Chủ đề Phân tích giá trị học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Các yếu tố của ngũ hành không tồn tại tĩnh, bị động mà chúng là những yếu tố hoạt động (hành), liên hệ, tương tác, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, nên còn gọi là NĂM TÁC NHÂN. Các Âm dương gia đã chia sự tác động lẫn nhau của Ngũ hành thành bốn quá trình mâu thuẫn, thống nhất nhau là: TƯƠNG SINH – TƯƠNG KHẮC – TƯƠNG THỪA – TƯƠNG VŨ.

docx2 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Phân tích giá trị học thuyết Âm dương – Ngũ hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Phân tích giá trị học thuyết Âm dương – Ngũ hành Bài làm : Triết học Trung Quốc cổ trung đại được hình thành từ rất sớm và phát triển thành nhiều học phái triết học khác nhau. Do đặc điểm tự nhiên rất phức tạp và một xã hội bất ổn đã tạo nên một nền tư tưởng triết học khá đặc sắc, giải thích các hiện tượng tự nhiên và quan điểm về nhân sinh quan. Một trong những trào lưu tư tưởng triết học Trung quốc cổ trung đại là cố gắng tìm hiểu, giải thích căn nguyên và cơ cấu của vũ trụ với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, lấy chính tự nhiên để giải thích các hiện tượng của tự nhiên, đó là tư tưởng của học thuyết Âm dương - Ngũ hành 1.Tư tưởng thuyết Ngũ hành. “Ngũ hành” theo truyền thuyết đã có trong bản văn viết vào khoảng thế kỷ XX TCN. Nhưng quan niệm đầu tiên chính xác về Ngũ hành được thấy trong “Kinh thư” phần V quyển 4 với cái tên “Hồng Phạm” (nghĩa là khuôn lớn) và “Cửu Trù” (nghĩa là chín phép tắc trị nước). HỒNG PHẠM, CỬU TRÙ cho ta thấy quan niệm về vũ trụ, vạn vật, về tâm lý, về chính trị - xã hội căn cứ vào quan sát thực nghiệm của người Trung quốc thời cổ đại, đang ở trong giai đoạn nông nghiệp sơ khai. Đến thế kỷ IV TCN, các nhà triết học đã phát triển quan điểm Ngũ hành với các ý nghĩa khác nhau, nhất là việc vận dụng học thuyết ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội, làm cho thuyết Ngũ hành càng có ý nghĩa quan trọng. Thiên “Hồng phạm” viết: “Thứ nhất trong cửu trù là Ngũ hành. Tthứ nhất trong Ngũ hành là Thủy, nhì là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim và năm là Thổ. Thủy là ướt và thấm xuống, Hỏa là nóng và bốc lên, Mộc là cong và thẳng, Kim là theo và đôi, Thổ có công dụng cấy và gặt lúa. Tất cả vũ trụ vạn vật đều do năm khí ấy mà biến hóa ra”. Các Âm dương gia cũng coi sự thay đổi ngày đêm là sự thu gọn của các mùa trong năm ứng với sự luân chuyển của ngũ hành: Buổi sáng tương ứng với mùa xuân do hành mộc chủ. Buổi trưa tương ứng với mùa hạ do hành hỏa chủ. Buổi chiều ứng với mùa thu do hành kim chủ. Buổi tối ứng với mùa đông do hành thủy chủ. Ngũ hành không chỉ biểu hiện các hiện tượng tự nhiên mà còn biểu hiện chính chất, năng lực của con người cũng như các quan hệ xã hội và những biến cố lịch sử. Trong thiên “Hồng phạm”, sau phạm trù Ngũ hành, ứng với Ngũ hành là Ngũ sự viết: “Thứ nhì là ngũ sự: Mạo, ngôn, thị, thính, tư”. Dáng mạo phải kính cẩn. Ngôn là lời nói, lời nói phải thuận theo lẽ phải. Thị là nhìn, nhìn nên sáng suốt. Thính là nghe, nghe phải rõ ràng. Tư là suy nghĩ, suy nghĩ phải thấu suốt. Kính làm cho nghiêm, thuận làm cho đều, sáng suốt làm cho khôn, rõ ràng làm cho nhanh lẹ, sâu làm cho thành. Các yếu tố của ngũ hành không tồn tại tĩnh, bị động mà chúng là những yếu tố hoạt động (hành), liên hệ, tương tác, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, nên còn gọi là NĂM TÁC NHÂN. Các Âm dương gia đã chia sự tác động lẫn nhau của Ngũ hành thành bốn quá trình mâu thuẫn, thống nhất nhau là: TƯƠNG SINH – TƯƠNG KHẮC – TƯƠNG THỪA – TƯƠNG VŨ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx123_4019.docx
Tài liệu liên quan