1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam:
Tên gọi Công ty: Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam
Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM SUN CORPORATION
Tiền thân của Công ty là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh
Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/6/1995, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng.
Giấy phép kinh doanh số : 052184 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp với hoạt động chính là kinh
doanh ăn uống và du lịch nội địa.
Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương
hiệu TAXI VINASUN.
Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn
điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấp phép đăng ký kinh doanh : 4103001723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
cấp.
Ngày 25/5/2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới cho hoạt
động dịch vụ Taxi.
Tháng 2/2007, Công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ
đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007.
Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng
16 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6516 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược của taxi vinasun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam:
Tên gọi Công ty: Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam
Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM SUN CORPORATION
Tiền thân của Công ty là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh
Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/6/1995, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng.
Giấy phép kinh doanh số : 052184 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp với hoạt động chính là kinh
doanh ăn uống và du lịch nội địa.
Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương
hiệu TAXI VINASUN.
Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn
điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấp phép đăng ký kinh doanh : 4103001723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
cấp.
Ngày 25/5/2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới cho hoạt
động dịch vụ Taxi.
Tháng 2/2007, Công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ
đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007.
Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng
vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng để:
Quá trình tăng vốn điều lệ của Cty VINASUN
6/15/1995, 0 ₫ 7/17/2003, 8 ₫
5/25/2006, 16 ₫
Feb-07, 100 ₫
Oct-07, 170 ₫
0 ₫
20 ₫
40 ₫
60 ₫
80 ₫
100 ₫
120 ₫
140 ₫
160 ₫
180 ₫
Ju
n-9
5
Ju
n-9
6
Ju
n-9
7
Ju
n-9
8
Ju
n-9
9
Ju
n-0
0
Ju
n-0
1
Ju
n-0
2
Ju
n-0
3
Ju
n-0
4
Ju
n-0
5
Ju
n-0
6
Ju
n-0
7
Bi
lli
on
s
Mốc thời gian
Vố
n
đi
ều
lệ
Đầu tư 600 đến 800 xe Toyota để kinh doanh Taxi
Đầu tư dự án Cao ốc Vinasun Tower tại 26-28-30-32 Thủ Khoa Huân Quận I, Tp.
HCM (Diện tích đất: 680 m2 )
Đầu tư Chung cư 103 Trương Đình Hội Quận 8, Tp. HCM (Diện tích đất : 2.659 m2
Đầu tư dự án Trung tâm Thương mại Tản Đà (Diện tích đất: 1.200 m2),
2. Cơ sở lý luận:
2.1. Khái niệm:
Chiến lược đa dạng hoá là loại chiến lược mà doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản
phẩm/thị trường hay đầu tư phát triển sang những lĩnh vực kinh doanh mới.
Lĩnh vực kinh doanh mới có thể có hoặc không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
hiện tại. Yếu tố liên quan thường là sự đồng nhất, giống nhau ở khía cạnh sản xuất,
marketing, hoặc công nghệ giữa hai lĩnh vực kinh doanh.
Thông thường, các công ty nghĩ đến chiến lược đa dạng hoá khi đã tạo ra nguồn lực
tài chính thặng dư, vượt mức cần thiết để duy trì và tăng cường lợi thế cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh chính.
Ưu điểm:
Khai thác hiệu quả nguồn lực của công ty
Tăng quy mô
Tăng tính an toàn trong kinh doanh do đầu tư vào nhiều lĩnh vực nên rủi ro sẽ được
phân tán.
Khuyết điểm:
Đòi hỏi trình độ quản lý cao
Dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nhanh, rộng đánh mất tính ưu việt đặc thù
Có thể chia chiến lược đa dạng hoá thành 2 loại:
Đa dạng hoá liên quan
Đa dạng hoá không liên quan
2.2. Đa dạng hoá liên quan:
Đa dạng hóa liên quan nghĩa là lĩnh vực kinh doanh mới và hiện tai có sự tương
đồng, giống nhau về khía cạnh sản xuất, marketing, công nghệ,..
Đa dạng hoá liên quan được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức chuyển giao
kỹ năng và chia sẻ nguồn lực.
2.2.1. Chuyển giao kỹ năng:
Với chiến lược này, công ty sẽ thực hiện đa dạng hóa, mở rộng sang lĩnh vực có
liên hệ với lĩnh vực hiện tại, cũng có thể là tận dụng khả năng sở trường nhất của mình khi
mua lại một công ty khác đang yếu kém về kỹ năng đó. Những kinh nghiệm, kỹ năng về
sản xuất, marketing, hoặc bán hàng sẽ được “chuyển giao” nhằm củng cố, tăng cường vị
thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh mới.
Ví dụ hãng Philip Morris đầu tiên kinh doanh ở lĩnh vực thuốc lá, chuyển giao kỹ
năng tiếp thị và định vị nhãn hiệu sau khi tiếp quản Miller Beer (một công ty chuyên sản
xuất đồ uống) là một điển hình thành công đã đưa Miller từ vị trí thứ sáu lên tới vị trí thứ
hai trong thị trường đồ uống.
Tóm lại điều kiện đầu tiên để thực hiện phương thức chuyển giao kỹ năng là phải
có điểm chung nhất đáng kể.
2.2..2 Chia sẻ nguồn lực:
Giống như chuyển giao kỹ năng, đa dạng hóa theo hướng chia sẻ nguồn lực chỉ có
thể thực hiện khi có sự tương đồng, giống nhau giữa các bộ phận marketing, sản xuất, công
nghệ,.của công ty ở lĩnh vực hiện tại và lĩnh vực kinh doanh mới. Mục tiêu nhằm đạt được
lợi thế cạnh tranh là giảm chi phí nhờ mở rộng phạm vi hoạt động. Các nguồn lực có thể
chia sẻ cho nhau: tài nguyên, phương tiện sản xuất, mạng lưới phân phối, quảng cáo, R&D
(nghiên cứu và phát triển).Bằng việc chia sẻ này mỗi đơn vị kinh doanh sẽ giảm được chi
phí đầu tư. Hơn nữa, năng lực ở một bộ phận nào đó có thể sử dụng tốt hơn. Chẳng hạn,
một thiết bị nào đó có thể dùng để sản xuất các bộ phận cho hai dây chuyền sản xuất ở hai
đơn vị kinh doanh khác nhau. Do vậy ngoài lợi thế do phạm vi còn đạt được lợi thế do qui
mô, sử dụng tốt hơn năng lực máy móc thiết bị.
Ví dụ như ngành hàng sản xuất tả giấy và khăn giấy của hãng Procter & Gamble.
Những hoạt động này chia sẻ chi phí thu gom nguyên liệu và chi phí chuyển giao công
nghệ dành cho sản phẩm mới. Ngoài ra, một đội ngũ bán hàng kết hợp bán cả hai sản phẩm
cho các siêu thị, đống thời cả hai sản phẩm này đều được phân phối cùng với một mạng
lưới hoặc kênh tiêu thụ duy nhất. Sự chia sẻ này đã giúp cho hai ngành hàng sản xuất khăn
giấy và tã lót một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ ít đa dạng hoá hơn so với hãng
Procter & Gamble nhờ hiệu quả giảm chi phí do mở rộng các hoạt động của mình.
Ưu điểm:
Ít rủi ro do công ty đã có kinh nghiệm, hiểu biết ít nhiều về lĩnh vực kinh doanh
mới.
Khuyết điểm:
Đa dạng hoá liên quan chỉ có thể thực hiện khi có sự tương đồng, giống nhau về
những kỹ năng cần thiết giữa lĩnh vực kinh doanh hiện tại và lĩnh vực kinh doanh
mới. Điều này không phải bao giờ cũng xảy ra, nhất là các công ty ở lĩnh vực kinh
doanh đặc biệt, phạm vi áp dụng hẹp.
Có nhiều vấn đề nảy sinh như: khó khăn về mặt tổ chức, khó phối hợp giữa các đơn
vị kinh doanh độc lập, hạch toán giữa các đơn vị kinh doanh- giá thành, phân phối
chi phí, lợi nhuận.
2.3. Đa dạng hoá không liên quan:
Đa dạng hoá không liên quan nghĩa là lĩnh vực kinh doanh mới và lĩnh vực kinh
doanh hiện tại không có mối tương quan với nhau, không có điểm tương đồng về sản xuất,
marketing, công nghệ, ..
Chiến lược này được thực hiện thông qua phương thức cấu trúc kinh doanh hoặc
cấu trúc kinh doanh hoặc tái cấu trúc.
2.3.1. Cấu trúc kinh doanh:
Đa dạng hoá theo hướng cấu trúc kinh doanh là việc tìm kiếm đầu tư vào những
lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng, có khả năng sinh lợi nhuận cao. Các công ty áp dụng
chiến lược này bằng cách tập trung quyền lực vào một văn phòng đầu não của công ty với 3
nhiệm vụ chính:
Ấn định kế hoạch chiến lược về cấu trúc kinh doanh của công ty- đưa ra các quyết
định về tiếp nhận hoặc từ bỏ một lĩnh vực kinh doanh nào đó.
Đặt ra các mục tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh
doanh chiến lược.
Phân bổ nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị kinh doanh chiến lược này.
2.3.2. Tái cấu trúc:
Mục đích của chiến lược này là tìm kiếm các doanh nghiệp bên ngoài có quá trình
hoạt động không hiệu quả hoặc chưa phát triển để mua lại, sau đó tổ chức lại hoạt động,
thay đổi bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh với nguồn lực công nghệ, tài
chính mới. Nhờ vậy, vị thế cạnh tranh của công ty được mua lại sẽ được củng cố, cải thiện,
góp phần tăng cường dây chuyền giá trị cho công ty.
Ưu điểm:
Tận dụng được nguồn lực dư thừa.
Tạo cho doanh nghiệp khả năng để tăng trưởng vị thế.
Có thể tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn nhờ nắm bắt cơ hội đầu tư vào lĩnh vực
kinh doanh mới.
Khuyết điểm:
Nhiều rủi ro hơn chiến lược đa dạng hoá có liên quan do đầu tư vào lĩnh vực mà
doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hiện
tại..
Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực thực hiện, có đủ năng lực để quản
trị ngành mới
Thực hiện đa dạng hóa không liên quan đòi hỏi phải đầu tư lớn dẫn đến suy giảm
lợi nhuận trước mắt.
Đòi hỏi phải dự báo chính xác về nhu cầu thị trường, nếu dự báo không chính xác
sẽ dẫn đến bị động trong sản xuất kinh doanh.
Dựa vào tính liên kết giữa các lĩnh vực kinh doanh, và mức độ tác động, quản lý,
kiểm soát của công ty đối với các lĩnh vực kinh doanh đó, có thể tổng hợp bốn chiến lược
trên trong sơ đồ sau:
Có liên kết Không liên kết
Mức độ quản lý,
kiểm soát sâu.
Mức độ quản lý,
kiểm soát ít.
Bảng: Tổng hợp các chiến lược đa dạng hóa
Mức độ liên kết
Mức
độ
tác
động
Chiến lược chia sẻ
nguồn lực
Chiến lược chuyển
giao kỹ năng
Chiến lược tái cấu
trúc
Chiến lược cấu trúc
kinh doanh
3. Các lĩnh vực kinh doanh của Vinasun :
3.1. Nhà hàng và du lịch : ( 1995-2003)
Lĩnh vực hoạt động ban đầu của Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư
Vấn Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam là kinh doanh nhà hàng và du lịch.
Trong 8 năm hoạt động , công ty đã thiết lập được một hệ thống nhà hàng như:
Phố ẩm thực Tản Đà Cao Lâu.
Phố ẩm thực Hai Lúa.
Nhà hàng Nam Bộ ẩm thực phố và các trung tâm tiệc cưới như Phượng Gòn, Lê
Thị Riêng,.
Hầu hết được đặt tại các địa điểm gần khu trung tâm nên thu hút được một lượng
khách hàng dồi dào và ổn định.Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ trong một không gian
giao hòa giữa phong cách Trung Hoa cổ điển và Việt Nam, tạo sự thoải mái ,gần gũi thân
thiện với nền văn hóa ẩm thực Nam bộ phong phú ,và đặc sắc.
Bên cạnh đó, công ty cũng phát triển ngành du lịch nội địa, thu hút được một lượng
khách nhất định , tạo được sự tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu du lịch của
Vinasun.
Ngoài ra, năm 2003, công ty đã tăng được 7,7 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên tới 8 tỷ
đồng , tạo được một nguồn kinh tế mạnh, làm nền tảng để công ty mở rộng sang các lĩnh
vực khác.
3.2. Kinh doanh Taxi :
3.2.1. Quá trình thành lập và hoạt động của lĩnh vực kinh doanh taxi:
Tháng 1 năm 2003, một đội xe taxi chỉ gồm 27 chiếc đã ra đời, với vai trò ban đầu
là chuyên chở khách du lịch và thực khách của hệ thống nhà hàng Trầu Cau thuộc công ty.
Từ đó đến nay mới chỉ là quãng đường gần 6 năm, nhưng taxi Vinasun đã có những bước
phát triển vượt bậc cả về tầm cỡ và chất lượng. Số lượng xe cứ thế tăng dần lên. Đến cuối
năm 2003 là 300 xe. Năm 2004 tăng lên 525 xe. Đến 30-6-2007 là 1128 xe. Và cho đến
nay, tính tới tháng 10 năm 2008, taxi Vinasun đã có số lượng xe lên đến trên 2300 chiếc
(tức tăng gần 100 lần sau gần 6 năm) hoạt động chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai và các khu vực lân cận của TP Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Taxi Vinasun bao gồm hai loại xe, 4 chỗ và 7 chỗ, tất cả đều là xe của
hãng sản xuất ôtô số 1 thế giới là Toyota. Loại xe 4 chỗ gồm có 2 dòng xe là Toyota
Corolla J (tương tự như Corolla Altis) và Toyota Vios. Đây đều là hai dòng xe nhỏ gọn và
tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm thiểu khí thải, rất thích hợp cho các tuyến giao thông
nội thành đông đúc và chật hẹp. Loại xe 7 chỗ với hơn 100 xe đời mới cũng gồm 2 dòng
xe, đó là Toyota Zace và Toyota Innova, với nội thất tiện nghi và sang trọng, không gian
thoáng rộng, thích hợp với các gia đình và các đoàn công tác.Với tiêu chí an toàn là ưu tiên
hàng đầu, hơn 95% tổng số xe taxi của Vinasun hiện nay đều có thời gian sử dụng không
quá 3 năm.
3.2.2. Vị thế trong ngành (18/09/2008):
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 10.000 xe taxi hoạt động,
trong đó có khoảng 6000 xe trực thuộc các công ty taxi và khoảng 4000 xe trực thuộc các
Hợp tác xã và chạy tự do. Với hơn 1300 đầu xe ở thành phố, công ty chiếm khoảng 20% số
đầu xe của các công ty và hơn 10% so với số đầu xe của toàn thành phố.
Xét về doanh thu (bình quân 900.000 đồng/xe/ngày) và số Km vận hành mà công ty
đạt được (trên 54%) thì công ty chiếm hơn 30% thị phần của taxi thành phố và hơn 50% thị
phần tại tỉnh Bình Dương.
Hiện nay, Công ty đang dẫn đầu về số lượng xe (chỉ tính số lượng xe mà công ty
trực tiếp đầu tư, không tính xe góp của các tài xế và xe nhượng quyền thương hiệu) và là
công ty dẫn đầu về doanh thu bình quân cũng như dẫn đầu về số Km vận hành có khách.
Hiện cty phục vụ khoảng 15 triệu khách 1 năm.
Với số lượng và chất lượng xe như trên, theo dự đoán, Vinasun sẽ nâng thị phần tại
TP Hồ Chí Minh từ 35% lên 40% và trên 60% tại Bình Dương. Đây là con số rất đáng tự
hào nếu biết rằng các thương hiệu Taxi thuộc tập đoàn Mai Linh có tới 5000 đầu xe tại TP
Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, chất lượng phục vụ cũa Taxi Vinasun cũng thuộc vào hàng đầu trong lĩnh
vực kinh doanh Taxi vận tải. Đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, luôn niềm nở và tận tình phục
vụ hành khách. Gần đây, với số lượng xe tăng lên, Vinasu đã khắc phục được tình trạng
chờ đợi lâu và thiếu xe của khách hàng. Công ty còn đưa ra các hình thức thanh toán đa
dạng để hỗ trợ khách hàng, với mức chiết khấu phù hợp hoặc dùng thẻ đa năng như
Membership card, Taxi card, Coupon… Kết hợp với Vinasun Travel, Vinasun Taxi đưa ra
dịch vụ mới Đưa đón theo lộ trình phục vụ các đoàn khách và chuyên gia nước ngoài đến
công tác và làm việc tại Việt Nam ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vinasun cũng là
hãng taxi duy nhất trên thị trường cung cấp dịch vụ Gọi trực tiếp cho tài xế. Với dịch vụ
này, khách hàng có thể không cần thông qua tổng đài gọi tới cho tài xế trực ở gần khu vực
mình nhất, với số điện thoại tài xế và khu vực trực được đăng tải trên trang web của công
ty, tránh được việc phải chờ đợi lâu.
Cùng với những thành công ấy, Vinasun liên tục nhận được những danh hiệu cao
quý như: Thương hiệu nổi tiếng năm 2006; Cúp vàng thương hiệu Việt 2007; Cúp vàng
thương hiệu mạnh Export 2007…
3.2.3 Tỷ trọng doanh thu của ngành kinh doanh Taxi trong tổng doanh thu:
Qua gần 6 năm hoạt động, dịch vụ taxi Vinasun từ một lĩnh vực kinh doanh phụ
giờ đã trở thành một hoạt động kinh doanh chính, nếu không muốn nói là chủ chốt của
công ty Vinasun Corp. Thật vậy, tỷ trọng doanh thu của dịch vụ taxi tăng rất nhanh qua
từng năm. Đến cuối năm 2007 đã chiếm đến 89% tỷ trọng doanh thu (235,6 tỷ đồng) của
toàn công ty, và đến 6 tháng đầu năm 2008 vừa rồi thì đã chiếm đến 97% tỷ trọng doanh
thu (359 tỷ đồng).
Mốc son đánh dấu cho sự phát triền vượt bậc ấy là ngày 7-7-2003, khi công ty được
chuyển đổi thành Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam, với vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Và
đến 25-5-2006 thì vốn điều lệ tăng lên thành 16 tỷ đồng và có vốn để đầu tư xe mới. Đây
chính là tiền đề cho cú nhảy vọt năm 2007 với hai đợt phát hành cổ phiếu thành công giúp
tăng vốn điều lệ của công ty từ 16 tỷ lên đến 170 tỷ đồng, tức tăng tới 963% vốn cổ phần.
3.2.4. Tiềm năng thị trường, lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển.
Việt Nam đã gia nhập WTO và thị trường Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa trong
khoảng 2 năm tới đây, việc chiếm lĩnh và tạo một vị thế vững chắc ở một thành phố đầu
não kinh tế đầy năng động, với tiềm năng khách hàng trong tương lai của dịch vụ taxi là vô
cùng to lớn như TP Hồ Chí Minh là chiến lược hết sức đúng đắn và hợp lý của những nhà
điều hành Taxi Vinasun. Với việc taxi tăng từ 5000 đầu xe lên đến trên 10000 đầu xe, rõ
ràng thị trường TP Hồ Chí Minh, thị trường chủ lực của Vinasun, là một thị trường còn rất
nhiều tiềm năng nhưng cũng hứa hẹn sẽ có cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, và về lâu dài,
chiến thắng sẽ thuộc về ai tạo được uy tín cho thương hiệu của mình và sự tin tưởng của
khách hàng. Mà điều này thì hiện nay Vinasun đang nắm rất nhiều ưu thế, qua những phân
tích ở trên về chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu. Tới đây, Vinasun còn triển khai
hình thức bán quảng cáo trên màn hình LCD lắp đặt trên các xe taxi, là đơn vị tiên phong
thực hiện hình thức quảng cáo này trong ngành. Không những giúp taxi Vinasun có thêm
một nguồn thu nhập đáng kể, mà còn làm cho khách hàng thích thú vì sự mới lạ và vui tươi
của những mẫu quảng cáo trong thời gian ngồi trên xe, làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ
của Vinasun, tạo sự khác biệt cho thương hiệu và ấn tượng nơi khách hàng.
Một điểm mạnh khác của Vinasun Taxi chính là lượng vốn tài chính dồi dào. Nhờ
lượng tiền mặt từ hai đợt phát hành cổ phàn năm 2007 nên tài sản lưu động của công ty
tăng từ 18 tỷ lên 148 tỷ, dẫn tới tăng tỷ lệ thanh toán hiện hành của toàn công ty từ 0,34
năm 2006 lên 2,45 năm 2007. Trong năm 2008 này, khoảng thu nhập 20 tỷ từ các hoạt
động kinh doanh khác đã giúp lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm đạt hơn 30 tỷ, tăng 443%
so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là khoản thu nhập từ thanh lý tài sản cố định để đầu tư cho
việc mua mới và trang bị hiện đại cho một loạt xe taxi chất lượng cao phục vụ cho việc mở
rộng hoạt động kinh doanh. Taxi Vinasun đã trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành dịch vụ
taxi niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Đây là một bước đi đúng đán nhằn
tăng hơn nữa nguồn vốn cho hoạt động của công ty. Cổ phiếu VNS xếp thứ 159 trên sàn
giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
3.3. Bất động sản:
Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư
lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng và dùng một phần trong số tiền đó để đầu
tư vào các dự án bất động sản:
Trung tâm Thương mại Tản Đà
Nhu cầu vốn đầu tư: 48 tỷ đồng.
Nguồn vốn: tự có
Diện tích đất: 1.200 m2
Diện tích sàn xây dựng: 7.026 m2 gồm 1 tầng hầm, 1 trệt, 4 lầu và 1 sân thượng.
Mục đích : Trung tâm Thương mại và tiệc cưới. Theo lộ trình hội nhập WTO, năm
2009 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường phân phối và bán lẻ, nắm bắt được thông tin
này, sau thời gian dài đàm phán và làm việc với các đối tác nước ngoài, Ban Tổng
giám đốc Vinasun Corporation quyết định chọn 1 đối tác Hàn Quốc làm đối tác
chiến lược trong việc hợp tác, xây dựng cũng như phân phối các mặt hàng cao cấp
tại trung tâm sau này.
Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Bản vẽ thiết kế, thỏa thuận kiến
trúc, giấp phép phòng cháy chữa cháy, khảo sát địa chất, hợp đồng hợp tác đầu tư
xây dựng - kinh doanh dự án Trung tâm TM-DV Tản Đà, lập báo cáo phương án
khả thi.
Đang tiến hành các thủ tục pháp lý như: thủ tục thuê đất và chuyển quyền sử dụng
đất, giấy phép xây dựng.
Hiệu quả của dự án (tạm tính): với lãi suất đầu tư kỳ vọng: 15%.
o Thời gian hoàn vốn (PP): 2,5 năm
Doanh thu bình quân: 2,46 triệu USD
Lãi sau thuế bình quân: 712.000 USD
Dự án cao ốc VINASUN TOWER :
Nhu cầu vốn đầu tư: 200 tỷ đồng, trong đó giá trị đất: 145 tỷ đồng, giá trị xây dựng:
55 tỷ đồng.
Nguồn vốn : tự có
Giấy tờ pháp lý: Biên bản cam kết giữa Công ty VINASUN và gia đình ông Đặng
Phước Thành về việc cam kết bán lô đất 26-28-30-32-24/1-24/3-24/5 đường Thủ
Khoa Huân Q.1 cho Công ty.
Công văn số 224/UBND-ĐT của UBND quận 1 về việc Ủy ban Quận 1 ủng hộ
Công ty đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng trên khu đất này.
Công văn số 2102/UBND-ĐT ngày 11/4/2007 về việc chấp thuận kiến nghị của Sở
Giao thông công chánh hoán chuyển nhà 32 Thủ Khoa Huân cho Công ty
VINASUN để xây dựng cao ốc văn phòng.
Diện tích đất: 675 m2
Diện tích sàn xây dựng: 7.040 m2 gồm 2 tầng hầm, 1 trệt, 1 lửng, 12 lầu và 1 sân
thượng.
Mục đích : Cao ốc văn phòng và Trung tâm thương mại.
Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Thực hiện việc đặt cọc để mua lô
đất, bản vẽ kiến trúc và đang tiến hành việc hoán chuyển nhà 32 cũng như thương
lượng mua nhà 28, 24/7 và 24/9 Thủ Khoa Huân.
Hiệu quả của dự án (tạm tính): với lãi suất đầu tư kỳ vọng: 12%
o Hiện giá thuần (NPV): 2,79 triệu USD
o Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 15,1%
o Thời gian hoàn vốn (PP): 6,8 năm
Doanh thu bình quân /năm: 2,99 triệu USD
Lãi sau thuế bình quân/năm: 1,45 triệu USD
Dự án Chung cư Quận 8
Nhu cầu vốn đầu tư: 75 tỷ đồng
Nguồn vốn: tự có
Giấy tờ pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AC764577 (2.659 m2) và
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm nhà ở số: T558996 (diện tích : 80 m2).
Diện tích đất: 2.659 m2
Diện tích sàn xây dựng: 17.108 m2 gồm 2 block chung cư được xây dựng với 1
tầng hầm, 1 trệt, 12 lầu và 1 sân thượng, tổng cộng 168 căn hộ.
Mục đích: Chung cư
Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Bản vẽ thiết kế, xây dựng phương
án khả thi.
Đang tiến hành các thủ tục pháp lý như: chuyển quyền sử dụng đất sang đất thổ cư.
Hiệu quả của dự án (tạm tính):
o Lãi sau thuế do bán các căn hộ: 16 tỷ đồng
o Thu nhập mỗi năm do cho thuê khu thương mại và khác: 1,5 tỷ đồng
Dự án Khu đô thị VINASUN (Đồng Tháp)
Nhu cầu vốn đầu tư: 594 tỷ đồng
Nguồn vốn: tự có và vay ngân hàng
Xây dựng khu đô thị mới VINASUN tại phường An Hòa, thị xã Sa Đéc với quy mô
diện tích 37,4 ha, vốn đầu tư dự kiến 594 tỷ đồng (tương đương 37 triệu USD),
trong đó: xây dựng kết cấu hạ tầng 150 tỷ đồng, xây dựng nhà ở 444 tỷ đồng. Đây
là khu chung cư – Nhà ở với cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông tiên tiến nhằm
đẩy mạnh cho bước phát triển loại hình khu nhà ở cao cấp thuộc khu vực các tỉnh
ĐBSCL.
Giấy tờ pháp lý: Hợp đồng nguyên tắc giữa Công ty VINASUN và Sở Kế hoạch
đầu tư tĩnh Đồng Tháp ký ngày 31/3/2007.
Diện tích đất: 37,4 ha
Mục đích: Hình thành 1 khu đô thị mới bao gồm nhà ở, chung cư, biệt thự, Trung
tâm thương mại..
Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Đo đạc chi tiết, lên bảng vẽ qui
hoạch chi tiết 1/500.
Đang tiến hành các thủ tục pháp lý như: các thủ tục giao đất v.v.
Hiệu quả của dự án: đang xây dựng dự án tiền khả thi
Dự án Làng biệt thự xanh VINASUN (Tây Bắc Củ Chi)
Nhu cầu vốn đầu tư: 48 triệu USD (tạm tính)
Nguồn vốn: tự có và vay ngân hàng
Giấy tờ pháp lý: Tờ trình số 63/BQL-QLDA ngày 12/4/2007của Ban Quản lý Khu
Đô thị Tây Bắc Củ Chi trình Ủy Ban Nhân dân Thành Phố đề nghị Ủy Ban chấp
thuận chủ trương giao 200 ha đất tại khu vực này cho Công ty VINASUN.
Diện tích đất: 200 ha
Mục đích: Hình thành 1 làng biệt thự sinh thái
Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Lên bảng vẽ tổng quan
Đang tiến hành các thủ tục pháp lý như: Đang đợi sự chấp thuận của UBND Thành
phố
Hiệu quả của dự án: đang xây dựng dự án tiền khả thi
Kết luận: Hiện tại các dự án đang trong giai đoạn khởi công nhưng sau khi hòan
thành sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường về nhà ở bình dân & cao cấp, cao ốc văn phòng
cho thuê,…Nhìn chung thì thị trường bất động sản vẫn còn khả năng sinh lời cao nếu biết
đầu tư đúng cách.
4. Đánh giá :
4.1. Đánh giá tính liên kết giữa lĩnh vực kinh doanh du lịch nhà hàng và taxi.
Sau 8 năm kinh doanh nhà hàng và dịch vụ du lịch, Vinasun gặt hái được những
thành công đáng kể. Có thể kể đến như:
Công ty đã tăng được vốn điều lệ từ 300 triệu (năm 1995) lên 8 tỷ (năm 2003)
Xây dựng và phát triển một hệ thống nhà hàng đậm chất Nam Bộ được đánh giá
cao bởi đội ngũ đầu bếp tay nghề cao, giá cả phù hợp, và phong cách phục vụ lịch sự ,
chu đáo.Chính điều này đã mang đến một luợng khách hàng tương đối ổn định cho
công ty.
Với những lợi thế về nội lực cùng với khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đã tạo
một bước đệm cho việc mở rộng sang lĩnh vực mới: kinh doanh vận tải taxi, phục vụ hầu
hết cho nhu cầu đi lại của nguời dân. Trong lĩnh vực kinh doanh taxi, công ty đã tận dụng
đươc một số lợi thế từ những ngành kinh doanh trước,như nguồn vốn đủ mạnh, luợng
khách hàng ổn định (* Chiếm khoảng 80% doanh thu),thương hiệu của công ty.
Tóm lại, chiến lược đa dạng hóa mà công ty VINASUN sử dụng ở đây chính là
chiến lược đa dạng hóa có liên kết, cụ thể hơn là chiến lược chuyển giao kỹ năng
4.2. Đánh giá tính liên kết của chiến lược đa dạng hóa từ Taxi sang bất động sản:
Từ những phân tích trên đã cho chúng ta cái nhìn chung nhất về tầm chiến lược
cũng như chính sách phát triển của Công ty cổ phần Ánh Dương .Trong đó, công ty đã lựa
chọn những lĩnh vực có vị thế cạnh tranh cũng như có khả năng phát triển trong tương lai
(taxi, bất động sản). CTCP Ánh Dương đã dựa vào những lợi thế riêng của mình để phát
triển dịch vụ taxi (hiện nay chiếm trên 30% thị phần trong thành phố). Đó là về lượng
khách hàng, về cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân viên hùng hậu cùng với số lượng xe lớn .Đây
cũng là một lợi thế lớn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực
hoạt động. Công ty đã sử dụng chiến lược phát triển tập trung vào thị trường dịch vụ taxi.
Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng ngoài lĩnh vực chính như đã nêu trên thì công ty còn
phát triển sang các lĩnh vực khác, mới đây là lĩnh vực bất động sản. Không phải ngẫu nhiên
mà công ty đầu tư một lượng lớn tài sản sang xâm nhập vào thị trường này bởi đây là một
thị trường rất hấp dẫn trong tương lai. Mặc dù thị trường bất động sản hiện tại đang đóng
băng nhưng điều đó không ảnh hưởng đến tình hình của công ty (theo ông Trần Anh Nam
P.TGĐ CTCP Ánh Dương nhận xét) bởi lẽ công ty chỉ đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng
phát triển trong tương lai như chung cư hay cao ốc văn phòng .
NHÀ HÀNG
DU LỊCH
TAXI
Vốn
Vốn
Khách hàng: cá nhân,gia đình,khách du lịch đến
ăn uống tại hệ thống nhà hàng của VINASUN
Khách hàng: Khách du lịch, công tác, hội nghị
tại TPHCM
Một câu hỏi được đặt ra đó là tại sao công ty không phát triển những lĩnh vực liên
quan đến các ngành mà công ty đã thành công để có thể tận dụng tốt nguồn lực sẵn có của
mình mà lại đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới cần phải huy động nguồn lực mới?
Như chúng ta đã biết thì bất động sản nói chung hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai
khi mà nhu cầu nhà ở cũng như cao ốc văn phòng trở nên khan hiếm. Vinasun có nguồn lực
để đầu tư vào thị trường này trong dài hạn. Bên cạnh đó thì nhu cầu của công ty về văn
phòng hoạt động là rất lớn để có thể đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
Ngoài ra vinasun không muốn đầu tư dàn trải qua các lĩnh vực hoạt động khác mà có chiến
lược tập trung vào một lĩnh vực cụ thể đó là taxi và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tóm lại, với chiến lược của riêng mình VNS muốn hướng tới một sự phát triển bền
vững với một ngành trọng tâm kết hợp với nhu cầu của công ty trước mắt và lâu dài. Với
những chiến lược đã sử dụng, VNS đã có sự liên kết giữa ngành taxi và bất động sản để
phát triển công ty trong tương lai .Tuy nhiên, ta có thể thấy sự liên kết ở đây khá rời rạc và
không rõ ràng (nếu có thì cũng chỉ về nhân sự quản lý hoặc nguồn vốn). Vì thế, nếu xét
trên góc độ quản lý cấp công ty thì VNS thì không có sự liên kết giữa dịch vụ taxi và bất
động sản theo chiến lược rõ ràng mà phát triển thành hai lĩnh vực khác nhau hướng tới hai
thị trường khác nhau.
4.3. Đánh giá mức độ thành công các bước chiến lược của công ty Vinasun:
Nhìn chung, ta có thể thấy công ty Vinasun kể từ năm 1995 đến nay có thể chia
thành 2 giai đoạn phát triển rõ rệt, với mức độ tăng trưởng lợi nhuận ngày càng cao
Từ năm 1995-2003, vốn điều lệ tăng 7.7 tỷ VNĐ. Và từ năm 2003 đến T10/2007,
tăng 162 tỳ VNĐ - Một số lượng gia tăng khá lớn về mặt tài chính… Tất cả đều nhờ vào sự
thành công khi Vinasun quyết định thực hiện chiến lược đầu tư vào thị trường taxi. Một
lĩnh vực khá mới mẻ ở thị trường năm 2003.
Đây có thể được xem như một cái nhìn nhạy bén, khi công ty đã nhanh chóng nắm
bắt được cơ hội của thị trường đang còn bỏ ngỏ vào lúc này. Và nhanh chóng đầu tư một
cách mạo hiểm, ngay lúc Vinasun xác định được rằng Tp.HCM là một trung tâm thương
mại, tài chính và dịch vụ công cộng phát triển theo một nền văn minh và hiện đại thì nhu
cầu về sự vận chuyển đã không còn tồn tại ở những phương tiện thô sơ và giản đơn nữa.
các dòng xe cao cấp, sang trọng, ít tiêu hao nhiên liệu, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay, phù hợp xu hướng chung của
thời đại. Như một nguyên tắc khách quan, những nhu cầu ấy cần phải được đáp ứng.
Cho nên, năm 2003, “Taxi” đã nhanh chóng ra đời gắn liền với thương hiệu “
Vinasun” cũng như với tiềm thức của khách hàng. Ngoài ra , Vinasun còn được biết đến
với những cái tên ở những lĩnh vực khác nhau như nhà hàng Ẩm thực Nam Bộ “Hai Lúa”
hay “Vinasun Travel”, đại lý vé máy bay, tư vấn du học Vinasun. Tất cả đã tạo nên thương
hiệu Vinasun sự gần gũi, thân thuộc và tin cậy. Để giờ đây, chúng ta có thể khẳng định
rằng “ Vinasun” đã trở thành một thương hiệu mạnh thật sự, là đối thủ ngang tầm của các
thương hiệu khác nhất là trong lĩnh vực Taxi với một thị phần khá lớn - hơn 30% thị phần
taxi thành phố và hơn 50% thị phần tại tỉnh Bình Dương… Hiển nhiên đến năm 2006,
Vinasun được công nhận là thương hiệu nổi tiếng “TaxiVinasun”.
Để có được sự tin cậy này, đội ngũ công ty đã nổ lực rất nhiều khi đáp ứng tất cả
nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất thông qua thái độ phục vụ ân cần chu đáo của hệ
thống chăm sóc khách hàng, tiêu biểu là tổng đài 8 27 27 27. Cùng với đội ngũ lái xe
chuyên nghiệp, tận tình và kinh nghiệm.Tất nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là chất lượng
loại xe, số lượng xe phải đáp ứng đầy đủ và linh hoạt.
Bên cạnh taxi là một ngành phát triển đầy tiềm năng thì Bất động sản cũng được
Vinasun quan tâm đến và đầu tư vào rất nhiều dự án như các khu trung tâm, các tòa cao ốc,
chung cư. Đặc biệt là dự án xây dựng tòa nhà Vinasun tower với vốn đầu tư 200 tỷ đồng, sẽ
được chính thức khởi công xây dựng vào năm tới với mục đích đáp ứng nhu cầu nhà ở, văn
phòng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một lĩnh vực siêu lợi nhuận, giúp
công ty tăng thêm nguồn lực tài chính để tái đầu cơ, nắm bắt những cơ hội phát triển mới
trên đường hội nhập. Trên dự đoán, nếu các dự án trên được đưa vào khai thác sớm hơn thì
sẽ đóng góp một nguồn lợi nhuận từ 4 – 8 tỷ đồng cho công ty năm 2008.
Vinasun đã thực sự thành công trong chiến lược phát triển của mình trong thời gain
qua cũng như trong giai đoạn hiện nay và sắp tới – chiến lược đa dạng hóa loại hình kinh
doanh, trong đó ưu tiên trước nhất là các ngành mũi nhọn : Vận tải, du lịch và bây giờ là
bất động sản, với mục tiêu : “ Kinh doanh thu lợi nhuận nhằm mang lại lợi ích tối đa cho cổ
đông, sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng, sự hưng thịnh cho đất nước”.
Qua những phân tích và đánh giá trên đây về các lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng-Du
lịch, Taxi và Bất động sản; có thể biểu diễn những SBU trên của VINASUN qua ma trận
BCG sau:
5. Phương hướng phát triển:
5.1. Hàng không
Hiện nay công ty Vinasun đang lên kế hoạch thành lập hãng hàng không Vinasun
Airlines. Dự kiến, hãng hàng không này có vốn pháp định 1.000 tỷ đồng, khai thác các
đường bay tuyến quốc tế, có quy mô từ 11 đến 30 máy bay. Hiện Việt Nam có 5 hãng hàng
không (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO và Vietjet, Indochina Airlines ).
5.2 . Trường đại học Đông Dương:
Công ty Vinasun đang là chủ đầu tư trực tiếp của dự án xây dựng trường đại học
Đông Dương tại thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Dự kiến trường sẽ tiến hành đào tạo 08
nhóm ngành là: công nghệ thông tin, công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ nông – lâm
– ngư nghiệp, công nghệ giao thông vận tải, quản trị kinh doanh, khoa học kinh tế, du lịch,
ngoại ngữ, với 03 cấp trình độ là: trung cấp, cao đẳng và đại học. Trường sẽ tuyển sinh
khoá đầu tiên vào năm 2009 song song với quá trình xây dựng trường. Việc đầu tư đào tạo
nguồn nhân lực tại chỗ cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
xã hội
Cao
Thấp
Ma trận BCG đánh giá các SBU của VINASUN
Thấp
Ngôi sao Dấu hỏi
Bò Chó
Taxi
Du lịch
Bất động sản
Nhà hàng
Thị phần tương đối
Tốc độ tăng
trưởng
ngành
Cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược của taxi vinasun.pdf