Chống bán phá giá

Thực tế của nhiều nước cũng chỉ ra rằng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá vừa phù hợp với hoàn cảnh từng nước vừa không trái với luật thương mại quốc tế đã khó, nhưng tổ chức bộ máy thực thi còn khó khăn hơn nhiều. Đó là do các thủ tục điều tra phá giá và thiệt hại rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế vi mô, luật quốc tế, kế toán, v.v. Trong khi Việt nam chưa có công cụ pháp lý để ngăn chặn hàng nhập khẩu bị bán phá giá và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước thì hàng xuất khẩu của ta lại càng ngày càng hay bị điều tra bán phá giá. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như vụ cá basa và cá tra xuất khẩu sang Hoa kỳ, chúng ta có thể thấy rõ nước nhập khẩu đã lạm dụng biện pháp này để ngăn cản hàng xuất khẩu của ta nhằm mục tiêu bảo hộ cho các nhà nuôi cá da trơn Hoa kỳ. Mặc dù vụ kiện chưa kết thúc và chưa có kết luận cuối cùng nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta thấy rõ hơn mặt trái của xu hướng tự do hoá thương mại hiện nay và sự lạm dụng biện pháp chống phá giá trên qui mô toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt nam cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ có kiến thức vững vàng về biện pháp chống bán phá giá và tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan tới biện pháp này. Đây vừa là tiền đề cần thiết để sử dụng tốt biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước vừa để đối phó có hiệu quả với những tình huống khi hàng xuất khẩu của Việt nam bị các nước khác điều tra áp dụng biện pháp này.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chống bán phá giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì hệ thống toà án của ta có lẽ chưa đủ điều kiện để giải quyết khiếu kiện kiểu này, còn trong trường hợp ta phải đối phó với biện pháp chống phá giá của các đối tác khác thì chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm sử dụng cơ chế kiện ra toà chống lại quyết định của các cơ quan hành chính có thẩm quyền của họ. Trên thực tế chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chúng ta có thể gây áp lực chính trị với họ. Nhưng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, v.v... của chúng ta hiện nay, chúng ta cần thấy rõ áp lực của chúng ta không đủ mạnh. Ngược lại, trong trường hợp chúng ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp này với hàng nhập khẩu thì có thể dự đoán rằng một số nước có thể dùng sức mạnh chính trị để ép chúng ta nhân nhượng họ, chẳng hạn họ có thể dùng những lá bài như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn qui chế đối xử tối huệ quốc (MFN) v.v... để đem ra mặc cả với ta. Trong việc áp dụng hay đối phó với biện pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng không thể không tính đến nhiều chi phí cần thiết. Thật vậy, nhiều khi chúng ta cần phải cử các nhóm công tác ra nước ngoài để điều tra, thu thập các thông tin cần thiết, hoặc phải tham dự các cuộc gặp với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để giải trình, cung cấp thông tin hoặc thuyết phục họ chấm dứt điều tra, chấp nhận biện pháp cam kết giá hay áp dụng mức thuế chống bán phá giá ở mức càng thấp càng tốt. Một khó khăn khác là cho tới nay và vài năm tới chúng ta chỉ có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá trong khuôn khổ các hiệp định thương mại song phương. Đặc điểm chung của các hiệp định này là không có quy định đầy đủ về giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc không có cơ chế hoặc cơ quan chức năng riêng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá một cách có hiệu quả. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá. Cuối cùng không thể không lưu ý đến thực tế là một số nước chưa công nhận nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường (KTTT). Cần phải nhìn nhận vấn đề này từ hai khía cạnh. Thứ nhất, không có những tiêu chí rõ ràng khách quan để phân biệt đâu là nền KTTT và đâu là nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc thừa nhận một nền kinh tế là nền kinh tế thị trường hay không nhiều khi phụ thuộc vào đánh giá mang tính chủ quan của từng đối tác thương mại và việc đánh giá này có thể chịu ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị. Thứ hai, chúng ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cho đến nay ta cũng chưa có đánh giá tổng kết nào về nền kinh tế của ta đang ở đâu trong quá trình này. Nếu trong quá trình điều tra bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt nam mà đối tác chưa công nhận nền kinh tế nước ta là nền KTTT thì chúng ta sẽ gặp bất lợi trong việc chứng minh chúng ta không bán phá giá hoặc bán phá giá với biên độ thấp. IV.   Đề xuất một số giải pháp khi hàng xuất khẩu của Việt nam bị nước nhập khẩu điều tra bán phá giá Như các phần trên đã trình bày, song song với tiến trình tự do hoá thương mại trên qui mô toàn cầu, biện pháp chống bán phá giá ngày càng bị lợi dụng như một hàng rào phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước. Chúng ta đã nhận thấy nguy cơ này ngày một rõ hơn và do đó cần phải hành động một cách mau lẹ để đối phó với tình hình. Trong từng vụ việc đơn lẻ thì các công việc cần phải tiến hành có thể theo trình tự chung là vận động bằng nhiều con đường để các doanh nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không nộp đơn. Khi đơn đã nộp thì cần vận động cơ quan có thẩm quyền không tiến hành điều tra với nhiều lý do như có bằng chứng hiển nhiên không có phá giá hoặc không có thiệt hại, hoặc phá giá ở mức de minimis tức là biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu, hoặc tỷ lệ nhập khẩu từ Việt nam có thể bỏ qua tức là chiếm dưới 3% tổng nhập khẩu mặt hàng đó. Khi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu vẫn tiếp tục điều tra thì ta lại tích cực vận động họ không áp dụng biện pháp tạm thời, chẳng hạn với lý do hàng nhập khẩu chưa gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp ta thấy khả năng đối tác sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá một cách chính thức là khó tránh khỏi thì cần vận động để mức thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt, chẳng hạn vận động những nhà sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu như là nguyên liệu đầu vào và người tiêu dùng cuối cùng hàng nhập khẩu gây sức ép với cơ quan thẩm quyền áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá. Nếu chúng ta kết hợp thêm vận động chính trị hoặc có những đề xuất thương mại có giá trị cao thì sẽ tác động lớn tới quá trình điều tra và ra quyết định liên quan tới chống bán phá giá của đối tác. Nguyên tắc chung thì như vậy nhưng trên thực tế vận động, thuyết phục, gây sức ép với chính phủ của nước nhập khẩu không đơn giản đặc biệt là trong bối cảnh kiến thức, kinh nghiệm của ta trong vấn đề này hầu như chưa có gì và nền kinh tế của ta chưa được nhiều đối tác chấp nhận là nền kinh tế thị trường. Việt nam cũng chưa phải là thành viên WTO để có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả của tổ chức thương mại toàn cầu này. Trong bối cảnh như vậy, trên cơ sở tổng hợp tình hình đối phó với biện pháp bán phá giá trên thế giới từ năm 1995 tới năm 2001, chúng tôi xin nêu một số giải pháp mang tính tình thế trong một hai năm tới để hạn chế phần nào thiệt hại và tránh bị sa lầy trong các tranh chấp về bán phá giá. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ chúng ta phải có hành động cụ thể để đối phó với biện pháp này trong dài hạn. Những hành động này có thể tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế xã hội. 1.         Ngắn hạn Phần trên đã trình bày các hoạt động cần triển khai để đối phó với mỗi vụ tranh chấp phá giá cụ thể. Trong giai đoạn trước mắt chúng ta cần chú trọng tới một số biện pháp tương đối đơn giản. Thứ nhất, chúng ta cần chỉ ra đơn có hợp lệ hay không dựa trên hai khái niệm là sản phẩm tương tự và ngành sản xuất trong nước. Thứ hai, trong một số tranh chấp bán phá giá chúng ta nên cân nhắc tới lợi ích vật chất hơn là theo đuổi mục tiêu “ta đúng, đối tác sai”. Nói cách khác, dù cho ta biết chắc là ta không bán phá giá một sản phẩm nào đó, nhưng nếu thấy khả năng thắng lợi trong vụ kiện không cao và tốn kém, khi đó ta nên đưa ra nhân nhượng để đỡ bị thiệt, đối tác cũng dung hoà được quyền lợi kinh tế và chính trị trong nội bộ nước họ. Biện pháp nhân nhượng được luật phá giá của WTO cho phép là cam kết giá.  Trong quá trình điều tra, nước xuất khẩu có thể tự nguyện cam kết tăng giá xuất khẩu. Nếu nước nhập khẩu chấp nhận đề xuất này thì quá trình điều tra chấm dứt trừ khi nước xuất khẩu vẫn yêu cầu tiếp tục điều tra. Cam kết tăng giá xuất khẩu là một biện pháp khá đơn giản, đỡ tốn chi phí theo đuổi tranh chấp. Một ưu điểm rõ ràng là nhà xuất khẩu được hưởng phần lớn chênh lệch giữa giá bán tại nước nhập khẩu trước và sau khi khi tăng giá xuất khẩu. Trong khi đó, nếu bị áp dụng thuế chống bán phá giá thì có thể thấy rằng giá bán tại nước nhập khẩu tăng lên nhưng nhà xuất khẩu không được lợi gì cả. Hơn nữa, sau khi bị đánh thuế chống bán phá giá, nhà xuất khẩu sẽ dần dần phải tăng giá để không bị coi là bán phá giá nữa. Trong khi chờ đợi cơ quan rà soát kiểm tra để dỡ bỏ thuế chống bán phá giá, giá hàng xuất khẩu sẽ bị tăng vọt do thuế chống bán phá giá vẫn tiếp tục đánh vào hàng hóa đã được nâng giá. Điều này dẫn đến sụ ngưng trệ xuất khẩu và ảnh hưởng lớn tới sản xuất mặt hàng đó tại nước xuất khẩu. Thực tế cho thấy đã có nhiều nước tự nguyện đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu để giải quyết tranh chấp về bán phá giá. Do không có thống kê về việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của các nước chưa phải là thành viên WTO nên ta hãy nghiên cứu tình hình trong WTO. Điều này cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích do các nước chưa phải là thành viên WTO hầu như chưa áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, thậm chí còn chưa có luật trong nước về biện pháp này. Trong khi đó thống kê của WTO tính cả biện pháp của thành viên với các nước chưa phải là thành viên. Có thể thấy rằng một số thành viên WTO coi đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu là một giải pháp chấp nhận được. Thật vậy, thống kê cho thấy từ năm 1995 đến hết 2001 các thành viên WTO đã tiến hành 1845 vụ điều tra bán phá giá, áp dụng thuế chống bán phá giá 1066 lần. Cũng trong thời gian đó các thành viên đã 992 lần áp dụng biện pháp tạm thời. Điều đó có nghĩa là khi đã bị áp dụng biện pháp tạm thời thì khả năng tiếp tục bị áp dụng thuế chống bán phá giá một cách chính thức sẽ rất cao. Để tránh bị áp dụng biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá, nhiều nước đã đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu. Không có số liệu thống kê trong những năm 1995 - 2001 các nước đã đưa ra bao nhiêu đề xuất cam kết giá, nhưng các thành viên WTO đã chấp nhận cả thảy 108 đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu của các nước bị điều tra bán phá giá. Như các phần trên đã trình bày, nếu đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu của nước xuất khẩu được nước nhập khẩu chấp nhận thì nói chung vụ điều tra sẽ chấm dứt và nước nhập khẩu sẽ không áp dụng thuế chống bán phá giá nữa. Giải quyết tranh chấp về phá giá theo cách này cũng tương tự như biện pháp hoà giải trong các vụ kiện ra toà và hai bên cùng có lợi. Tỷ lệ giữa số vụ kết thúc bằng cam kết tăng giá xuất khẩu, số vụ kết thúc với việc áp dụng thuế chống bán phá giá và tổng số vụ điều tra phá giá là 108 : 1066 : 1865 hay xấp xỉ là 1 : 10 : 17. Về tổng thể có thể thấy rằng đề xuất cam kết giá là một biện pháp đối phó chủ động của nước xuất khẩu trong các tranh chấp về bán phá giá. Tuy nhiên, không phải mọi đề xuất cam kết giá đưa ra đều được nước nhập khẩu chấp nhận. Ví dụ như tháng 7/2002 Cục Hải quan Australia đã kết thúc điều tra bán phá giá đối với mặt hàng thép cán nóng nhập khẩu từ Hàn quốc, Nam phi và Thái lan. Cuộc điều tra kết luận rằng mặt hàng thép cán nóng đã bị bán phá giá vào Australia và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép của nước này. Cục Hải quan đã đề nghị công bố trên toàn quốc về thuế chống bán phá giá mà nước này sẽ áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Hàn quốc, Nam phi và Thái lan kể từ ngày 15/04/2002. Đồng thời, Australia đã tuyên bố không chấp nhận đề xuất cam kết giá do một số nhà xuất khẩu Hàn quốc và Thái lan đưa ra. Do đó các nước cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau trước khi tự nguyện đề xuất đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu. -           Những nước nhập khẩu chấp nhận cam kết giá Trong giai đoạn nghiên cứu 11 thành viên WTO từng chấp nhận đề xuất cam kết giá là EU (46 lần), Korea (14 lần), Australia (13 lần), Hoa kỳ (10 lần), Argentina (10 lần), Canada (4 lần), Mexico (4 lần), Brazil (3 lần), Colombia (2 lần), Nicaragua (1 lần), và Ba lan (1 lần). Thứ nhất, có những nước nhập khẩu tương đối “ưa dùng” trong khi có nước khác lại không “mặn mà” với giải pháp này. Điển hình là trong giai đoạn nghiên cứu, EU chấp nhận cam kết giá 46 lần, áp dụng thuế chống bán phá giá 164 lần và tiến hành điều tra bán phá giá 242 vụ, tỷ lệ tương ứng là 1 : 3,6 : 5,3. Trong khi đó, Hoa kỳ chấp nhận cam kết giá 10 lần, áp dụng thuế chống bán phá giá 149 lần và tiến hành điều tra bán phá giá 231 vụ, tỷ lệ tương ứng là 1 : 15 : 23. Nói cách khác, nếu chúng ta dự định đề xuất cam kết tăng giá để giải quyết tranh chấp về bán phá giá thì EU dễ dàng chấp nhận hơn Hoa kỳ tới 4 lần. Năm 2001, Hoa kỳ tiến hành điều tra phá giá 77 vụ nhưng không chấp nhận bất cứ vụ cam kết giá nào. Tương phản với trường hợp của Hoa kỳ, Hàn quốc rất ưa chuộng giải quyết tranh chấp bán phá giá bằng biện pháp cam kết giá. Thật vậy, các con số của Hàn quốc là 14 : 17 : 37 hay tỷ lệ tương ứng là 1 : 1,2 : 2,6, hay nói cách khác là số vụ tranh chấp được giải quyết theo con đường chấp nhận cam kết giá gần tương đương với con đường áp dụng thuế chống bán phá giá. Thứ hai, các nước phát triển hay tiến hành điều tra phá giá nhất lại thường chỉ chấp nhận đề xuất cam kết giá với các sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn, trong giai đoạn nghiên cứu EU chỉ chấp nhận cam kết giá cho mặt hàng phi công nghiệp duy nhất là cá hồi nhập từ Na uy, Hoa kỳ cũng chỉ chấp nhận cam kết giá cho mặt hàng phi công nghiệp duy nhất là cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico. Mặt hàng dễ được chấp nhận cam kết giá hơn cả là các sản phẩm kim loại. -           Những nước xuất khẩu tự nguyện cam kết giá Cũng trong giai đoạn 1995 - 2001 tổng số nước là thành viên cũng như chưa phải là thành viên WTO tự nguyện cam kết tăng giá xuất khẩu để giải quyết tranh chấp bán phá giá và được nước điều tra chấp nhận là 39 nước (hoặc là 34 nước nếu tính EU như một thành viên). Những nước hoặc thành viên được chấp nhận đề xuất cam kết giá nhiều nhất là EU (14 lần), Ba lan (9 lần), Hoa kỳ (8 lần), Ucraina (7 lần), Brazin (6 lần), Nam phi (6 lần), Nga (6 lần) và Mexico (5 lần). Để thấy được tình hình “ưa” đưa ra đề xuất cam kết giá của một số nước khi bị điều tra chống bán phá giá, ta sẽ phân tích tỷ lệ giữa số lần các nước này được nước nhập khẩu chấp nhận cam kết giá với số lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá và số lần bị điều tra bán phá giá trong giai đoạn nghiên cứu. Theo thống kê, Ba lan là nước dẫn đầu danh sách với tỷ lệ 1: 1,8: 2,8. Tiếp theo là Mexico (1: 3: 5,2); Nam phi (1: 3,2: 6,1); Ucraina (1: 4,7: 5,7); Hoa kỳ (1: 7,1: 12,7); Brazin (1: 7,5 : 10,5); Nga (1: 8,8: 10,3); EU (1: 11,6: 22,3). Đáng lưu ý là nếu Hoa kỳ với tư cách là nước nhập khẩu ít chấp nhận cam kết giá của các nước khác thì khi là nước xuất khẩu lại hay sử dụng biện pháp này. Ngược lại, trong khi EU ít khi đưa ra đề xuất cam kết giá khi bị điều tra bán phá giá thì lại dễ chấp nhận cam kết giá của các nước khác. Thật vậy, chỉ riêng trong năm 2000, EU đã chấp nhận đề xuất cam kết giá của 25 công ty trong 5 vụ việc mới. Vụ thứ nhất là sắt và thép phi hợp kim cán mỏng nhập từ Bulgaria, Ấn Độ, Nam phi - 5 công ty. Vụ thứ hai là ống và mối nối bằng thép từ Hàn quốc, Thái lan, Cộng hoà Czech - 3 công ty. Vụ thứ ba là phân ure nhập từ Algieria - 1 công ty. Vụ thứ tư là ống và mối nối bằng thép từ Croatia, Ucraina - 4 công ty. Vụ thứ năm là thép phi hợp kim cán mỏng từ Ấn Độ, Rumani - 12 công ty. Ngoài ra, với các vụ cam kết giá vẫn đang còn hiệu lực, EU cũng chấp nhận thêm đề xuất cam kết nâng giá của 16 nhà xuất khẩu mới. Đó là 7 công ty xuất khẩu cá hồi của Na uy, 6 công ty xuất khẩu gỗ tấm của Ba lan, và 3 công ty xuất khẩu ống thép và mối nối bằng thép của Nga. Đáng lưu ý là trong giai đoạn này các nước đang đàm phán gia nhập WTO sử dụng biện pháp cam kết giá để giải quyết tranh chấp khá nhiều. Chúng tôi không có thống kê về số lần các nước này chủ động đưa ra đề xuất về cam kết tăng giá xuất khẩu để giải quyết tranh chấp bán phá giá nên không thể vẽ ra bức tranh toàn cảnh được. Nhưng dựa trên thống kê chính thức của WTO về số lần các đề xuất như vậy được nước nhập khẩu chấp nhận cũng cho thấy những nước chưa phải là thành viên WTO “ưa” sử dụng biện pháp này. Thật vậy, trong giai đoạn nghiên cứu trong tổng số 39 nước đưa ra cam kết giá và được chấp nhận thì có tới 10 nước chưa phải là thành viên WTO với số lần được chấp nhận tương ứng là 108 : 24 hay xấp xỉ tỷ lệ 4 : 1. STT Nước Cam kết giá được chấp nhận[1] Bị áp dụng thuế chống bán phá giá Bị điều tra bán phá giá[2] 1 Ucraine 7 33 39 2 Nga 6 53 62 3 Trung quốc 4 178 255 4 Đài loan 2 55 96 5 Croatia 2 3 4 6 Bulgaria 1 7 10 7 Algieria 1 1 1 8 Estonia 1 1 3 9 Latvia 1 4 4 10 Lithuana 1 2 7 Qua số liệu thống kê ở trên có thể thấy rằng xác suất để các nước chưa phải là thành viên WTO bị áp dụng thuế chống bán phá giá là rất cao một khi bị điều tra. Tiêu biểu là trường hợp của Nga và Ucraina. Trong giai đoạn nghiên cứu, hầu hết các cuộc điều tra phá giá đối với hàng xuất khẩu của hai nước này đều dẫn đến áp dụng thuế chống bán phá giá trừ khi các nước này đưa ra cam kết giá và được chấp nhận. Đây là lý do giải thích vì sao các nước chưa phải là thành viên WTO rất “ưa” dùng biện pháp cam kết giá. Việt nam cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tính từ năm 1995 đến hết năm 2001, trong số 4 vụ điều tra bán phá giá đã có kết luận thì có tới 3 vụ hàng xuất khẩu của ta bị áp dụng thuế chống bán phá giá. 2.         Dài hạn Thực tế cho thấy đối phó với các vụ tranh chấp bán phá giá rất phức tạp, nhất là khi chúng ta ở thế bị động vì hàng xuất khẩu của ta bị nước khác điều tra bán phá giá. Khi gặp tình huống đó, chúng ta phải tiến hành đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiệt hại tới mức thấp nhất, trong đó có biện pháp cam kết tăng giá xuất khẩu. Tuy nhiên, về dài hạn chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam. Chúng ta cũng cần chủ động đẩy mạnh quá trình đàm phán gia nhập WTO vì chỉ khi trở thành thành viên tổ chức thương mại toàn cầu này chúng ta mới tránh được sự phân biệt đối xử trong thương mại, bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp về bán phá giá. Hơn nữa, chỉ tới khi đó chúng ta mới có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả và khá công bằng của WTO. Chẳng hạn, từ 1995 tới 10/2000 đã có tổng cộng 186 vụ tranh chấp thương mại được giải quyết trong WTO, trong đó có 24 vụ liên quan tới bán phá giá (13%). Trong số 24 vụ tranh chấp này thì Hoa kỳ bị kiện 7 vụ, EU 2 vụ, các nước đang phát triển 7 vụ. Trong năm 2001 có 8 vụ kiện về bán phá giá thì Hoa kỳ bị kiện tới 3 vụ. Chúng ta cũng cần sớm ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Đây vừa là công cụ pháp lý bắt buộc phải có để đối phó với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam, vừa là vũ khí tốt giúp cho đàm phán với các nước khác theo kiểu “nếu anh điều tra phá giá với hàng của tôi thì tôi cũng sẽ điều tra phá giá với hàng của anh”. Nếu chúng ta muốn giải quyết có hiệu quả các tranh chấp liên quan tới bán phá giá thì chúng ta không thể không đẩy mạnh tuyên truyền về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và các luật chống bán phá giá của các đối tác thương mại khác. Hơn thế nữa, các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học về luật và thương mại của chúng ta cũng cần nhanh chóng quan tâm và đầu tư nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan tới bán phá giá. Nếu không, chúng ta sẽ không thể có các cán bộ có đủ năng lực để đối phó với biện pháp cản trở thương mại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi này. [1] Từ 30/06/1994 đến 01/07/2001 [2] Từ 01/01/1995 đến 31/12/2001 CHƯƠNG V KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ  TẠI VIỆT NAM I. Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt nam có thể bị bán phá giá trong những năm gần đây Bán phá giá là một hiện tượng kinh tế phổ biến và không bị cấm theo qui định của WTO. Theo thống kê, các mặt hàng bị bán phá giá trên thị trường quốc tế chủ yếu là hàng phi nông sản như: sắt thép, xi măng, hóa chất, hàng điện tử, hàng dệt. Việt nam chưa ban hành văn bản pháp quy về chống bán phá giá nên chưa tiến hành cuộc điều tra phá giá nào. Trên thực tế, trong 10 năm vừa qua, Việt nam đã áp dụng khá chặt chẽ các biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, đồng thời quyền kinh doanh nhập khẩu cũng chưa được tự do hóa nên hàng nhập khẩu cho dù được bán phá giá vào thị trường Việt nam cũng khó gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế như: tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương Việt nam-Hoa kỳ, cam kết với IMF/World Bank, và đàm phán gia nhập WTO sẽ dẫn đến kết quả là Việt nam dần dần thực hiện mở cửa thị trường thông qua cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Khi đó nếu hàng nhập khẩu vào Việt nam bị bán phá giá chắc sẽ gây ra nhiều thiệt hại lớn cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Vì Việt nam chưa bao giờ điều tra phá giá nên không có số liệu chính thức về hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam. Trên thực tế những mặt hàng sau đây có khả năng bị bán phá giá: 1. Xi măng Các nước trong khu vực như Thái lan, Trung quốc là những nước sản xuất xi măng rất mạnh. Sản lượng xi măng của các nước này tại một thời điểm nào đó có thể bị dư thừa so với nhu cầu trong nước do khủng hoảng kinh tế hoặc bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch sản xuất, v.v…, khi đó rất có khả năng Thái lan hoặc Trung quốc sẽ bán phá giá xi măng sang Việt nam vì Việt nam là thị trường tương đối lớn trong khu vực và có tốc độ xây dựng phát triển mạnh. Việc bán phá giá xi măng vào thị trường Việt nam  trước hết sẽ có lợi cho người tiêu dùng và ngành xây dựng. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp xi măng của ta, vốn là một ngành được bảo hộ cao, thì đây lại là một khó khăn lớn. 2. Sắt thép Ở Hoa kỳ thì sắt thép là mặt hàng nhập khẩu bị điều tra phá giá nhiều nhất (chiếm  một nửa số vụ điều tra phá giá). Từ năm 2001 trở về trước, Việt nam duy trì giấy phép nhập khẩu đối với thép xây dựng nên ta chưa quan tâm tới việc sắt thép nhập khẩu có bị bán phá giá hay không. Tuy nhiên có nhiều khả năng một số sắt thép nhập khẩu từ Nga, Hàn quốc đã bị bán phá giá vào Việt nam. Ngành thép của các nước phát triển như Hoa kỳ, EU, Nhật bản hiện nay đều đang gặp khó khăn. Khi Việt nam đã bỏ giấy phép nhập khẩu và các nước có nền công nghiệp thép mạnh như Hàn quốc, Nhật bản, các nước thuộc khối SNG bán phá giá sắt thép vào Việt nam thì thiệt hại cho ngành sắt thép trong nước sẽ rất lớn. Tuy nhiên khi đó các ngành công nghiệp sử dụng sắt thép làm nguyên vật liệu đầu vào sẽ có lợi. 3. Giấy Trong 6 tháng đầu năm 2002, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt nam đã gặp nhiều khó khăn vì có khả năng giấy nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam: giá giấy nhập khẩu là 380 USD/tấn, trong khi giá bột giấy nhập khẩu đã là 400 USD/tấn. Tuy nhiên muốn khẳng định điều này đúng hay không cần phải tiến hành điều tra vì các giá trên có thể chưa được so sánh một cách xác đáng. II.        Khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt  Nam 1.         Các qui định hiện tại của Việt nam liên quan đến thuế chống bán phá giá Việt nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và đang tiến hành xây dựng chính sách thương mại phù hợp với qui định của WTO. Song song với việc loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan, ta cần nghiên cứu để đưa vào áp dụng các biện pháp bảo hộ mới được WTO cho phép sử dụng như: thuế chống bán phá giá, tự vệ, hạn ngạch thuế quan. Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam. Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/2001 cũng qui định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. 2.         Tác động bảo hộ của việc áp dụng  thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước Áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra sự bảo hộ cao hơn đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Mức bảo hộ tăng lên bằng biên độ phá giá, hay là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu và giá xuất khẩu (GTTT - GXK).  Do đó, nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở trong nước không thể bán sản phẩm của mình ở mức giá cao hơn giá bán của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu cộng thêm các chi phí liên quan tới xuất khẩu như bảo hiểm, vận tải, môi giới, v.v… nhân với thuế nhập khẩu.  Thực tế cho thấy chỉ có các ngành sản xuất có qui mô đáng kể, có sự liên kết khá chặt chẽ, có sức mạnh chính trị nhất định mới có thể phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ để áp dụng thành công thuế chống bán phá giá. Như vậy, trong ngắn hạn, việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ góp phần duy trì sản xuất của những ngành đó, qua đó tạo ra sự ổn định chính trị, giảm thất nghiệp và sự phá sản của một số nhà sản xuất. Mặc dù áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ có lợi cho nhà sản xuất trong nước do bán được sản phẩm với giá cao hơn nhưng sẽ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu về khía cạnh kinh tế của hiện tượng bán phá giá cho rằng bán phá giá là một hiện tượng kinh tế phổ biến và bình thường, cả trong trường hợp giá bán trong nước thấp hơn giá xuất khẩu, tức là có sự phân biệt đối xử về giá, cũng như trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất, kể cả chi phí cố định. Lợi ích tăng lên đối với các nhà sản xuất trong nước không đủ bù đắp thiệt hại của người tiêu dùng, hay nói cách khác là thiệt hại chung đối với toàn xã hội. Ngoài ra, áp dụng thuế này cũng sẽ gây ra thiệt hại đối với những nhà sản xuất sử dụng sản phẩm liên quan làm nguyên liệu cho sản xuất các hàng hóa khác. Ví dụ rõ ràng là các nhà chế tạo ô tô Hoa kỳ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh với các đối thủ Châu Âu và Nhật bản do họ phải sử dụng thép với giá cao hơn khi chính phủ áp dụng thuế chống bán phá giá để tăng cường bảo hộ các nhà sản xuất thép. Thuế chống bán phá giá cũng có thể làm giảm tính cạnh tranh dài hạn. Thật vậy, thuế này chỉ được áp dụng trong một giai đoạn nhất định. Do nhiều nguyên nhân, các nhà sản xuất nước ngoài có thể hạ được chi phí sản xuất và không bán phá giá nữa. Trong trường hợp này giá xuất khẩu có thể không đổi, thậm chí ngày càng thấp đi. Nếu các nhà sản xuất trong nước không nhận thức rõ điều này mà chậm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, v.v... quá dựa dẫm vào sự bảo hộ cao hơn do áp dụng thuế này mang lại thì về dài hạn họ sẽ mất khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng hóa tương tự của nước xuất khẩu. Các doanh nghiệp được bảo hộ cần nhận thức sau một giai đoạn nào đó, thường là vài năm, hiện tượng bán phá giá có thể biến mất nhưng hàng nhập khẩu vẫn ngày càng rẻ, do đó phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh càng sớm càng tốt. 3.         Dự kiến tình hình phát triển kinh tế Việt nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá Việt nam đang xây dựng nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đang chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.  Sau hơn một thập kỷ phát triển kinh tế khá ngoạn mục, Việt nam đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 với mục tiêu tăng gấp đôi GDP sau mười năm và đến năm 2020 Việt nam sẽ là nước công nghiệp. Đường lối phát triển này của Việt nam có liên quan rất lớn tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong tương lai sẽ xuất hiện ngày càng nhiều ngành sản xuất hàng hóa lớn mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, những ngành này là những ngành non trẻ với những đặc điểm điển hình là đầu tư vào sản xuất lớn nhưng chưa thu hồi vốn, giá thành cao. Ngoài ra, là nước đi sau nên phần lớn những ngành này là những ngành sử dụng nhiều lao động. Trong những năm qua đã hình thành một số ngành sản xuất như vậy. Trong lĩnh vực công nghiệp là những ngành như dệt may, da giầy, sắt thép, xi măng, phân hóa học, v.v... Trong lĩnh vực nông nghiệp là một số ngành trồng trọt như mía đường, gạo, cà phê, cao su thiên nhiên, hạt tiêu, v.v... Trong lĩnh vực thủy sản là nuôi tôm, nuôi cá. Có thể thấy rằng những ngành sản xuất Việt nam có lợi thế so sánh cao như lúa gạo hay nuôi cá thì khả năng bị nước ngoài áp dụng thuế chống bán phá giá khá lớn. Ngược lại, những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tương đối tiên tiến như sắt thép, xi măng lại được bảo hộ rất cao bằng các công cụ thuế quan và hạn chế định lượng. Do đó, mặc dù có nhiều khả năng nước ngoài đã bán phá giá vào Việt nam một số mặt hàng, chẳng hạn sắt thép hay xi măng,  nhưng nhu cầu sử dụng công cụ thuế chống bán phá giá chưa xuất hiện. Trong những năm tới tình hình sẽ thay đổi. Một mặt, nhiều ngành sẽ xuất hiện với qui mô sản xuất hàng hóa như công nghiệp hóa dầu, điện tử, chăn nuôi lợn, chế biến sữa, chế biến nông sản, v.v... Mặt khác, do các cam kết với các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực, Việt nam sẽ dần dần phải cắt giảm và tiến tới loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng. Phần lớn những ngành này có sức cạnh tranh chưa cao nên nhu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá để tăng cường bảo hộ sẽ ngày càng lớn. Ngoài ra, đường lối lâu dài của Việt nam là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực sản xuất hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phát triển nhanh về số lượng cũng như qui mô. Điều này đặt ra vấn đề triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá như thế nào để đảm bảo được lợi ích cao nhất cho toàn xã hội. Rõ ràng là các doanh nghiệp lớn có sức mạnh chính trị đáng kể nên có nhiều cơ hội hơn trong việc vận động các cơ quan có thẩm quyền điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá cho các sản phẩm của họ. Nhưng với hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, trong nhiều trường hợp là hàng vạn hộ nông dân, thì sức mạnh chính trị của họ nhiều khi lại không cao. Do đó, cần có cơ chế thực thi thích hợp để có thể bảo hộ được nhóm các nhà sản xuất này. 4.         Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam Như đã phân tích ở trên, khi áp dụng thuế chống bán phá giá thì lợi ích chung về mặt kinh tế của toàn xã hội có thể bị giảm. Do đó, vấn đề đầu tiên đặt ra là có nên áp dụng thuế này không ngay cả khi các điều kiện cần thiết để áp dụng thuế này đã được tuân thủ. Nói cách khác, ngay cả khi đã có đủ các điều kiện để áp dụng thuế chống bán phá giá theo các qui định của Hiệp định về thuế chống bán phá giá của WTO, cơ quan chức năng vẫn cần cân nhắc mọi yếu tố liên quan để quyết định có nên áp dụng thuế này không. Ví dụ, thịt cừu của New Zealand bị bán phá giá vào Việt nam và gây thiệt hại cho một số nông dân nuôi cừu. Nhưng một mặt chính phủ thấy rằng hiệu quả của việc nuôi cừu ở Việt nam rất thấp nên cần khuyến khích những nông dân đó nuôi dê, mặt khác chính phủ đang khuyến khích phát triển du lịch, trong đó việc cung cấp thịt cừu chất lượng cao với giá thấp là một yếu tố thúc đẩy du khách vào Việt nam. Trong trường hợp đó không nhất thiết phải áp dụng thuế chống bán phá giá với thịt cừu nhập khẩu từ New Zealand. Thứ hai, hiện nay Việt nam vẫn chưa có văn bản pháp lý làm cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong bối cảnh nhiều ngành xản xuất hàng hoá đang phát triển khá nhanh, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có thể là cần thiết để bảo hộ một số nhà sản xuất nhất định. Do đó, Việt nam cần nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá dựa trên Hiệp định tương ứng của WTO. Để  có thể triển khai được công cụ này trên thực tế, văn bản pháp lý cần phải có những qui định rất cụ thể về các cơ quan thực thi, đặc biệt là các cơ quan điều tra phá giá và cơ quan đánh giá thiệt hại. Thứ ba, song song với việc ban hành văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá, Việt nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới áp dụng thuế này. Chẳng hạn, cần có kế hoạch đào tạo sớm các luật sư chuyên về thương mại quốc tế để họ có thể tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới việc áp dụng thuế này. Thật vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của WTO. Do đó có nhiều tình huống Việt nam phải đương đầu với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Nếu không có sự đào tạo các luật sư có đủ năng lực thì Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá. Thứ tư, Việt nam cũng cần củng cố và khuyến khích các nhà sản xuất thành lập các hiệp hội. Thông qua hiệp hội các nhà sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc nộp đơn yêu cầu cơ quan chức năng khởi đầu điều tra phá giá. Ngoài ra, chính các hiệp hội mới có nhiều điều kiện để cung cấp và thẩm định nhiều thông tin liên quan tới việc nhà xuất khẩu bán phá giá, giá bán trong nước, chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu, v.v... Nhà nước cần có kế hoạch phổ biến cho các hiệp hội về các vấn đề liên quan tới thuế chống bán phá giá. Cuối cùng, Việt nam cần tích cực theo dõi những diễn biễn của Vòng đàm phán Doha về “Các qui tắc mới” (New Rules), trong đó có khả năng các thành viên WTO sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiệp định về thuế chống bán phá giá. Đồng thời Việt nam cũng cần nghiên cứu về xu hướng áp dụng thuế này trên thế giới để có thể có những quyết định thích hợp với các đối tác thương mại, vừa cân bằng được lợi ích của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước, vừa không gây căng thẳng trong quan hệ thương mại, ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. III.       Kiến  nghị  về việc  áp  dụng  thuế chống bán phá giá tại  Việt nam Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực. Chính sách thương mại của Việt nam đang có những thay đổi sâu sắc theo đúng đường lối đó, cụ thể là chính sách thương mại ngày càng tự do hóa và phù hợp dần với các nguyên tắc và quy định của luật thương mại quốc tế. Về thuế quan, thuế suất với hầu hết các mặt hàng sẽ giảm dần. Đồng thời, Việt nam cũng phải cam kết ràng buộc với phần lớn biểu thuế nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt nam không thể tăng thuế suất một cách tùy tiện. Về các hàng rào phi thuế quan, Việt nam có thể duy trì các hàng rào phi thuế quan không phù hợp với thông lệ quốc tế trong vòng vài năm nữa. Nhưng chắc chắn sau đó các hàng rào này sẽ phải loại bỏ. Khi đó, chỉ có thuế quan là công cụ bảo hộ trực tiếp cho một số ngành sản xuất hàng hóa trong nước hiện nay sức cạnh tranh còn kém. Ngoài ra, Việt nam đang tham gia khá chủ động và tích cực vào các khu vực thương mại quốc tế và khu vực, kể cả các khu vực mậu dịch tự do (FTA). Việt nam đã là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái bình dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Sự tham gia các tổ chức thương mại này sẽ gắn nền kinh tế Việt nam ngày càng chặt chẽ với các nền kinh tế khác. Việt nam cũng đang cùng các nước ASEAN khác đàm phán thành lập hai khu vực thương mại tự do mới. Đó là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – CER giữa ASEAN với Australia và New Zealand và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung quốc. Song song với việc tham gia các tổ chức thương mại khu vực hoặc đàm phán để thành lập các khu vực thương mại tự do mới, Việt nam đang tích cực đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Như vậy có thể thấy rằng trong vòng năm đến mười năm nữa chính sách thương mại của Việt nam tương đối tự do và phù hợp với các chuẩn mực của luật thương mại quốc tế. Rõ ràng là từ nay trở đi các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, cả thuế quan lẫn phi thuế quan - đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu không tự động, sẽ ngày càng giảm. Việt nam cần phải áp dụng các công cụ mới vừa có tác động bảo hộ sản xuất trong nước theo hướng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng vừa phù hợp với luật thương mại quốc tế. Thuế chống bán phá giá là một công cụ như vậy. Bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường, không bị cấm theo qui định của luật thương mại quốc tế. Khi mà Việt nam phải cắt giảm các biện pháp hạn chế định lượng thì khả năng hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam sẽ càng tăng. Vì vậy, Việt nam cần phải nhanh chóng áp dụng thuế chống bán phá giá. Đây vừa là công cụ bảo hộ hợp pháp cho sản xuất trong nước, vừa đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất của nước ngoài. IV.       Giải  pháp  liên quan   tới  việc  áp dụng  thuế  chống bán phá giá tại Việt nam Như phần trên đã phân tích, trong bối cảnh Việt nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, Việt nam cần cân nhắc tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá phù hợp với các qui định liên quan của WTO. Muốn vậy, Việt nam cần nhanh chóng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá, xây dựng bộ máy thực thi có hiệu quả và đặc biệt là phải làm tốt công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp nắm rõ về biện pháp này. 1.         Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống bán phá giá *          Sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật Thuế chống bán phá giá đã được áp dụng trên thế giới cách đây gần 100 năm và ngày càng được áp dụng nhiều hơn không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Việt nam đã cân nhắc tới việc áp dụng thuế này. Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 đã cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào Việt nam. Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005 cũng qui định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. Mặc dù vậy, những qui định tại hai văn bản pháp quy này còn quá sơ sài. Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá phù hợp với qui định của WTO Việt nam cần sớm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá trên cơ sở các quy định của Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO, có tham khảo tới luật và thực tiễn áp dụng của một số thành viên WTO. Căn cứ vào thực tiễn ban hành các văn bản pháp quy ở Việt nam thì hình thức Pháp lệnh sẽ thích hợp nhất đối với văn bản pháp quy về thuế chống bán phá giá. *          Phạm vi, đối tượng điều chỉnh -           Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá bao gồm: quy định các điều kiện, thủ tục và các vấn đề liên quan để có thể đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào Việt nam. -           Đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh là hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam được bán phá giá ảnh hưởng bất lợi  đến các nhà sản xuất hàng hóa tương tự tại Việt nam. *          Nội dung -           Các qui định chung: phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh của thuế chống bán phá giá, các định nghĩa cần thiết, và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá. -           Điều tra và tính biên độ phá giá: xác định biên độ phá giá của mặt hàng nhập khẩu, quyết định tiếp tục điều tra hay ngừng lại. -           Điều tra thiệt hại: xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu bị bán phá giá; xác định mối liên hệ giữa thiệt hại và việc bán phá giá. -           Trình tự áp dụng thuế chống bán phá giá: áp dụng biện pháp tạm thời, đánh thuế chính thức, truy thu thuế, thời hạn đánh thuế, hoàn thuế. -           Tổ chức bộ máy thực hiện: +          Cơ quan làm đầu mối quản lý Nhà nước về việc chống bán phá giá: tiếp nhận đơn yêu cầu điều tra, tiến hành điều tra và ra kết luận về mức thuế chống bán phá giá. +          Cơ quan thu thuế chống bán phá giá. +          Các cơ quan phối hợp: trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. 2.         Tổ chức bộ máy thực thi thuế chống bán phá giá Trên thực tế ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá đã khó nhưng thực thi nó còn khó hơn. Các chương trước đã phân tích chi tiết về sự phức tạp của hoạt động điều tra hàng nhập khẩu bị bán phá giá theo qui định tại Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO cũng như điều tra thiệt hại đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Cần phải có bộ máy thực thi hiệu quả thì mới đạt được mục tiêu của Pháp lệnh cũng như tránh được các tranh chấp quốc tế do việc áp dụng thuế chống bán phá giá không phù hợp với Hiệp định về Chống bán phá giá. *          Mối liên quan giữa bộ máy thực thi chống bán phá giá và tự vệ Tháng 6 năm 2002 Việt nam đã ban hành Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu. Song song với xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, Việt nam cũng đang xây dựng Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nhà sản xuất trong nước với điều kiện chung là hàng nhập khẩu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Do đó cần cân nhắc tới bộ máy duy nhất thực thi cả ba biện pháp này. Trong hoàn cảnh Việt nam đang cải cách hành chính, tinh giản bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có lẽ khó có thể thành lập một cơ quan chuyên trách. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt nam cũng chưa quá lớn nên nếu lập một cơ quan chuyên trách có thể không hiệu quả. Như vậy có thể thành lập một bộ phận không chuyên trách phụ trách cả ba biện pháp. Các thành viên của bộ phận này là các cán bộ có chuyên môn sâu về thương mại quốc tế, luật quốc tế, kế toán, v.v... *          Điều tra phá giá Điều tra phá giá rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra  phá giá cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ. Đồng thời cần phải hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được bán phá giá như thế nào. *          Điều tra thiệt hại Xét về lợi ích của những ngành sử dụng hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng thì hàng nhập khẩu bị bán phá giá làm tăng lợi ích của họ. Như vậy chỉ nên áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu đó gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước. Tuy nhiên, việc đánh giá thiệt hại vừa khó về mặt kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội. Chắc chắn các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách vận động để cơ quan điều tra thiệt hại thổi phồng ít nhiều thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho họ. Trong thực tế ở Việt nam nạn tham nhũng còn khá phổ biến thì việc điều tra thiệt hại lại càng phức tạp. Nếu tách cơ quan điều tra thiệt hại độc lập với cơ quan điều tra bán phá giá thì sẽ đảm bảo khách quan hơn nhưng tổ chức lại cồng kềnh. Như vậy Việt nam nên tiếp cận theo hướng chỉ có một cơ quan chung vừa điều tra bán phá giá vừa điều tra thiệt hại. Đồng thời cần có những qui định chặt chẽ và tuyển chọn cán bộ có đạo đức tốt để đảm nhận công việc điều tra thiệt hại. *          Cơ quan thực thi Việt nam nên học tập kinh nghiệm của Thái lan liên quan tới cơ quan thực thi Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Cơ quan này có thể là một Ủy ban do Bộ trưởng Thương mại đứng đầu, các thành viên là các thứ trưởng Bộ Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải và một số chuyên gia về luật thương mại quốc tế, kế toán, kinh tế. 3.         Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan từ trung ương tới địa phương và doanh nghiệp. *          Các cơ quan quản lý nhà nước Cần nhanh chóng tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo cán bộ các bộ ngành. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những qui định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá. *          Các cơ quan nghiên cứu Các cơ quan nghiên cứu cần triển khai nghiên cứu các đề tài về chống bán phá giá và tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá. Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng phải đi tiên phong trong việc đưa ra các khuyến nghị về áp dụng thuế chống bán phá giá trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những khuyến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào, v.v... *          Các doanh nghiệp Cần tổ chức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra, v.v... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có thể bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt nam có nguy cơ bị điều tra/áp dụng thuế chống bán phá giá.  KẾT LUẬN Trong thương mại quốc tế bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường. Tuy nhiên những năm gần đây song song với thương mại toàn cầu ngày càng tự do hoá thì các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng ngày càng tăng. Đã có những ý kiến cho rằng biện pháp này đã bị lạm dụng như một hàng rào phi thuế quan để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Nhìn chung qui định của các nước về chống bán phá giá đều dựa trên Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Hiệp định này đưa ra định nghĩa cụ thể khi nào hàng nhập khẩu bị coi là bán phá giá dựa trên hai tiêu chí là giá xuất khẩu thấp hơn giá bán trong nước hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Hiệp định cũng qui định chặt chẽ về điều tra thiệt hại của ngành sản xuất hàng hoá tương tự ở trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Mỗi thành viên của WTO chỉ có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu bị bán phá giá dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước. Trong những năm qua, chính sách thương mại của Việt nam đã tiến một bước dài theo hướng tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính sách này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định của Việt nam trong những năm qua. Song song với việc tiếp tục cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá hơn nữa để có thể trở thành thành viên WTO trong vài năm tới, Việt nam cũng cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá để có cơ sở pháp lý áp dụng công cụ này như một công cụ bảo hộ mới có hiệu quả và phù hợp với luật thương mại quốc tế. Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá cần phải cân nhắc cẩn thận tới ý nghĩa kinh tế của hiện tượng bán phá giá để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong văn bản luật phải coi lợi ích toàn xã hội cao hơn lợi ích riêng của các nhà sản xuất. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khác trong lĩnh vực này thì mức thuế chống bán phá giá tốt sẽ là mức thuế cân bằng được lợi ích của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Thực tế của nhiều nước cũng chỉ ra rằng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá vừa phù hợp với hoàn cảnh từng nước vừa không trái với luật thương mại quốc tế đã khó, nhưng tổ chức bộ máy thực thi còn khó khăn hơn nhiều. Đó là do các thủ tục điều tra phá giá và thiệt hại rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế vi mô, luật quốc tế, kế toán, v.v... Trong khi Việt nam chưa có công cụ pháp lý để ngăn chặn hàng nhập khẩu bị bán phá giá và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước thì hàng xuất khẩu của ta lại càng ngày càng hay bị điều tra bán phá giá. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như vụ cá basa và cá tra xuất khẩu sang Hoa kỳ, chúng ta có thể thấy rõ nước nhập khẩu đã lạm dụng biện pháp này để ngăn cản hàng xuất khẩu của ta nhằm mục tiêu bảo hộ cho các nhà nuôi cá da trơn Hoa kỳ. Mặc dù vụ kiện chưa kết thúc và chưa có kết luận cuối cùng nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta thấy rõ hơn mặt trái của xu hướng tự do hoá thương mại hiện nay và sự lạm dụng biện pháp chống phá giá trên qui mô toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt nam cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ có kiến thức vững vàng về biện pháp chống bán phá giá và tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan tới biện pháp này. Đây vừa là tiền đề cần thiết để sử dụng tốt biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước vừa để đối phó có hiệu quả với những tình huống khi hàng xuất khẩu của Việt nam bị các nước khác điều tra áp dụng biện pháp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.      Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) 2.      Hiệp định chống bán phá giá của WTO 3.      Nghiên cứu so sánh về hệ thống chống bán phá giá của Hoa Kỳ, EU, Australia, Canada – Edwin Vermulst 4.      Hướng dẫn doanh nghiệp về các biện pháp đền bù thương mại của Hoa Kỳ - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 2001 5.      Hướng dẫn doanh nghiệp về các biện pháp đền bù thương mại của EU - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 2001 6.      Hướng dẫn doanh nghiệp về các biện pháp đền bù thương mại của Canada - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 2001 7.      Thủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá: hướng dẫn các nhà xuất khẩu, nhập khẩu - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 1997 8.      Cẩm nang thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp - Hội đồng thương mại Quốc tế Hoa kỳ, 11/1999 9.      Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới: 1987-1997 - Jorge Miranda, Raul Torres, Mario Ruiz, Tạp chí Thương mại Thế giới 32(5): 5-71, 1998 10. Những vấn đề liên quan đến chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các nước đang phát triển trong Vòng đàm phán Thiên niên kỷ: những yếu tố chủ yếu cần cải cách – Edwin Vermulst, Chương trình nghị sự và đàm phán thương mại trong tương lai, UNCTAD, 2000 11. Chống bán phá giá, Luật lệ và Thực tiễn áp dụng – John H. Jackson, Edwin A. Vermulst 12. Báo cáo của Uỷ ban Chống bán phá giá, Ban Thư ký WTO, cập nhật hàng tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChống bán phá giá.doc