Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng chuối

- Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại phòng học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, phương pháp diễn giảng và thảo luận nhóm. - Thực hành: làm theo hướng dẫn của giáo viên

doc36 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng chuối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG CHUỐI (Phê duyệt tại Quyết định số 734 /QĐ-BNN-TCCB ngày26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) Hà Nội - Năm 2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CHUỐI (Phê duyệt tại Quyết định số 734 /QĐ-BNN-TCCB ngày26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Trồng chuối Mã nghề: Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng chuối” Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Trình bày được nội dung xây dựng kế hoạch trồng chuối; + Trình bày được điều kiện sinh thái cây chuối và đất trồng chuối; + Trình bày được kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc chuối; + Trình bày được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chuối; + Hiểu được kỹ thuật thu hoạch, đóng gói. - Kỹ năng: + Xây dựng kế hoạch trồng chuối phù hợp; + Thực hiện được các khâu: kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối; + Nhận biết và phòng trừ được sâu bệnh hại chuối; + Thu hoạch, phân loại, đóng gói đúng yêu cầu. - Thái độ: + Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun; + Bảo quản vật tư, dụng cụ cẩn thận; + Có tinh thần trách nhiệm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 2. Cơ hội việc làm Sau khóa học, người học có thể tự tổ chức sản xuất chuối ở quy mô hộ gia đình, trang trại, làm cán bộ khuyến nông cho các chương trình phát triển cây chuối. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian khóa học: 3 tháng - Tổng thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu - Thời gian học tập: 480 giờ - Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 84 giờ, + Thời gian thực hành: 356 giờ III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MĐ Tên mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 01 Chuẩn bị sản xuất chuối 80 14 58 8 MĐ 02 Nhân giống chuối 82 14 60 8 MĐ 03 Trồng và chăm sóc chuối 128 24 88 16 MĐ 04 Phòng trừ sâu bệnh 98 16 70 12 MĐ 05 Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối 76 16 48 12 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng cộng 480 84 324 72 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trồng chuối được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (từ mô đun 1 đến mô đun 5) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề trồng chuối có 5 mô đun cụ thể như sau: - MĐ01: “Chuẩn bị sản xuất chuối” có thời gian đào tạo là 80 giờ (lý thuyết 14 giờ, thực hành 58 giờ và kiểm tra 8 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị điều kiện, lập kế hoạch trồng chuối đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. - MĐ02: “Nhân giống chuối” có thời gian đào tạo là 82 giờ (lý thuyết 14 giờ, thực hành 60 giờ và kiểm tra 8 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như làm vườn ươm, chọn vật liệu để giâm, nhân giống chuối đạt chất lượng cao. - MĐ03: “Trồng và chăm sóc chuối” có thời gian đào tạo là 128 giờ (lý thuyết 24 giờ, thực hành 88 giờ và kiểm tra 16 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị đất, xác định mật độ trồng, chuẩn bị phân bón, đào hố và kỹ thuật trồng mới và chăm sóc chuối. - MĐ04: “Phòng trừ sâu bệnh” có thời gian đào tạo là 98 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 70 giờ và kiểm tra 12 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như điều tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại theo đúng quy định. - MĐ05: “Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” có thời gian đào tạo là 76 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 48 giờ và kiểm tra 12 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như xác định thời điểm thu hoạch, thu hái, phân loại và đóng gói chuối, tiêu thụ chuối đạt hiệu quả cao. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Vấn đáp/Trắc nghiệm Không quá 60 phút 2 Thực hành nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 8 giờ 3. Các chú ý khác - Chương trình dạy nghề trồng chuối trình độ sơ cấp nghề nên bố trí giảng dạy kết hợp giữa cơ sở đào tạo và vùng trồng chuối. - Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo viên chính cần mời chuyên gia, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch chuối. Có thể tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng, trang trại hoặc hộ nông dân trồng chuối có uy tín trong và ngoài địa phương. - Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHUỐI Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 80 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 62 giờ; kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy đầu tiên trong tất cả các mô đun. - Tính chất: Mô đun Chuẩn bị sản xuất chuối là mo đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ chương trình dạy nghề. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Xây dựng được kế hoạch, dự kiến đầy đủ chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư khác; - Chuẩn bị được đất trồng chuối; - Dự tính được hiệu quả kinh tế trong trồng chuối - Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch trồng chuối. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Giới thiệu chung về cây chuối 8 4 4 2 Xây dựng kế hoạch trồng chuối 14 4 8 2 3 Thiết kế vườn trồng chuối 54 6 46 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 14 58 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Giới thiệu chung về cây chuối Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: Biết được nguồn gốc, tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam; Nhận diện được một số giống chuối trồng phổ biến ở Việt Nam; Tuân thủ thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. Nội dung của bài: 1. Giới thiệu chung về cây chuối trên thế giới 1.1 Sản xuất chuối trên thế giới 1.2. Xuất khẩu chuối 1.3. Nhập khẩu chuối 2. Giới thiệu chung về cây chuối ở Việt Nam 2.1. Lịch sử trồng chuối ở Việt Nam 2.2. Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam 2.3. Giới thiệu một số giống chuối trồng phổ biến ở việt Nam 3. Giá trị của cây chuối 3.1. Giá trị dinh dưỡng 3.2. Giá trị sử dụng Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2. Xây dựng kế hoạch trồng chuối Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Liệt kê được các mục trong dự toán trồng chuối; - Dự tính được chi phí về công lao động, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và các vật tư khác trên diện tích trồng chuối; - Dự kiến năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng chuối; Nội dung của bài: 1. Dự tính chi phí công lao động 2. Dự tính chi phí giống 3. Dự tính chi phí phân bón 4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật 5. Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư khác 6. Dự tính hiệu quả kinh tế 6.1. Dự tính tổng chi phí đầu tư cho 1 ha 6.2. Dự kiến năng suất/ha 6.3 Dự tính hiệu quả kinh tế Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3. Thiết kế vườn trồng chuối Thời gian: 54 giờ Mục tiêu: Lựa chọn được đất trồng chuối; Thực hiện làm thảm thực vật khu vực đất trồng chuối; Thiết kế được vườn chuối theo phương pháp khoa học. Nội dung của bài: 1. Lựa chọn đất trồng chuối 1.1. Yêu cầu đất 1.2. Chọn đất 2. Dọn đất trồng chuối 2.1. Đất khai hoang 2.2. Đất có cây trồng trước hoặc đất tái canh 3. Thiết kế vườn trồng chuối 3.1. Nguyên tắc của việc thiết kế vườn chuối 3.2. Thiết kế vườn trồng chuối trên đất dốc 3.3. Thiết kế vườn trồng chuối ở vùng đồng bằng và đất dốc tụ Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh... 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, vườn chuối và các dụng cụ, vật tư khác. 4. Điều kiện khác: V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành, thông qua câu hỏi trắc nghiệm vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: + Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối + Xây dựng kế hoạch trồng chuối - Thực hành: - Dự tính được chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các vật tư khác trên diện tích trồng chuối; - Dự kiến năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng chuối; - Thiết kế vườn trồng chuối VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” được sử dụng để giảng dạy cho các khóa đào tạo dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết là cho các khóa dạy nghề phục vụ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” cũng được sử dụng để giảng dạy cho các khóa dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu công việc của học viên bằng cách kết hợp dạy cùng với một số mô đun phù hợp khác. - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Là mô đun đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại phòng học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, phương pháp diễn giảng và thảo luận nhóm. - Thực hành: làm theo hướng dẫn của giáo viên 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối + Xây dựng kế hoạch trồng chuối - Thực hành: - Dự tính được chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các vật tư khác trên diện tích trồng chuối; - Dự kiến năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng chuối; 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [2]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng. Sâu và bệnh hại cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995 [4]. Thái Hà và Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2001 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG CHUỐI Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 82 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 64 giờ; kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun ”Nhân giống chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy sau mô đun ” Xây dựng kế hoạch trồng chuối” - Tính chất: Mô đun nhân giống chuối là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Trình bày được đặc điểm thực vật học cây chuối, điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất chuối; - Thực hiện thành thạo kỹ thuật nhân giống chuối; - Rèn luyện tính làm việc khoa học, chính xác. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cây chuối 10 6 4 2 Chuẩn bị vườn nhân giống chuối 34 4 28 2 3 Kỹ thuật nhân giống chuối 34 4 28 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 82 14 60 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Đặc điểm sinh học của cây chuối Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm sinh học của cây chuối; - Nhận diện được đặc điểm thực vật học của các giống chuối. - Trình bày được điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chuối; - Nhận biết được các loại đất có thể trồng được chuối; - Có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia nội dung bài học. Nội dung của bài: 1. Đặc điểm các bộ phận trên cây chuối 1.1. Rễ 1.2. Thân 1.3. Lá 1.4. Hoa và quả 1.5. Chồi mầm 2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây chuối 2.1. Giai đoạn phát triển thân lá 2.2. Giai đoạn phát triển hoa quả 3. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây chuối 3.1. Khí hậu 3.2. Nhiệt độ 3.3. Ánh sáng 3.4. Ẩm độ - Lượng mưa 3.5. Gió 3.6. Đất và dinh dưỡng Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2. Chuẩn bị vườn nhân giống chuối Thời gian: 34 giờ Mục tiêu: - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị vươn nhân giống; - Chọn vị trí và thiết kế vườn ươm đúng yêu cầu Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị vườn nhân giống từ tách chồi 1.1. Chọn vị trí làm vườn giâm chồi 1.2. Thiết kế và xây dựng vườn giâm chồi 1.3. Chuẩn bị đất để giâm chồi 2. Chuẩn bị vườn nhân giống bằng củ 2.1. Chọn vị trí làm vườn giâm củ 2.2. Thiết kế và xây dựng vườn giâm củ 2.3. Chuẩn bị đất để giâm củ 3. Chuẩn bị vườn nhân giống bằng nuôi cấy mô Invitro 3.1. Chọn vị trí làm vườn ra ngôi 3.2. Thiết kế và xây dựng vườn ra ngôi và chăm sóc cây con 3.3. Chuẩn bị đất và các thực liệu khác để ra ngôi Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3. Kỹ thuật nhân giống chuối Thời gian: 34 giờ Mục tiêu: - Trình bày được tiêu chuẩn chọn cây giống tốt; - Thực hiện được các bước nhân giống; - Rèn luyện tính làm việc khoa học và chính xác. Nội dung của bài: 1. Nhân giống từ tách chồi 2. Nhân giống từ củ cây chuối mẹ 3. Nhân giống bằng nuôi cấy mô Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun ”Nhân giống chuối” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng chuối. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, ảnh 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, vườn trồng chuối. 4. Điều kiện khác: Cuốc, xẻng, vườn lấy chồi, túi PE, cọc giàn, dây kẽm, thùng tưới... V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành, thông qua câu hỏi trắc nghiệm vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: + Các bộ phận chính, các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây chuối + Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chuối; + Phân biệt các kỹ thuật nhân giống chuối - Thực hành: + Kỹ thuật nhân giống chuối VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Nhân giống chuối” được sử dụng để giảng dạy cho các khóa đào tạo dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết là cho các khóa dạy nghề phục vụ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” - Chương trình mô đun “Nhân giống chuối” cũng được sử dụng để giảng dạy cho các khóa dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu công việc của học viên bằng cách kết hợp dạy cùng với một số mô đun phù hợp khác - Chương trình áp dụng cho cả nước - Là mô đun đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại phòng học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, phương pháp diễn giảng và thảo luận nhóm. - Thực hành: làm theo hướng dẫn của giáo viên 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Các bộ phận chính, các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây chuối + Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chuối; + Phân biệt các kỹ thuật nhân giống chuối - Thực hành: + Kỹ thuật nhân giống chuối 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [2]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng. Sâu và bệnh hại cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995 [4] Nguyễn Văn Uyển. Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1993 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 128 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 96 giờ; kiểm tra hết mô đun: 8 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy sau mô đun ” Xây dựng kế hoạch trồng chuối” và mô đun ”Nhân giống chuối” - Tính chất: Mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Trình bày được các bước làm đất, bón phân, trồng và chăm sóc chuối; - Xác định mật độ, khoảng cách trồng chuối; - Thực hiện kỹ thuật làm đất, bón phân và chăm sóc chuối; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun; III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Làm đất trồng chuối 24 6 17 1 2 Trồng chuối 26 4 20 2 3 Làm cỏ, bón phân cho cây chuối 24 4 18 2 4 Tưới, tiêu nước cho chuối 18 4 13 1 5 Cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối 28 6 20 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 8 8 Cộng 128 24 88 16 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Làm đất trồng chuối Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Hiểu được các bước trong kỹ thuật làm đất trồng chuối; - Áp dụng kỹ thuật trồng chuối phù hợp cho từng loại đất cụ thể; - Thực hiện được các bước làm đất trồng chuối; Nội dung của bài: 1. Làm đất 1.1. Mục đích của việc làm đất 1.2. Yêu cầu kỹ thuật làm đất 1.3. Các phương pháp làm đất 2. Đào hố trồng chuối 2.1. Xác định mật độ, khoảng cách trồng chuối 2.2. Đào hố trồng chuối 3. Bón lót 3.1. Các loại phân và lượng phân bón lót 3.2. Cách bón lót Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2. Trồng chuối Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Hiểu được các bước trong kỹ thuật trồng chuối; - Áp dụng kỹ thuật trồng chuối phù hợp cho từng vùng miềm; - Thực hiện được các bước trồng chuối; Nội dung của bài: 1. Thời vụ 2. Chuẩn bị cây giống 2.1. Cây con tách từ cây mẹ 2.2. Cây con nuôi cấy mô 3. Đảo đất phân trong hố, tạo lỗ để trồng 4. Trồng mới 4.1. Trồng bằng cây nuôi cấy mô 4.2. Trồng bằng cây con lấy từ cây mẹ 5. Những chú ý sau trồng 5.1. Tưới nước và tủ gốc 5.2. Trồng dặm 6. Trồng xen trong vườn chuối 6.1. Mục đích của trồng xen 6.2. Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen 6.3. Cách trồng cây trồng xen 7. Trồng cây (đai) chắn gió 7.1. Tác dụng của cây tránh gió 7.2. Vị trí trồng cây chắn gió 7.3. Loại cây chắn gió 7.4. Cách trồng cây chắn gió Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3. Làm cỏ, Bón phân cho cây chuối Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật làm cỏ, bón phân cho chuối; - Tính được lượng phân bón trên đơn vị diện tích - Thao tác thành thạo kỹ thuật làm cỏ, cắt lá. - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc chuối Nội dung của bài: 1. Làm cỏ 1.1. Tác dụng của việc làm cỏ 1.2. Các phương pháp trừ cỏ 2. Bón phân thúc 2.1. Loại phân bón thúc 2.2. Lượng phân bón thúc 2.3. Cách bón phân thúc Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 4: Tưới tiêu nước cho chuối Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật tưới, tiêu nước cho cây chuối; - Thao tác thành thạo kỹ thuật tưới, tiêu nước cho chuối. Nội dung của bài: 1. Tưới nước 1.1. Sự cần thiết phải tưới nước 1.2. Cách tưới 2. Tiêu nước Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 5: Cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối Thời gian: 18 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối; - Thao tác thành thạo kỹ thuật cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi chống đổ ngã cho chuối; - An toàn trong lao động. Nội dung của bài: 1. Cắt lá 1.1 Mục đích 1.2. Cách tiến hành cắt lá 2. Đánh tỉa chồi 2.1. Mục đích 2.2. Cách đánh tỉa chồi 3. Bẻ hoa, tỉa quả, bao quầy 3.1. Bẻ hoa đực (bắp chuối) 3.2. Tỉa quả 3.3. Bao buồng 4. Chống đổ, ngã 4.1. Mục đích 4.2. Biện pháp chống đỏ, ngã Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1.Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng chuối. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, vườn trồng chuối. 4. Điều kiện khác: cuốc, xẻng, dụng cụ làm đất, phân bón các loại, cây giống... V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành, thông qua câu hỏi trắc nghiệm vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: + Kỹ thuật làm đất + Kỹ thuật bón phân và trồng mới + Kỹ thuật chăm sóc chuối - Thực hành: + Thực hiện kỹ thuật làm đất + Thực hiện kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng và chăm sóc chuối” được sử dụng để giảng dạy cho các khóa đào tạo dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết là cho các khóa dạy nghề phục vụ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” - Chương trình mô đun “Trồng và chăm sóc chuối” cũng được sử dụng để giảng dạy cho các khóa dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu công việc của học viên bằng cách kết hợp dạy cùng với một số mô đun phù hợp khác - Chương trình áp dụng cho cả nước - Là mô đun đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại phòng học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, phương pháp diễn giảng và thảo luận nhóm. - Thực hành: làm theo hướng dẫn của giáo viên 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Kỹ thuật làm đất, bón phân và trồng mới - Thực hành: + Thực hiện làm đất, bón phân và trồng mới 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Đường Hồng Dật. 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội [2]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [3]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [4]. Thái Hà và Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2001 [5]. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong và Nguyễn Đăng Nghĩa. 2002. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp – TP. Hồ Chí Minh CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 98 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 78 giờ; kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun ” Phòng trừ sâu bệnh” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy sau mô đun ” Xây dựng kế hoạch trồng chuối” và mô đun ”Nhân giống chuối”, mô đun ” Trồng và chăm sóc chuối” - Tính chất: Mô đun ” Phòng trừ sâu bệnh” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Nhận biết được các loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên chuối - Phân biệt được các loại thuốc BVTV thường sử dụng trong trồng chuối - Xác định được liều lượng, nồng độ hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Sử dụng thành thạo và bảo trì các dụng cụ máy móc trong trồng chuối - Nhận biết được tên từng loại sâu hại, bệnh hại một cách cụ thể, rõ ràng - Đề ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chuối một cách hiệu quả, an toàn đối với môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (h) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Cỏ dại hại chuối 22 2 18 2 2 Sâu hại chuối 24 3 19 2 3 Bệnh hại chuối 24 3 19 2 4 Quản lý dịch hại tổng hợp 24 8 14 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng 98 16 70 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1: CỎ DẠI HẠI CHUỐI Thời gian: 22 giờ Mục tiêu - Hiểu rõ khái niệm về cỏ dại; - Nhận dạng và phân loại được các nhóm cỏ dại trong vườn chuối; - Xác định đúng thời điểm và lựa chọn đúng phương pháp phòng, trừ cỏ dại trên vườn chuối. Nội dung của bài: 1. Tìm hiểu về cỏ dại 1.1. Khái niệm về cỏ dại 1.2. Tác hại của cỏ dại 1.3. Lợi ích của cỏ dại 1.4. Phân nhóm cỏ dại 1.5. Khả năng sinh tồn và phát tán của cỏ dại 2. Các loại cỏ dại thường có trong vườn trồng chuối 2.1. Cỏ Lông 2.2. Cỏ may 2.3. Cỏ chỉ 2.4. Cỏ chân gà 2.5. Cỏ mần trầu 2.7. Cỏ san cặp 2.8. Cỏ lồng vực cạn (Cỏ mật) 2.9. Cỏ gấu (cỏ cú) 2.10. Cỏ sữa đất 2.11. Cỏ trai ( thài lài) 2.12. Dền gai 2.13. Cỏ nút áo 2.14. Cỏ cứt lợn 2.15. Cỏ kim thất (Cây tàu bay) 2.16. Cỏ yên bạch 2.17. Cỏ vòi voi 2.18. Cỏ chó đẻ (cỏ răng cưa) 2.19. Cây muồng 2.20. Cây trinh nữ (Cây mắc cỡ) 2.21. Cây chổi đực 2.22. Cỏ ruột gà lớn (cỏ đồng tiền) 2.23. Thù lù cạnh 3. Phòng cỏ dại 3.1. Làm đất 3.2. Mật độ trồng chuối 3.3. Bón phân 3.4. Trồng xen 4. Trừ cỏ dại trong vườn chuối 4.1. Trừ bằng phương pháp thủ công 4.2. Trừ cỏ bằng máy Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2: SÂU HẠI CHUỐI. Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của một số loài sâu hại chính. - Mô tả chính xác các triệu chứng gây hại. - Nêu các tác hại của một số loại sâu hại chính. - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại theo nguyên tắc 4 đúng. - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn cho con người thực hiện, người sử dụng sản phẩm. Bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm phát triển nền nông nghiệp bền vững. Nội dung của bài: 1. Sâu đục thân chuối (Sâu vòi voi hay còn gọi là Bọ đầu dài) 1.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học 1.2. Triệu chứng và tác hại 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Bọ nẹt (còn gọi là sâu nải) 2.1. Đặc điểm hình thái 2.2. Triệu chứng và tác hại 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Sâu cuốn lá chuối 3.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học 3.2. Triệu chứng, tác hại của sâu cuốn lá 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Sâu khoang 4.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học 4.2. Triệu chứng và tác hại 4.3. Biện pháp phòng trừ 5. Rầy mềm 5.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học 5.2. Triệu chứng và tác hại 5.3. Biện pháp phòng trừ 6. Bù lạch 6.2. Triệu chứng và tác hại 6.3. Biện pháp phòng trừ 7. Các loại sâu hại khác Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3. Bệnh hại chuối Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được điều kiện phát sinh, phát triển, triệu chứng, tác hại của các loại bệnh hại chuối; - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ hiệu quả. Nội dung của bài: 1. Bệnh chuối rụt (bệnh chùn đọt hay bệnh sẹ hoặc bệnh đuôi gà) 1.1. Tác nhân gây bệnh 1.2. Triệu chứng 1.3. Điều kiện phát sinh phát triển 1.4. Biện pháp phòng trừ 2. Bệnh vàng lá Moko 2.1. Tác nhân gây bệnh 2.2. Triệu chứng 2.3. Điều kiện phát sinh, phát triển 2.4. Biện pháp phòng trừ 3. Bệnh đốm lá 3.1. Tác nhân gây bệnh 3.2. Triệu chứng 3.3. Điều kiện phát sinh, phát triển 3.4. Biện pháp phòng trừ 4. Bệnh héo rũ Panama 4.1. Tác nhân gây bệnh 4.2. Triệu chứng 4.3. Điều kiện phát sinh, phát triển 4.4. Biện pháp phòng trừ 5. Tuyến trùng hại chuối 5.1. Tác nhân gây hại 5.2. Triệu chứng 5.3. Điều kiện phát sinh, phát triển 5.4. Biện pháp phòng trừ 6. Các bệnh khác Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 4. Quản lý dịch hại tổng hợp Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp - Áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp - Phân biệt được biện pháp sinh học với các biện pháp khác Nội dung của bài: 1. Nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp 1.1. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM là gì ? 1.2. Nguyên tắc chung 1.3. Các nguyên tắc trong quản lý dịch hại tổng hợp. 2. Các biện pháp chủ yếu trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp 2.1. Sử dụng giống tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt 2.2. Thực hiện tốt các biện pháp canh tác 2.3. Biện pháp thủ công, vật lý 3. Biện pháp sinh học 3.1. Biện pháp thiên địch 3.2. Chế phẩm diệt sâu hại 4. Biện pháp hóa học 4.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 4.2. Ký hiệu một số dạng thuốc BVTV và tính chất khi sử dụng Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun ”phòng trừ sâu bệnh” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng chuối. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, vườn trồng chuối. 4. Điều kiện khác: dụng cụ khác như: bình phun, thuốc BVTV... V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành, thông qua câu hỏi trắc nghiệm vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá + Trình bày được đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loại sâu, bệnh hại chuối + Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chuối có hiệu quả - Thực hành: + Phân biệt được đối tượng sâu, bệnh hại chuối + Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Phòng trừ sâu bệnh” được sử dụng để giảng dạy cho các khóa đào tạo dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết là cho các khóa dạy nghề phục vụ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” - Chương trình mô đun “Phòng trừ sâu bệnh” cũng được sử dụng để giảng dạy cho các khóa dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu công việc của học viên bằng cách kết hợp dạy cùng với một số mô đun phù hợp khác - Chương trình áp dụng cho cả nước - Là mô đun đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại phòng học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, phương pháp diễn giảng và thảo luận nhóm. - Thực hành: làm theo hướng dẫn của giáo viên 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Trình bày được đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loại sâu, bệnh hại chuối + Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chuối có hiệu quả - Thực hành: + Phân biệt được đối tượng sâu, bệnh hại chuối + Sử dụng đúng loại thuốc để phòng trừ sâu, bệnh hại chuối + Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [2]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng. Sâu và bệnh hại cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995 [4]. Thái Hà và Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2001 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ TIÊU THỤ CHUỐI Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 76 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 56 giờ; kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun ” Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy cuối cùng trong chương trình. - Tính chất: Mô đun ” Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Đánh giá đúng độ chín của chuối; - Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp; - Phân loại, bảo quản quả theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Hiểu được qui trình kỹ thuật sơ chế chuối; - Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và ký kết hợp đồng; - Cẩn trọng trong công việc, tích cực học tập, tham gia đầy đủ mô đun. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (h) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Thu hoạch chuối 22 4 16 2 2 Sơ chế và bảo quản chuối 26 6 18 2 3 Ký kết hợp đồng 14 4 8 2 4 Tiêu thụ sản phẩm 10 2 6 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 76 16 48 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Thu hoạch chuối Thời gian: 32 giờ Mục tiêu: - Đánh giá đúng độ chín của chuối - Xác định đúng thời điểm thu hoạch - Thực hiện tốt thao tác cắt (chặt) buồng chuối Nội dung của bài: 1. Xác định thời điểm thu hoạch 2. Thu hoạch 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Chuẩn bị nhân công thu hoạch 2.3 Các bước thu hoạch 3. Vận chuyển Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2. Sơ chế và bảo quản chuối Thời gian:26 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc trong sơ chế và bảo quản; - Bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có trách nhiệm trong công việc. Nội dung của bài: 1. Mục đích ý nghĩa 1.1. Đặc tính của quả chuối 1.2. Nguyên lý sơ chế và bảo quản chuối 2. Phương pháp sơ chế - bảo quản chuối 2.1. Sơ chế - bảo quản chuối để cung cấp nguyên liệu cho chế biến 2.2. Sơ chế - bảo quản để ăn chuối tươi Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3. Ký kết hợp đồng Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Biết cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm vào thị trường tiêu thụ sản phẩm; - Xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia ký kết một hợp đồng mua bán chuối; - Lập được hợp đồng trồng chuối, tiêu thụ sản phẩm và bản thanh lý mua bán quả chuối có đầy đủ nội dung theo quy định và tính pháp lý; - Tuân thủ thoạch độ học tập đúng đắn, nghiêm túc; - Thu nhận được những kinh nghiệm thông qua các hợp đồng mua bán chuối. Nội dung của bài: 1. Tìm hiểu thị trường 1.1. Thu thập và xử lý thông tin 1.2. Nhu cầu 1.3. Dự kiến khả năng tiêu thụ quả chuối 2. Quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm 3. Nghiên cứu các điều khoản hợp đồng 3.1. Hợp đồng kinh tế 3.2.Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế 4. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 4.1. Lựa chọn đối tác 4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng 5.1. Soạn thảo hợp đồng 5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Xác định chính xác sản lượng và chất lượng sản phẩm; - Thực hiệp hợp đồng đúng theo các điều khoản; - Đánh giá được hiệu quả kinh tế; - Tuân thủ thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc Nội dung của bài: 1. Kiểm tra chuối trước khi tiêu thụ 1.1. Kiểm tra số lượng chuối và khối lượng 1.2. Kiểm tra chất lượng chuối 2. Xác định giá bán chuối 2.1. Tìm hiểu giá bán chuối 2.2. Quyết định giá bán chuối 3. Chọn phương thức bán chuối 3.1. Bán hàng trực tiếp 3.2. Bán chuối theo hợp đồng đã ký 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun ” Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng chuối. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, vườn trồng chuối. 4. Điều kiện khác: dụng cụ khác như: dụng cụ cắt, thùng bảo quản... V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành, thông qua câu hỏi trắc nghiệm vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết + Trình bày cách xác định thời điểm thu hoạch + Trình bày mục đích và cách tiến hành phân loại + Trình bày cách bảo quản chuối - Thực hành: Tiến hành phân loại và bảo quản chuối VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” được sử dụng để giảng dạy cho các khóa đào tạo dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết là cho các khóa dạy nghề phục vụ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” - Chương trình mô đun “Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” cũng được sử dụng để giảng dạy cho các khóa dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu công việc của học viên bằng cách kết hợp dạy cùng với một số mô đun phù hợp khác - Chương trình áp dụng cho cả nước - Là mô đun đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại phòng học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, phương pháp diễn giảng và thảo luận nhóm. - Thực hành: làm theo hướng dẫn của giáo viên 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: Xác định thời điểm chuối chín để thu hoạch - Thực hành: Phương pháp sơ chế, bảo quản chuối và tiêu thụ chuối 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [2]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng. Sâu và bệnh hại cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995 [4] Nguyễn Văn Uyển. Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1993 [5] Dương Tấn Lợi. Hỏi đáp về trồng và chăm sóc cây ăn quả. Nhà xuất bản Thanh niên. 2002. [6]. Đường Hồng Dật. 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội [7]. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong và Nguyễn Đăng Nghĩa. 2002. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp – TP. Hồ Chí Minh [8]. Thái Hà và Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_chi_tiet_12_1566.doc