Chủ đề: Nhận biết các chất

1- Chỉ dùng 1 hoá chất để nhạn biết cả 3 chất sau: CuO; BaCl2; Na2CO3 2- Nhận biết 4 dd sau: HCl H2SO4; NaCl; Na2SO4 ? 3- Chọn 1 thuốc thử nhận biết: Cu(OH)2; Ba(OH)2 và Na2CO3 ? 4- Nhận biết 4 dd sau: NaOH; Na2SO4; H2SO4 và HCl ? 5- *: Nhận biết: Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3 6- Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng: nước; dd HCl; dd Na2CO3; dd NaCl Không dùng hoá chất hãy nhận biết ( được dùng vật lý)

doc8 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Nhận biết các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCs Tứ Cường GV: Đoàn Văn Mạnh Chủ đề : nhận biết các chất Mùa hạ 2009 I-Kiến thức cần nhớ 1-Về kim loại: a- Na; K; Ba; Ca phản ứng với nước b- Các kim loại phản ứng với dung dịch axit ( Từ K -> Pb ) Chú ý: Ba + H2SO4 -> BaSO4 + H2 c- Kim loại không phản ứng với axit thưòng : Cu; Ag; Au,.. d- Các kim loại không tác dụng với O2 là Ag; Au,... e- Kim loại phản ứng với kiềm tạo khí là Al và Zn g- Kim loại Al; Fe không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc nguội. h- Quỳ tím trong 3 môi trường; dd Phenolphtalein trong dung dịch kiềm i- Fe bị nam châm hút ( có từ tính) 2- Về oxit: a- Oxit bazơ phản ứng với nước: Na2O; K2O; CaO; BaO -> bazơ Riêng CaO + H2O -> Ca(OH)2 ( vẩn đục ) b- Các oxit axit phản ứng với nước (không tan) : SO2; SO3;P2O5 ( rắn)-> axit c- Các oxit không phản ứng với nước: CuO; Fe2O3; Al2O3; ZnO; MgO,..SiO2 d- Các oxit bazơ phản ứng với axit: ( tất cả) e- Oxit lưỡng tính: phản ứng với axit; bazơ là Al2O3; ZnO. 3- Về bazơ: ( của Fe; Mg; Cu; ...) Màu sắc kết tủa; tính tan,... 4- Về muối: Màu sắc và tính tan của muối = CO3; = SO3; = SO4; - Cl,... 5- Học bảng tính tan: ( axit; bazơ; muối ) II_ Dạng 1: Dùng tự do hoá chất ( thuốc thử ) Cách làm chung: Bước 1: -Trích mẫu ra ống nghiệm và đánh số thứ tự ( trừ chất khí) Bước 2: - Dựa vào tính chất hoá học đặc trưng để lựa chọn thuốc thử Bước 3: - Lần lượt nhận biết từng chất (nêu rõ hiện tượng) Bước 4: -Viết PTHH minh hoạ cho các hiện tượng đó (nếu có). III- Bài tập. Bài 1: Hãy nhận biết 2 kim loại Fe và Cu đựng trong 2 lọ mất nhãn bằng 2 phương pháp ? Viết PTHH (nếu có) Bài 2 : Hãy nhận biết Al và Fe bằng phương pháp hoá học ? Bài 3: Hãy nhận biết Fe; Al và Cu bằng phương pháp hoá học ? Bài 4: Hãy nhận biết Fe; Al và Ag bằng phương pháp hoá học ? Bài 5: Hãy nhận biết Fe; Mg và Ag bằng phương pháp hoá học ? Bài 6: Nhận biết Fe; Cu và Ag bằng pp hoá học ? Bài 7: Nhận biết Fe; Mg và Al ? Bài 8: Nhận biết Fe; Mg ; Al và Cu ? * *** Bài 9: Nhận biết Na; Fe và Cu ? Bài 10: Nhận biết Na; Fe và Al ? Bài 11: Nhận biết Na; Ba; Fe ? Bài 12: Nhận biết K; Ba; Fe và Cu ? Bài 13: Nhận biết BaO; Na; Fe ? Bài 14: Nhận biết: BaO; K; Fe và Fe ? Bài 15: Nhận biết Na2O; CuO; SiO2 ? Bài 16: Nhận biết CaO; P2O5; Fe2O3 ? Bài 17: Nhận biết BaO; P2O5 và NaCl ? Bài 18: Nhận biết: CaO ; P2O5; NaCl; Fe ? Bài 19: Nhận biết: CaO ; P2O5; MgO; Na2O ? Bài 20: Nhận biết CaO; Ag; Al ? I- Kiến thức cần nhớ về nhận biết các hợp chất vô cơ ( axit; bazơ; muối) 1- Tính tan: Bazơ; muối điển hình 2- Dung dịch axit HCl ; H2SO4; HNO3; H3PO4 ( với quỳ tím) 3- Dung dịch bazơ: ... 4- Nước và dung dịch muối: NaCl; Na2SO4; ..... 5- Phản ứng nhận biết SO4; Cl; CO3; HCO3; NO3 + SO4 dùng muối tan của Ba; hoặc Ba(OH)2 + Cl dùng AgNO3 + Muối cacbonnat ,....dùng axit tạo khí CO2,..SO2 + Đun nhẹ muối HCO3; HSO3,.. 6- Phản ứng trao đổi nhận biết dung dịch muối thông qua màu sắc của kết tủa bazo của Fe; Cu; Mg 7- Phản ứng nhận biết các dung dịch bazơ với nhau (NaOH với Ba(OH)2; có thể dùng H2SO4 hoặc CO2; SO2 ) 8- Màu sắc của dung dịch muối Cu; Ag II_Bài tập Bài 1: Dùng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: NaOH; H2SO4; NaCl. Viết PTHH xảy ra (nếu có) ? ( quỳ tím) Bài 2: Dùng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ hoá chất chứa các dung dịch sau: HCl; H2SO4; NaOH; Na2SO4. Viết PTHH (nếu có). ? ( quỳ tím; dd BaCl2 hoặc Ba(OH)2) Bài 3: Dùng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: NaOH; Ba(OH)2; H2SO4; NaCl. Viết PTHH xảy ra (nếu có) ? ( Quỳ tím và Na2SO4 hoặc H2SO4) Bài 4: Dùng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: NaOH; H2SO4; NaCl.; NaNO3 Viết PTHH xảy ra (nếu có) ? ( quỳ tím; AgNO3) Bài 5: Hãy nhận biết 4 dd đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: Dùng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ hoá chất chứa các dung dịch sau: HCl; H2SO4; HNO3. và nước Viết PTHH (nếu có). ? ( Thay bằng đề bài NaCl; Na2SO4; NaNO3; HCl ; ) Bài 6: Nhận biết 4 chất bột màu trắng sau: P2O5; CaO; Na2O và CaCO3 ? Bài 7: (Bài 2 tr. 33 đã bổ sung SGK)Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ hoá chất mất nhãn là: CuSO4; AgNO3; và NaCl và H2SO4. hãy nhận biét bằng pp hoá học ( Quỳ tím; BaCl2; NaCl) Bài 8 Nhận biết; NaCl; Na2CO3 và CaCO3 ? Bài 9: Nhận biết 5 dung dịch Sau: NaOH; Ba(OH)2; HCl; H2SO4; NaCl Bài 10: Nhận biết 6 dung dịch sau: : NaOH; Ba(OH)2; HCl; H2SO4; KNO3 ; BaCl2 ? Bài 11: Nhận biết các dung dịch sau: NaOH; NaCl; FeCl3; MgCl2 ? Bài 12: Nhận biết các dung dịch sau: NaOH; NaCl; FeCl3; MgCl2; CuSO4 Bài 13: Nhận biết các dung dịch sau: NaOH; NaCl; FeCl3; MgCl2; CuSO4; H2SO4 Bài 14: Nhận biết các dung dịch sau: NaOH; NaCl; FeCl3; MgCl2; CuSO4; H2SO4 HCl ? Bài 15: Nhận biết dd NaCl; nước; dd HCl ; dd H2SO4 ? Câu 16 Hãy nhận biết các chất bột màu trắng sau: NaOH; Mg(OH)2; MgCO3 ? Câu 17: Nhận biết: NaNO3; NaCl; Na2S; Na2SO4 và Na2CO3.? Câu 18: Nhận biết 4 dung dịch sau bằng pp hoá học : NaNO3; Mg(NO3)2; FeSO4 và CuSO4 ? Câu 19: Nhận biết 3 chất bột: BaCl2; BaCO3 và BaSO4 ? I- Kiến thức cần nhớ về nhận biết các hợp chất hữu cơ 1- Về chất khí: CH4: C2H2; C2H4 kèm thêm vô cơ: CO; CO2; H2; N2; O2; Cl2; HCl; SO2 + với dung dịch brom; đốt; quỳ ẩm; dung dịch kiềm; tàn đóm ;.... 2- Về chât lỏng: benzen; dầu mỏ; este; rượu; axit,.. + Chất tan trong nước : vô hạn,... + Chất không tan trong nước + Với chất chỉ thị.( quỳ tím) + Với muối Cacbonnat 3- Với chất rắn + Tính tan (Vô cơ và hữu cơ ) + Thuỷ phân : TB; XENLULOZO; Protein; Saccazoro ? + Tráng gương: Glucozơ + Với dung dịch iôt: Tinh bột II- Bài tập Bài 1 : Có 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất nhãn là: rượu etylic; benzen và axitaxetic. Hãy nêu 2 cách nhận biết. ? Bài 2 : Nhận biết các dung dịch sau: C6H12O6; rượu etylic; axitaxetic; benzen ? Bài 3: Hãy nhận biết các chất bột Glucozơ; Saccrozo, Tinh bột và Xenlulozơ. ? Câu 4: Có các chất lỏng : rượu etylic; etylaxetat và axitaxetic. Hãy nêu 2 cách nhận biết. ? Câu 5: Có 4 lọ đựng 4 chất lỏng riêng biệt: axitaxetic; rượu etylic; dd NaOH; dd glucôzơ. Viết PTHH ? Câu 6: Nhận biết : vôi bột; đá vôi; bột gạo; bột giấy; muối ăn; bột xôđa. ? Câu 7: Bằng pp hoá học hãy nhận biết 3 chất lỏng : Benzen; Tinh bột và glucozơ Câu 8: nhận biết các dung dịch CH3COOH; C2H5OH và nước ? Câu 9 nhận biết các chất lỏng: CH3COOH; C2H5OH; Tinh bột; ben zen ? Nhận biết các chất khí * Cách làm: - Dẫn các khí đó qua thuốc thử thích hợp - Nêu hiện tượng - Viết PTHH Bài 7 Nêu cách nhận biết các khí sau: CO2 và O2 ? Bài 8: Nhận biết các khí sau: CO2; H2 và O2 ? Bài 9: Nhận biết các khí sau: CO2; Cl2 và O2 ? Bài 10: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hoá học: CH4 và C2H4 ? Bài 11: Nhận biết các khí sau: CO2; CH4 và C2H4 ? Bài 12; Nhận biết các khí sau: HCl; Cl2 và O2 ? Bài 13 : Nhận biết: CO2; SO2; C2H4 và CH4 ? ( dd nước vôi trong; dd Br2 và sục SO2 ) Bài 14 Nhận biết bằng PP hoá học 3 chất khí sau: CO2; O2 và CO. Viết PTHH. ? ( Nước vôi trong; đốt bằng O2 và lại cho sản phẩm qua nước vôi trong) Bài 15: Nhận biết: HCl; H2 và khí Cl2 (bằng PPHH) ? ( quỳ tẩm nước) à Chế biến thành bài trắc nghiệm khách quan) Dạng 2. : Dùng giới hạn thuốc thử * Cách làm chung - Trích mẫu… - Dùng ngay hoá chất đã cho làm thuốc thử à nhận ra một số chất hoặc 1 chất - Dùng hoá chất vừa tìm ra làm thuốc thử hoặc sản phẩm sinh ra từ việc nhận biết chất ban đầu để nhận biết các chất còn lại - Viết PTHH minh hoạ. * Chú ý ( Nếu nhận biết vẫn chưa xong thì có thể dùng nhiệt độ) Bài tập Câu 1 Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết 4 lọ không nhãn chứa các dung dịch sau: NaCl; NaOH; Ba(OH)2; H2SO4 ? Viết PTHH xảy ra ( nếu có) Câu 2:: Chỉ dùng thêm 1 hoá chất hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl; H2SO4; BaCl2; NaOH. Viết PTHH xảy ra (nếu có). Câu 3 :Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết 4 lọ không nhãn chứa các dung dịch sau: NaCl; NaOH; Ba(OH)2; Na2SO4 ? Viết PTHH (nếu có) Câu 4: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch sau: AgNO3; BaCl2; HCl; Na2CO3 Câu 5; Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biét 4 chất lỏng sau: : NaOH; H2SO4; NaCl; H2O Câu 6 ( bài 4 tr. 25 SGK); Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết bằng PP hoá học: NaCl; NaOH; Ba(OH)2; Na2SO4. Viết PTHH (nếu có) ( quỳ tím sau đó dùng luôn Na2SO4 làm thuốc thử ) Câu 7: Chỉ dùng nước và một hoá chất khác hãy nhận biết : rượu etylic; axitaxetic và etylaxetat đựng trong 3 lọ mất nhãn ? Câu 8 Chỉ được dùng 2 kim loại làm thuốc thử; hãy nhận biết: AgNO3; HCl; NaOH. Viết PTHH xảy ra ? Câu 9: ( NÂNG CAO) Có 5 lọ mất nhãn chỉ dùng 1 dung dịch thuốc thử hãy nhận biết: FeS; Ag2O; CuO; MnO2 và FeO Câu 10: Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết 4 dung dịch: H2SO4; HCl; BaCl2; NaOH. Viết PTHH ( nếu có) Câu 11: Nêu cách nhận biết các dung dịch MgSO4; NaOH; BaCl2; NaCl chỉ bằng dung dịch HCl ? ( Lập bảng sau đó mới dùng HCl ) Câu 12: Nhận biết các dung dịch sau chỉ bằng 1 kim loại: AgNO3; HCl; NaOH và NaNO3 ? Câu 13: Chỉ dùng thêm nhiệt độ ; hãy nhận biết: NaHCO3; Ba(HCO3)2; NaCl và HCl ? Câu 14: Chỉ dùng thêm một hoá chất ; hãy nhận biết: HCl; H2SO4; Na2SO4 ? Câu 15: Có đá vôi; xôđa; muối ăn; kalisunfat. Chỉ dùng nước và dung dịch HCl để nhận biết ? Câu 16: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết: CH4; C2H4; C2H2 ? Câu 17: Chỉ dùng 2 thuốc thử hãy nhận biết: CH4; C2H4; C2H2 ; CO2 ? Dạng 3: . không dùng thêm thuốc thử ở ngoài * Cách làm chung: - Trích thành các mẫu hoá chất ra các ống nghiệm và đánh số thứ tự - Cho các mẫu phản ứng với nhau từng đôi một ta thu được kết quả. - Lập bảng xét hiện tượng -Kết luận à tìm chất và viết PTHH ( nếu hiện tượng không trùng lặp) hoặc kết luận sơ bộ để tìm 1 số chất. Sau lấy 1 chất đã nhận ra để tìm các chất còn lại ( như dạng NB dùng giới hạn thuốc thử) * Lưu ý: + Số PTHH chỉ bằng 1 nửa hiện tượng ở trong bảng + Nếu nhận biết không ra thì dùng nhiệt độ ( với dd HCl và nước bay hơi hết) + Cần chú thích hiện tượng hoặc phản ứng xảy ra hay không như sau: - Nếu phản ứng không có hiện tượng đặc trưng thì ghi dấu + - Nếu không phản ứng thì ghi ( -) - Nếu phản ứng cho chất rắn không tan ( kết tủa) thì ghi mũi tên có chiều đi xuống và kèm màu sắc. - Nếu tạo chất khí thì mũi tên quay lên ( màu sắc) Bài tập Câu 1: Không dùng hoá chất nào hãy NB dd H2SO4; HCl; Ba(NO3)2 và K2CO3 ? Câu 2: dd HCl ; K2CO3; NaCl và Na2SO4 và Ba(NO3)2 ? Câu 3: NaCl; NaOH; CuSO4; H2SO4 và MgCl2 ? Câu 4: dd NaCl; nước ;dd HCl và Na2CO3 ? Câu 5: Không dùng hoá chất có nhận biết được không ? dd FeCl2; CuSO4; NaOH; FeCl3; Al2(SO4)3 và MgCl2 ? Nêu cách làm và viết PTHH Câu 6: FeCl2; CuSO4; NaOH; FeCl3; Al2(SO4)3; MgCl2 ( không dùng hoá chất) Câu 7: không dùng hoá chất hãy nhận biết : dd NaHCO3; CaCl2; Na2CO3 và Ca(HCO3)2 ? Câu 8: Nhận biết các dung dịch sau mà không dùng thuốc thử nào khác: CaCl2; HCl; Na2CO3, NaCl ? Câu 9: Ôn tập 1- Chỉ dùng 1 hoá chất để nhạn biết cả 3 chất sau: CuO; BaCl2; Na2CO3 2- Nhận biết 4 dd sau: HCl’ H2SO4; NaCl; Na2SO4 ? 3- Chọn 1 thuốc thử nhận biết: Cu(OH)2; Ba(OH)2 và Na2CO3 ? 4- Nhận biết 4 dd sau: NaOH; Na2SO4; H2SO4 và HCl ? 5- *: Nhận biết: Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3 6- Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng: nước; dd HCl; dd Na2CO3; dd NaCl Không dùng hoá chất hãy nhận biết ( được dùng vật lý) Loại chất Các chất cần nhận biết Thuốc thử Hiện tượng PTHH (nếu có) Chất vô cơ - Axit: HCl; H2SO4… - H2SO4 - Muối sunfat:Na2SO4;… - Muói Clorua: NaCl… - quỳ tím - BaCl2; … - AgNO3 - Na2CO3 - Hoá đỏ - kết tủa trắng - kết tủa trắng - kết tủa trắng - CO2 - PTHH - PTHH - PTHH - Bazơ: NaOH; … - quỳ tím hoặc d phel… - Hoá xanh - hoá đỏ - Muối trung tính: …. - quỳ tím - không mất màu - Muối cacbonat - Muối Cacbonat không tan - axit - nước - bọt khí CO2 - không tan PTHH - CaO; P2O5 - H2O; quỳ tím - tan ra - đổi màu (đỏ,xanh) PTHH - Các kim loại mạnh - H2O -H2 - Muối Tan của Mg; Cu; Fe….. - kiềm - kết tủa (màu) PTHH - CO2 ; SO2 - dd Ca(OH)2 - kết tủa trắng PTHH Chất hữu cơ - C2H4; ; C2H2 và nhận biết các chất có nối đôi - dd Br2 - mất màu PTHH - Ben zen; - Etylaxetat; chất béo - nước - không tan - nổi trên mặt nước - rượu etylic; axitaxetic - nước - tan vô hạn - axitaxetic - quỳ tím - = CO3 - màu đỏ nhạt - sủi bọt khí CO2 PTHH - - - tinh bột chín - iốt - màu xanh - glucôzơ - Ag2O/NH3 - kết tủa trắng PTHH Thuộc bảng tính tan Al dùng kiềm ( bọt khí xuất hiện)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu_de_nhan_biet_09_3756.doc
Tài liệu liên quan