Chuyên đề Dịch vụ vận tải biển và vai trò của nó trong phát triển kinh tế

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải đường biển được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

doc56 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dịch vụ vận tải biển và vai trò của nó trong phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng công việc được hoàn thành trong năm đó. Năm 2003 Công ty được giao đóng một tàu cứu hộ trị giá 30 tỷ đồng. Đến năm 2005 công ty cũng được giao đóng mới một tàu DST4612 và tiếp tục hoàn thành tàu cứu hộ năm trước với tổng giá trị là 25 tỷ đồng. Năm 2006 công ty tiếp tục hoàn thành tàu DST4612 được giao năm 2005 với tổng gía trị là 45 tỷ đồng và đóng mới một tàu ứng phó sự cố tràn dầu với chỉ tiêu được giao là 8 tỷ đồng Ngành sửa chữa: năm 2004 công ty đã sửa chữa đựơc 29 tàu với doanh thu là 24.006 triệu đồng. Sang năm 2005 số tàu cập cảng của công ty sửa chữa là 37 chiếc đạt 27.821 triệu đồng tăng 15.9% so với năm 2004. Năm 2006 so tàu được sửa chữa là 32 tàu đát doanh thu 16.951 triệu đồng giảm 39% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2006 ngành đóng tàu của công ty được giao một khối lượng tương đối lớn vì vậy mà chỉ tiêu của ngành sửa chữa được giao lại giảm và được chuyển sang cho các đơn vị khác của Tổng Cục. Còn trong lĩnh vực kinh tế thì số lượng tàu đến cảng của công ty sửa chữa ngày càng tăng điều này chứng tỏ được uy tín của công ty trong lĩnh vực này. Ngành vệ sinh tàu dầu: Đây là lĩnh vực mới ở nước ta, hiện nay có rất ít công ty hoạt động trong lĩnh vực này và công ty Sông Thu là đơn vị đầu tiên của miền trung hoạt động trong lĩnh vực này. Mặc dầu mới được thành lập nhưng Công ty đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực này và tạo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Pháp....Nhờ vậy mà doanh thu của ngành không ngừng tăng qua các năm. Năm 2004 Công ty đã làm sạch được 9 tàu đạt doanh thu 8.462 triệu đồng đến năm 2005 thì số lượng tàu được là sạch tăng lên 14 tàu với tổng doanh thu đạt 10.135 triệu đồng tăng 19,8% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì ngành có sự tăng trưởng nhảy vợt đạt doanh thu 19.366 triêu đồng tăng 91% so với năm 2005. Ngành thương mại: Trong những năm qua giá cả thị trường xăng dầu liên tục biến động đã ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh xăng dầu của công ty. Mặc khác hiện nay có nhiều đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này nên đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt. Đây cũng không phải là ngành chính của công ty nên trong những năm qua công ty cũng không mở rộng kinh doanh lĩnh vực này. Năm 2005 so vơi năm 2004 doanh thu của ngành tăng 3.1% và đến năm 2006 thị là giản so với năm 2005 là 14%. 2. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty. ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 45.151.559.000 69.706.611.500 100.786.371.000 Giá vốn hàng bán 37.256.765.698 48.235.256.589 76.125.689.578 Lợi nhuận gộp 8.258.802.302 21.471.354.911 24.660.681.422 Doanh thu từ TC 35.256.356 41.687.650 49.892.000 Chi phí tài chính 1.256.369.000 1.456.256.000 1.562.369.600 Chi phí bán hàng 325.256.000 412.456.500 589.303.600 Chi phí QLDN 1.012.365.369 1.158.409.258 1.696.988.000 LN trước thuế 5.700.068.289 18.485.920.803 20.861.912.217 Thuế thu nhập DN 1.596.019.121 5.176.057.824 6.316.492.062 LN sau thuế 4.164.049.168 13.109.862.979 16.242.408.162 (Nguồn phòng KH-KĐ) Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 doanh thu của công ty đạt 69.706.611.500 đồng tăng 53,1% so với năm 2004 và con số này đã tăng lên 100.786.371.000 đồng vào năm 2006 và tăng 44,6% so với năm 2005. Cùng với sự tăng nhanh của doanh thu là sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2004 là 37.256.765.698 đồng đến năm 2005 tăng lên 48.235.256.589 đồng tăng 29,5% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 57,8% so với năm 2005. Mặc dù giá vốn hàng bán của Công ty tăng nhanh trong những năm qua nhưng do Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nên khoản lợi nhuận trên vốn mà Công ty thu được không ngừng tăng qua các năm. Qua đó chúng ta có thể thấy được trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn, vì vậy mà khoản lãi gộp của Công ty liên tục tăng qua các năm. 3. Phân tích thực trạng về công nghệ tại công ty. Cùng với nguồn vốn thì khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty . Hầu hết các trang thiêt bị được công ty đầu tư bằng nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Nguyên giá Gí trị còn lại Nhà cửa Phương tịên vận tải Thiết bị văn phòng Máy móc thiết bị Máy công tác 23.742.215 24.028.448 1.371.748 1.992.005 5.762.538 17.130.063 12.817.998 699.615 618.993 1.832.855 ( Nguồn phòng KH-KD) Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng trang thiết bị của Công ty là rất lớn. Với số lượng máy móc trang thiết bị này giúp ta thấy được quy mô của công ty như thế nào. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến việc cải tiến công nghệ và đưa những thiết bị máy móc mới hiện đại vào hoạt động như: máy kiểm tra chất lượng, máy hàn....Năm 2005 cũng chi hơn 2 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị. Mặc dù trong những năm qua công ty luôn chú ý đến việc đổi mới các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty song nhìn chung các loại máy móc thiết bị của Công ty vẫn còn lạc hậu, độ chính xác không cao. Có đến 40% máy móc thiết bị của Công ty có liên đại trước năm 1985. Hiện nay máy móc của công ty chỉ cho phép đóng các loại tàu có trọng tải dưới 10.000 tấn. Trong khi nhu cầu của thị trường hiện nay thường là các loại tàu có trọng tải lớn vì vậy mà giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là ngoài việc cải tiến và động bộ hoá các trang thiết bị hiện có, Công ty cần phải nhập thêm các trang thiết bị mới tiên tiến hiện đại trong lĩnh vực đóng tàu để có thể đóng được những loại tàu có trọng tải lớn. Có như vậy công ty mới có khả năng cạnh tranh với các Công ty đóng tàu khác trong và ngoài nước. II. Phân tích môi trường hoạt động của dịch vụ vận tải biển tại công ty. 1. Môi trường kinh tế. 1.1 Thuận lợi. Trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá diễn rạ ngày càng mạnh mẽ đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới , mở ra nhiều cơ hội cho các nước có thể mở rộng nền kinh tế trong nước và tăng cường hợp tác với nước khác để có thể khai thác tối đa các lợi thế của nước mình và khắc phục những khó khăn, những mặt còn yếu kém. Với Việt Nam xu hướng này đã thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế nước ta và dã tạo nên sự chuyển biến chưa từng có của nước ta trong những năm qua. Nền kinh tế không ngừng được mở rộng và ngày còn có nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam cũng như đến Đà Nẵng để đầu tư sản xuất kinh doanh.. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Trong những năm qua được sự giúp đỡ của Bộ Quốc Phòng cũng như Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng, công ty đã không ngừng mở rộng về qui mô cũng như ngành nghề hoạt động Công ty không ngừng mở rộng quan hệ hợp với các đối tác khác không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng mà còn trong lĩnh vực kinh tế như: tập đoàn ELP-ATAGAZA của Cộng Hoà Pháp, tập đoàn KARACHI của pakistan... 1.2 Khó khăn. Môi trường kinh tế thế giới và khu vực luôn biến động nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như các yếu tố đầu vào cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm. Một số qui hoạch và kế hoạch phát triển khu vực sông Hàn của thành phố như: cầu sông hàn cùng với thời gian mở cầu đã làm cho các tàu bè cập cảng của công ty đặc biệt là các loại tàu công suất lớn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Môi trường công nghệ. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỷ thuật đă tạo ra ngày càng nhiều các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho phát triển. Để theo kiệp với sự phát triển của thế giới, để tránh bị đẩy ra ngoài quỹ đạo phát triển chung của thế giới trong những năm qua các doanh nghiệp trong nước luôn chú trọng đến việc đổi mới và cải tiến công nghệ để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Với công ty trong thời gian tới với mục tiêu nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu biển nên yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản suất kinh doanh của công ty, đòi hỏi công ty phải có các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản suất kinh doanh của công ty. Hiện nay phần lớn máy móc thiết bị của công ty đã được cơ giới hoá song một số lĩnh vực đặc biệt là ngành vận tải biển đa số các tàu đã sử dụng quá lâu, chi phí sửa chữa thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Môi trường chính trị - xã hội. Trong những năm qua tình hình chính trị xã hội trên thế giới luôn diễn biến phức tạp, luôn tìm ẩn những nguy cơ không lường trước được như: chiến tranh, khủng bố, bảo loạn ...làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây hoang mang cho các nhà kinh doanh. Bên cạnh sự tàn phá cúa của thiên nhiên, dịch bệnh, tệ nạn xã hội cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển kinh tế. Trong những năm qua mặc dù tình hình thế giới luôn có những diễn biến phúc tạp nhưng theo đánh giá của tổ chức quốc tế thì Việt Nam là nước có tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định. III. Các tuyến vận tải biển và khách hàng quan hệ của công ty. 1. Các tuyến vận tải biển của công ty. Do loại tàu của Công ty là loại tàu nhỏ vì vậy mà hiện nay Công ty chỉ hoạt động trên tuyến đường nội địa chuyên chở hàng hoá từ Đà Nẵng đi các tỉnh khác và ngược lại. Hiện nay phần lớn các đội tàu của Việt Nam chỉ hoạt động trên tuyến nội địa nên đã tạo ra một môi trường cạnh tranh tương đối khắc nghiệt đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch phù hợp để phát triển dịch vụ vận tải biển của công ty để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như mở rộng sang thị trường thế giới. Hiện nay đội tàu của Công ty chỉ chuyên chở hai loại hàng chính là dầu và hàng khô. Trong đó 2 tàu Sông Thu 2 và Sông Thu 4 là hai tàu chở dầu còn tàu Sông Thu 12 là tàu chở hàng khô. Đây cũng chính là hai lĩnh vực mà phần lớn các đội tàu nước ta đang hoạt động. Theo thống kê của cục đăng kiểm Việt Nam thì trong 880 tàu được đăng ký thì có tới 117 tàu dầu, 564 tàu chở hàng khô chỉ có 19 tàu container. Theo diễn đàn chủ tàu châu Á lần thứ 14 tại Australia vào tháng 5/2005 thị trường tàu chở hàng khô vẫn tiếp tục thịnh vượng trong vài năm tới, thị trường tàu chở dầu vẫn tiếp tục ổn định vững chắc trong giai đoạn hiện nay. Nhưng trong tương lai thị trường tàu chở container sẽ tăng mạnh. Điều này đòi hỏi trong những năm tới để thích ứng với sự phát triển của thị trường vận tải và để thúc đẩy dịch vụ vận tải biển của Công ty phát triển thì đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch đưa đội tàu container vào hoạt động để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực vẫn còn mới mẻ này ở Việt Nam. Phương thức vận chuyển hiện nay của đội tàu của Công ty là dưới hình thức tàu chuyến, tức là tàu chạy theo các tuyến khác nhau tuỳ thuộc vào chủ hàng. Vận tốc của đội tàu của Công ty hiện nay mới đạt tốc độ trung bình 8,7 hải lý/h. Theo nhu cần của các tàu vận tải chở dầu cũng như hàng khô thì tốc độ trung bình phải đạt 14 hải lý/h. Vậy là tốc độ đội tàu của Công ty thấp hơn nhiều so với đội tàu trung bình của một con tàu vận tải tiêu chuẩn. Với tốc độ chậm như vậy đã kéo dài thời gian vận chuyển làm cho chi phí nguyên nhiên liệu tăng lên nhất là trong tình hình giá nguyên liệu ngày càng tăng cao trong những năm qua, chi phí bảo quản tăng .... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của Công ty . Độ tuổi trung bình của đội tàu biển nước ta hiện nay theo thông báo của cục đăng kiểm việt nam là 16 tuổi và mục tiêu đến năm 2010 giảm xuống còn 15 tuổi. Trong khi đó đội tàu của Công ty có đội tuổi thấp hơn nhiều so với độ tuổi trung bình của cả nước và mới có 9 tuổi. Đây là một lợi thế cho dịch vụ vận tải của Công ty , điều này cũng chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến sự an toàn và chất lượng của dịch vụ, tạo được lòng tin cho các chủ hàng khi giao hàng cho đội tàu của công ty. 2. Khách hàng quan hệ của công ty. Trong lĩnh vực tàu dầu: do đội tàu của Công ty hiện nay chủ yếu là chở cặn dầu vì vậy mà khách hàng của Công ty hiện nay chủ yếu là các đội tàu vận chuyển dầu có nhu cầu làm sạch tàu dầu tại Việt Nam trong đó có những khách hàng truyền thống như đội tàu chở dầu của tổng công ty hàng hải , đội tàu của công ty Vosco, hay của một số đội tàu của công ty nước ngoài như của pháp, nhật bản....Trong tương lai Công ty có định hướng mở rộng dịch vụ vận chuyển dầu không chỉ chở cặn dầu mà còn chở cả các loại dầu khác nên khách hàng của Công ty sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Trong lĩnh vực hàng khô: thì khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh ở Đà Nẵng và khu vực miền Trung. ĐVT: Tấn Chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 CT Lương Thực MT 4.400 5.370 4.580 Đại lý tư nhân về cung cấp Lương Thực 2.150 2.530 2.250 CT CP Than MT 3.170 4.100 3.820 Nhà máy xi măng Nghi Sơn 8.000 8.500 7.350 Đại lý xi măng Hoàng Thạch 5.000 6.000 6.450 Khách hàng khác 2.585 3.407 2.970 ( Nguồn phòng KH-KD) Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng hàng chuyên chở qua các năm tại công ty ổn định ít biển đổi bởi vì công ty có nhiều khách hàng truyền thống. IV. Các buớc tiến hành dịch vụ vận tải biển của công ty. Việc tiến hành dịch vụ vận tải biển của công ty phải tuân thủ những cải cách mới của Chính Phủ về các thủ tục như: bãi bỏ các loại giấy phép không cần thiết, giảm bới các thủ tục trong khâu cấp phép, thực hiện nguyên tắc "một cửa"...mà điển hình là cải cách hành chính đối với việc cấp phép cho tàu ra vào cảng; Cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan quản lý nhà nướcvề hàng hải như: phân cấp, phân công, phối hợp nhiệm vụ một cách hợp lý nhằm giải quyết một cách nhanh nhất mọi vấn đề liên qua đến hoạt động hàng hải, nhất là giải quýêt các vướng mắc cho các doanh nghiệp... Việc tiến hành dich vụ vận tải biển của công ty được thực hiện theo trình tự sau: Khách hàng liên hệ với công ty và nêu yêu cầu vận tải. Khi khách hàng có như cầu chuyên chở hàng hoá thì khách hàng có thể trực tiếp hay thông qua các môi giới để tìm hiểu những dịch vụ mà công ty đang có và khả năng phục vụ của công ty. Sau khi tìm hiểu, khách hàng nêu ra yêu cầu của mình, cụ thể như: tên hàng, số lượng,phẩm chất, quy cách, thời gian, địa điểm đi và đến, Công ty báo giá vận tải cho khách hàng. công ty tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và xem xét kỹ những yêu cầu này. Sau đó công ty sẽ đưa ra biểu giá vận tải và những dịch vụ kèm theo khi vận tải như: chiết khấu, giảm giá... Khi công ty đưa ra biểu cước vận tải thì khách hàng có thể cháp nhận ngay hoặc khách hàng có thể thương lượng với công ty về giá cước hay những dịch vụ để đạt được lợi ích cho cả hai bên. Việc này kết thúc khi thương lượng đã xong và hai bên sẽ đi đến ký hợp đồng vận tải. Với hợp đồng vận tải này thì hai bên đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện nó. Khách hàng tiến hành giao hàng cho công ty tại địa điểm đã thoả thuận. Trong khâu này công ty cần kiểm tra các đặc điểm liên quan đến hàng hoá như: số lượng, chất lượng, quy cách, trọng lượng,... Và công ty đã cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá cho khách hàng. Sau khi nhận hàng từ khách hàng, công ty thực hiện việc xếp hàng lên tàu theo đúng quy định. Việc chuyên chở hàng hoá đến địa điểm đến được công ty thực hiện nghiêm túc theo lịch trình thoả thuận. Khi chuyên chở hàng hoá đến nơi qui định công ty thực hiện việc giao hàng cho người nhận hàng. Đến thời điểm này thì công ty hết trách nhiệm với hàng hoá và công ty nhận phí vận chuyển theo hợp đồng. V. Các chính sách marketing dịch vụ vận tải biển tại công ty. 1. Chính sách sản phẩm. Công ty Sông Thu là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề với nhiều lĩnh vực nên có cơ cấu sản phẩm đa dạng, lợi thế cạnh tranh tương đối lớn, các ngành nghề kinh doanh có đặc điểm riêng. Công ty Sông Thu hoạt động chính là sữa chữa và đóng mới tàu biển sản phẩm bao gồm các loại vỏ tàu Quân Sự từ 50 đến 3000 tấn, các loại tàu vỏ gỗ vận tải Quân Sự từ 30 tấn trở lên, các loại tàu tuần tiễu ven biển. Ngành dịch vụ cảng và làm sạch tàu dầu: Hoạt động dịch vụ cảng và cho thuê bến hải. Khách hàng là các đơn vị có nhu cầu bốc dỡ hàng tại cảng của Công ty để vận chuyển đến các tỉnh và các vùng lân cận thành phố Đà Nẵng. Ngành vận tải biển: là ngành có doanh thu tương đối lớn nhưng đây là ngành đỏi hỏi có chi phí sản xuất lớn, cộng với sự nợ nần của khách hàng kéo dài đã gây không ít khó khăn cho ngành vận tải biển của Công ty. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh thương mại hai sản phẩm là xăng dầu và gas. Sự khác biệt dịch vụ của công ty với các đối thủ cạnh tranh bên cạnh chất lượng các sản phẩm dịch vụ được đánh giá là tốt, mà còn thể hiện ở sự đa dạng và phong phú của các loại dịch vụ. Khi công ty thực hiện thành công sự khác biệt dịch vụ tức là công ty đã định vị dịch vụ của mình trên thị trường, trong nhu cầu của khách hàng. Để duy trì sự khác biệt công ty phải thực hiện thiết kế, định hình cấu trúc của dịch vụ đồng thời kết hợp việc sử dụng các chính sách công cụ của marketing hỗn hợp khác. Chính sách sản phẩm dịch vụ hiện nay của công ty là tạo sự khác biệt về các thuộc tính cạnh tranh. Đó là công ty luôn đưa vào sử dụng những chiếc tàu đóng mới để phục vụ cho dịch vụ của công ty. Nhờ đó người tiêu dùng phân biệt được dịch vụ của công ty và những dịch vụ cạnh tranh khác. Yếu tố cơ bản quyết định sự khác biệt đó là việc xác định rõ hiệu quả giữa các dịch vụ và mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng. Bên cạnh sử dụng sản phẩm mới đó là những chiếc tàu đóng mới thì công ty cũng còn sử dụng những chiếc tàu truyền thống đã lâu năm. Hiện nay công ty có các loại dịch vụ Dịch vụ sửa chữa và đóng mới tàu biển. Dịch vụ vận tải đường biển nhưng chỉ trong thị trường nội địa. Dịch vụ làm sạch tàu dầu. Dịch vụ thương mại. Dịch vụ cảng. 2. Chính sách giá. Xác định giá trong dịch vụ phải căn cứ vào giá trị đích thực dịch vụ đó mang lại cho khách hàng. Tránh tình trạng chỉ căn cứ thuần tuý vào chi phí và tăng thêm một mức lợi nhuận thích hợp. Như vậy sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh về giá trong marketing hỗn hợp. Những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến giá thị trường dịch vụ như: nhu cầu, chi phí và cạnh tranh. Nhu cầu dịch vụ: Công ty đã hiểu rõ đặc điểm nhu cầu về dịch vụ nói chung là luôn biến động, biên độ giữa thời điểm cao và thấp của nhu cầu là rất lớn. Sự biến động nhu cầu như vậy diễn ra trong từng ngày, từng giờ vì thế gây nên khó khăn cho việc cung ứng các dịch vụ của công ty. Thông thường công ty duy trì quy mô thích hợp để thoả mãn nhu cầu dịch vụ ở mức trung bình do đó dẫn tới mất cân đối khi như cầu cao và nhu cầu thấp. Việc xác định quy mô nhu cầu dịch vụ là việc khó khăn, Công ty đã có những giải pháp marketing tác động để san sẻ nhu cầu đồng thời thực hiện co giãn cung ứng cho thích hợp. Ngoài việc nghiên cứu sự phân bố nhu cầu về thời gian, quy mô, tần suất, biên độ và chu kỳ, Công ty còn nghiên cứu cơ cấu và đặc điểm của nhu cầu. Đó là nhu cầu về dịch vụ chủ yếu và dịch vụ phụ, dịch vụ trọn gói và dịch vụ riêng rẻ, dịch vụ tổng thể hoặc các bộ phận, các khâu của dịch vụ... Chi phí dịch vụ: Chi phí dịch vụ giữu vị trí quan trọng đối với cạnh tranh của giá cả dịch vụ trên thị trường. Cần phải hiểu chi phí trong việc cung cấp dịch vụ và sự thay đổi của nó qua thời gian, cùng với quy mô, mức độ của nhu cầu. Việc hạch toán chi phí trong dịch vụ là vấn đề quan trọng trong quyết định giá dịch vụ của công ty. Công ty hạch toán chi phí theo cách tính giá thành truyền thống, mặc dù phương pháp này không được thích hợp đối với dịch vụ. Cạnh tranh: Trong công nghiệp dịch vụ, chi phí cố định luôn có xu hướng hạ thấp trong mỗi đơn vị dịch vụ. Với hiện trạng đó, lợi nhuận cận biên tương đương với doanh thu cận biên. Tiêu dùng cận biên trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều khách hàng. Nếu không có cạnh tranh giá cả có thể hạ gần tới mức chi phí cố định. Ngược lại, nếu có cạnh tranh sự hạ giá sẽ đối lập với các hãng cạnh tranh để duy trì khối lượng bán. Kết quả dẫn tới sự cạnh tranh về giá với quy mô lớn và dây chuyền. Công ty đã nghiên cứu chi phí và phương thức định giá của các hãng cạnh tranh, mức giá và lợi nhuận của họ, so sánh các mức giá và chất lượng dịch vụ của các hãng cạnh tranh chính với công ty trên mỗi đoạn thị trường. Việc nắm được chi phí và chi phí cơ hội của các hãng cạnh tranh cho phép nhà quản trị dự đoán được thiên hướng và cấu trúc giá của họ. Khả năng đạt được lợi nhuận, chi phí cơ hội, tỉ phần thị trường trong các đoạn thị trường của công ty và các hãng cạnh tranh là những yếu tố quan trọng trong phân tích, đánh giá và đưa ra những quyết định về giá cả của công ty thực hiện cạnh tranh trên thị trường. Chính sách giá dịch vụ của công ty là chiến lược giá phân biệt. - Giá phân biệt theo mức độ sử dụng. Theo cách này, các khách hàng sử dụng càng nhiều sẽ hưởng được mức chi phí trung bình trên đơn vị sử dụng thấp hơn. - Giá phân biệt thưo loại hình dịch vụ. Theo cách này, các kiểu dịch vụ khác nhau được định giá khác nhau, nhưng không tỷ lệ với chi phí tương ứng của nó. 3. Chính sách kênh phân phối Hệ thống kênh phân phối của công ty Sông Thu chủ yếu là theo hình thức phân phối trực tiếp. Kênh phân phối trực tiếp đó là việc phân phối dịch vụ tại công ty, được thực hiện theo sơ đồ sau: Công ty Người tiêu dùng Một số khách hàng theo kênh trực tiếp chủ yếu là các khách hàng truyền thống, khách hàng đã quen biết và nhiều lần sử dụng dịch vụ của công ty. Ngoài ra còn có các khách hàng ở phạm vi gần có nhu cầu đều liên hệ trực tiếp với công ty để thực hiện việc vận chuyển. 4. Chính sách quảng cáo. Là một trong những hình thức của giao tiếp, mang tính phổ biến mà các hãng dịch vụ sử dụng. Chức năng quãng cáo trong dịch vụ là xác định thông tin về dịch vụ, định vị dịch vụ, phát triển khái niệm dịch vụ, nhận thức tốt hơn về chất lượng và số lượng dịch vụ, hình thức mức độ mong đợi và thuyết phục khách hàng mua hàng. Do đặc điểm không hiện hữu của dịch vụ đã mang lại nhiều khó khăn cho hoạt động quãng cáo. Quảng cáo không trực tiếp vào dịch vụ nên phải tập trung vào các đầu mối hữu hình, vào các dấu hiệu vật chất. Tại công ty phương tiện quảng cáo, tin quảng cáo, xác định mục đích quảng cáo và ngân sách cũng là vấn đề trong việc hoạch định chính sách quãng cáo. Phương tiện quảng cáo: công ty thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Trên tivi công ty đầu tư quãng cáo từ 5-6 lần trong một năm. Mỗi quý công ty thực hiện 2 bài trên các tạp chí.Việc tiếp xúc, thăm viếng các khách hàng truyền thống là không thường xuyên, nhưng công ty đã thực hiện được ít nhất một năm là một lần.Ngoài ra công ty còn sử dụng các hình thức quãng cáo thông dụng khác như: pano áp phích, điện thoại, truyền miệng, thư từ và các công cụ ngoài trời. Đặc biệt việc kinh doanh truyền hính cáp, hoạt động tổ chức các giải thi đấu bóng bàn, cầu lông tại nhà thi đấu của công ty mỗi năm được thực hiện 5 lần vào các ngày lễ lớn cũng làm tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Trong quảng cáo tới khách hàng về một dịch vụ nào đó, bao giờ người cung ứng dịch vụ cũng quan tâm đến thông điệp quãng cáo vì họ cần phải hiểu về nhận thức dịch vụ của khách hàng, qua đó mà cung ứng dịch vụ hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Thông điệp quảng cáo của công ty chưa thật sự có ấn tượng mạnh mẽ và chưa có tính cạnh tranh. Ngoài ra các thông điệp truyền tới khách hàng chưa có thiết kế nội dung để truyền tới cán bộ viên chức trong công ty, do đó họ không được tăng cường nhận thức về dịch vụ và không khuyến khích họ cung cấp dịch vụ có chất lượng cao. VI. Tồn tại trong dịch vụ vận tải biển và nguyên nhân. 1. Tồn tại. Dịch vụ vận tải biển chưa phong phú. Chỉ tiêu Sông Thu 2 Sông Thu 4 Sông Thu 12 Trọng tải 500DWT 700DWT 200DWT Hàng hoá Dầu Dầu Hàng khô Hành trình Bắc-Nam Bắc-Nam Bắc-Nam Phương thức vận chuyển Tàu chuyến Tàu chuyến Tàu chuyến (Nguồn trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu) Qua bảng số liệu ta có thể thấy đội tàu của Công ty còn nhỏ bé. Tổng trọng tải của ba con tàu mới đạt 1.400DWT chưa bằng trọng tải của một con tàu hạng trung bình của các đơn vị vận tải khác như VINASHIN, VOSCO. Tàu có trọng tải lớn nhất của Công ty mới chỉ đạt trọng tải 700DWT. Với qui mô nhỏ bé như vậy đã gây không ít khó khăn cho dịch vụ vận tải biển của Công ty trong việc cạnh tranh với các đơn vị vận tải khác trong và ngoài nước. Do loại tàu của Công ty là loại tàu nhỏ vì vậy mà hiện nay Công ty chỉ hoạt động trên tuyến đường nội địa chuyên chở hàng hoá từ Đà Nẵng đi các tỉnh khác và ngựơc lại. Hiện nay phần lớn các đội tàu của Việt Nam chỉ hoạt động trên tuyến nội địa nên đã tạo ra một môi trường cạnh tranh tương đối khắc nghiệt đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch phù hợp để phát triển dịch vụ vận tải biển của công ty để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như mở rộng sang thị trường thế giới. Hiện nay đội tàu của Công ty chỉ chuyên chở hai loại hàng chính là dầu và hàng khô. Trong đó 2 tàu Sông Thu 2 và Sông Thu 4 là hai tàu chở dầu còn tàu Sông Thu 12 là tàu chở hàng khô. Đây cũng chính là hai lĩnh vực mà phần lớn các đội tàu nước ta đang hoạt động. Phương thức vận chuyển hiện nay của đội tàu Công ty là dưới hình thức tàu chuyến, tức là tàu chạy theo các tuyến khác nhau tuỳ thuộc vào chủ hàng. Giá trị kinh doanh có xu hướng tăng. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Khối lượng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tấn Triệu Triệu Triệu 8.230 2.907 2.123 794 16.856 5.049 3.984 1265 25.305 7.957 3.765 1201 29.907 8.943 5.255 586 27.420 8.756 5.281 575 (Nguồn phòng KH-KD) Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng hàng hoá mà đội tàu của Công ty vận chuyển được không ngừng tăng qua các năm. Năm 2002 khối lượng hàng hoá mà đội tàu mới chỉ đạt 8.230 tấn nhưng đến năm 2003 đã lên đến 16.856 tân tăng 104,8% có được sự tăng trưởng nhanh như vậy trong năm qua một mặt là do năm 2003 ngành vệ sinh tàu dầu của Công ty đã phát triển mạnh, số lượng tàu được làm sạch đã tăng vọt từ 6 tàu năm 2002 lên 13 tàu năm 2003 đã tạo ra khối lượng cặn dầu lớn cho ngành vận tải biển của Công ty vận chuyển về khu xử lý của Công ty . Mặt khác Công ty Sông Thu là đơn vị duy nhất có khu xử lý cặn dầu ở khu vực Miền trung do vậy mà các đơn vị làm sạch tàu đều thuê đội tàu của Công ty vận chuyển dầu về khu xử lý cặn dầu của Công ty để xử lý. Đây là một lợi thế rất lớn của Công ty trong lĩnh vực này. Năm 2004 Công ty bắt đầu đưa thêm tàu Sông Thu 12 vào hoạt động trong lĩnh vực chở hàng khô chính vì vậy mà khối lượng hàng vận chuyển trong năm 2004 tăng vọt đạt 25.305 tấn tăng 50% so với năm 2003. Năm 2004 là năm đầu tiên Công ty đưa tàu vào khai thác lĩnh vực vận tải hàng khô vì vậy kinh nghiệm trong kĩnh vực này cũng không nhiều. Mặt khác do mới hoạt động trong lĩnh vực này nên chưa tạo được uy tín trước khách hàng, và khách hàng cũng chưa tin tưởng vào chất lượng cũng như sự an toàn trong vận chuyển hàng hoá của Công ty . Đến năm 2005 lĩnh vực vận chuyển cặn dầu của Công ty vẫn phát triển ổn định còn lĩnh vực vận chuyển hàng khô sau một năm hoạt động với sự nỗ lực của sỹ quan và thuyền viên Công ty đã dần tạo được uy tín với khách hàng trong lĩnh vực này, vì vậy mà khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 18,2% so với năm 2004. Đến năm 2006 do giá cả xăng dầu tăng mạnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ vận tải biển nói chung và dịch vụ vận tải biển của Công ty nói riêng và nó đã làm cho khối lượng vận tải của Công ty giảm xuống chỉ còn 27.420 tấn, giảm 8,3% so với năm 2005. Do khối lượng hàng hoá vận chuyển không ngừng tăng qua các năm vì vậy mà doanh thu của ngành liên tục tăng, thể hiện sự phát triển ổn định và bền vững của ngành trong những năm qua. Năm 2003 doanh thu của công ty đạt 5.249 triệu đồng tăng 80,5% so với năm 2002. Đây là tốc độ tăng rất cao, cao hơn hẳn so với tốc độ tăng bình quân của toàn công ty. Có được sự phát triển như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên của ngành cũng như của Công ty trong việc đưa hình ảnh dịch vụ vận tải biển của Công ty ra bên ngoài. Năm 2004 do Công ty đưa thêm tàu mới vào hoạt động nên doanh thu của Công ty đã tăng 52,8% so với năm 2003. Đến năm 2005 tăng 9,85 so với năm 2004, năm 2006 do ảnh hưởng của giá xăng dầu nên doanh thu của ngành đã giản so với năm 2005 là 2%. Cước phí vận chuyển còn cao. Chi phí vận chuyển đều tăng qua các năm, năm 2003 tăng 88% so với năm 2002 đây là do khối lượng hàng hoá mà công ty vận chuyển nhiều trong năm 2003 đến năm 2004 thì chi phí lại giảm so với năm 2003. Năm 2005 và năm 2006 là hai năm thị trường xăng dầu có nhiều biến động nên đã làm cho chi phí vận chuyển của công ty tăng cao. Năm 2005 tăng 32% so với năm 2003 trong khi khối lượng hàng hoá chỉ tăng có 18% và năm 2006 tăng 33%. Chính sự tăng của giá xăng dầu đã làm cho lợi nhuận của ngành bị giảm mạnh trong những năm qua. Năm 2002 lợi nhuận của ngành là 794 triệu đồng năm 2003 là 1.265 triệu đồng nhưng đến năm 2005 chỉ còn 586 triệu và năm 2006 chỉ còn 575 triệu đồng. Nghiệp vụ chưa cao. Hiện nay số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển của Công ty đều là những người được đào tạo bài bản nên thích ứng nhanh với công việc. Song phần lớn lao động của ngành chỉ được đào tạo trong nước chưa có điều kiện đi đào tạo ở nước ngoài vì vậy mà so với các dịch vụ vận tải khác còn có nhiều yếu điểm. Mặt khác hiện nay dịch vụ vận tải biển của Công ty mới chỉ hoạt động trên tuyến đường nội địa nên thuỷ thủ và sỹ quan của ngành vẫn chưa có kinh nhiệm trọng việc vận tải hàng hoá quốc tế, đồng thời trình độ ngoại ngữ của thuỷ thủ và sỹ quan trên tàu còn hạn chế vì vậy mà gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với các chủ hàng nước ngoài cũng như trong việc giao lưư quốc tế. 2. Nguyên nhân. Chưa quan tâm đến công tác nguyên cứu tìm hiểu thị trường khách hàng. Do công là một công ty nhà nước thuộc Bộ Quốc Phòng, khách hàng chủ yếu của công ty là những khách hàng truyền thống nên công tác tìm hiểu thị trường khách hàng không được công ty chú trọng. Chưa có chính sách bồi dưỡng nhân lực. Trong công ty đội ngủ bên lĩnh vực dịch vụ có kỹ năng nghiệp vụ chưa cao nhưng công ty chưa có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ. Chưa có quan hệ tốt với các bên liên quan. PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ TẢI BIỂN TẠI CÔNG TY SÔNG THU. Biện pháp I. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường vận tải và công tác tiếp cận khách hàng. Mở rộng thị trường vận tải. Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Theo nghiên cứu của Cơ quan thông tin kinh tế toàn cầu đóng tại Mỹ, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ đạt khoảng 6,6% trong năm nay và dự kiến 7% năm 2007. Đây rõ ràng là tin vui với các hãng kinh doanh vận tải cũng như những nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực này. Công ty Sông thu nằm trên địa bàn thành phố Đa Nẵng, trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Khoảng cách từ Cảng Đà Nẵng đến Cảng Hải Phòng là 310 hải lý, đến Cảng Sài Gòn là 520 hải lý, đến Hồng Kông là 550 hải lý, đến Kao Slung (Đài Loan) là 610 hải lý, đến Manila (Philippins) là 720 hải lý, đến Komponchom (Campuchia) là 860 hải lý, đến Singapore là 960 hải lý, đến Đài Bắc (Đài Loan) là 1030 hải lý, đến Satalip (Thái Lan) là 1060 hải lý, đến Malaysia là 1400 hải lý, đến Thượng Hải (Trung Quốc) là 2045 hải lý, đến Yokohama (Nhật Bản) là 2340 hải lý Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường hoạt động của mình không chỉ trên tuyến đường nội địa mà mở rộng ra cả thị trường nước ngoài. Để làm được điều này công ty cần thực hiện các giải pháp sau: + Giữ vững thị trường hiện tại với các khách hàng truyền thống của mình. Xâm nhập sâu để thoả mã nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong những năm tới, đặc biệt là chú ý củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng. + Tiến hành chiến dịch quảng cáo cho dịch vụ vận tải biển của công ty không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ra thị trường nước ngoài. Ngân sách: hiện nay ngân sách mà công ty giành cho việc quảng cáo 200-300 triệu/năm với ngân sách này cho việc thực hiện mục tiêu sắp tới của công ty là còn rất hạn chế. Do đó, trong năm tới cần tăng thêm nguồn kinh phí này khoảng 400-500 triệu/năm để trang trải cho việc phát triển chiến dich quảng cáo của công ty. Tăng cường số lượng quảng cáo trên TV lên 8-10 lần/năm, bên cạnh đó cần nghiên cứu và thay đổi thông diệp quảng cáo sao cho có ấn tượng mạnh mẽ đến tâm trí khách hàng, nhất là khách hàng mục tiêu. Công ty nên thực hiện nhiều hơn số bài viết trên tạp chí nhằm làm phong phú các thông tin về công ty đến người đọc, thu hút khách hàng mới. Phát triển và đa dạng hoá việc quảng cáo trên internet nhằm đưa hình ảnh của công ty đến với không những khách hàng trong nước mà cả khách hàng nước ngoài. một số hoạt động tổ chức thi đấu bóng bàn, cầu lông, công ty nên thông báo rộng rãi thu hút cổ động viên ở nhiều nơi nhằm tăng cường quảng hình ảnh công ty. Tham gia vào các hoạt động XH như từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng công trình công cộng, khuyến học... Công ty nên có mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ thích hợp về vật chất, tinh thần với chính quyền, đoàn thể tại các địa phương mà công ty hoạt động để qua đó mọi nguời biết đến và ủng hộ công ty. + Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng. Vì công ty chuyên chở hai loại hàng hoá chính là dầu và hàng khô. Do đó, việc tìm kiếm khách hàng cũng chỉ giưói hạn là những khách hàng có nhu cầu về việc vận chuyển hai loại hàng này. Công ty có thể chủ động tìm kíêm khách hàng bằng cách sau: Công ty phải xác định được và thường xuyên cạp nhật được danh sách khách hàng mục tiêu. Tiến hành điều tra, nghiên cứu khách hàng, từ tư cách, địa vị, tập tín, các mối quan hệ đến nhu cầu cụ thể về dịch vụ vận chuyển. Phải biết họ là ai, cần gì, lúc nào, ở đâu, yếu tố nào chi phối quyết định vận chuyển hàng. Sau đó, công ty chuẩn bị sẵn catalogue, thư từ, các bằng chứng về chất lượng của dịch vụ, thời gian và địa điểm gặp gỡ hoặc liên hệ, bảng giá và những phương án chào giá khác nhau. Thông qua quan hệ thư tín hoặc tiếp xúc, phải làm cho khách hàng tin tưởng và bị thuyết phục. Có như vậy mới biến ý định của họ thành hợp đồng thực tế với công ty. Tìm kiếm khách hàng cho tương lai bằng cách quan tâm đến khách hàng từ trước khi họ có ý định thuê dịch vụ và cả sau khi họ sử dụng dịch vụ. Những hình thức giao tiếp như thăm viếng, chia sẽ với khách hàng nhân những sự kiện quan trọng, hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn... sẽ làm cho họ thấy rằng công ty là người bạn tốt và họ sẽ đến với công ty khi họ có nhu cầu. + Cải tiến trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng. + Tham gia các loại các loại hình bảo hiểm hàng hải để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển. + Giảm giá cước vận chuyển để nâng cao tính cạnh tranh cho dịch vụ vận tải biển. Giá cước vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự biến động của giá cả nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá cước vận chuyển. Hiện nay giá xăng dầu trên thế giới đang tăng mạnh gây khó khăn rát lớn cho ngành vận tải biển nước ta nới chung và công ty Sông Thu nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh dịch vụ vận tải biển, công ty Sông Thu còn kinh doanh xăng dầu trong hoạt động của mình, vì vậy việc giảm giá cước dựa vào sự chênh lệch giưa giá gốc và giá thị trường là có thể thực hiện được. Trong khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu mức giá xăng dầu thị trường, thì công ty có thể thu hút khách hàng về phía mình bằng cách giảm giá cước. Biện pháp II. Hoàn thiện nghiệp vụ vận tải. 1. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng. Khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng là khâu đầu tiên trong các bước tiến hành dịch vụ chuyên chở tại công ty. Vì vậy khâu này rất quan trọng cần phải có một đội ngũ nhân viên thích hợp, có chuyên môn nghiệp vụ cao để làm công việc này. Hiện nay tại công ty đội ngũ tiếp nhận yêu cầu khách hàng còn ít, hơn nữa cùng một lúc họ thực hiện nhiều công việc khác nhau nên việc tiếp nhận yêu cầu khách hàng chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, trong năm tới công ty cần phải tổ chức đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên đồng thời nên thành lập một bộ phận đảm nhiệm công việc này. Các thủ tục liên quan đến việc tiếp nhận yêu cầu khách hàng còn rườm rà gây mất nhiều thời gian cho khách hàng, vì thế cần rút ngắn những thủ tục không cần thiết và nhanh chóng áp dụng các nguyên tắc mới của Chính Phủ về việc này vào công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2. Tiếp nhận hàng. Nghiệp vụ giao nhận là rất quan trọng. Để tiếp nhận hàng tại cảng đi thì cần phải có những phương tiện đường bộ để vận chuyển hàng hoá từ địa điểm ban đầu của hàng hoá đến cảng đi. Nhiều công ty không có xe vận chuyển nên phải thuê làm cho các công ty này không được chủ động. Như vậy, trong thời gian tới công ty cần đầu tư thêm một số xe vận tải để phục vụ công việc này. Ngoài ra, các thủ tục trong việc nhận hàng cũng cần phải được chuyên môn hoá cho một bộ phận để tối thiểu hoá chi phí, thời gian cũng như nâng cao hiệu quả. Cần chú ý đến việc cấp vận đơn đã nhận hàng để xếp cho khách hàng. 3. Gửi hàng lên tàu. Sau khi nhận hàng, công ty đóng gói hàng hoá ( trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người giao nhận) cần tính đến tuyến đường, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng. Công ty cần chú ý về những phòng ngừa trong việc xếp hàng cho container: Trong phần lớn các trường hợp, còn lại khoảng trống giữa bề mặt của hàng và cửa container là 1-14inch (25 đến 350mm). Điều quan trọng là làm sao không cho hàng bị đổ vào khoảng trống này điều này có thể thực hiện được bằng nhiều cách như: Sử dụng những điểm chằng buộc cố định thích hợp để đan chéo dây thép, dây thừng, dây da... Dùng tấm cửa gỗ đơn giản cho những chỗ có khoảng cách rộng hơn và cho hàng nặng. Những thứ chèn như những đệm bằng giấy, đệm bằng len, gỗ...đối với những khoảng cách hẹp hơn và hàng nhẹ hơn. Cũng cần phải bảo đảm khi mở container hàng không bị rơi ra ngoài. Điều này đặc biệt có liên quan đến container đã được đóng gói hoàn chỉnh. Mặc dù đôi khi có thể thực hiện được bằng cách liên kết các kiện hàng lại cho chắc, nhưng nên sử dụng những điểm cố định đặt ở các vị trí của cửa những container hàng bách hoá. Những phòng ngừa khác về phương diện chất xếp: Hàng phải được gói buộc chặt chẽ trong bao bì và bản thẩn kiện hàng phải chặt nhằm chống lại những sức ép bên ngoài. Những kiện hàng phải đủ cứng để chịu được trọng luợng đè nặng lên trên khi được chồng lên nhau ở độ cao ít nhất 8 feet. Nếu nhiều loại hàng được xếp trong conainer, cần nắm chắc là chúng phải hợp nhau và không thể làm bẩn lẫn nhau. Mặt hàng nặng và hàng lỏng phải xếp dưới đáy, hàng nhẹ và hàng khô xếp ở trên. Tại công ty, những máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu nên việc bốc xếp hàng nặng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, bộ phận xếp hàng chưa có trình độ cao để tính toán việc xếp hàng nặng như tính toán theo hình thù, kích cỡ và trọng lượng của chúng, dẫn đến gây lãng phí trong trong việc tận dụng những chỗ trống trong container. Vì vậy, công ty cần chú ý đầu tư thêm hoặc đổi mới những trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả trong việc bốc xếp hàng hoá. 4. Tổ chức chuyên chở. Công ty tiếp nhận hàng tại cảng, tổ chức các phương tiện bốc hàng lên tàu theo đúng lịch trình và tổ chức chuyên chở hàng đến nơi qui định. Đội tàu của công ty còn hạn chế về sự thông thạo trong các tuyến đường chuyên chở, vì vậy để phục vụ tốt cho khách hàng đội ngũ này cần được trải nghiệm qua thực tế nhằm hiểu rõ hơn các tuyến đường vận chuyển. Với việc vận chuyển trên biển thường xảy ra những rủi ro về thiên tai bởi vậy thông tin kịp thời về thời tiết là rất quan trọng. Hiện nay trang thiết bị về thông tin liên lạc của công ty trên đội tàu còn lạc hậu bởi vậy công ty cần trang bị thêm các thiết bị hiện đại để tránh được những rủi ro đáng tiếc. Biện pháp III. Xây dựng các chính sách Marketing. Chính sách sản phẩm dịch vụ. Với những dịch vụ mà công ty đang có như: Dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu biển Dịch vụ vận tải đường biển Dịch vụ làm sạch tàu dầu Dịch vụ thương mại Dịch vụ cảng Công ty hiện nay chỉ chở hai loại hàng hoá đó là dầu và hàng khô nhưng chỉ chở rời chưa có loại dịch vụ chuyên chở bằng container. Với xu thế hiện nay trên thế giới thì đội tàu container ngày càng tăng, nhu cầu chuyên chở cũng ngày một tăng. Đây là một cơ hội rất lớn để Công ty phát triển tàu container chuyên dùng, một lĩnh vực còn mới mẻ ở nước ta hiện nay và một số giải pháp đặt ra để phát triển đội tàu container: + Trong giai đoạn đầu Công ty đầu tư tàu container chuyên dùng khai thác trên tuyến nội địa. + Giai đoạn sau Công ty nên phát triển đội tàu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu sang các nước trong khu vực sau đó mởi rộng sang các thị trường khác. 2. Chính sách nhân sự. Nâng cao năng lực cho sỹ quan và thuyền viên trên tàu. Cũng như thuyền viên Việt Nam thuyền viên của công ty Sông Thu bên cạnh những điểm mạnh như có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, dễ hoà đồng trong thuyền bộ đa quốc tịch, … còn những điểm yếu như trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành do đào tạo thiên nhiều về lý thuyết, thời lượng thực hành ít, thiếu thực tế, ít được cập nhật thông tin, trình độ ngoại ngữ yếu và đặc biệt là tính kỷ luật chưa cao, thiếu tác phong công nghiệp. Nhiều thuyền viên còn mang nặng tư tưởng đi làm kiếm tiền trước mắt mà không chú ý đến đầu tư cho ngành nghề lâu dài, quan tâm về thu nhập cao, lựa chọn tàu và tuyến tàu hơn là chú ý nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và tập quán của thuyền viên nước ngoài cũng như của nước mà tàu ghé đến trong khi thị trường hàng hải quốc tế ngày càng đòi hỏi khắt khe về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường. Ngoài ra do đội vận tải biển của Công ty hiện nay chỉ hoạt động trên tuyến nội địa vì vậy mà kinh nghiệm trong vận tải hàng hoá quốc tế chưa có, mà trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng khu vực hoạt động của đội tàu biển của Công ty không chỉ trên tuyến nội địa mà sẽ tham gia vào vận chuyển hàng hoá quốc tế. Do vậy, việc nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam phục vụ cho đội tàu trong thời gian tới là việc hết sức quan trọng và cấp thiết; trước hết, phải phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt tồn tại. Đặc biệt chú ý việc đào tạo cho thuyền viên không chỉ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, chuyên ngành mà còn chú ý giáo dục cho thuyền viên ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp, lối sống chan hoà và lòng yêu nghề, coi đi biển như là sự nghiệp lâu dài của mình. Để nâng cao chất lượng sỹ quan và thuyền viên trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải thực hiện các giải pháp sau: + Cử sỹ quan và thuyền viên đi đào tạo nghiệp vụ vận tải hàng hoá quốc tế. + Mời chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong ngành vận tải biển đến để giảng dạy cho sỹ quan và thuyền viên của công ty về nghiệp vụ vận tải biển, nhất là những vấn đề liên quan đến vận tải quốc tế, vận tải container. Đây là vấn đề mà các sỹ quan và thuyền viên của công ty còn yếu vì công ty chưa tham gia vào vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. + Tuyển những thuỷ thủ có trình độ ngoại ngữ để đàm phán với các đối tác nước ngoài và để giảng dạy cho các thuyền viên khác trên tàu. + Cử những sỹ quan trẻ có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ. + Tăng cường công tác tuyển chọn và cử thuyền viên tham gia Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên do Công đoàn toàn Thủy thủ Nhật Bản (JSU) tài trợ và phối hợp với Liên đoàn LĐVN tổ chức. + Tiếp tục và đẩy mạnh quan tâm hơn nữa của Công đoàn Hàng hải với gia đình thuyền viên, bởi vì gia đình là hậu phương quan trọng, là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần giúp thuyền viên có thêm sức mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3. Chính sách giá cước. Trong ngành vận tải biển thì chi phí vận chuyển thường là rất lớn. Vì vậy để kinh doanh có hiệu quả thì phải làm thế nào giảm được chi phí vận chuyển xuống mức thấp nhất có thể. Trong những năm qua giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh vì vậy làm cho giá dầu trong nước cũng biến động mạnh từ 4.400/lít tháng 3/2003 lên 8.500/lít hiện nay. Do giá dầu tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng lên dẫn đến chi phí vận chuyển không ngừng tăng qua các năm. Mà chi phí nguyên vật liệu là chi phí chính trong vận tải biển nó chiếm một phần rất lớn trong chi phí vận chuyển.Vì vậy để giảm chi phí nguyên liệu trong thời gian tới Công ty nên thực hiện các biện pháp sau: + Tăng vận tốc chạy tàu, hiện nay vận tốc của đội tàu của Công ty là rất thấp mới đạt 8,7 hải lý/h, thấp hơn nhiều so với vận tốc trung bình của những con tàu cùng loại (14 hải lý /h). Đây chính là nguyên nhân chính làm cho chi phí nguyên liệu của Công ty luôn cao trong những năm qua. Vì vậy mà làm cho giá cước vận chuyển của Công ty còn ở mức cao. Để thực hiện được giải pháp này công ty cần cải tiến đổi mới máy móc thiết bị hoặc thay thế những con tàu cũ bằng những con tàu mới có vận tốc lớn hơn. + Nghiên cứu để đưa ra giải pháp làm giảm lượng dầu chạy máy. + Cải tiến hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu, thay thế các loại đèn tiêu hao nhiều nhiên liệu bằng những loại đèn tiết kiện nhiên liêu. + Giảm bớt những chiếc đèn không cần thiết trên tàu. + Tăng vận tốc quay vòng của tàu. Mức lương của thuyền viên trên tàu là do Bộ Quốc phòng quy định. Vì vậy để giảm chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động của ngành thì công ty phải có chính sách tổ chức lại lao động của ngành, biên chế lại số thuyền viên trên mỗi tàu vừa giảm lượng thuyền viên trên tàu vừa nâng cao năng suất lao động. Để làm được điều này thì công ty phải có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho thuyền viên trên tàu. + Hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong mỗi chuyến tàu. Biện pháp IV. Tăng cường cơ sở vật chất. Cũng như tình trạng chung của đội tàu nước ta, thực trạng đội tàu của Công ty hiện nay nổi lên một số vấn đề sau: + Về cỡ tàu và loại tàu: Đội tàu của Công ty hiện nay là loại tàu nhỏ, mỗi tàu có trọng tải dưới 1.000DWT thậm chí có tàu có trọng tải chỉ có 200DWT. Đội tàu của Công ty hiện nay mới chỉ có 3 chiếc hoạt động trong lĩnh vực chuyên chở cặn dầu cho ngành vệ sinh tàu dầu của Công ty cũng như cho các đơn vị khác và một tàu chở hàng khô. Công ty chưa đưa tàu container vào hoạt động. So sánh cỡ tàu nước ta nói chung và của Công ty nói riêng với đội tàu của Công ty NIPPONSTEEL SHIPPING CO...LTD ta thấy các tàu của ta quá nhỏ bé, rất yếu thế trên thị trường vận tải khi có các Công ty như vậy tham gia. + Về kết quả hoạt động năm 2006 sản lượng vận chuyển của Công ty chỉ mới đạt 27.420 tấn với doanh thu 8.720 triệu đồng, lợi nhuận đạt được là 107.698 triệu. Khối lượng vận chuyển này là quá ít so vơi nhu cầu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của nước ta. + Hiệu quả khai thác tàu còn rất thấp, tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu chỉ đạt 1.23% năm 2006. Để khắc phụ tình trạng trên thì đội tàu của Công ty cần phải được hiện đại hoá bằng cách thanh lỹ những con tàu lạc hậu, trang bị mới các con tàu có trạng tải lớn hiện đại. Việc hiện đại hoá đội tàu gán liền với nhu cầu vể vốn cho nên cần có những giải pháp thể. Một trong những giải pháp đó có thể là: + Hiện đại hoá đội tàu dưới dạng thuê tài chính: đây là một giải pháp bổ sung vốn rất lớn hiện nay cho Công ty .Phương pháp này có những ưu điểm sau: - Công ty có thể lựa chọn các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu của Công ty trong việc thực hiện được các dự án đã lập. - Doanh nghiệp không phải lo vốn, vì đã có các tổ chức tài chính sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về vốn của Công ty . - Với giải pháp này doanh nghiệp có thể huy động vốn với quy mô lớn mà không đòi hỏi phải thế chấp tài sản. - Nhà nước đang khuyến khích phát triển thị trường cho thuê tài chính ở nước ta. Hiện nay đã xuất hiện nhiều Công ty cho thuê tài chính do các doanh nghiệp vận tải biển vay để đầu tư phát triển đội tàu. - Huy động vốn tiết kiệm của cán bộ công nhân viên. Đây là biện pháp huy động vốn hoàn toàn có khả thi cao và đây sẽ là một nguồn vốn không nhỏ. Công ty nên phát hành một loại trái phiếu đặc biệt chỉ dành riêng cho cán bộ công nhân viên của Công ty với lãi suất ưu đãi. Để các giải pháp trên có tính khả thi thì: Công ty cần phải thay đổi tư duy quản lý trong việc sử dụng vốn, tài sản của đơn vị, phải quan tâm đến hiệu quả cuối cùng mang lại từ tài sản đã có, không cần lưu tâm đến tài sản đó có được đầu tư. Việc huy động vốn để đầu tư phát triển đội tàu biển của Công ty hiện nay và trong tương lai là một nhu cầu cấp thiết cho nên ngoài sự phát huy nội lực của Công ty, rất cần đến bàn tay của nhà nước để tạo ra một cơ chế chính sách hợp lý về vốn đầu tư cho đội tàu. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập vừa qua được sự hướng dẫn tận tình của anh chị trong phòng KH-KD, ban lãnh đạo Công ty và Thầy Trần Văn Nghiệp, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập này. Trong quá trình thực tập với những tài liệu thu thập tại Công ty, trên sách báo, bằng kiến thức và hiểu biết của mình tôi đã đi sâu phân tích những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế trong nghành vận tải biển tại Công ty. Qua việc phân tích đó tôi đã tìm ra được những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến nghành vận tải biển của Công ty, từ đó tôi đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó để từ đó phát triển và mở rộng dịch vụ vận tải biển của Công ty trong thời gian tới. Một nghành mà nước ta có nhiều lợi thế. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Văn Nghiệp cùng các Anh, Chị trong phòng KH-KD công ty Sông Thu Đà Nẵng. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2007 TÀI LIỆU THAM KHẢO Vận tải- giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải Các hình thức giao nhận hàng hoá Giáo trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá Thời báo giao thông vận tải Báo thương mại Việt Nam Báo thị trường giá cả www.tintuc.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDịch vụ vận tải biển và vai trò của nó trong phát triển kinh tế.doc
Tài liệu liên quan