Đạo thứ nhất là đạo quân chủ lực do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy, gồm bộ binh, tượng binh
và kỵ binh, theo đường chính đánh thẳng vào đồn luỹ phía Nam Thăng Long. Trong đạo quân này, Đại Tư
mã Ngô Văn Sở làm tiên phong, Hám hổ hầu đốc chiến hậu quân.
Đạo thứ hai do Đô đốc Long (Đặng Tiến Đông) chỉ huy, có nhiệm vụ qua Chương Đức ra Nhân Mục
(ngoại thành Hà Nội) đánh thẳng vào đồn Khương Thượng rồi qua cửa Tây Nam tiến vào Thăng Long.
Đạo thứ ba do Đại Đô đốc Bảo chỉ huy, có nhiệm vụ hỗ trợ, bao vây truy kích, tiêu diệt tàn quân
địch tháo chạy khỏi các đồn bị đạo thứ nhất tiêu diệt.
Đạo thứ tư do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy, có nhiệm vụ vượt biển chiếm giữ Hải Dương,
chặn đánh và tiêu diệt quân Thanh rút chạy ở mặt Đông.
Đạo thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy, có nhiệm vụ vượt biển tiến vào sông Lục Đầu chặn đánh tiêu
diệt tàn quân địch ở vùng phượng Nhãn, Yên Thế, lạng Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang).
38 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - Chương II: Phong trào nông dân Tây sơn (1771 - 1789), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùnh đàng Ngoài.
Ở đàng Ngoài, năm 1782, Trịnh Sâm chết, Trịnh Khải làm cuộc đảo chính gây ra nạn kiêu binh.
Trịnh Khải tuy được lập làm chúa nhưng tỏ ra bất lực trong việc triều chính. Lực lượng “kiêu binh”
Thanh, Nghệ lộng hành, yêu sách Nhà nước phong chức tước, cấp thưởng tiền bạc và kéo nhau đi cướp
bóc phố phường, thôn xóm ở kinh kỳ. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng khủng hoảng nghiêm
trọng.
Ở Phú Xuân, Hoàng Ngũ Phúc lâm trọng bệnh và chết trên đường về Thăng Long, Phạm Ngô Cầu
được cử thay thế làm trấn thủ Thuận Hoá. Tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn chia làm hai đường. Đường
thuỷ do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy vượt biển tiến vào Thuận An, uy hiếp kinh thành Phú Xuân. Đường
bộ do Nguyễn Huệ và Võ Văn Nhậm chỉ huy vượt đèo Hải Vân tiến đánh Phú Xuân. Quân Tây Sơn từ
hai mặt lần lượt chiếm được các dinh đồn ở phía Nam sông Gianh. Nguyễn Huệ còn dùng kế li gián làm
chia rẽ nội bộ các tướng Trịnh ở Phú Xuân. Quân Tây Sơn bao vây và nhanh chóng hạ thành Phú Xuân.
Các tướng Trịnh là Hoàng Đình Thể, Hoàng Nghĩa Quyền, Vũ Tá Liên, đều chết trận. Trấn thủ Phú
Xuân là Tạo quận công Phạm Ngô Cầu đầu hàng.
Thừa thắng quân Tây Sơn vượt sông Gianh chiếm được đèo Ngang. Nguyễn Huệ để Nguyễn Lữ ở
lại giữ Thuận Hoá, sai người về Quy Nhơn báo với Nguyễn Nhạc, còn tự mình cùng các tướng khác tiến
ra Bắc Hà theo hai đường thuỷ bộ. Nguyễn Huệ nêu cao danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để tranh thủ sự
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 49 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
ủng hộ của nhân dân đàng Ngoài. Đạo quân thuỷ gồm 400 thuyền chiến do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy
vượt biển tiến ra trước. Không gặp một trở ngại nào trên đường tiến quân, ngày 11 tháng 7 năm 1786 thì
tiến vào sông Vị Hoàng (Nam Định). Đạo quân bộ do đích thân Nguyễn Huệ chỉ huy lần lượt chiếm được
Nghệ An, Thanh Hoá và hội quân với Nguyễn Hữu Chỉnh ở Vị Hoàng.
Vào giữa tháng 7 năm 1786, quân Tây Sơn bắt đầu tấn công vào khu vực ngoại vi Thăng Long. Ở
phố Hiến (Hưng Yên), quân Tây Sơn đã đánh bại cha con Hoàng Phùng Cơ và tiến lên uy hiếp Thăng
Long. Các tướng Trịnh như Trịnh Tự Quyền, Đinh Tích Nhưỡng, Đỗ Thế Dân và cả chúa Trịnh Khải chỉ
huy “kiêu binh” chống đỡ cũng đều thất bại. Trịnh Khải trốn chạy đến làng Hạ Lôi (Yên Lãng, Vĩnh
Phúc) thì bị một viên quan địa phương bắt mang nộp cho quân Tây Sơn. Ngày 21 tháng 7 năm 1786 (26
tháng 6 năm Bính Ngọ), Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Thăng Long, lật đổ chính quyền của chúa Trịnh.
Như vậy là chỉ trong khoảng 1 tháng, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại toàn bộ
quân Trịnh, lật đổ chính quyền thống trị của họ Trịnh xây dựng trên 200 năm. Giữ đúng chủ trương “phù
Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ trao quyền cho vua Lê. Vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ tước Uy
quốc công, gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, nhường cho Tây Sơn đất Nghệ An để thưởng công.
Nguyễn Nhạc nhận được tin báo vội mang quân ra Thăng Long, triệu hồi Nguyễn Huệ vào Nam và
phong cho ông là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân, Nguyễn Lữ là Đông Định Vương đóng ở Gia Định.
Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn. Sự phân chia quyền lực trong nội
bộ anh em Tây Sơn là nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn trong phong trào nông dân.
Ở đàng Ngoài, nền chính trị rối loạn, vua Lê Chiêu Thống kế vị Lê Hiển Tông tỏ ra bất lực trong
việc chống chọi với các thế lực họ Trịnh do Trịnh Bồng, Trịnh Lệ đứng đầu đang cố sức khôi phục cơ đồ.
Nguyễn Hữu Chỉnh bị Nguyễn Huệ bỏ rơi lại Bắc Hà đã xây dựng được lực lượng tiến về Thăng Long
phò tá Lê Chiêu Thống đánh bại các thế lực của họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh cho quân đốt phủ chúa và
âm mưu xây dựng thế lực tương tự để chống lại Tây Sơn. Sau đó, Nguyễn Hữu Chỉnh cho người vào Quy
Nhơn đòi lại vùng đất Nghệ An.
Cuối năm 1787, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở mang quân ra trị tội Nguyễn Hữu
Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bị thất bại cùng với Lê Chiêu Thống, chạy đến Yên Thế (Bắc Giang) thì bị
bắt và bị giết. Lê Chiêu Thống trốn thoát rồi vượt biên giới chạy sang đất Quảng Tây (Trung Quốc). Võ
Văn Nhậm tự mình thu xếp mọi việc, lập Lê Duy Cẩn làm Giám quốc bù nhìn và có ý đồ chống đối
Nguyễn Huệ.
Nhận được tin báo của Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về sự lộng quyền của Võ Văn Nhậm, tháng 5
năm 1788, Nguyễn Huệ vội vã ra Bắc hà bắt và giết chết Võ Văn Nhậm, cử Ngô Văn Sở lên thay. Trong
thời gian này, Nguyễn Huệ đã tổ chức “cầu hiền”. Nhiều sỹ phu tiến bộ Bắc Hà đã theo về với quân Tây
Sơn như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Thiếp, Họ được giao
quyền hành chức vụ và trở thành những quân sư trong quá trình xây dựng chính quyền phong kiến Tây
Sơn.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 50 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Như vậy, sau hơn 15 năm khởi nghĩa, đánh Nam dẹp Bắc (1771 - 1788), quân Tây Sơn đã ngày càng
lớn mạnh, lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê và làm chủ
hoàn toàn đất nước. Triều đại Tây Sơn được thiết lập đã vững vàng, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ dân tộc.
6. Kháng chiến chống Thanh thắng lơi
a. Tình hình Trung Quốc
Nhà Mãn Thanh lúc này đang ở vào giai đoạn cường thịnh. Nhà Thanh đã tiến hành xâm lược các
vùng xung quanh như Ngoại Mông, Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng...Vua Thanh Càn Long đã mở rộng
phạm vi thống trị của mình trên một lãnh thổ rộng tới 9 triệu km2 và đang có âm mưu bành trướng xâm
lược xuống phía Nam. Nhà Thanh đã từng phát quân xâm lược Mianma.
Sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt, Lê Chiêu Thống trốn chạy lên trấn Kinh Bắc, nương nhờ vào
những đám quân “cần vương” của bọn cựu thần nhà Lê. Nhưng quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy đã
đánh tan những đám quân yếu ớt ấy. Lê Chiêu Thống phải chạy vào Sơn Nam, Thanh Hoá rồi lại trở ra
Kinh Bắc. Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống và bọn quan lại của mình sau khi chạy trốn sang
Quảng Tây đã cầu cứu vua Thanh Càn Long nhằm khôi phục lại quyền lợi của dòng họ. Tổng đốc Lưỡng
Quảng là Tôn Sĩ Nghị liền dâng biểu lên vua Càn Long trình bày rõ tình hình rối loạn ở nước ta và đề
nghị nên lợi dụng danh nghĩa giúp nhà Lê diệt Tây Sơn để xâm chiếm lấy nước ta.
Nhận thấy đây là cơ hội thôn tính nước ta, vua Càn Long điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu giao cho tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy chuẩn bị
tiến đánh nước ta. Vua Càn Long còn dự định cử một đạo thuỷ quân vượt biển vào Thuận Hoá để tạo ra
hai gọng kìm tiêu diệt quân Tây Sơn. Trước khi tiến quân, Càn Long đã vạch rõ phương hướng chiến lược
nhằm triệt để lợi dụng mâu thuẫn ở Đại Việt để chiếm nước ta một cách ít tốn kém nhất.
b. Tình hình nước ta
Sau khi ổn định lại tình hình Bắc Hà, Nguyễn Huệ kéo quân về Phú Xuân và đánh nhau với
Nguyễn Nhạc. Kết quả hai bên đi đến việc hoà hoãn và phân chia phạm vi cai trị. Từ Bến Ván (Bắc
Quảng Ngãi) trở ra Bắc là địa bàn cai trị của Nguyễn Huệ.
Ở Bắc Hà, Ngô Văn Sở và các tướng lĩnh Tây Sơn bàn kế hoạch chặn đánh quân Thanh, nội bộ chia
ra làm hai phái. Một phái đứng đầu là đô đốc Phan Văn Lân chủ trương mang quân chặn địch ở biên giới.
Phái khác đứng đầu là Ngô Thì Nhậm chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng và thiết lập phòng tuyến
Tam Điệp – Biện Sơn chờ viện binh của Nguyễn Huệ.
Tháng 11/1788, quân Thanh chia làm 4 đạo ồ ạt tiến vào nước ta.
Đạo thứ nhất do Tôn Sĩ Nghị và Đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy theo đường Lạng Sơn tiến vào
Thăng Long.
Đạo thứ hai do Tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống chỉ huy theo đường Cao Bằng tiến xuống Thăng
Long.
Đạo thứ 3 do Đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy theo đường Tuyên Quang tiến xuống đóng ở Sơn Tây.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 51 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Đạo thứ 4 do Đề đốc Thượng Duy Thăng chỉ huy theo đường Quảng Ninh tiến vào đóng ở Hải
Dương.
Trước lực lượng lớn của quân giặc, tướng Tây Sơn phòng thủ vùng biên giới là Nguyễn Văn Diễm
và Phan Khải Đức không chống cự nổi. Tướng Tây Sơn đóng ở Lạng Sơn là Phan Khải Đức hèn nhát đầu
hàng quân giặc. Nguyễn Văn Diễm rút quân về Kinh Bắc phòng giữ rồi cáo cấp về Thăng Long.
Quân Thanh kéo vào đến sông Cầu bị Đô đốc Phan Văn Lân chặn đánh nhưng do tương quan lực
lượng chênh lệch nên quân Thanh đã vượt qua phòng tuyến sông Cầu tiến đánh Thăng Long. Ngô Văn
Sở một mặt sai người đưa thư của Giám quốc Lê Duy Cẩn cho Tôn Sĩ Nghị xin hoãn binh, mặt khác lệnh
cho tất cả binh lính Tây Sơn rút về Thăng Long và cùng đại quân Tây Sơn bí mật rút về phòng tuyến
Tam Điệp – Biện Sơn (giáp gianh Ninh Bình và Thanh Hoá).Nguyễn Văn Tuyết được lệnh phi ngựa về
Phú Xuân cáo cấp với Nguyễn Huệ.
Ngày 17 tháng 12 năm1788, đại quân của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng thành Thăng Long. Bè
lũ Lê Chiêu Thống kéo nhau đi nghênh tiếp quân giặc ngoại xâm. Quân Thanh mặc sức cướp bóc, nhũng
nhiễu nhân dân ta. Lê Chiêu Thống tuy được nhà Thanh phong cho làm An Nam Quốc vương nhưng phải
dùng niên hiệu vua Càn Long và ngày ngày phải ra vào chầu chực để Tôn Sĩ Nghị sai bảo. Trong khi đó
thì bọn vua tôi nhà Lê chỉ còn biết trả thù, báo oán rất ti tiện, vơ vét, cướp bóc của nhân dân để làm giàu
và nuôi sống hàng vạn quân Thanh. Nhân dân Bắc hà phải chịu đựng những ngày tháng cơ cực. Bọâ mặt
bán nước của vua tôi Lê Chiêu Thống ngày càng lộ rõ.
Tôn Sĩ Nghị đã ra lệnh xây dựng một hệ thống phòng thủ kiên cố xung quanh Thăng Long và cho
quân nghỉ ngơi ăn tết. Đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long (cạnh cầu Long Biên ngày
nay), Sầm Nghi Đống đóng ở Khương Thượng (Đống Đa - Hà Nội), Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây, Hứa
Thế Hanh và Thượng Duy Thăng đóng ở Ngọc Hồi. Ngoài ra Tôn Sĩ Nghị còn xây dựng nhiều đồn luỹ
bảo vệ xung quanh như Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Văn Điển, Gián Khẩu, Yên Quyết, Nam Đồng,
Nhân Mục, ...
Nhận được tin cấp báo, ngày 22 tháng 12 năm 1788 (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân), Nguyễn
Huệ sai người lập đàn ở phía Nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là
Quang Trung rồi lập tức xuất quân.
Ngày 26/12/1788 (ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân), Quang Trung ra đến Nghệ An. Tại Vĩnh
Doanh, vua Quang Trung công bố bài hịch cứu nước và tuyển thêm binh lính. Trước cảnh đất nước bị
ngoại xâm dày xéo, nhân dân Nghệ An đã nhiệt liệt ủng hộ Quang Trung. Chỉ trong mấy ngày, hàng vạn
thanh niên trai tráng địa phương đã nô nức kéo về tòng quân đánh giặc cứu nước. Vua Quang Trung tổ
chức một cuộc duyệt binh lớn ở trấn doanh Nghệ An, tự mình cưỡi voi ra kêu gọi binh sĩ:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ
trụ, đất nào vua ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người
phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen
cướp nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không ai chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng
đi.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 52 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần
Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ. Các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận
lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các
thời ấy, Bắc Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, ta
không đến nỗi khổ như thời nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi hại, được mất ấy đều là chuyện cũ rành rành
của các triều đại trước. Nay người Thanh lại mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện, không biết trông
gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải mang quân ra đánh đuổi chúng.
Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên
công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc,
không tha một ai, chớ bảo ta là không nói trước ”1
Nguyễn Huệ cũng cho mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến để hỏi ý kiến. Nguyễn Thiếp cho
rằng: “Nếu đánh gấp thì không ngoài 10 ngày sẽ phá tan được”. Sau đó, vua Quang Trung kéo quân ra
Thanh Hoá, duyệt binh ở lăng Thọ Hạc và làm lễ thệ sư. Vua Quang Trung đã đọc vang lời hịch đánh
giặc:
... Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Ngày 15/01/1789 (ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân), vua Quang Trung hội quân cùng các tướng
Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm và tỏ ý khen ngợi kế hoạch rút lui, bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm.
Ông cùng với các tướng lĩnh hoạch định kế sách đánh giặc. Vua Quang Trung cho quân ăn tết trước và
hẹn đến ngày mùng 7 tháng giêng sẽ ăn tết tại thành Thăng Long.
Theo kế hoạch, quân Tây Sơn sẽ chia làm 5 đạo.
Đạo thứ nhất là đạo quân chủ lực do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy, gồm bộ binh, tượng binh
và kỵ binh, theo đường chính đánh thẳng vào đồn luỹ phía Nam Thăng Long. Trong đạo quân này, Đại Tư
mã Ngô Văn Sở làm tiên phong, Hám hổ hầu đốc chiến hậu quân.
Đạo thứ hai do Đô đốc Long (Đặng Tiến Đông) chỉ huy, có nhiệm vụ qua Chương Đức ra Nhân Mục
(ngoại thành Hà Nội) đánh thẳng vào đồn Khương Thượng rồi qua cửa Tây Nam tiến vào Thăng Long.
Đạo thứ ba do Đại Đô đốc Bảo chỉ huy, có nhiệm vụ hỗ trợ, bao vây truy kích, tiêu diệt tàn quân
địch tháo chạy khỏi các đồn bị đạo thứ nhất tiêu diệt.
Đạo thứ tư do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy, có nhiệm vụ vượt biển chiếm giữ Hải Dương,
chặn đánh và tiêu diệt quân Thanh rút chạy ở mặt Đông.
Đạo thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy, có nhiệm vụ vượt biển tiến vào sông Lục Đầu chặn đánh tiêu
diệt tàn quân địch ở vùng phượng Nhãn, Yên Thế, lạng Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang).
1 Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Sđd, TII, tr.102.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 53 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Như vậy, bằng kế hoạch tác chiến, vua Quang Trung đã thể hiện quyết tâm tiêu diệt gọn lực lượng
quân Thanh xâm lược trong thời gian ngắn. Việc bố trí phần lớn quân lính mới tuyển ở đạo quân chủ lực
do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy cũng thể hiện tài năng quân sự kiệt xuất của Quang Trung –
Nguyễn Huệ. Những binh lính này, chưa quen chiến trận nhưng đặt dưới sự chỉ huy của một vị tướng trăm
trận trăm thắng sẽ yên tâm hơn và phát huy hết tinh thần và sức lực trong chiến đấu.
c. Diễn biến và kết cục
Rạng sáng ngày 25 tháng 01 năm1789 (ngày 30 tháng Chạp năm Kỷ Dậu), đạo quân chủ lực của
vua Quang Trung bí mật vượt sông Gián bao vây hạ thành Gián Khẩu (Ninh Bình). Toàn bộ quân Nguỵ
của vua Lê Chiêu Thống do trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa chỉ huy và quân Thanh đóng ở đây bị
tiêu diệt và bắt sống.
Ngày 28 tháng 01 năm 1789 (ngày mùng ba tết Kỷ Dậu), vua Quang Trung bí mật bao vây đồn Hà
Hồi (Thường Tín, Hà Tây) và bắc loa gọi hàng. Quân Thanh ở đồn Hà Hồi sợ hãi đầu hàng. Một số quân
ở Gián Khẩu và Hà Hồi chạy trốn bị quân Tây Sơn của Đô đốc Bảo bắt sống không tên nào chạy thoát.
Rạng sáng ngày 30 tháng 01 năm 1789 (mùng năm tết Kỷ Dậu), đạo quân chủ lực của vua Quang
Trung bất ngờ bao vây và công kích dữ dội đồn Ngọc Hồi huyện Thường Tín, Hà Tây). Cùng thời gian
trên đạo quân của đô đốc Long cũng tấn công đồn Khương Thượng. Ngọc Hồi là đồn xung yếu nhất của
quân Thanh, do Đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy. Xung quanh đồn, quân Thanh cắm chông sắt, chôn địa lôi
và trên thành bố trí nhiều đại bác.
Đội tượng binh do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy gồm hơn 100 voi chiến đã đánh cho đội kị binh
thiện chiến của Hứa Thế Hanh tan vỡ. Hơn 1.200 chiến sỹ cảm tử của quân Tây Sơn chia làm 20 toán, cứ
10 người dao ngắn giắt bên hông, cùng nhau khiêng một tấm mộc lớn, bên ngoài cuốn rơm ướt xông lên
phía trước, phía sau có 20 chiến sĩ khác đi theo, kết thành những bức tường di động. Đại bác, cung nỏ, hoả
tiễn của địch bắn ra tới tấp nhưng các chiến sĩ vẫn áp sát chân luỹ xông vào chiến đấu dữ dội. Vua
Quang Trung tự mình đốc xuất quân lính ào ạt xông lên tiếp chiến. Trước sức tiến công như vũ bão của
quân Tây Sơn, quân Thanh náo loạn, giẫm phải địa lôi bị chết hại vô số. Các tướng giặc là Hứa Thế
Hanh, Thượng Duy Thăng cùng hàng vạn quân địch chết trận. Hàng vạn quân Thanh tháo chạy về khu
vực Đầm Mực (làng Đại Áng – Hà Tây), bị đạo quân của đô đốc Bảo mai phục tiêu diệt gọn.
Ở Khương Thượng, một trận “rồng lửa” đã nổi lên bao vây quân giặc. Tướng chỉ huy Sầm Nghi
Đống tuyệt vọng thắt cổ tự tử. Toàn bộ quân Thanh ở đây bị tiêu diệt.
Sau khi đã hạ xong các đồn luỹ chính là Ngọc Hồi và Khương Thượng, quân Tây Sơn thừa thắng hạ
luôn các đồn Văn Điển, Yên quyết rồi rầm rộ kéo thẳng vào Thăng Long.
Giữa lúc trận chiến đấu đang diễn ra ác liệt ở Ngọc Hồi và Khương Thượng, Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng
vội vã cùng đoàn tuỳ tùng chạy qua cầu phao vượt sông Hồng rút về phía Bắc, hàng vạn quân Thanh hốt
hoảng chen chúc nhau chạy qua cầu. Cầu gẫy, hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước chết “đến nỗi nước
sông không chảy được”. Tàn quân của Lê Chiêu Thống cũng nối đuôi chạy theo quân xâm lược.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 54 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn thì bị đạo quân của đô đốc Lộc đổ ra chặn đánh
và tiêu diệt. Đạo quân của Ô Đại Kinh nhận được tin báo cũng lập tức rút chạy, khi đến Tuyên Quang thì
bị các đội dân binh người Tày chặn đánh tơi bời.
Trưa ngày 30 tháng 01 năm 1789 (mùng năm tết Kỷ Dậu), vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo
bào xạm đen khói súng dẫn đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh mừng vui khôn xiết của nhân
dân kinh thành Thăng Long. Ngày mùng 7 tết, Quang Trung làm lễ ăn mừng chiến thắng giữa kinh thành
Thăng Long như đã hẹn trước với quân sĩ.
Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh xâm lược của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của anh hùng áo
vải dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ đã thắng lợi vẻ vang. Chỉ trong 5 ngày đêm, từ 25 đến 30 tháng
1 năm 1789, 10 vạn quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân
Thanh xâm lược.
Thắng lợi rực rỡ của chiến dịch đại phá quân Thanh là kết qủa của tinh thần chiến đấu dũng cảm
của quân và dân ta và tài năng quân sự tuyệt vời của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Trong cuộc kháng chiến này, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã vận dụng một đường lối chiến lược,
chiến thuật rất tài tình và độc đáo. Quang Trung – Nguyễn Huệ đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước
của nhân dân, ý chí quyết thắng của quân sĩ, nắm vững thới cơ và lợi dụng triệt để nhân tố bất ngờ để tổ
chức một cuộc phản công quyết liệt, nhanh chóng tiêu diệt lực lương quân đội đông gấp bội nghĩa quân.
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung – Nguyễn Huệ là hành quân
thần tốc, tiến công mãnh liệt và nhanh chóng, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu một cách vô cùng cơ động.
Quang Trung luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công và quyết tâm tiêu diệt quân địch. Với thắng
lợi vĩ đại này, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đưa khoa học quân sự nước nhà đạt đến đỉnh cao của thời
đại lúc bấy giờ.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh đã giải phóng được đất nước, giữ vững được nền độc
lập của tổ quốc và chấm dứt vĩnh viễn nạn xâm lược của phong kiến phương Bắc đã thường xuyên đe doạ
vận mạng dân tộc ta trong lịch sử. Chiến thắng đó nêu cao tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc ta
và một lần nữa chứng minh rằng một dân tộc nhỏ, quân ít, nhưng với tinh thần quyết chiến quyết thắng và
sự chỉ đạo chiến lược, chiến thuật đúng đắn thì vẫn có thể đánh bại những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.
Với chiến thắng oanh liệt mùa Xuân năm Kỷ Dậu, phong trào nông dân Tây Sơn đã phát triển đến
đỉnh cao nhất của cuộc chiến tranh nông dân trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Mọi kẻ thù trong và
ngoài nước đến đây đều đã thất bại. Lịch sử chuyển sang thời kỳ mới – vương triều Tây Sơn.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 55 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
KẾT LUẬN : MẤY VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN
1. Nguyên nhân thất bại của các phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỷ XVIII và
phong trào Tây Sơn
Phong trào nông dân nổi lên rất rầm rộ, quyết liệt, liên tục khắp các trấn đàng Ngoài. Các phong
trào này đã thu hút hàng chục vạn nông dân nghèo miền xuôi và hàng vạn nhân dân các dân tộc miền
núi, lôi kéo cả một bộ phận đông đảo giai cấp địa chủ phong kiến, thợ thủ công, thương nhân tham gia
làm rung chuyển toàn bộ chế độ phong kiến đàng Ngoài, đẩy nhanh sự thối nát, khủng hoảng của nó. Thế
kỷ XVIII ở đàng ngoài được lịch sử mệnh danh là “thế kỷ nông dân khởi nghĩa” vì đây chính là sự kiện
nổi bật nhất của thế kỷ này.
Mặc dù vậy, tất cả các phong trào nông dân đàng Ngoài trong thế kỷ này đều bị thất bại. Tuy các
phong trào diễn ra rất rầm rộ, liên tục nhưng chỉ mang tính tự phát, thiếu liên kết với nhau, không có sự
tổ chức và lãnh đạo thống nhất, tập hợp phong trào lại thành một lực lượng to lớn. Trái lại phong trào rất
rời rạc, phân tán trong từng địa phương. Trong một số trường hợp nhất định, giữa các cuộc khởi nghĩa tuy
có phối hợp, liên kết với nhau, nhưng đó chỉ là hiện tượng tạm thời, không đưa đến sự tổ chức và lãnh
đạo thống nhất, hợp nhất của phong trào.
Nắm được nhược điểm của phong trào, Trịnh Doanh đã dùng chiến thuật “bẻ đũa từng chiếc” để lần
lượt tiêu diệt hết phong trào này đến phong trào khác và cuối cùng đàn áp hết các phong trào nông dân.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nền sản xuất tiểu nông phân tán, manh mún mà các phong
trào nông dân và các thủ lĩnh của nó không khắc phục nổi.
Phong trào nông dân Tây Sơn đạt được những kết quả to lớn nhưng cuối cùng cũng bị thất bại theo
một dạng khác tức là sự chuyển hoá của các thủ lĩnh phong trào thành những ông vua, quan phong kiến
mới đối lập với quyền lợi của nông dân. Quá trình phong kiến hoá tự thân nó làm tổn hại đến phong trào
nông dân. Suy cho cùng thì giai cấp nông dân không thể lật đổ được chế độ phong kiến mà muốn lật đổ
được chế độ phong kiến phải có một giai cấp tiên tiến đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ
lãnh sứ mạng lịch sử đó. Rõ ràng, cuộc chiến đấu quyết liệt của nông dân theo tinh thần “được làm vua,
thua làm giặc” bị thất bại là điều không thể tránh khỏi. Một nguyên nhân quan trọng quyết định sự thất
bại của các phong trào nông dân là do tư tưởng nông dân quy định.
2. Tư tưởng của nông dân và tư tưởng của các phong trào nông dân
Giai cấp nông dân là đối tượng bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến. Từ khi ra đời đến nay, giai
cấp này đã không thể tạo ra được hệ tư tưởng riêng cho mình để tự mình có thể giải phóng được mình.
Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng mà chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính thống chi
phối. Trong chế độ phong kiến, nông dân bị tư tưởng “hoàng quyền” chi phối như tư tưởng “được làm vua,
thua làm giặc”. Ở Việt Nam, khoảng cách giữa giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân không phải quá
lớn. Địa vị hai giai cấp này có thể chuyển hoá một cách dễ dàng, câu ca dao của người Việt Nam đã nói
rõ:
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 56 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quyét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quyét chùa.
Mơ ước làm vua hay vươn lên địa vị thống trị thường xuyên tồn tại trong nông dân. Dù cho cuộc
sống có khó khăn, bị đè nén, áp bức đến đâu, người nông dân Việt Nam vẫn hy vọng vào một sự đổi đời
hoàn toàn có thể thực hiện được. Bằng những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống áp bức phong kiến, nhiều
nông dân nghèo khổ có “chân mệnh đế vương” vẫn được tôn lên làm vua. Những Mai Thúc Loan, Đinh
Bộ Lĩnh, hay như các thủ lĩnh của các phong trào nông dân thế kỷ XVIII, anh em Tây Sơn là những ví
dụ minh chứng hùng hồn. Bằng sự nỗ lực không mệt mỏi, nhiều vị quan chức các triều đình phong kiến
hoặc có công khai quốc, hoặc thông qua tiến cử (đầu thời Lý), hoặc qua thi cử đỗ đạt, đã lưu danh mình
trong sử sách. Tác dụng lớn trong vấn đề này chính là để lại một truyền thống hiếu học của ngàn đời
người Việt Nam. Mặt khác, cũng chính vì thế đã không thúc đẩy được sự tiến bộ xã hội để chuyển sang
một phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, giai cấp nông dân cũng đề ra được tư tưởng
riêng cho mình. Các phong trào nông dân đã đề ra những khẩu hiệu phản ánh nguyện vọng đấu tranh của
nông dân. Khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” thường thấy trong hầu hết các cuộc khởi
nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nêu cao mục đích “Bảo dân”, Nguyễn Danh Phương với danh
nghĩa “Thuận Thiên khải vận”, Tây Sơn với “Ninh dân”
Các giáo sĩ phương Tây đã từng đáng giá những tư tưởng này là “tiền khu của chủ nghĩa xã hội” đi
đầu cho cuộc đấu tranh của nông dân. Những tư tưởng này chỉ giải quyết những yêu cầu trước mắt của
nông dân chứ chưa thực sự tạo ra một cuộc cách mạng xã hội, là tư tưởng dân chủ thô sơ ban đầu có tính
chất bản năng mà V.I. Lênin gọi là tư tưởng “bình đẳng, bình quân tuyệt đối”.
Phong trào nông dân Tây Sơn không đề ra được một khẩu hiệu ruộng đất nào hay không chia ruộng
đất cho nông dân. Ngay cả triều đại Tây Sơn cũng không thực hiện việc chia ruộng đất cho nông dân có
chăng chỉ là bảo vệ ruộng đất công để chia cho nông dân làng xã cày cấy. Người nông dân cũng chưa có
sự phân biệt một cách dễ dàng ruộng đất công, tư. Nói cách khác, tất cả các phong trào nông dân khởi
nghĩa chống cường quyền và áp bức nhưng lại không hề đụng chạm đến vấn đề sở hữu ruộng đất, mà đây
lại là một thành tố hết sức cơ bản của quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất, nó quy định tính chất
triệt để của mỗi cuộc cách mạng xã hội.
Vấn đề được các phong trào nông dân đề cập nhiều nhất chính là chính quyền. Xét cho cùng, hệ tư
tưởng của nông dân là không hoàn chỉnh không khoa học và về bản chất là chủ nghĩa bình quân trước sự
áp bức bất công của chế độ phong kiến. Đây là hiện tượng phổ biến của phong trào nông dân thế giới
thời trung đại là tư tưởng của giai cấp nông dân trong thời kỳ phong kiến.
3. Chiến tranh nông dân và tôn giáo
Nông dân Việt Nam sống trong một môi trường sinh thái nông nghiệp lúa nước. Cuộc sống của họ
gắn liền với tự nhiên và sống bằng nguồn của cải mà tự nhiên mang lại. Họ đắm mình trong lễ hội nông
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 57 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
nghiệp truyền thống. Họ theo truyền thống tín ngưỡng đa nguyên đa thần thánh nên hầu như không có
cuồng tín tôn giáo. Ở Việt Nam không có một tôn giáo duy nhất ngự trị mà đồng thời có nhiều tôn giáo
cùng đồng thời tồn tại khiến cho hệ tính ngưỡng rất phức tạp. Sự du nhập của những tôn giáo ngoại lai
như Phật giáo, Nho giáo (áo khoác tôn giáo của Nho học), Thiên chúa giáo, chỉ có tác dụng làm giầu
hơn hệ tín ngưỡng truyền thống. Khi nho giáo vào Việt Nam, giai cấp thống trị tiếp nhận và biến nó thành
hệ tư tưởng thống trị để chi phối nông dân.
Phong trào nông dân ở Việt Nam ở thế kỷ XVIII đã không mang mau sắc tôn giáo mà cũng không
phải là chiến tranh tôn giáo. Một số phong trào nông dân mượn áo khoác tôn giáo chỉ là để tập hợp lực
lượng nhằm chống lại hệ tư tưởng phong kiến đã bị khủng hoảng. Do đó ở Việt Nam nông dân không
dùng hình thức tôn giáo để tổ chức chiến tranh. Các thủ lĩnh phong trào nông dân thường mượn “mệnh
trời” để tập hợp lực lượng cũng không phải là hình thức tôn giáo. Ở Trung Quốc, các phong trào nông dân
cũng mượn một loại tín ngưỡng để tập hợp lực lượng như phong trào nông dân Khăn vàng (Hoàng Cân,
cuối thời Đông Hán) lấy đạo “Năm đấu gạo” để tập hợp lực lượng Ngay cả trong thời kỳ cận đại,
phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864) cũng không phải là một cuộc chiến tranh tôn
giáo mặc dù nó tuyên án tử hình chế độ phong kiến Trung Quốc. Trong khi đó ở phương Tây, tôn giáo
chính thống duy nhất là Cơ đốc giáo nên phong trào nông dân phương Tây thường có mầu sắc tôn giáo
thậm chí còn mang hình thức chiến tranh tôn giáo (chiến tranh nông dân Đức thế kỷ XVI) tức là dùng một
loại tôn giáo này đã được cải cách để chống lại tôn giáo chính thống.
4. Vai trò của tầng lớp Sĩ phu với các phong trào nông dân thế kỷ XVIII
Phong trào nông dân khởi nghĩa ở đàng Ngoài thế kỷ XVIII có sự tham gia của đông đảo các tầng
lớp phi nông dân và thậm chí cả tầng lớp thống trị thất thế. Đây là hiện tượng phổ biến cả châu Âu và
châu Á. Lãnh đạo phong trào nông dân Đức thế kỷ XVI là giáo sỹ Tômat Morơ (Thomas More), lãnh đạo
phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (Trung Quốc) là sỹ phu Hồng Tú Toàn,
Trong các phong trào nông dân ở Việt Nam thời kỳ này có các lãnh tụ xuất thân trong tầng lớp quan
lại địa chủ, thậm chí cả quý tộc phong kiến như Lê Duy Mật, Vũ Trác Oánh, Nguyễn Tuyển, Nguyễn
Cừ, Phong trào nông dân Tây Sơn cũng thu hút sự tham gia tích cực của các sĩ phu như Ngô Thì Nhập,
Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Trần Cao Kỳ, Nguyễn Thiếp, Do ảnh hưởng của đấu tranh giai cấp
quyết liệt, tầng lớp sỹ phu đã bị phân hoá sâu sắc. Một số trí thức thức thời đã chuyển hoá sang phong
trào nông Tây Sơn và các phong trào nông dân khác.
Sự tham gia của họ có một ý nghĩa nhất định. Họ là những người có trình độ, có kinh nghiệm trong
việc xây dựng và tổ chức trình quyền phong kiến, nên họ sẽ là người tham mưu tích cực cho các thủ lĩnh
của phong trào nông dân. Bản thân họ lại thẩu hiểu tình cảnh của giai cấp nông dân và sự thối nát của
chính quyền phong kiến đương thời nên họ kịp thời đề ra những khẩu hiệu thích đáng đáp ứng với nguyện
vọng của nông dân.
Sở dĩ phong trào nông dân Tây Sơn lôi kéo sỹ phu Bắc Hà là vì vấn đề chính quyền là vấn đề quan
trọng bậc nhất. Chính quyền này là chính quyền phong kiến mới mang bản chất thống trị và quản lý tổ
chức xã hội. Sĩ phu Bắc Hà là người đại diện cho hệ tư tưởng phong kiến, đồng thời là những người có
kinh nghiệm, có trình độ. Sự tham gia của tầng lớp sỹ phu tạo điều kiện cho sự chuyển hoá của phong
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 58 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
trào nông dân, dẫn dắt phong trào nông dân Tây Sơn theo con đường phong kiến hoá hợp với quy luật
lịch sử vì lúc đó chưa có giai cấp mới ra đời.
5. Vấn đề phong kiến hoá của các phong trào nông dân thế kỷ XVIII.
Quá trình phong kiến hoá của các phong trào nông dân thế kỷ XVIII là một quy luật lịch sử của xã
hội Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Quá trình này thường diễn ra ngay từ khi phong trào
nông dân nổ ra. Các phong trào nông dân đàng Ngoài cũng diễn ra quá trình phong kiến hoá. Thủ lĩnh
của các phong trào vẫn tự xưng là những ông vua quan phong kiến mới. Nguyễn Doanh Phương tự xưng
là “Thuận Thiên Khải Vận Đại Nhân” được triều đình phong kiến Lê Trịnh xem là địch quốc. Nguyễn
Hữu Cầu tự xưng là “Đông đạo Tổng quốc Bảo dân Đại tướng quân”. Hoàng Công Chất được nhân dân
kính phục tôn là “Keo Chất”. Lê Duy Mật tự xưng là “Thiên nam Đế tử”, và ngay cả đội ngũ tướng
lĩnh của các phong trào nông dân cũng được phong chức tước như những tướng lĩnh của triều đình phong
kiến. Sự chuyển hoá đó mang tính chất tự nhiên vì tư tưởng “Hoàng quyền” chi phối.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã diễn ra quá trình phong kiến hoá từ khá sớm. Người đầu tiên là
Nguyễn Nhạc, thủ lĩnh tối cao của phong trào. Năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương phong
cho Nguyễn Huệ chức Long nhương Tướng quân, Nguyễn Lữ là Tiết chế, bản thân ông vẫn nhận chức
Cung quận công của chúa Trịnh. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế láy niên hiệu là Thái Đức
đóng đô ở thành Hoàng Đế và xây dựng triều đình Tây Sơn có cả một hệ thống quan lại tướng lĩnh vốn là
những thủ lĩnh của phong trào nông dân Tây Sơn. Năm 1786, Hoàng đế Thái Đức lại phân chia phạm vi
thống trị và phong tước hiệu cho con em, họ hàng thân thích. Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình
Vương quản lý Bắc Hà (từ Phú Xuân trở ra), Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định Vương quản lý Gia
Định và Nam Bộ. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong nội bộ triều đại Tây Sơn đã bộc lộ sớm làm tổn hại
đến phong trào. Nguyễn Lữ không quản lý nổi Gia Định, bị Nguyễn Ánh chiếm lại vào năm 1788,
Nguyễn Nhạc chỉ còn là một ông vua phong kiến trong một phạm vi hẹp xung quanh Quy Nhơn. Chỉ có
Nguyễn Huệ là kéo dài được khí thế Tây Sơn nhưng lại trở thành Hoàng đế Quang Trung vào năm 1788.
Sự lên ngôi vua của Nguyễn Huệ là một việc làm cần thiết để tập trung lực lượng vật chất và tinh thần
cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc nhưng cũng là một bước hoàn chỉnh trong quá trình phong
kiến hoá của phong trào nông dân Tây Sơn. Từ một phong trào nông dân làm nhiệm vụ giai cấp, đã trở
thành một triều đại phong kiến mới – Triều đại Tây Sơn.
6. Đặc điểm của phong trào Tây Sơn
a. Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân đơn thuần phản phong tự phát.
Đặt trong bổi cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII, khi chế độ phong kiến đang trên đường khủng
hoảng, quan hệ sản xuất trở lên lỗi thời đối với nền sản xuất, nó kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất,
kết cấu giai cấp chưa có gì thay đổi, ngay cả hệ tư tưởng cũng nằm trong phạm trù phong kiến. Tuy
nhiên, chưa có một nhân tố mới ra đời nhất là giai cấp. Phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào
nông dân Tây Sơn diễn ra trong bổi cảnh đó là phong trào nông dân đơn thuần không phải là xu hướng
vận động dân tộc tư sản, càng không phải là một cuộc cách mạng tư sản như một số nhà nghiên cứu
nhầm tưởng.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 59 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Đại biểu cho giới sử học Mác xít Pháp là Jan – Xênôi cho rằng: Nguyễn Nhạc là người tiêu biểu đại
diện cho giai cấp tư sản Việt Nam lúc bấy giờ. Ông căn cứ vào việc Nguyễn Nhạc từng đi buôn trầu, từng
đánh đổ Hoa kiều (tiều diệt và loại trừ tập đoàn Trung nghĩa và Hoà nghĩa của Tập Đình và Lý Tài, ông
cũng đã từng sai người đổ hàng của thương nhân Hoa kiều xuống sông Bến Nghé). Tức là, sự cạnh tranh
tư sản giữa tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
Thực chất, Nguyễn Nhạc không phải là tư sản thương nghiệp mang tính chuyên nghiệp, ông chỉ lấy
nghề đi buôn để liên lạc và tập hợp lực lượng. Sự tiêu diệt lực lượng của Tập Đình và Lý Tài vì sự phản
bội của lực lượng này đã làm tổn hại đến phong trào nông dân Tây Sơn. Do đó, việc loại trừ lực lượng
này nhằm mục đích quân sự chứ không mang ý nghĩa kinh tế. Việc đổi hàng của thương nhân Hoa Kiều
xuống sông Bến Nghé là một hành động nhằm tiều diệt thế lực này về kinh tế cũng chỉ mang ý nghĩa
quân sự. Lực lượng thương nhân Hoa Kiều ở Gia Định và Nam Bộ đã đứng về phía chũa Nguyễn (thành
lập đạo quân Đông Sơn do Đỗ Thành Nhơn chỉ huy) để chống lại phong trào nông dân Tây Sơn. Hành
động của Nguyễn Nhạc không phải là đấu tranh giai cấp tư sản mà chính là nhằm tiêu diệt trở ngại của
phong trào.
Trong xã hội Việt Nam lúc đó, vị trí của tầng lớp thương nhân cũng chưa có biểu hiện gì mới làm
thay đổi hệ tư tưởng chung phong kiến.
b. Phong trào nông dân Tây Sơn là sự kết hợp giữa đấu trang giai cấp và đấu tranh dân tộc.
Trong quá trình đấu tranh giai cấp, phong trào nông dân Tây Sơn đã lần lượt đánh đổ 2 tập đoàn
phong kiến lớn ở 2 phần đất nước là tập đoàn họ Nguyễn ở đàng Trong và tập đoàn Lê Trịnh ở đàng
Ngoài. Trong quá trình đó, để cứu vãn sự sụp đổ của dòng họ và níu kéo sự thống trị của giai cấp, các tập
đoàn phong kiến phản động đã cầu cứu phong kiến ngoại Bang chống lại phong trào nông dân. Phong
trào nông dân Tây Sơn phải đối diện với quân Xiêm xâm lược ở Nam Bộ và quân Thanh xâm lược ở Bắc
Bộ. Từ một cuộc đấu tranh giai cấp, phong trào nông dân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc và
hoàn thành cả hai nhiệm đó một cách xuất sắc.
Hành động đầu hàng phản bội của bè lũ phong kiến trong nước đã vạch trần bộ mặt phản động của
giai cấp phong kiến trên bước đường suy vong. Qua đó, không những nông dân mà tất cả các tầng lớp yêu
nước đều sôi sục căm thù bọn cướp nước và bán nước và càng xiết chặt đội ngũ dưới lá cờ đấu tranh của
Tây Sơn. Các lãnh tụ Tây Sơn đã biết giương cao ngọn cờ yêu nước, tập hợp lực lương đông đảo của mọi
thành phần yêu nước để đánh bại kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, Nguyễn Huệ, người lãnh đạo hai
cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh xứng đáng là một anh hùng nông dân kiệt xuất và anh
hùng dân tộc vĩ đại.
Đấu tranh giai cấp không phải là sự chuyển hoá mà cần phải kết hợp với nhiệm vụ dân tộc là quy
luật của lịch sử Việt Nam. Ngay từ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly đã bị thất bại trong việc
cải cách, nguyên nhân cơ bản là vì không giải quyết được vấn đề giai cấp. Khi quân Minh xâm lược nước
ta, chà đạp lên quyền lợi dân tộc, quý tộc Trần khởi nghĩa cũng không giải quyết được vấn đề giai cấp.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết hợp được vấn đề dân tộc và giai cấp nên đã thành công. Sự thành công
đó chứng minh rằng đấu tranh giai cấp muốn thắng lợi phải kết hợp với đầu tranh dân tộc và ngược lại
đấu tranh dân tộc phải kết hợp với đấu tranh giai cấp.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 60 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
c. Phong trào nông dân Tây Sơn là đỉnh cao của lịch sử chiến tranh nông dân Việt Nam thời
trung đại.
Trong suốt thời kỳ lịch sử trung đại Việt Nam, mỗi khi các triều đại phong kiến suy vong, mâu
thuẫn giai cấp phát triển gay gắt, giai cấp nông dân luôn đứng lên khởi nghĩa chống lại giai cấp địa chủ
phong kiến thống trị. Tuy nhiên hầu hết các phong trào này đều dẫn đến thất bại vì đều diễn ra trong
phạm trù phong kiến. Vào triều Lý có các cuộc khởi nghĩa của Thân Lợi (1140), Phạm Du (1205), Đoàn
Thượng (1212), Nguyễn Nộn (1218), ... Vào triều Trần có các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ (1344), Phạm
Sư Ôn, Nguyễn Thanh, Nguyễn Cự, ... Vào thời Lê có các phong trào nông dân của Trần Tuân, Phùng
Chương, Trịnh Aân, Lê Aát (1515). Ngô Văn Tổng, Phan Duy Nhạc (1516), Trần Cao (1510), ... Từ cuối thế
kỷ XVII phong trào nông dân lại bùng lên mạnh mẽ nhất là thế kỷ XVIII – thế kỷ nông dân khởi nghĩa
làm rung chuyển chế độ phong kiến đương thời. Xét về thời gian thì các phong trào này diễn ra liên tục,
xét về không gian thì nó rộng lớn nhưng đều đi đến thất bại. Phong trào nông dân Tây Sơn diễn ra trong
suốt 18 năm trời (1771 - 1789) đã lần lượt lật nhào các thế lực phong kiến phản động và lập lên một triều
đại phong kiến mới tiến bộ hơn.
d. Phong trào nông dân Tây Sơn là một cuộc đấu tranh rộng lớn khắp toàn quốc.
Từ một địa bàn hẹp (ấp Tây Sơn), phong trào nông dân Tây Sơn đã lan rộng ra khắp đàng Trong và
phát triển ra đàng Ngoài. Từ một cuộc đấu tranh của nông dân đã phát triển thành một cuộc đấu tranh
của dân tộc. Phong trào đã thu hút được một lực lượng đông đảo từ nông dân nghèo khổ đến cả giai cấp
địa chủ phong kiến, từ người miền xuôi đến miền ngược, từ ngưới kinh đến đồng bào các dân tộc thiểu
số, cả một bộ phận đông đảo thợ thủ công và thương nhân người Việt cũng như người Hoa tạo thành một
mặt trận dân tộc rộng lớn. Phong trào nông dân Tây Sơn đã khắc phục được những nhược điểm của phong
trào nông dân trước đó để tạo được một sức mạnh to lớn đủ sức để hoàn thành các nhiệm vụ giai cấp và
dân tộc. Phong trào này đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử và phần nào đó nguyện vọng của
nông dân: giải phóng người nông dân khỏi ách thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, thúc đảy
lịch sử đi lên.
e. Phong trào nông dân Tây Sơn cuối cùng cũng bị thất bại theo một dạng khác, đó chính là sự
phong kiến hoá trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào (Kết luận phần 5)
7. Tác dụng, ý nghĩa của các phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn
đối với Lịch sử Việt Nam.
Các phong trào nông dân thế kỷ XVIII mặc dù đều bị thất bại nhưng đã để lại tác dụng nhất định
đối với sự phát triển của xã hội. Sự quyết liệt của các phong trào này đã làm cho tập đoàn Lê Trình
đàng Ngoài bị suy yếu nghiếm trọng, tạo điều kiện cho phong trào nông dân Tây Sơn phát triển ra Bắc
đánh sập chính quyền này một cách nhanh chóng.
Chiến tranh nông dân đàng Ngoài thế kỷ XVIII đã làm cho hệ tư tưởng phong kiến tan rã có tác
dụng thúc đẩy quá trình suy sụp của chế độ phong kiến. Hệ tư tưởng Nho bị suy yếu nghiêm trọng góp
phần mở rộng và phong phú thêm các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống của nông dân tạo ra ý
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 61 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
thức dân chủ tự phát nhất định của phong trào. Hình tượng vua Lê chúa Trịnh không còn thiêng liêng như
trước nữa, không còn đại diện cho quyền lợi của dân tộc mà đã bị xụp đổ.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ hai tập đoàn phong kiến đàng Trong và đàng Ngoài, xoá bỏ
hai trở lực cho sự phát triển của lịch sử. Điều này mang ý nghĩa chống phong kiến và thúc đẩy xã hội đi
lên. Vương triều Tây Sơn được thành lập là một sản phẩm của phong trào nông dân to lớn với những
chính sách tiến bộ hơn mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển của đất nước.
Sự tồn tại một thực tế là hai lực lượng phong kiến chia đôi đất nước đã làm ảnh hưởng tai hại đến sự
phát triển của lịch sử dân tộc. Dù tập đoàn này hay tập đoàn kia cũng đã từng muốn xoá bỏ sự chia cắt
và thống nhất quyền lực nhưng không thể thực hiện nổi. Phong trào nông dân Tây Sơn không những đã
gạt bỏ hai thế lực phong kiến mà còn xoá bỏ gianh giới chia cắt để thống nhất đất nước về cơ bản.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã đập tan hai lực lượng xâm lược là Xiêm và Thanh bảo vệ nền độc
lập của tổ quốc là sáng tạo độc đáo của phong trào nông dân. Sự thắng lợi của phong trào nông dân Tây
Sơn đã thể hiện sức mạnh to lớn của nông dân và cả dân tộc. Trong sự thành công của phong trào nông
dân Tây Sơn có sự lãnh đạo sáng suốt của các lãnh tụ: Nguyễn Nhạc là ngưới khởi xướng và tổ chức đầu
tiên, nhưng linh hồn chính của phong trào là Quang Trung một thiên tài quân sự chính trị và anh hùng dân
tộc.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 62 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. C. Mác, F. Aêng Ghen, V. I. Lê Nin – Bàn về các xã hội tiền tư bản – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1975.
2. Đại cương Lịch sử Việt Nam tập I – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999
3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995
4. Lịch triều hiến chương loại chí – NXB Sử học, Hà Nội,1960
5. Ngô gia văn phái : Hoàng Lê nhất thống chí – NXB Văn học, Hà Nội, 1987.
6. Minh Tranh : Phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào nông dân Tây Sơn – NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1978
7. Tây Sơn Nguyễn Huệ – Kỷ yếu hội thảo khoa học – Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình, 1978
8. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc : Trên đất Nghĩa Bình (4 tập)
Bình Định, 1989 – 1995
9. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng : Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ – NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1978
10. Nguyễn Lương Bích : Đại nghĩa thắng hung tàn – NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1981.
Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 63 –
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxh0016_p2_5528.pdf