Chọn 1 trường phái và chiến lược đầu tư!
Chọn 1 trường phái và chiến lược đầu tư!Thời gian qua, TTCK trải qua nhiều giai đoạn phát triển với
những xu hướng khác nhau: tăng, đi ngang, giảm đã tạo ra lợi
nhuận và cả thua lỗ cho nhà đầu tư. Có vẻ như nhà đầu tư bắt
đầu hiểu rằng, việc kiếm tiền từ TTCK cũng rất khó khăn và nhiều
rủi ro, chứ không đơn giản như họ từng nghĩ trước đây.
Đã đến lúc, nhà đầu tư nên hiểu biết sâu hơn về thị trường và có
một chiến lược đầu tư nhất định. Loạt bài viết này của nhà nghiên
cứu về tài chính, ông Lâm Minh Chánh, cộng tác viên thường xuyên của ĐTCK, sẽ góp phần giúp nhà đầu tư nắm bắt những
trường phái và chiến lược đầu tư cơ bản, từ đó có thể chọn ra
một trường phái và một chiến lược đầu tư thích hợp cho mình.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn 1 trường phái và chiến lược đầu tư!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn 1 trường phái và
chiến lược đầu tư!
Thời gian qua, TTCK trải qua nhiều giai đoạn phát triển với
những xu hướng khác nhau: tăng, đi ngang, giảm… đã tạo ra lợi
nhuận và cả thua lỗ cho nhà đầu tư. Có vẻ như nhà đầu tư bắt
đầu hiểu rằng, việc kiếm tiền từ TTCK cũng rất khó khăn và nhiều
rủi ro, chứ không đơn giản như họ từng nghĩ trước đây.
Đã đến lúc, nhà đầu tư nên hiểu biết sâu hơn về thị trường và có
một chiến lược đầu tư nhất định. Loạt bài viết này của nhà nghiên
cứu về tài chính, ông Lâm Minh Chánh, cộng tác viên thường
xuyên của ĐTCK, sẽ góp phần giúp nhà đầu tư nắm bắt những
trường phái và chiến lược đầu tư cơ bản, từ đó có thể chọn ra
một trường phái và một chiến lược đầu tư thích hợp cho mình.
Trường phái đầu tư: cách nhìn nhận thị trường khác nhau
Theo giáo sư Damodaran, tác giả hàng đầu về đầu tư và định giá
trên thế giới, để thành công, hay chính xác hơn để đạt kết quả
đầu tư vượt trội so với những nhà đầu tư trung bình khác, nhà
đầu tư phải xác định cho mình một quan điểm đầu tư nhất định.
Trường phái hay quan điểm đầu tư (investment philosophy) là
cách suy nghĩ nhất quán và có hệ thống về thị trường, về nguồn
gốc của thị giá, về hành vi của các nhà đầu tư, về mọi vấn đề liên
quan đến thị trường, và quan trọng nhất là những kiểu "lỗi" của
thị trường. Mỗi quan điểm đầu tư sẽ nhìn thấy những kiểu "lỗi"
khác nhau và khai thác những lỗi này để tạo ra lợi nhuận.
Cùng trên một thị trường nhưng nhà đầu tư với phương thức hay
quan điểm đầu tư khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau và vì thế
sẽ hành động hoàn toàn khác nhau tại cùng một thời điểm. Ví dụ,
trong quý IV này, rất nhiều nhà đầu tư đang mua vào cổ phiếu với
số lượng lớn vì tin rằng, thị giá đang ở xu hướng đi lên. Thế
nhưng, cũng có rất nhiều nhà đầu tư đang bán ra với số lượng
cũng khá lớn vì họ tin rằng, thị giá đã đạt đến ngưỡng cao của
nó. Cũng có nhà đầu tư không mua hay bán gì cả vì họ cho rằng,
thị giá đang bắt đầu vượt giá trị nội tại của chúng.
Tại sao phải có một quan điểm đầu tư nhất định?
Nếu thiếu một quan điểm đầu tư nhất quán, nhà đầu tư dễ bị ở
trong tình thế luôn luôn thay đổi chiến lược đầu tư để tìm kiếm
một chiến lược đầu tư tốt nhất. Vừa mới áp dụng chiến lược này
nhưng chưa thấy thành công thì lại có khuynh hướng bỏ qua để
áp dụng chiến lược đầu tư khác. Khi làm như vậy, nhà đầu tư sẽ
rơi vào một trong 3 trường hợp. Trường hợp xấu nhất, họ thường
xuyên không thành công với những sự thay đổi. Trong số những
chiến lược mà họ "thử" và "sai" có thể có chiến lược thích hợp
với người khác, nhưng không thích hợp với họ, hoặc có những
chiến lược cần có thời gian cần thiết để sinh lợi. Việc vội vã thay
đổi chiến lược đầu tư, đôi khi sẽ cuốn một nhà đầu tư không may
mắn vào chuỗi thua lỗ nối tiếp nhau. Trường hợp khả quan hơn,
nhà đầu tư có thể thắng nhiều hơn thua. Tuy thế, kết quả đầu tư
của họ chắc chắn không cao bằng nhà đầu tư với một chiến lược
đầu tư cố định, vì việc liên tục thay đổi chiến lược dẫn đến sự
thay đổi danh mục, làm tăng chi phí giao dịch, tăng khoản thuế
phải nộp (Việt Nam sẽ áp dụng thuế trong tương lai gần)… sẽ
làm giảm hiệu quả đầu tư. Trường hợp khả quan nhất, nhà đầu
tư luôn thắng khi áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau, mặc
dù họ cũng không biết rõ tại sao họ thắng. Nhưng đó chỉ là may
mắn tạm thời, nếu kéo dài "cuộc chơi", chắc chắn họ cũng sẽ rơi
vào 1 trong 2 trường hợp trên.
Nói một cách khác, việc không có một quan điểm đầu tư, một sự
suy nghĩ logic và nhất quán về thị trường, vì thế phải thay đổi từ
chiến lược đầu tư này sang chiến lược đầu tư khác, nhà đầu tư
đã phó thác việc đầu tư của mình cho sự may rủi, thử và sai.
Trong khi đó, với một hay hai phương thức đầu tư nhất quán, với
sự tin tưởng cao và nhất quán vào quan điểm, nhận định của
mình, nhà đầu tư có thể tự nắm lấy "vận hội" của chính mình.
Các phương thức đầu tư cơ bản
Thứ nhất, phương thức đầu tư giá trị (value investing philosophy):
phương thức đầu tư này cho rằng, thị trường không hoàn toàn
hiệu quả, và vì thế thị giá của cổ phiếu đôi khi sẽ không thể hiện
đúng giá trị nội tại của nó. Nhà đầu tư theo phương thức đầu tư
giá trị sẽ mua những cổ phiếu undervalued, tức là những cổ
phiếu có giá trị nội tại cao hơn thị giá, hoặc có chỉ số P/E thấp
hơn so với những cổ phiếu tương tự. Nhà đầu tư áp dụng
phương thức đầu tư giá trị thường áp dụng một trong những
chiến lược đầu tư sau: chiến lược đầu tư giá trị nội tại (intrinsic
value investing); chiến lược đầu tư giá trị tương quan (relative
value investing); chiến lược đầu tư giá trị - đối nghịch (contrarian
value investing); chiến lược đầu tư giá trị của nhà đầu tư chủ
động (activist value investing).
Thứ hai, phương thức đầu tư tăng trưởng (growth investing
philosophy): quan điểm đầu tư tăng trưởng cũng tương tự như
quan điểm đầu tư giá trị, tức là đầu tư những cổ phiếu có giá trị
nội tại cao hơn thị giá. Điều khác nhau là phương thức đầu tư
tăng trưởng, thay vì chọn những cổ phiếu có P/E thấp, lại tập
trung vào cổ phiếu có P/E cao hơn so với những cổ phiếu tương
tự, với kỳ vọng rằng, tốc độ tăng trưởng mạnh của cổ phiếu sẽ
giúp đưa giá trị nội tại, tức là giá trị hiện tại của các dòng tiền thu
được trong tương lai, cao hơn giá mua cổ phiếu lúc này. Một số
chiến lược trong phương thức đầu tư này là: chiến lược đầu tư
tăng trưởng thụ động (passive growth investing); chiến lược đầu
tư tăng trưởng - công ty vốn hoá nhỏ (Small Cap Investing); chiến
lược đầu tư tăng trưởng của nhà đầu tư chủ động (activist growth
investing).
Thứ ba, đầu tư trường phái kỹ thuật (technical analysis investing
philosophy): quan điểm đầu tư này cho rằng, hoặc là giá trị nội tại
không tồn tại, hoặc nếu tồn tại thì phải bằng với thị giá và thị giá
sẽ diễn tả tâm lý của con người, và vì thế có khả năng lặp lại.
Các nhà đầu tư theo phương thức này dùng một trong những
chiến lược sau để dự đoán thị giá và ra quyết định đầu tư: chiến
lược phân tích kỹ thuật (technical analysis and charting); chiến
lược dùng sóng Elliot - số Fibonacci (Elliot wave and Fibonacci
series); chiến lược đi theo xu hướng (trend following).
Thứ tư, phương thức đầu tư theo thông tin (information investing
philosophy): những nhà đầu tư theo phương thức này cũng
không quan tâm đến giá trị nội tại mà chỉ quan tâm đến thị giá. Họ
ra quyết định đầu tư dựa vào những thông tin quan trọng, những
thông tin có thể làm thay đổi thị giá, với 2 chiến lược là: chiến
lược đầu tư thông tin - thông tin phản ứng chậm (slow learning
market); chiến lược đầu tư thông tin - phản ứng thái quá
(overreacting market).
Thứ năm, phương thức đầu tư cơ lợi (arbitrage investing
philosophy): đây là quan điểm đầu tư không rủi ro, tức là cùng lúc
sẽ mua vào và bán ra cùng một cổ phiếu hay cổ phiếu tương tự.
Ví dụ, nhờ vào việc thiếu thông tin của cổ phiếu dạng OTC, cùng
một lúc nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua cổ phiếu A với giá 40 và
đặt lệnh bán cổ phiếu đó với giá 41 và kiếm được lợi nhuận, tuy
nhỏ nhưng không rủi ro.
Thứ sáu, phương thức đầu tư theo chỉ số (index investing
philosophy): phương thức này cho rằng, thị trường là hiệu quả,
và vì thế không nên chọn những cổ phiếu "tốt" hơn thị trường.
Cách đầu tư hiệu quả nhất là chọn một danh mục đầu tư có cổ
phiếu thể hiện được chỉ số của thị trường. Danh mục đầu tư sẽ
lên xuống tương tự như chỉ số index.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chon_1_truong_phai_va_chien_luoc_dau_tu_5932.pdf