con
người. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khó có thể nhận ra lợi ích mà những cải thiện này mang
lại trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, cả hai phía nhà sản xuất và người tiêu dùng
đều phải kiên trì và nỗ lực rất nhiều. Bài học thành công của nhiều quốc gia châu Phi khi
xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang thị trường EU chính là minh chứng cho những ưu
thế khi áp dụng các tiêu chuẩn này.
Tại Hội nghị thượng đỉnh GlobalGAP tổ chức tại Cologne vừa qua, các nhà bán lẻ
dường như quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm tôm đạt chứng nhận GlobalGAP. Điều
này cũng thực sự quan trọng khi một số nhà bán lẻ lớn của Nhật Bản muốn sử dụng các
tiêu chuẩn GlobalGAP làm cơ sở xác định chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, không thể
không kể đến những nỗ lực trong thời gian qua của Cục Thủy sản Thái Lan trong việc phát
triển và thực thi TháiGAP/CoC trong nuôi tôm. Việc xem xét để có thể đưa các tiêu chuẩn
của GlobalGAP vào CoC và ThaiGAP chắc chắn sẽ mang lại đóng góp quan trọng trong
việc duy trì và nâng cao thị phần xuất khẩu tôm của Thái Lan tại EU.
Sự ra đời của tiêu chuẩn GlobalGAP trong nuôi tôm cũng như nhiều sản phẩm khác
nhằm nhấn mạnh xu hướng phát triển bền vững. Để nâng cao cơ hội cạnh tranh và chiếm
lĩnh các thị trường quan trọng như EU, các trang trại nuôi tôm của Thái Lan buộc phải đáp
ứng các tiêu chuẩn GlobalGAP thông qua việc cải thiện hệ thống quản lý trang trại, duy trì
năng suất. Người tiêu dùng (các nhà bán lẻ) được ví như các nhân tố quan trọng nhất trong
toàn bộ chuỗi cung ứng, do đó yêu cầu đối với các sản phẩm đáp ứng được chuẩn
GlobalGAP mà người tiêu dùng đặt ra khi lựa chọn sản phẩm sẽ là động lực lớn nhất cho
các nhà sản xuất khi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP.
III. BỘ TIÊU CHUẨN VIETGAP
VIETGAP LÀ GÌ: Là một tiêu chuẩn tự nguyện để Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam
- VIETGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba
- VIETGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp.
- VIETGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu
dùng.
- Sử dụng thương hiệu và logo của VIETGAP theo qui định.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Tháng 11/2007, được sự hỗ trợ của công ty Syngenta Việt Nam, một nhóm cán bộ
thuộc Hội làm vườn (do TS Võ Mai tổ chức) và các cán bộ thuộc Vụ Khoa học, Cục trồng
trọt, cục BVTV cùng tiến hành thăm quan, khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ
chức Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Kết thúc chuyến khảo sát này,
đoàn đã có báo cáo trình bộ NN&PTNT, kèm theo là các kiến nghị về tổ chức triển khai
chương trình EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt nam. Sau đó,
ngày 28 tháng 1, năm 2008, bộ NN&PTNT đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo quyết định số 379-QĐ-BNN-KHCN. Thế là
VietGAP được hình thành dựa theo AseanGAP. Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định
điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point - HACCP), các hệ thống
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EurepGAP, GlobalGAP
(EU), Freshcare (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGap một
mặt kế thừa các GAP đã có trước, mặt khác có tính đến tình hình thực tế của Việt Nam,
không dừng lại với các đối tượng đã nêu trong quyết định của Bộ NN&PTNT mà đã có
nhiều cơ quan, nhiều công ty, HTX tiến hành nghiên cứu xây dựng sản phẩm của mình có
thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGap để hòa nhập với thị trường Quốc tế.
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Giới thiệu chung
VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là quy phạm thực hành sản xuất tốt được xây
dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn
xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Do đó, sự ra đời của VietGAP là bước cần
thiết nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản nước ta vào trong khuôn khổ, đồng thời từng
bước thay thế những tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều doanh nghiệp, nhóm hộ nuôi trồng thuỷ
sản trong cả nước đang áp dụng như SQF, GlobalGAP, MSC, ASC... nhằm tiến tới thống
nhất theo một quy chuẩn chung.
Quy phạm VietGAP trong nuôi trồng thủy sản bao gồm 5 phần với 68 tiêu chí cần
phải đáp ứng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm. Trọng tâm của VietGAP là kiểm soát quá trình nuôi thương phẩm và các yếu tố đầu
vào. Sản xuất theo VietGAP sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định về sản lượng, kinh
tế, xã hội, môi trường; từ đó thể hiện thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, áp dụng
VietGAP sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay chuyển sang sản xuất hàng hóa theo
nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng,...
Các văn bản pháp quy quan trọng hướng dẫn thực hành VietGap trong nuôi trồng
thủy sản là:
- Quyết định 01/2012/QĐ-TTg Thủ tướng phê duyệt
- Quyết định số 1503 /QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 7 năm 2011Ban hành Quy
phạm thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), và
- Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 7 năm 2011 Ban hành hƣớng
dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thƣơng phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú
(P. monodon) và tôm chân trắng (P. vannamei)
Sau khi có những hướng dẫn rõ ràng bằng văn bản pháp quy, việc thực hành VietGap
trong Nuôi trồng thủy sản đã được đẩy mạnh thực hiện.
Những tiến triển của VIETGAP
Năm 2012, Chương trình tập trung hoàn thiện một số văn bản hướng dẫn thực hiện
Quy phạm VietGAP, xây dựng hệ thống chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản,
trong đó có nội dung đào tạo các chuyên giá đánh giá, chứng nhận VietGAP; đánh giá, chỉ
định Tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện quy định tại Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT,
tổ chức diễn đàn áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, . Phối hợp với Cục trồng
trọt xây dựng 05 Thông tư hướng dẫn Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, đã
ban hành 02 Thông tư (Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 53/2012/TT-
BNNPTNT). Đồng thời đã rà soát, đưa ra định hướng chỉnh sửa nội dung Quy phạm
VietGAP.
Năm 2012, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức 14
lớp tuyển chọn giảng viên ToT VietGAP (289 cán bộ tham gia, công nhận 89 học viên đạt
trình độ là giảng viên ToT VietGAP), đây là nguồn lực quan trọng để tiếp tục tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của các đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc áp dụng VietGAP tại
Việt Nam. Chương trình GAP giúp cho các cán bộ địa phương nắm bắt được, hiểu được
các nội dung Quy phạm VietGAP thông qua các lớp tập huấn do Tổng cục Thủy sản tổ
chức. Đồng thời, từ năm 2011 Chương trình đã hỗ trợ xây dựng một số mô hình thí điểm
áp dụng VietGAP tại một số tỉnh giúp cho các cơ sở NTTS học hỏi kinh nghiệm, cách triển
khai áp dụng từ các mô hình này. Đây là nền tảng quan trọng để tiếp tục thúc đẩy áp dụng
VietGAP trong NTTS
Ban Chỉ đạo VietGAP tiếp tục đưa ra các định hướng về việc xây dựng và áp dụng
VietGAP trên phạm vi cả nước như:
- Về xây dựng văn bản: Tiếp tục xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn triển
khai VietGAP theo kế hoạch; rà soát các văn bản đã ban hành, đề xuất Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xem xét, chỉnh sửa các nội dung chưa phù hợp với thực tế, đồng thời
điều chỉnh Quy phạm VietGAP theo 02 cấp độ: Cấp độ 1 (VietGAP hiện tại) và Cấp độ 2
đơn giản hơn (tập trung vào các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh)
để có thể áp dụng trên diện rộng.
- Về đào tạo, tập huấn, tuyên truyền: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để có nhận
thức đúng đắn về VietGAP và sự cần thiết phải áp dụng; chấn chỉnh hoạt động đào tạo, tập
huấn của các địa phương, gắn đào tạo với triển khai thực hiện để tránh lãng phí nguồn lực.
- Về triển khai mô hình thí điểm áp dụng VietGAP: Từ năm 2013 nên chuyển
hướng tổ chức làm các mô hình thí điểm theo vùng nuôi tập trung, gắn với thị trường tiêu
thụ (siêu thị, nhà máy chế biến) để các sản phẩm được chứng nhận gắn chặt ngay với thị
trường.
- Về phát triển thị trường: Tổng cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan,
các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các siêu thị để bàn giải pháp gắn kết sản phẩm được
chứng nhận với hoạt động chế biến, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm tạo ra thị trường, khuyến
khích người nuôi áp dụng VietGAP.
- Về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ: Tiếp tục phối hợp với Cục Trồng trọt
xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ, lồng ghép chính sách khuyến khích áp dụng VietGAP vào các Thông tư này và
một số quy định khác như chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tín dụng
v.v.. nhằm khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng VietGAP.
- Tổ VietGAP, Chi cục Thủy sản/Nuôi trồng thủy sản các địa phương: Tiếp tục xây
dựng kế hoạch tập huấn, tuyên truyền, làm mô hình thí điểm tại địa phương; đồng thời,
phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy sản và BCĐ thực hiện các nội dung triển khai
Chương trình VietGAP từ nguồn ngân sách trung ương.
Tham khảo:
www.vietcert.gov.vn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_gioi_thieu_vietgap_2389.pdf