Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam

Các quần xã cá rạn san hô tại các điểm nghiên cứu có tính đa dạng cao về thành phần giống loài với 616 loài, thuộc 451 giống, 118 họ. thuộc 226 giống, 79 họ. Trong tổng số 616 loài được phát hiện, có 493 loài thuộc các họ cá san hô tiêu biểu. 9 loài cá quý hiếm đã được xác định có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở các cấp độ khác nhau. Đã bổ sung 16 loài mới cho Danh mục cá rạn san hô biển Việt Nam. Trong số này đã bổ sung 01 họ mới cho Danh mục cá biển Việt Nam. Có bốn vùng rạn san hô Quảng Ninh - Cát Bà, Cù Lao Chàm, Nha Trang, An Thới (Phú Quốc), Thổ Chu và Trường Sa là các vùng phân bố tập trung của cá RSH biển Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN VIỆT NAM SPECIES COMPOSITION OF CORAL REEF FISHES IN THE VIETNAMSE MARINE WATERS Nguyễn Văn Quân1, Nguyễn Đức Thế2 Ngày nhận bài: 01/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 21/11/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Thông qua việc đánh giá một cách có hệ thống một khối lượng lớn tài liệu có được từ các đề tài và dự án có liên quan được thực hiện bởi Viện Tài nguyên và Môi trường Biển và Viện Nghiên cứu hải sản từ năm 1990 tới nay. Đồng thời, các đánh giá dược dựa vào nguồn số liệu cập nhật thu thập được từ chuyến khảo sát thực hiện trong mùa khô và mưa các năm 2010 - 2011 tại một số vùng rạn san hô (RSH) ở các đảo ven bờ và đảo Nam Yết (quần đảo Trường Sa) đã cho những thông tin một cách hệ thống nhất từ trước tới nay về đa dạng thành phần loài cá rạn san hô tại Việt Nam như sau: (1) Ghi nhận 616 loài, thuộc 226 giống, 79 họ. (2) Trong tổng số 616 loài được phát hiện, có 493 loài thuộc các họ cá san hô tiêu biểu. 9 loài cá quý hiếm đã được xác định có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở các cấp độ khác nhau. Đã bổ sung 16 loài mới cho Danh mục cá rạn san hô biển Việt Nam. Trong số này đã bổ sung 01 họ mới cho Danh mục cá biển Việt Nam. (3) Có bốn vùng rạn san hô Quảng Ninh - Cát Bà, Cù Lao Chàm, Nha Trang, An Thới (Phú Quốc, Thổ Chu) và Trường Sa là các vùng phân bố tập trung của cá RSH biển Việt Nam. (4) Có 10 loài phân bố rất rộng, có mặt hầu như trong tất cả các vùng biển từ Quảng Ninh đến An Thới và Trường Sa. Từ khóa: cá rạn san hô, đa dạng thành phần loài, loài quý hiếm ABSTRACT Based on review of the large amount of available data that have been reported from various projects implemented by Institute of Marine Environment and Resources and Research Institute for Marine Fisheries since 1990 up to now. In addition with the updated date from expedition surveys carried out in dry and wet season between 2010 - 2011 at key reef sites along the coastal islands and Truong Sa archipelago (Nam Yet island), a formal data showed the species diversity of coral reef fi shes in the marine waters of Vietnam as details: (1) 616 species, 451 genera, 118 families have been recorded; (2) Among 616 recorded species, there were 497 species classifi ed as typical coral reef fi shes. 9 species have been rated as endangered species according to Vietnam Red Book (2007). 16 species are new records for Checklist of Coral Reef Fishes in Vietnam, 2006 with 01 new family added for the Vietnamese marine fi sh fauna. (3) Four reef sites are considered as the “hot spot” of species diversity such as Quang Ninh - Cat Ba, Cu Lao Cham, Nha Trang, An Thoi (Phu Quoc, Tho Chu) and Truong Sa. However, some species only can be found in specifi c reef sites and may depend on the reef structure and climate conditions. Keywords: coral reef fi shes, species composition, endangered species 1 TS. Nguyễn Văn Quân, 2 ThS. Nguyễn Đức Thế: Viện Tài nguyên và Môi trường biển - Hải Phòng THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bờ biển nước ta trải dài trên 3200 km, địa hình bờ phức tạp với trên 3000 đảo và quần đảo, đã tạo nên sự đa dạng và khác nhau lớn về điều kiện tự nhiên giữa Bắc và Nam. Các rạn san hô (RSH) phân bố ở hầu hết các vùng biển ven bờ và các đảo ngoài khơi từ Bắc xuống Nam, ngoại trừ các khu vực gần các cửa sông lớn. Kiểu RSH phổ biến ven bờ là rạn viền bờ, còn kiểu rạn vòng (atoll) thường thấy ở các đảo xa bờ như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tổng diện tích RSH vùng biển ven bờ Việt Nam được ước tính vào khoảng 1300 km2. Phần lớn các RSH phân bố ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Cô Tô, đảo Trần), Hải Phòng (Cát Bà, Bạch Long Vỹ), Thừa Thiên Huế (Hải Vân - Sơn Chà), Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hòa (vịnh Nha Trang), Ninh Thuận (Cù Lao Cau), Bà Rịa Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (Phú Quốc). Sự đa dạng trong cấu trúc RSH và các tiểu sinh cảnh do san hô tạo ra chính là yếu tố chi phối tính đa dạng nhóm cá RSH sống trong vùng biển này. Ở Việt Nam, cá khai thác được từ các Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91 RSH ven bờ và quanh các đảo có san hô phân bố không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho địa phương mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu cá rạn tươi sống (cá mú, cá hồng, cá kẽm) và nuôi làm cảnh (cá bướm, cá thia, cá thần tiên). Một số trung tâm khai thác cá RSH của nước ta tập trung ở các vùng rạn thuộc Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Sơn Chà (phía bắc) và Nha Trang, Cà Ná, Phú Quốc ở phía Nam, góp phần đáng kể cho công tác xóa đói giảm nghèo của các địa phương có RSH phát triển. Tuy vậy, do tình trạng khai thác thiếu quản lý đã khiến cho nguồn lợi cá RSH bị suy giảm nhanh chóng ở hầu hết các rạn. Điều này có liên quan một phần tới sự thiếu các thông tin cần thiết về hiện trạng và khả năng khai thác nguồn lợi cá rạn của người dân cũng như người thực thi pháp luật (coi nguồn lợi hải sản là vô tận). Báo cáo này với mục đích cung cấp thông tin mới và toàn diện nhất từ trước tới nay về đa dạng thành loài cá rạn san hô tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn lợi cá rạn san hô. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn gồm các vùng biển ven tất cả các đảo ven bờ và đảo Nam Yết - Quần đảo Trường Sa thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có thể tập hợp các điểm nghiên cứu thành 10 khu vực như sau (hình 1): Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng: bao gồm các rạn san hô ở quần đảo Cô Tô, đảo Trần, Ba Mùn (Quảng Ninh), vùng biển phía Đông Nam của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng). Khu vực Hòn Mê - Hòn Mắt: gồm rạn san hô thuộc đảo Hòn Mê và các đảo nhỏ lân cận (Thanh Hóa) và đảo Hòn Mắt (Nghệ An). Khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế: gồm rạn san hô thuộc đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Sơn Chà - Hải Vân (Thừa Thiên Huế). Khu vực Quảng Bình: gồm các rạn san hô phân bố quanh khu vực Hòn La. Khu vực Cù Lao Chàm: gồm các rạn san hô thuộc đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Khu vực vịnh Nha Trang: gồm các rạn san hô trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Khu vực Cù Lao Cau: gồm rạn san hô đảo Cù Lao Cau, Phú Quý và vùng phụ cận (Bình Thuận). Khu vực Côn Đảo: bao gồm các rạn san hô thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Khu vực An Thới: gồm các rạn san hô thuộc vùng đảo Phú Quốc và Thổ Chu, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Khu vực Trường Sa: gồm các rạn san hô thuộc đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Hình 1. Sơ đồ các khu vực nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Khảo sát quần xã cá rạn san hô Thu mẫu định tính: được tiến hành trên cơ sở áp dụng song song nhiều biện pháp thu mẫu hiện trường: các mẫu cá RSH được thu bằng lưới bén ba mành tại các địa điểm nghiên cứu đã định, ngoài ra mẫu vật còn được thu từ các đầu nậu làm nghề thu gom cá cảnh biển (vùng vịnh Nha Trang). Các mẫu ảnh chụp ngầm bằng máy ảnh kỹ thuật số chuyên dụng (Canon G9) được sử dụng ở mức tối đa nhằm mục đích giảm thiểu việc thu các mẫu trùng lặp, các mẫu không thể thu được bằng lưới và đảm bảo chấp hành các quy định về cấm khai thác, đánh bắt các động thực vật biển ở vùng lõi của các khu bảo tồn. Thu mẫu định lượng: thu các số liệu định lượng về phân bố, biến động mật độ cá thể trong quần xã cá RSH bằng phương pháp lặn quan sát trực tiếp kết hợp với máy quay phim và chụp ảnh dưới nước theo English et al (1997). Tại mỗi RSH, tiến hành khảo sát 2 mặt cắt ở các đới rạn khác nhau bằng các dây mặt cắt chạy song song với đường bờ: mặt bằng rạn có độ sâu từ 2 m – 5 m, sườn dốc rạn có độ sâu > 5 m đến 12 m. Chiều dài của dây mặt cắt sử dụng cho nghiên cứu này là 100 m, độ rộng quan sát Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2,5 m mỗi bên. Như vậy, mỗi mắt cắt khảo sát sẽ quét qua một vùng rạn có diện tích 500 m2. Cách thức tiến hành: nhân lực cần cho khảo sát dưới nước là 2 thợ lặn (1 người thu các số liệu về nền đáy RSH và 1 người thu các số liệu về cá san hô). Một thợ lặn tiến hành rải dây mặt cắt, sau đó đợi khoảng 15 phút cho các nhóm cá có thời gian trở lại trạng thái bình thường và làm quen với sự xuất hiện của thợ lặn. Thợ lặn nghiên cứu về cá tiến hành công việc trước, ghi lại tất cả các loài có trên các phân đoạn mặt cắt (cứ 5 m một phân đoạn). Các số liệu cần thu gồm có: tên loài (nếu có thể), mật độ, chiều dài toàn thân ước tính (TL) và tập tính ăn, sự phân bố ở các tập đoàn san hô. Đối với các loài không phân loại được đến loài hoặc loài hiếm gặp thì tiến hành thu mẫu bằng lưới ba mành, chụp ảnh, quay phim, mô tả đặc điểm hình thái để phân loại ở phòng thí nghiệm. Thợ lặn làm công tác thu thập số liệu về san hô sẽ tiến hành công việc ngay sau khi việc khảo sát cá kết thúc nhằm tránh sự xáo động, làm ảnh hưởng đến phân bố tự nhiên của quần xã cá. Tất cả các số liệu thu được sau khảo sát được cập nhật vào máy tính dưới dạng fi le EXCEL phục vụ cho công tác xử lý số liệu. 2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm Số mẫu tiêu bản được thu thập trong quá trình khảo sát của tiểu dự án được phân tích là: 310 mẫu. Mẫu tư liệu ảnh chụp và video clip quay ngầm được phân tích là: 75,1 GB. Mẫu vật và tư liệu ảnh, video clip được phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện Tài nguyên và Môi trường biển. Công tác định loại mẫu vật (tại hiện trường và phòng thí nghiệm) dựa theo phương pháp phân loại hình thái trên các sách phân loại của: English S, Wilkinson C., V. Baker (eds) (1997), Myers R. F. (1991), Lieske E and Meyers R (1996), Randall JE, Allen GR and Steene RC (1997), Eschmeyer W. N. (1998), Allen G. R (2000). Tên đồng vật (synonym) được đối chiếu với Froese R, Pauly D (eds) (2007). Thành phần loài cá trong khu hệ được đối chiếu với danh lục cá biển Việt Nam của Orsi J.J. (1974), Nguyễn Hữu Phụng và ctv (1994, 1995, 1997, 1999), Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2006), Đỗ Văn Khương và ctv (2008), Nguyễn Văn Long (2009) và Danh mục cá biển Việt Nam công bố trong sách Nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1994). Xác định mức độ đe dọa của loài theo danh sách xác định của Sách Đỏ Việt Nam, phần Động vật, xuất bản năm 2007 và đối chiếu với “Danh sách các loài bị đe dọa” của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế IUCN, 2013 ( III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần loài Phân tích và tổng hợp tất cả các kết quả điều tra khảo sát và nghiên cứu đã có và tư liệu mẫu vật mới được cập nhật của chuyến khảo sát mùa khô năm 2011, đã thống kê được thành phần loài cá RSH khu vực các đảo nghiên cứu có 616 loài, thuộc 226 giống, 79 họ. Trong tổng số 616 loài được phát hiện, có 493 loài thuộc các họ cá san hô tiêu biểu (bảng 1). Bảng 1. Số lượng loài trong các họ cá san hô tiêu biểu STT Tên họ Tên khoa học Số loài 1 Họ cá Lịch biển Muraenidae 10 2 Họ cá Sơn đá Holocentridae 26 3 Họ cá Chìa vôi Syngnathidae 6 4 Họ cá Mú Serranidae 51 5 Họ cá Sơn Apogonidae 56 6 Họ cá Hồng Lutjanidae 9 7 Họ cá Miền Caesionidae 2 8 Họ cá Sạo Haemulidae 3 9 Họ cá Hè Lethrinidae 8 10 Họ cá Phèn Mullidae 9 11 Họ cá Bướm Chaetodontidae 48 12 Họ cá Thia Pomacentridae 81 13 Họ cá Bướm gai Pomacanthidae 6 14 Họ cá Ông chấm Cirrhitidae 7 15 Họ cá Bàng chài Labridae 63 16 Họ cá Mó Scaridae 40 17 Họ cá Lú Pinguipedidae 3 18 Họ cá Mào gà Blenniidae 6 19 Họ cá Bống biển sâu Microdesmidae 2 20 Họ cá Đuôi gai Acanthuridae 12 21 Họ cá Thù lù Zanclidae 1 22 Họ cá Dìa Siganidae 9 23 Họ cá Mù làn Scorpaenidae 12 24 Họ cá Bò Balistidae 5 25 Họ cá Bò giấy Monacanthidae 5 26 Họ cá Nóc hòm Ostraciidae 4 27 Họ cá Nóc Tetraodontidae 7 28 Họ cá Nóc nhím Diodontidae 2 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93 Trong số 79 họ, họ cá Thia Pomacentridae nhiều nhất: 81 loài, 13,15% trong tổng số loài (TSL), tiếp đến là họ cá Bàng chài Labridae: 63 loài (10,23% TSL), họ cá Sơn Apogonidae 56 loài (9,09%), họ cá Mú Serranidae 51 loài (8,28%), họ cá Bướm Chaetodontidae 48 loài (7,79%), họ cá Mó Scaridae 40 loài (6,49%), họ cá Sơn đá Holocentridae 26 loài (4,22%), họ cá Bống trắng 14 loài (2,27%), họ cá Đuôi gai Acanthuridae, Mù làn Scorpaenidae mỗi họ có 12 loài chiếm (1,95%). Các họ còn lại có số lượng loài thấp dưới 10 loài. Nhiều họ chỉ có 1 hoặc 2 loài. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy tính đa dạng sinh học cao của cá RSH biển Việt Nam. Kết quả phân tích mẫu vật đã bổ sung 16 loài cá san hô mới cho Danh mục cá rạn san hô biển Việt Nam của Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2006), Đỗ Văn Khương và ctv (2008) (bảng 2). Bảng 2. Danh sách các loài bổ sung cho Danh mục cá san hô biển Việt Nam STT Mã số mẫu vật Tên Họ Tên loài Địa điểm thu mẫu 1 NT11011 Họ cá Đạm bì (PSEUDOCHROMIDAE) Labracinus melanotaenia Nha Trang 2 PQ11003 Họ cá Hồng (LUTJANIDAE) Lutjanus malabaricus Phú Quốc 3 PQ11012 Họ cá Mập tre (HEMISCYLLIDAE) Chiloscyllium plagiosum Phú Quốc 4 PQ11013 Họ cá Mú (SERRANIDAE) Epinephelus coioides Phú Quốc 5 PQ11018 Họ cá Đục (SILLAGINIDAE) Sillago aeolus Phú Quốc 6 PQ11026 Họ cá Kìm (HEMIRAMPHIDAE) Hemirhamphus lutkei Phú Quốc 7 PQ11027 Họ cá Nhói (BELONIDAE) Tylosurus melanotus Phú Quốc 8 PQ11041 Họ cá Sơn (APOGONIDAE) Apogon kiensis Phú Quốc 9 CĐ11002 Họ cá Hàm cứng (OPISTOGNATHIDAE) Opistognathus muscatensis Côn Đảo 10 LS11022 Họ cá Lú (PINGUIPEDIDAE) Parapercis signata Lý Sơn 11 LS11023 Họ cá Mối (SYNODONTIDAE) Synodus dermatogenys Lý Sơn 12 LS11024 Họ cá Bàng chài (LABRIDAE) Halichoeres zeylonicus Lý Sơn 13 LS11032 Họ cá Bò da (BALISTIDAE) Abalistes stellatus Lý Sơn 14 LS11037 Họ cá Nhói (BELONIDAE) Platybelone platyura Lý Sơn 15 LS11038 Họ cá Bàng chài (LABRIDAE) Novaculoides macrolepidotus Lý Sơn 16 LS11039 Họ cá Bơn ngộ (BOTHIDAE) Pseudorhombus arsius Lý Sơn Một điểm đáng lưu ý là hầu hết các loài mới được phát hiện đều dựa trên mẫu vật thu được từ các đảo khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Điều này có thể liên quan tới sự khác biệt trong cấu trúc rạn san hô và điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống của cá rạn san hô nói riêng và các sinh vật biển sống kèm khác nói chung. Các loài quý hiếm đã được phát hiện thông qua kết quả phân tích mẫu vật từ các chuyến điều tra tổng thể của đề tài thực hiện năm 2011 với 9 loài cá ở các cấp độ khác nhau (bảng 3). Các cấp độ đe dọa của các loài trong bảng 3 đươc xác định theo Sách Đỏ Việt Nam, phần Động vật, xuất bản năm 2007 (Đặng Ngọc Thanh chủ biên). Bảng 3. Danh sách các loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM CẤP ĐE DỌA Chaetodontidae Họ cá Bướm 1 Parachaetodon ocellatus (Bl.) Cá bướm vằn VU A1d B2b+3c Serranidae Họ cá mú 2 Anyperodon leucogrammicus (Val.) Cá sọc trắng VU A1c, d B1+2c Pomacanthidae Họ cá Bướm gai 3 Pomacanthus imperator Cá chin hoàng đế VU A1d B2b+3c Labridae Họ cá Bàng chài 4 Bodianus axillaris (Bennett, 1831) Cá bàng chài axin VU A1d B2b+3c 5 Thalasoma lunare (Linnaeus, 1758) Cá bàng chài đầu đen VU A1d B2b+3c Aulostomidae Họ cá Mõm ống 6 Aulostomus chinensis (Linn.) Cá kèn Trung Quốc EN A1 B2b + 3c Monacanthidae Họ cá Bò giấy 7 Oxymonacanthus longirostris (Bl. & Sc.) Cá Bò xanh hoa đỏ VU A1d B2b,e Syngnathidae Họ cá Chìa vôi 8 Doryrhamphus excisus Kaup Cá Chìa vôi sọc xanh VU A1a,d B2b+3c 9 Hippocampus histrix Kaup. Cá Ngựa gai VU A1c,d C1 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trong danh sách các loài có trong Sách Đỏ chỉ có loài cá kèn Trung Quốc là ở cấp độ EN, 8 loài còn lại được xếp ở cấp độ VU theo các phân cấp khác nhau. 2. Phân bố số lượng loài, mật độ của cá rạn san hô trong các khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích vật mẫu và tư liệu thu được qua các đợt khảo sát tại các vùng biển được ghi chép kết hợp với thống kê về phân bố cho thấy số lượng loài phân bố trong các vùng biển như sau (bảng 4). Bảng 4. Phân bố số lượng loài cá rạn san hô trong các khu vực nghiên cứu Khu vực rạn san hô Số lượng họ, giống, loài ở các khu vực nghiên cứu Tỷ lệ % so với TSL đã phát hiện Họ Giống Loài Đảo Trần 60 89 130 21,1 Ba Mùn 19 38 68 11 Cô Tô 41 78 133 21,6 Cát Bà 37 58 79 12,8 Bạch Long Vỹ 15 34 58 9,42 Hòn Mê 14 21 26 4,22 Hòn Mắt 52 72 94 15,3 Hòn La 28 42 56 9,09 Cồn Cỏ 32 80 172 27,9 Hải Vân - Sơn Chà 34 78 191 31 Cù Lao Chàm 21 45 77 12,5 Lý Sơn 26 55 90 14,6 Vịnh Nha Trang 77 198 420 68,2 Nam Yết 28 73 132 21,4 Phú Quý 31 77 169 27,4 Hòn Cau 35 84 182 29,5 Côn Đảo 34 79 206 33,44 Phú Quốc 34 50 91 14,8 Thổ Chu 34 75 249 40,4 Ghi chú: TSL – Tổng số loài Những dẫn liệu ở bảng trên trên đây cho thấy, bốn vùng rạn san hô Quảng Ninh - Cát Bà, Cù Lao Chàm, Nha Trang, An Thới (Phú Quốc, Thổ Chu) và Trường Sa là các vùng phân bố tập trung của cá RSH biển Việt Nam. Các vùng biển có số loài thấp nhất là Hòn Mê và Hòn La. Về tần suất bắt gặp ở cấp độ loài, có khoảng 10 loài phân bố rất rộng, có mặt hầu như trong tất cả các vùng biển từ Quảng Ninh đến An Thới và Trường Sa như: Plectropomus leopardus, Cephalopholis boenack, Parupeneus indi- cus, Abudefduf sexfasciatus, A. vaigiensis, Halichoeres hortulanus, Chelmon rostratus, Labroides dimidiatus, Scolopsis bilineatus, Sargocentron rubrum. Ngược lại, có rất nhiều loài chỉ phân bố trong một vùng biển, không gặp ở các vùng biển khác. Kết quả quan trắc vào mùa khô năm 2011 cho thấy hiện trạng mật độ cá thể và số lượng cá thể trung bình ở một số địa điểm rạn trọng điểm như sau (bảng 5): Bảng 5. Số lượng cá thể của quần xã cá rạn san hô ở các nhóm kích thước trên các mặt cắt Địa điểm Số lượng cá thể thống kê tại hiện trường (mặt cắt ngang) Tổng cộng (cá thể/số loài)Dưới 10 cm 11 - 20 cm 21 - 30 cm > 30 cm Cù Lao Chàm 451 534 165 31 1181/18 Lý Sơn 5211 501 59 14 5785/22 Nam Yết 149 2008 11375 79 13611/33 Nha Trang 2455 1462 216 24 4157/37 Hòn Cau 2171 1649 121 0 3941/24 Phú Quý 1241 839 114 10 2204/32 Côn đảo 3869 2647 288 1 6805/32 Thổ Chu 9493 2398 1355 158 13404/34 Phú Quốc 5249 1976 92 0 7317/27 Tổng cộng 30289 14014 13785 317 58405 Tỷ lệ % 51.86% 23.99% 23.60% 0.54% Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95 Từ bảng 5 cho thấy, ở hầu hết các địa điểm khảo sát (trừ Nam Yết) nhóm cá có kích thước < 10 cm luôn chiếm ưu thế tới 51,86% số lượng cá thể có trong mặt cắt. Nhóm cá có kích thước từ 11 - 20 cm chiếm 23,99% tổng số cá thể ghi nhận được. Nhóm cá có kích thước từ 21 - 30 cm chiếm 23,6%. Trong khi nhóm cá có kích thước > 30 cm chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,54%). IV. KẾT LUẬN Các quần xã cá rạn san hô tại các điểm nghiên cứu có tính đa dạng cao về thành phần giống loài với 616 loài, thuộc 451 giống, 118 họ. thuộc 226 giống, 79 họ. Trong tổng số 616 loài được phát hiện, có 493 loài thuộc các họ cá san hô tiêu biểu. 9 loài cá quý hiếm đã được xác định có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở các cấp độ khác nhau. Đã bổ sung 16 loài mới cho Danh mục cá rạn san hô biển Việt Nam. Trong số này đã bổ sung 01 họ mới cho Danh mục cá biển Việt Nam. Có bốn vùng rạn san hô Quảng Ninh - Cát Bà, Cù Lao Chàm, Nha Trang, An Thới (Phú Quốc), Thổ Chu và Trường Sa là các vùng phân bố tập trung của cá RSH biển Việt Nam. Có 10 loài phân bố rất rộng, có mặt trong tất cả các vùng biển từ Quảng Ninh đến Phú Quốc và Trường Sa như: Plectropomus leopardus, Cephalopholis boenack, Parupeneus indicus, Abudefduf sexfasciatus, A. vaigiensis, Halichoeres hortulanus, Chelmon rostratus, Labroides dimidiatus, Scolopsis bilineatus, Sargocentron rubrum. Các khu vực rạn san hô như Nam Yết, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc (thuộc nhóm đảo xa bờ) có nguồn lợi tự nhiên vẫn còn khá phong phú với mật độ cá thể bắt gặp lớn hơn so với các vùng rạn ven bờ khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Long, 2009. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã cá rạn với một số đặc trưng và hiện trạng rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Viện Hải dương học Nha Trang, 174. 2. Gujianova E.F., 1976. Khu hệ động vật vịnh Bắc Bộ và điều kiện môi trường của nó (bản dịch tiếng Việt). Sinh vật biển và nghề cá Việt Nam. Tổng cục Thủy sản. Hà Nội. 3. Đỗ Văn Khương và ctv, 2008. Báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển, thuộc đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”. Viện Nghiên cứu hải sản, 180. 4. Nguyễn Hữu Phụng (chủ biên), Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Lê Trọng Phấn, Đỗ Thị Như Nhung, Nguyễn Văn Lục, Trần Hoài Lan, 1994 - 1999. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập I, II, III, IV, V NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Nhật Thi, 2006. Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 120. 6. Đặng Ngọc Thanh (chủ biên), Trần Kiên, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Cử, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Huy Yết, Đặng Thị Đáp, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động Vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 7. Nguyễn Nhật Thi, 1994. Khu hệ cá, Chuyên khảo biển Việt Nam, Tập IV - Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái biển. Trung tâm thông tin - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Tiếng Anh 8. Allen G.R., 2000. Marine Fishes of South East Asia. Western Australian Museum. 9. English S, Wilkinson C, V Baker (eds), 1997. Survey Manual for Tropica Marine Resources, ASEAN- Australian marine science project, Australian Institute of Marine Science, Townsville. 10. Eschmeyer W.N., 1998. Catalog of Fishes. Special publication No.1 of the Center for Biodiversity Research and Information. California Academy of Sciences. vols. 1 - 3: 1-2905. 11. Froese R. and Pauly D. (Eds.), 2007. FishBase [online] version (01/2007). Available from: www.fi shbase.org {Accessed April 2007}. 12. Lieske E and R. Meyers, 1996. Coral reef fi shes (Caribbean, Indian Ocean and Pacifi c Ocean including the Red Sea). Princeton University Presss. America. 13. Luckhurst, BE., K. Luckhurst, 1978. Analysis of the infl uence of substrate variables on coral reef fi sh communities. Mar. Biol., 49: 317-323. 14. Luckhurst, BE., K. Luckhurst, 1978. Analysis of the infl uence of substrate variables on coral reef fi sh communities. Mar. Biol., 49: 317-323.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_loai_ca_ran_san_ho_vung_bien_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan