Chủ đề: Nghị luận xã hội

- Giới thiệu đúng và hấp dẫn vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ”. - Giải thích vấn đề nghị luận chính xác, thuyết phục. - Phân tích, chứng minh,.vấn đề vấn đề nghị luận đầy đủ, phong phú, sáng tạo, thuyết phục. - Bình luận sâu sắc, thuyết phục - Tổng kết vấn đề nghị luận đúng, hấp dẫn để lại nhiều dư ba

doc7 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Mục tiêu cần đạt: Học xong chủ đề này, học sinh sẽ đạt được: 1. Kiến thức: - Hoàn thiện kiến thức về dạng bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông. - Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận xã hội: + Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. + Tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh. - Biết vận dụng tích hợp phương pháp tạo lập VB NLXH để đọc - hiểu 1 văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận xã hội. - Biết phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - Biết huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. - Biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, lối sống, về một hiện tượng trong đời sống. 3. Thái độ: - Có thái độ tích cực, đúng đắn trước các vấn đề xã hội. - Có nhận thức đúng đắn về vai trò của bài văn nghị luận xã hội trong đời sống; tuân thủ các bước trong quá trình tạo lập một văn bản nghị luận xã hội trong trường THPT. Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau: - Năng lực thu thập và xử lý thông tin, dẫn chứng. - Năng lực trình bày, suy nghĩ, quan điểm riêng về vấn đề nghị luận xh. - Năng lực tạo lập văn bản nlxh giàu thuyết phục. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về một vấn đề xã hội. II. Bảng mô tả các mức độ đánh giá Chủ đề “Nghị luận xã hội” theo định hướng năng lực: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nhận diện được kiểu văn bản nghị luận xã hội. - Xác định được đặc điểm, mục đích, yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận xã hội. - Phân biệt được các dạng bài nghị luận xã hội với các dạng bài nghị luận văn học. - Tìm được ví dụ về các dạng đề nghị luận xã hội. - Phân tích được các yêu cầu cơ bản của một đề văn NLXH. - Xây dựng được dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội. - Viết được các đoạn văn giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,... về một tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. - Vận dụng kết hợp một số phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận XH. - Tóm tắt được một văn bản nghị luận xã hội. - Biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện một bài văn nghị luận xã hội. - Viết một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. - Trình bày những quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề xã hội. Câu hỏi/Bài tập - Nhận diện đề NLXH - Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài NLXH - Viết đoạn văn NLXH - Biên tập, chỉnh sửa hoàn thiện một bài văn NLXH. - Viết một bài văn NLXH hoàn chỉnh. - Tóm tắt được bài văn NLXH (Kết hợp giao bài tập cho nhóm và bài tập cá nhân; hình thức trình bày: nói và viết, chủ yếu dạng tự luận; ở nhà và trên lớp) Chủ đề 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Văn bản: “…Cuộc sống thường ngày mang cho chúng ta những khuôn mặt thân thuộc, lương thiện, là anh em, đồng nghiệp, là bạn bè, chồng vợ… Chỉ khi có những biến cố, có những sự bất thường xảy ra, như chiếc xe bia bất ngờ bị lật ở Biên Hòa, người ta mới thấy hết được phần xấu xa của mình được bộc lộ ra sao. Đám đông "hôi bia" ở Biên Hòa không từ trên trời rơi xuống. Họ là những người sống xung quanh ta. Ta có trong một phần của họ. Cái xấu mà họ trình diện ra có thể đã tố cáo chính chúng ta. Có thể vì thế chúng ta phẫn nộ, phẫn nộ như một cách tự bào chữa, tự bảo vệ chính mình. Nhưng một bức tranh đen tối cũng có những giá trị của riêng nó. Nếu sự kiện "hôi bia" ở Biên Hòa đã lột trần một bộ mặt thật xấu xa đen tối của xã hội chúng ta thì giá trị của nó chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta về đạo đức xã hội, đạo đức của mỗi người trong chúng ta. Đạo đức xã hội không suy đồi ngay tức thì từ những biến cố lớn mà nó là sự tích lũy những thói xấu xa, những cái ác nhỏ nhoi len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm ở cuộc sống thường ngày. Hãy tưởng tượng, bạn ngồi uống cà phê sáng và thử đếm xem có bao nhiêu xe qua lại trước mặt bạn trong 1 phút? Tôi đã thử ở một con phố không lớn ở Sài Gòn, một phút có khoảng 20 xe. Hãy tưởng tượng mỗi người ngồi trên 20 chiếc xe đó nhổ một bã kẹo cao su đúng một vị trí trước cửa quán, trong một ngày 12 giờ hoạt động chúng ta sẽ có một đống bã kẹo với 14.400 cái và trong một tháng sẽ có đống rác bã kẹo khổng lồ 432.000 cái. Có thể ví đám đông "hôi bia" ở Biên Hòa là một khoảnh khắc mà nhất loạt những cái xấu nhỏ của mỗi thành viên trong đám đông đó đồng loạt bộc lộ ra như chính đống bã kẹo cao su được những người qua đường nhất loạt được nhổ đúng một vị trí. Rõ ràng từ một cái xấu nho nhỏ ta có một “đống xấu xa” khổng lồ khi nó nhất loạt được bộc lộ ra đúng không ? Vậy sao chúng ta không cảnh giác với những cái xấu nhỏ hằng ngày của mỗi chúng ta ? Nếu hiện tượng "hôi bia" ở Biên Hòa đã lột trần một bộ mặt thật xấu xa đen tối của xã hội chúng ta, thì nó nên được xem là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta vượt ra ngoài cuộc sống đèm đẹp thường ngày, để tự hỏi mình xem ta có đang dự phần nuôi dưỡng cho những cái xấu xa của xã hội từ những thói quen thường ngày hay không ? Tất cả chúng ta đều đúng, đều lương thiện, tại sao lại có những cái xấu, cái tồi tệ đó xảy ra, phải chăng nó đến từ những cái xấu nho nhỏ, cái thỏa hiệp nho nhỏ hằng ngày ? Phải chăng cái xấu, cái ác đến từ sự dung dưỡng, thỏa hiệp với những cái xấu nho nhỏ, với cái bất công nho nhỏ, cái ác nho nhỏ diễn ra hằng ngày mà chúng ta coi là bình thường, như một chiếc bã kẹo cao su nhổ bậy ngoài đường vậy? Biết phê phán rồi rút kinh nghiệm đã là tốt rồi, nhưng ngăn ngừa để cái xấu, cái ác đừng xảy ra rồi mới rút kinh nghiệm thì có phải tốt hơn không ? (Tôi thấy có mình trong đám đông 'hôi bia', Đông Kinh, Thanhnien.com.vn) Câu hỏi, Bài tập minh họa Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì ? - Từ ngữ, hình ảnh nào trong ngữ liệu giúp anh chị xác định vấn đề đó ? - Phát hiện các phương thức biểu đạt trong ngữ liệu trên? - Biểu hiện cụ thể của phương thức biểu đạt trong ngữ liệu. - Đánh giá tác dụng các phương thức biểu đạt được sử dụng trong ngữ liệu trên? - Quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào trong ngữ liệu trên? - Tóm lược các ý chính của văn bản trên. - Quan điểm của em về hiện tượng trên. - “Ta có trong một phần của họ”. Hãy viết một đoạn văn ngắn giải thích ý kiến trên. - Theo em, chúng ta phải làm gì để xã hội không tái diễn những hiện tượng tương tự? (Trình bày bằng hình thức nói hoặc viết) - Theo tác giả, những ai tham gia “hôi bia”? - Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? ĐỀ KIỂM TRA NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Thời gian: 90’ I. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Thấp Cao I. Đọc hiểu Xác định đối tượng và nội dung nghị luận. Quan điểm của tác giả được thể hiện trong ngữ liệu trên. Đánh giá tác dụng của phương thức biểu đạt trong ngữ liệu trên. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1,0 10% 1 1,0 10% 1 1,0 10% 3 3,0 30% II. Tạo lập văn bản Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 7,0 70% 1 7,0 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 1,0 10% 1 1,0 10% 1 1,0 10% 1 7,0 70% 4 10,0 100% ĐỀ KIỂM TRA Thời gian: 90 phút Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: “…Cuộc sống thường ngày mang cho chúng ta những khuôn mặt thân thuộc, lương thiện, là anh em, đồng nghiệp, là bạn bè, chồng vợ… Chỉ khi có những biến cố, có những sự bất thường xảy ra, như chiếc xe bia bất ngờ bị lật ở Biên Hòa, người ta mới thấy hết được phần xấu xa của mình được bộc lộ ra sao. Đám đông "hôi bia" ở Biên Hòa không từ trên trời rơi xuống. Họ là những người sống xung quanh ta. Ta có trong một phần của họ. Cái xấu mà họ trình diện ra có thể đã tố cáo chính chúng ta. Có thể vì thế chúng ta phẫn nộ, phẫn nộ như một cách tự bào chữa, tự bảo vệ chính mình. Nhưng một bức tranh đen tối cũng có những giá trị của riêng nó. Nếu sự kiện "hôi bia" ở Biên Hòa đã lột trần một bộ mặt thật xấu xa đen tối của xã hội chúng ta thì giá trị của nó chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta về đạo đức xã hội, đạo đức của mỗi người trong chúng ta. Đạo đức xã hội không suy đồi ngay tức thì từ những biến cố lớn mà nó là sự tích lũy những thói xấu xa, những cái ác nhỏ nhoi len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm ở cuộc sống thường ngày. Hãy tưởng tượng, bạn ngồi uống cà phê sáng và thử đếm xem có bao nhiêu xe qua lại trước mặt bạn trong 1 phút? Tôi đã thử ở một con phố không lớn ở Sài Gòn, một phút có khoảng 20 xe. Hãy tưởng tượng mỗi người ngồi trên 20 chiếc xe đó nhổ một bã kẹo cao su đúng một vị trí trước cửa quán, trong một ngày 12 giờ hoạt động chúng ta sẽ có một đống bã kẹo với 14.400 cái và trong một tháng sẽ có đống rác bã kẹo khổng lồ 432.000 cái. Có thể ví đám đông "hôi bia" ở Biên Hòa là một khoảnh khắc mà nhất loạt những cái xấu nhỏ của mỗi thành viên trong đám đông đó đồng loạt bộc lộ ra như chính đống bã kẹo cao su được những người qua đường nhất loạt được nhổ đúng một vị trí. Rõ ràng từ một cái xấu nho nhỏ ta có một “đống xấu xa” khổng lồ khi nó nhất loạt được bộc lộ ra đúng không ? Vậy sao chúng ta không cảnh giác với những cái xấu nhỏ hằng ngày của mỗi chúng ta ? Nếu hiện tượng "hôi bia" ở Biên Hòa đã lột trần một bộ mặt thật xấu xa đen tối của xã hội chúng ta, thì nó nên được xem là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta vượt ra ngoài cuộc sống đèm đẹp thường ngày, để tự hỏi mình xem ta có đang dự phần nuôi dưỡng cho những cái xấu xa của xã hội từ những thói quen thường ngày hay không ? Tất cả chúng ta đều đúng, đều lương thiện, tại sao lại có những cái xấu, cái tồi tệ đó xảy ra, phải chăng nó đến từ những cái xấu nho nhỏ, cái thỏa hiệp nho nhỏ hằng ngày ? Phải chăng cái xấu, cái ác đến từ sự dung dưỡng, thỏa hiệp với những cái xấu nho nhỏ, với cái bất công nho nhỏ, cái ác nho nhỏ diễn ra hằng ngày mà chúng ta coi là bình thường, như một chiếc bã kẹo cao su nhổ bậy ngoài đường vậy? Biết phê phán rồi rút kinh nghiệm đã là tốt rồi, nhưng ngăn ngừa để cái xấu, cái ác đừng xảy ra rồi mới rút kinh nghiệm thì có phải tốt hơn không ? (Tôi thấy có mình trong đám đông 'hôi bia', Đông Kinh, Thanhnien.com.vn) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) 1.1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? 1.2. Chỉ ra kiểu nghị luận của văn bản trên. Câu 2 (1,0 điểm) Quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào trong ngữ liệu trên? Câu 3 (1,0 điểm) Tóm lược các ý chính của văn bản trên. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Trong văn bản trên, tác giả có thể hiện suy nghĩ của mình qua câu sau: “Ta có trong một phần của họ”. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần đọc hiểu Câu 1 (1,0 điểm): Câu 1.1. Mức tối đa: Mã 1: HS trả lời được các ý sau - Hiện tượng “hôi bia” - Đối tượng, nguyên nhân, “hôi bia” - Thái độ của tác giả trước hiện tượng “hôi bia” Mức chưa tối đa: Mã 2: Chỉ nêu được một hoặc hai ý Mức không đạt: Mã 3: - Viết sai lạc nội dung - Không trả lời Câu 1.2. Mức tối đa: Mã 1: HS xác định được kiểu bài nghị luận về 1 hiện tượng đời sống Mức chưa tối đa: Mã 2: HS chỉ xác định đó là kiểu bài NLXH Mức không đạt: Mã 3: - Xác định sai kiểu bài - Không trả lời Câu 2: Mức tối đa: Mã 1: HS trả lời được một số nội dung sau - Phê phán, lên án hiện tượng trên - Khẳng định hiện tượng trên là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức - Sự cảnh tỉnh đối với bản thân tác giả và mọi người. Mức chưa tối đa: Mã 2:HS trả lời chưa đầy đủ các ý trên Mức không đạt: Mã 3: - Xác định sai quan điểm của tác giả - Không trả lời Câu 3: Mức tối đa: Mã 1: HS xác định được các ý chính sau: - Nêu hiện tượng hôi bia. - Khẳng định hiện tượng hôi bia là hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp của đạo đức xã hội - Mỗi người cần cảnh giác với những cái xấu nhỏ hằng ngày. - Từ hiện tượng hôi bia, tác giả chỉ ra nguyên nhân của sự xuống cấp đạo đức - Nêu phương hướng hành động ngăn ngừa những hiện tượng xấu trong xã hội Mức chưa tối đa: Mã 2: HS xác định chưa đầy đủ và chính xác các ý trên Mức không đạt: Mã 3: - Xác định sai lạc nội dung - Không trả lời Phần làm văn 1.Yêu cầu về kĩ năng - Biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt - Bố cục rõ ràng - Dẫn chứng đúng, đủ, tiêu biểu - Lí lẽ thuyết phục - Văn viết sáng tạo, có cảm xúc - Liên kết chặt chẽ; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 2. Yêu cầu về kiến thức HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thuyết phục và đáp ứng một số nội dung dưới đây - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ”. - Giải thích nghĩa câu nói của tác giả “Ta có trong một phần của họ” (Gợi ý: Nhìn vào những người hôi của, ta thấy bóng dáng mình trong đó bởi trong mỗi cá nhân, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, đều tồn tại một vài thói hư tật xấu,…) - Phân tích, chứng minh,..vấn đề “Ta có trong một phần của họ”. Gợi ý: + Lòng tham + Sự vô cảm + Thói a-dua,… - Bình luận. Gợi ý: + Nhận định ý kiến tác giả là hoàn toàn đúng + Những thói hư, tật xấu luôn tiềm ẩn trong mỗi con người và trong những hoàn cảnh nhất định sẽ bộc lộ + Nhắc nhở mỗi người phải thường xuyên đấu tranh với bản thân để loại bỏ thói hư tật xấu nhằm hoàn thiện nhân cách,… - Tổng kết vấn đề “Ta có trong một phần của họ”. RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI LÀM VĂN Nội dung đánh giá Mức độ cần đạt Giỏi (7,0 -6,5) Khá (6,0 - 5,0) Trung bình (4,5 -3,0 ) Yếu (2,5 - 1,0 ) Kém ( 0,5 - 0,0) Kĩ năng - Biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt - Bố cục rõ ràng - Dẫn chứng đúng, đủ, tiêu biểu - Lí lẽ thuyết phục - Văn viết sáng tạo, có cảm xúc - Liên kết chặt chẽ; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Cơ bản biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Vận dụng khá hợp lí các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt - Bố cục rõ ràng - Dẫn chứng đúng, đủ, tiêu biểu - Lí lẽ thuyết phục - Văn viết chưa thật sự có cảm xúc - Liên kết chặt chẽ; Còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Cơ bản biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Biết vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt - Bố cục tương đối rõ ràng - Có sử dụng dẫn chứng, nhưng chưa đầy đủ, chính xác - Lí lẽ chưa thuyết phục - Văn viết chưa có cảm xúc - Liên kết chưa chặt chẽ; Còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu -Chưa biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Sai lạc phương thức nghị luận - Hành văn lủng củng, rời rạc; mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Kiến thức - Giới thiệu đúng và hấp dẫn vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ”. - Giải thích vấn đề nghị luận chính xác, thuyết phục. - Phân tích, chứng minh,..vấn đề vấn đề nghị luận đầy đủ, phong phú, sáng tạo, thuyết phục. - Bình luận sâu sắc, thuyết phục - Tổng kết vấn đề nghị luận đúng, hấp dẫn để lại nhiều dư ba - Giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ” - Giải thích đúng vấn đề nghị luận - Phân tích, chứng minh,..vấn đề nghị luận tương đối đầy đủ, thuyết phục. - Bình luận tương đối đúng đắn vấn đề nghị luận - Tổng kết đúng vấn đề nghị luận Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ” - Giải thích vấn đề nghị luận chưa đầy đủ - Cơ bản phân tích, chứng minh được vấn đề nghị luận song còn sơ sài - Bình luận được vấn đề nghị luận nhưng còn sơ sài - Tổng kết đúng vấn đề - Chưa giới thiệu được vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ”. - Chưa giải thích được vấn đề nghị luận - Phân tích, chứng minh,…vấn đề nghị luận sơ sài. - Chưa bình luận được vấn đề. - Tổng kết chưa đúng vấn đề - Chưa giới thiệu được vấn đề cần nghị luận “Ta có trong một phần của họ” - Không giải thích vấn đề nghị luận - Không phân tích, chứng minh được vấn đề nghị luận - Chưa bình luận vấn đề nghị luận. - Tổng kết chưa đúng vấn đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docma_tran_de_kiem_tra_van_nghi_luan_xa_hoi_4752.doc