Chứng chỉ quốc tế nào cần thiết cho các ứng viên CNTT
Chứng chỉ quốc tế nào cần thiết cho các ứng viên CNTT
Trong vô số chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT, chọn chứng chỉ nào không
phải dễ với cả người tuyển dụng và các ứng viên.
Tuyển dụng một chuyên gia quản lý mạng máy tính, phần cứng và phần
mềm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Liệu bạn có dám chắc rằng
những kỹ năng được liệt kê trong hồ sơ của ứng viên phản ánh đúng những
kinh nghiệm về công nghệ mà công việc kinh doanh của bạn cần đến?
Không tuân theo bất kỳ một quy cách nào cả, hàng trăm chứng chỉ liên quan
tới công nghệ được các tổ chức sử dụng để bán dịch vụ của họ với tên gọi là
những chữ cái viết tắt khó hiểu. Tuy thế, 68% các nhà quản lý sử dụng nhân
viên CNTT xem những chứng chỉ đó có mức độ ưu tiên trung bình hoặc cao,
theo kết quả một nghiên cứu của CompTIA, tổ hợp lớn nhất trong lĩnh vực
cấp chứng chỉ độc lập.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nội
dung của các chứng chỉ này và những kỹ năng liên quan tới công nghệ nào
được bao gồm trong đó.
Hầu hết các chương trình cấp chứng chỉ máy tính đều không có yêu cầu về
trình độ đại học và chúng có thể giúp những chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật
(support desk) hay các nhà quản trị mạng những lợi thế so sánh trong tuyển
dụng và giúp họ tăng thu nhập. Theo CompTIA, các doanh nghiệp thông
thường sẽ trả một khoản tiền thưởng 10% cho những ai mà đạt được một
trong những chứng chỉ đầu vào của công ty. Các cá nhân có chứng chỉ ở cấp
độ cao hơn có thể đòi hỏi mức cao hơn, có thể lên tới 40%.
Nhưng liệu những chứng chỉ này có xứng đáng với các khoản chi phí gia
tăng kia hay không? Cho dù đơn giá tiền lương có biên độ khá rộng nhưng chúng thường dao động ở khoảng từ 100 tới 300 USD/giờ đối với những nhà
tư vấn sở hữu những kiến thức chuyên ngành.
Dưới đây là những chứng chỉ CNTT thông dụng nhất đối với các chuyên gia
hỗ trợ kỹ thuật và những nhà quản trị mạng.
Microsoft (MCSE, MCITP, MCTS)
Rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động tốt mà không có sự giúp sức của các
thiết bị do Microsoft cung cấp và công ty này cung cấp một loạt các chương
trình đào tạo chuyên biệt cho những chuyên gia phục vụ cho các sản phẩm
của công ty. Những chứng chỉ thông dụng nhất mà Microsoft cung cấp là
MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer – kỹ sư hệ thống được chứng
nhận bởi Microsoft), MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist –
chuyên gia công nghệ được chứng nhận bởi Microsoft) và chứng chỉ ở mức
độ nhập môn tương đối là MCITP (Microsoft Certified IT Professional –
chứng chỉ nghề nghiệp được chứng nhận bởi Microsoft).
Yêu cầu của chứng chỉ MCSE là một hoặc hai năm kinh nghiệm trong việc
cài đặt, cấu hình và xử lí sự cố các hệ thống mạng và đạt điểm chuẩn của bài
test với lệ phí 875USD. Mức lương trung bình cho một nhà quản lí CNTT có
chứng chỉ MCSE là khoảng 77.000 USD/năm theo như thống kê của
Payscale.com.
MCITP yêu cầu kinh nhiệm ở vị trí liên quan tới CNTT tối thiểu 2 năm và
đạt điểm chuẩn trong 5 kỳ thi, lệ phí mỗi kì là 125 USD. Có 12 lĩnh vực liên
quan tới MCITP và mức thu nhập dành cho các chuyên gia hoặc nhà tư vấn
CNTT dao động từ khoảng 47.000 tới 70.000 USD/năm.
Chứng chỉ MCTS đòi hỏi 2 năm căn bản về công nghệ xử lí sự cố cụ thể.
Hiệp hội công nghiệp CNTT (CompTIA) là tổ chức phi lợi nhuận cung cấp
các chứng chỉ độc lập với nhà cung cấp phổ biến – là một lựa chọn tốt nếu
bạn có ý định tìm kiếm một nhà tư vấn có kinh nghiệm hỗn hợp với nhiều
thương hiệu khác nhau. Trong các lựa chọn về chứng chỉ, A+ căn bản đòi
hỏi 400 giờ kinh nghiệm thực.
Với mức độ phức tạp răng dần, kỳ thi chứng chỉ Network+ (chứng chỉ về
mạng máy tính) với lệ phí 239USD đòi hỏi thí sinh phải đạt điểm chuẩn 720
trên thang điểm 900 mới đủ điều kiện cấp bằng. Tiếp đó là bài test bảo mật
Security+ với thời gian 90 phút, lệ phí 258USD và điểm sàn là 750/900; còn
bài test dành cho chứng chỉ Linux+ cũng có yêu cầu tương tự. Những người
ở các vị trí khác nhau về CNTT mà có các chứng chỉ kể trên thông thường
có mức thu nhập vào khoảng 40.000 tới 80.000 USD một năm. Sau tháng
1/2011 tới đây, giá trị của các chứng chỉ này chỉ có thời hạn là 3 năm thay vì
vĩnh viễn như trước đây.
8 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chứng chỉ quốc tế nào cần thiết cho các ứng viên CNTT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng chỉ quốc tế
nào cần thiết cho các
ứng viên CNTT
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trong vô số chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT, chọn chứng chỉ nào không
phải dễ với cả người tuyển dụng và các ứng viên.
Tuyển dụng một chuyên gia quản lý mạng máy tính, phần cứng và phần
mềm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Liệu bạn có dám chắc rằng
những kỹ năng được liệt kê trong hồ sơ của ứng viên phản ánh đúng những
kinh nghiệm về công nghệ mà công việc kinh doanh của bạn cần đến?
Không tuân theo bất kỳ một quy cách nào cả, hàng trăm chứng chỉ liên quan
tới công nghệ được các tổ chức sử dụng để bán dịch vụ của họ với tên gọi là
những chữ cái viết tắt khó hiểu. Tuy thế, 68% các nhà quản lý sử dụng nhân
viên CNTT xem những chứng chỉ đó có mức độ ưu tiên trung bình hoặc cao,
theo kết quả một nghiên cứu của CompTIA, tổ hợp lớn nhất trong lĩnh vực
cấp chứng chỉ độc lập.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nội
dung của các chứng chỉ này và những kỹ năng liên quan tới công nghệ nào
được bao gồm trong đó.
Hầu hết các chương trình cấp chứng chỉ máy tính đều không có yêu cầu về
trình độ đại học và chúng có thể giúp những chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật
(support desk) hay các nhà quản trị mạng những lợi thế so sánh trong tuyển
dụng và giúp họ tăng thu nhập. Theo CompTIA, các doanh nghiệp thông
thường sẽ trả một khoản tiền thưởng 10% cho những ai mà đạt được một
trong những chứng chỉ đầu vào của công ty. Các cá nhân có chứng chỉ ở cấp
độ cao hơn có thể đòi hỏi mức cao hơn, có thể lên tới 40%.
Nhưng liệu những chứng chỉ này có xứng đáng với các khoản chi phí gia
tăng kia hay không? Cho dù đơn giá tiền lương có biên độ khá rộng nhưng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
chúng thường dao động ở khoảng từ 100 tới 300 USD/giờ đối với những nhà
tư vấn sở hữu những kiến thức chuyên ngành.
Dưới đây là những chứng chỉ CNTT thông dụng nhất đối với các chuyên gia
hỗ trợ kỹ thuật và những nhà quản trị mạng.
Microsoft (MCSE, MCITP, MCTS)
Rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động tốt mà không có sự giúp sức của các
thiết bị do Microsoft cung cấp và công ty này cung cấp một loạt các chương
trình đào tạo chuyên biệt cho những chuyên gia phục vụ cho các sản phẩm
của công ty. Những chứng chỉ thông dụng nhất mà Microsoft cung cấp là
MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer – kỹ sư hệ thống được chứng
nhận bởi Microsoft), MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist –
chuyên gia công nghệ được chứng nhận bởi Microsoft) và chứng chỉ ở mức
độ nhập môn tương đối là MCITP (Microsoft Certified IT Professional –
chứng chỉ nghề nghiệp được chứng nhận bởi Microsoft).
Yêu cầu của chứng chỉ MCSE là một hoặc hai năm kinh nghiệm trong việc
cài đặt, cấu hình và xử lí sự cố các hệ thống mạng và đạt điểm chuẩn của bài
test với lệ phí 875USD. Mức lương trung bình cho một nhà quản lí CNTT có
chứng chỉ MCSE là khoảng 77.000 USD/năm theo như thống kê của
Payscale.com.
MCITP yêu cầu kinh nhiệm ở vị trí liên quan tới CNTT tối thiểu 2 năm và
đạt điểm chuẩn trong 5 kỳ thi, lệ phí mỗi kì là 125 USD. Có 12 lĩnh vực liên
quan tới MCITP và mức thu nhập dành cho các chuyên gia hoặc nhà tư vấn
CNTT dao động từ khoảng 47.000 tới 70.000 USD/năm.
Chứng chỉ MCTS đòi hỏi 2 năm căn bản về công nghệ xử lí sự cố cụ thể.
CompTIA (A+, Network+, Security+, Linux+)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Hiệp hội công nghiệp CNTT (CompTIA) là tổ chức phi lợi nhuận cung cấp
các chứng chỉ độc lập với nhà cung cấp phổ biến – là một lựa chọn tốt nếu
bạn có ý định tìm kiếm một nhà tư vấn có kinh nghiệm hỗn hợp với nhiều
thương hiệu khác nhau. Trong các lựa chọn về chứng chỉ, A+ căn bản đòi
hỏi 400 giờ kinh nghiệm thực.
Với mức độ phức tạp răng dần, kỳ thi chứng chỉ Network+ (chứng chỉ về
mạng máy tính) với lệ phí 239USD đòi hỏi thí sinh phải đạt điểm chuẩn 720
trên thang điểm 900 mới đủ điều kiện cấp bằng. Tiếp đó là bài test bảo mật
Security+ với thời gian 90 phút, lệ phí 258USD và điểm sàn là 750/900; còn
bài test dành cho chứng chỉ Linux+ cũng có yêu cầu tương tự. Những người
ở các vị trí khác nhau về CNTT mà có các chứng chỉ kể trên thông thường
có mức thu nhập vào khoảng 40.000 tới 80.000 USD một năm. Sau tháng
1/2011 tới đây, giá trị của các chứng chỉ này chỉ có thời hạn là 3 năm thay vì
vĩnh viễn như trước đây.
Cisco (CCNP, CCNA, CCiE)
Trong số những chứng chỉ thông dụng nhất của ngành công nghệ, CCNA
(Cisco Certified Network Associate – chứng chỉ nghề căn bản về công nghệ
mạng) bao gồm cài đặt và quản lí những mạng máy tính có quy mô tầm
trung. Nó đòi hỏi người được cấp chứng chỉ phải vượt qua điểm sàn trong
một kỳ thi có lệ phí 250USD và giá trị của chứng chỉ này có thời hạn 3 năm.
Chứng chỉ CCNA là điều kiện tiên quyết cho những chứng chỉ hệ thống
trung cấp của Cisco như là CCNP (Cisco Certified Network Professional–
chứng chỉ chuyên nghiệp về công nghệ mạng của Cisco) với yêu cầu vượt
qua 3 bài thi mỗi bài có thời lượng 2 giờ với lệ phí 600 USD.
Cao nhất là chứng chỉ CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert – chứng
chỉ chuyên gia công nghệ mạng tương tác của Cisco) được coi là chuẩn cao
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
nhất đối với công việc liên quan tới mạng máy tính của Cisco. Chứng chỉ
này có 7 lĩnh vực liên quan với lệ phí là 1.750USD và chuẩn yêu cầu để cấp
chứng chỉ bao gồm bài thực hành 8 giờ trên lab cùng với mức điểm sàn ở bài
thi viết.
Apple (ACSP, ACTC)
Một chuyên gia kỹ thuật với các kỹ năng chuyên biệt của Microsoft có thể
không biết làm thế nào để quản lí các hệ thống trên nền Macs. Đặc biệt với
những công ty phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm của Apple hoặc sử dụng
các hệ điều hành hỗn hợp, hai chứng chỉ ACSP (Apple Certified Support
Professional – chứng chỉ hỗ trợ chuyên nghiệp chứng nhận bởi Apple) và
ACTC (Apple Certified Technical Coordinator – chứng chỉ điều phối viên
công nghệ chứng nhận bởi Apple) bao gồm các kỹ năng hỗ trợ căn bản được
kiểm tra trong bài các bài test có lệ phí thi tương ứng 200 và 400USD.
Đối với chuyên gia hỗ trợ về mạng, chứng chỉ trung cấp ACSA (Apple
Certified System Administrator – chứng chỉ quản trị mạng chứng nhận bởi
Apple) là cần thiết. ACSA được cấp sau khi ứng viên đã vượt qua 4 bài thi
với tổng lệ phí là 650 USD. Với các kỹ sư chuyên về Mac, khả năng thành
thạo Unix là một đòi hỏi bắt buộc.
Chứng chỉ bảo mật hệ thống thông tin chuyên nghiệp (CISSP)
Nếu công ty của bạn thường sử dụng những thông tin độc quyền và đòi hỏi
nhu cầu bảo mật cao, thì Chứng chỉ bảo mật hệ thống thông tin chuyên
nghiệp (CISSP) được xem là một nhu cầu cấp thiết. Những người muốn sở
hữu chứng chỉ này phải có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong các lĩnh vực
liên quan tới thiết kế và kiến trúc bảo mật, và lệ phí thi là 559 USD cùng với
một khoản phí gia hạn hàng năm.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Hiệp hội kiểm toán và quản lí các hệ thống thông tin (ISACA)
Chứng chỉ cao cấp này dành cho những nhà tư vấn bảo mật hoặc kiểm toán
thông tin có 5 năm kinh nghiệm trở lên. Bài thi lấy chứng chỉ có lệ phí tối
thiểu 415 USD. Những chuyên gia tư vấn công nghệ có chứng chỉ này
thường có mức thu nhập trung bình hàng năm khoảng 87.000 USD.
Chứng chỉ quản lí dự án chuyên nghiệp (PMP)
Chứng chỉ rất có uy tín này dành cho những người có trình độ đại học và ít
nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị dự án. Một bài thi 200 câu
hỏi với lệ phí 555 USD là yêu cầu của chứng chỉ này. Thu nhập trung bình
cho những giám đốc dự án có chứng chỉ PMP này ở vào khoảng 89.000
USD một năm.
Bạn cần chứng chỉ nào?
Nếu 90% các công cụ công nghệ mà văn phòng của bạn sử dụng được cung
cấp từ một công ty duy nhất, thì bạn nên tìm kiếm những chứng chỉ CNTT
chuyên nghiệp từ nhãn hiệu này. Nhưng khi mà ngày càng có nhiều công ty
sử dụng những công nghệ từ một nhóm các nhà cung cấp khác nhau và khi
mà ngày càng nhiều nhân viên mang những chiếc smartphone và máy tính
bảng của họ tới nơi làm việc, thì điều này trở nên ít phổ biến hơn.
“Một trong số những thách thức mà người làm CNTT phải đối mặt chính là
những thiết bị sử dụng ngón tay và cảm ứng để điều khiển”, Barry Cousins,
chuyên gia nghiên cứu của Info-Tech Research Group nhận xét. “Chẳng hạn
liệu rằng chiếc máy in HP có tương thích với driver trên chiếc máy của
Apple này hay không?”
Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi mà các chương trình cấp chứng chỉ
của các thương hiệu lớn thường được điều hành bởi bộ phận marketing của
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
các công ty đó. Một số chương trình đòi hỏi người dự thi trải qua những
hình thức kiểm tra khác nhau, như là một bài thi thực hành hoặc đòi hỏi số
năm kinh nghiệm ở lĩnh vực đó, nhưng hầu hết chỉ dừng ở một kì thi với yêu
cầu ứng viên phải tham dự một bài kiểm tra với mức điểm sàn cụ thể nào đó.
Chứng chỉ không chưa đủ
Một chứng chỉ chưa đảm bảo những kỹ năng công việc thực tế, nhưng nó
làm tăng sự tin tưởng rằng ứng viên đó là người có khả năng. Hãy xem một
kỹ thuật viên với với kỹ năng chuyên sâu về Rolodex, ứng dụng lưu trữ danh
bạ trong thế giới công nghệ thì kiến thức hiểu biết về nhiều loại hệ thống và
thương hiệu rõ ràng sẽ tốt hơn là kiến thức chuyên sâu Windows đơn thuần.
Thêm nữa, các chứng chỉ không phản ánh hết những khả năng tiềm ẩn của
ứng viên, chẳng hạn như những kĩ năng liên quan tới truyền thông xã hội.
Các kỹ năng CNTT ẩn bên ngoài phòng lab và phòng máy chủ, bao hàm
trong các bộ phận quản trị hành chính, tài chính và nhân sự. Từ đó có thể
thấy tỷ lệ nhân viên CNTT đã tăng từ 2% lực lượng lao động ở thời điểm 17
năm trước lên 15% như ngày nay, theo đánh giá của Foote Partners.
Khi mà ngày càng nhiều công ty cố gắng đạt được doanh số cao hơn với
nguồn ngân sách ít hơn, thì công ty nghiên cứu này nhận thấy, các doanh
nghiệp đó chọn ‘điện toán đám mây’ và các công nghệ khác có thể giúp cắt
giảm số nhân viên CNTT đáng kể. Như một hệ quả, thị trường lao động
CNTT hiện nay nhấn mạnh tới những kỹ năng hỗn hợp. Không chỉ ứng viên
buộc phải có hiểu biết về thiết bị, mà họ còn phải có khả năng xử lí những
vấn đề về kinh doanh một cách sáng tạo.
Đừng xem kinh nghiệm, quá trình đào tạo và các chứng chỉ của ai đó là giá
trị bề mặt, hãy hỏi xem họ đã phải làm gì để có được những chứng chỉ đó.
Bài thi thực hành trên lab là dấu hiệu bổ sung tốt bên cạnh kỳ thi viết đơn
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
thuần.
Khi xem xét các thông tin về đào tạo của một người, cho dù cấp độ cao nhất
là cử nhân hay từ một trường cao đẳng cộng động hay chứng chỉ từ một
trường dạy kinh doanh, thì hãy hỏi ứng viên về chương trình học mà họ đã
trải qua. Nếu bạn không chắc về mặt bằng cấp, thì hãy đọc kỹ các thông tin.
Hãy đưa ra một tình huống thực tế về CNTT mà bạn gặp phải gần đây và hỏi
ứng viên về cách giải quyết như thế nào. Nếu công việc tuyển dụng vượt quá
khả năng của bạn thì hãy thuê một chuyên gia tư vấn làm thay công việc
phỏng vấn giúp bạn.
“Sai lầm kinh điển mà hầu hết mọi người mắc phải là họ tìm kiếm ai đó để
giải quyết một cuộc khủng hoảng cụ thể”, theo lời của Michael Schrage, một
chuyên gia thuộc MITSloanCenter for Digital Business. “Bạn tìm kiếm ứng
viên đó để quản lí các mối quan hệ trong dài hạn. Và thời điểm tốt nhất để
làm điều đó là khi bạn không gặp bất kì một vấn đề nào cả”.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chứng chỉ quốc tế nào cần thiết cho các ứng viên CNTT.pdf