Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012 và những khuyến nghị

Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt cao hơn cả nƣớc nói chung và vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng nhƣng quy mô còn nhỏ bé (chiếm chƣa đầy 1% GDP cả nƣớc). Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chậm, khu vực dịch vụ phát triển dƣới mức tiềm năng và chƣa đạt tỷ trọng hợp lý trong nền kinh tế của Tỉnh. Trình độ công nghệ trên địa bàn Tỉnh còn thấp và chƣa đồng bộ. Thực trạng đầu tƣ, tăng trƣởng và hệ số ICOR phản ánh sát thực chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh thiên về số lƣợng, cơ cấu kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách ƣu tiên đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm hạ thấp hệ số ICOR, nâng cao hiệu quả đầu tƣ và đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nƣớc còn nhiều khó khăn, thách thức, để phát huy đƣợc nội lực và khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đầu tƣ thoả đáng cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng cƣờng ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới để sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phƣơng, thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012 và những khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 147 CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ Trần Quang Huy*, Trần Xuân Kiên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt 9,99%, cao hơn bình quân của cả nƣớc. Song, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ có xu hƣớng giảm, chỉ số ICOR của Thái Nguyên tính chung trong thời kỳ 2006-2012 là 5,03 lần thấp hơn so với của cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã đúng hƣớng: tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên còn thấp, cơ bản vẫn là tăng trƣởng về số lƣợng và phát triển theo chiều rộng, trong đó chủ yếu là do yếu tố số lƣợng lao động và vốn đầu tƣ, đóng góp của khoa học công nghệ cũng nhƣ trình độ quản lý trong việc tạo ra tăng trƣởng GDP thấp. Từ khóa: Chất lượng tăng trưởng Tăng trƣởng kinh tế (TTKT) ở mức cao luôn là mục tiêu của các nền kinh tế, tuy nhiên gần đây vấn đề chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc các nhà nghiên cứu Việt Nam đặc biệt quan tâm. Chất lƣợng tăng trƣởng phản ánh sự bền vững bên trong của nền kinh tế, nó đƣợc thể hiện ở hiệu quả của việc đạt đƣợc các chỉ tiêu tăng trƣởng và khả năng duy trì trong dài hạn. Chất lƣợng tăng trƣởng còn thể hiện năng lực của các quốc gia trong sử dụng yếu tố đầu vào và ảnh hƣởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có thể nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế quốc dân nói chung, thì cần thiết phải đƣa ra những giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, và Thái Nguyên đƣợc coi là một tỉnh có đầy triển vọng.* Những cải cách kinh tế, hoạch định chính sách và thay đổi cơ cấu đầu tƣ trong những năm qua đã tạo điều kiện cho kinh tế tỉnh Thái Nguyên có những bƣớc phát triển mới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn luôn cao hơn so với cả nƣớc. Tuy nhiên, điều đó mới chỉ phán ánh về mặt số lƣợng của tăng trƣởng. Để có đƣợc cái nhìn toàn diện, tổng thể về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, cần có những phân tích làm rõ những cản trở đối với tăng trƣởng kinh tế về lƣợng và chất, đề xuất các giải pháp nâng cao * Tel: 0912 132025 chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới, đồng thời có thể áp dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện điạ lý và kinh tế tƣơng tự. Bài viết này tập trung nghiên cứu chất lƣợng TTKT theo các nhân tố đầu vào, kết quả đầu ra và những tác động của tăng trƣởng đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 và những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Có nhiều khái niệm về tăng trƣởng kinh tế, theo Simon Kuznets: “Tăng trƣởng là sự gia tăng một cách bền vững của sản lƣợng bình quân đầu ngƣời hay sản lƣợng trên mỗi lao động”. Theo Douglass C.North và Robert Paul Thomas: “Tăng trƣởng kinh tế xảy ra nếu sản lƣợng tăng nhanh hơn dân số” Tăng trƣởng kinh tế, dƣới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thƣờng tính cho một năm). Tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định (thƣờng là 1 năm). Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô khác nhƣ việc làm, lạm phát, nghèo đói, Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét tăng trƣởng kinh tế trên giác độ Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 148 số lƣợng thu nhập tăng thêm thì chƣa đủ. Thực tế cho thấy có những tăng trƣởng không những không đem đến cho con ngƣời cuộc sống tốt đẹp hơn, trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tƣơng lai phải gánh chịu. Năm 1996, UNDP đã chỉ ra 5 loại tăng trƣởng xấu để các quốc gia tham khảo, đó là: Tăng trƣởng không việc làm: Tăng trƣởng không tạo ra việc làm mới. Tăng trƣởng không lƣơng tâm: Tăng trƣởng chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ ngƣời giàu, điều kiện sống của phần đông ngƣời nghèo không đƣợc cải thiện. Tăng trƣởng không tiếng nói: Tăng trƣởng không gắn với sự cải thiện về dân chủ. Tăng trƣởng không gốc rễ: Tăng trƣởng nhƣng đạo đức xã hội bị suy thoái. Tăng trƣởng không tƣơng lai: Tăng trƣởng nhƣng huỷ hoại môi trƣờng sống của con ngƣời. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu tăng trƣởng kinh tế bên cạnh sự gia tăng về số lƣợng, còn cần và nhất thiết phải quan tâm đến khía cạnh chất lƣợng. Chất lƣợng tăng trƣởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quyền tự do cho mỗi ngƣời. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế Có thể tiếp cận chất lƣợng TTKT trên nhiều giác độ khác nhau nhƣ: theo nhân tố đầu vào, theo kết quả đầu ra, theo cấu trúc ngành kinh tế, theo năng lực cạnh tranh Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp Một dạng của hàm sản xuất Cobb- Douglas là: Y = F(K,L,TFP) Trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP); Vốn sản xuất (K): Đƣợc trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất hiện tại cùng với các yếu tố sản xuất khác để tạo ra đầu ra. Nó bao gồm: máy móc – thiết bị, phƣơng tiện vận tải, các hạ tầng cơ sở kỹ thuật; Lao động (L): là yếu tố đầu vào đặc biệt, lƣợng lao động không chỉ đơn thuần là số lƣợng ( đầu ngƣời hay thời gian lao động) mà còn bao gồm chất lƣợng của lao động – gọi là vốn nhân lực. Đó là con ngƣời với trình độ tri thức và những kỹ năng, kinh nghiệm lao động sản xuất nhất định; TFP (Total Factor Productivity) là năng suất các nhân tố tổng hợp Tại mô hình này, TTKT đƣợc phân thành 2 loại: TTKT theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lƣợng lao động và TTKT theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP. Trên phƣơng diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lƣợng lao động, chất lƣợng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất. TFP phụ thuộc hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn, lao động. Đối với các nƣớc đang phát triển, trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa do các yếu tố TTKT theo chiều rộng nhƣ lao động, tài nguyên thiên nhiên tƣơng đối dồi dào, trong khi trình độ của ngƣời lao động và công nghệ còn hạn chế thì TTKT theo chiều rộng thƣờng đƣợc lựa chọn. Song, nếu nền kinh tế phát triển dựa quá nhiều vào vốn và lao động thì tốc độ tăng trƣởng không cao, kém tính bền vững và dễ bị tổn thƣơng khi có những biến động kinh tế từ bên trong cũng nhƣ bên ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những bƣớc tiến mang tính chất đột phá lớn. Chính vì lẽ đó, chiến lƣợc TTKT cần đƣợc nghiên cứu theo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP. Ngoài ra, tăng trƣởng kinh tế còn chịu sự tác động của các nhân tố phi kinh tế nhƣ: cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo, đặc điểm văn hóa - xã hội, thể chế chính trị - kinh tế - xã hội. Các nhân tố này gián tiếp tác động tới chiến lƣợc tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy chúng không trực tiếp tác động tới tăng trƣởng kinh tế, nhƣng không vì thế mà vai trò và sự tác động của chúng đến chiến lƣợc tăng trƣởng kinh tế bị hạn chế. Khi nghiên cứu nguyên nhân của sự thần kỳ kinh tế của các nền kinh tế Đông Á những năm qua, các nhà Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 149 kinh tế học đã không thể phủ nhận, thậm chí còn rất đề cao nhân tố văn hóa Á Đông (mà đúc kết trong đó là tôn giáo, thể chế chính trị - xã hội) là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự thần kỳ về kinh tế của các nền kinh tế này. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012 Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có tổng dân số là 1.150,23 nghìn ngƣời với diện tích tự nhiên là 3.526,20 km2, chiếm khoảng 1,08% diện tích và 1,30% dân số cả nƣớc năm 2012. Nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên là một trong những cửa ngõ thuận lợi trong việc tạo ra các mối liên kết về du lịch, dịch vụ với các địa phƣơng lân cận trong và ngoài vùng (Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...). Tỉnh có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để giao lƣu kinh tế và văn hoá với các địa phƣơng khác. Tốc độ tăng trƣởng cao của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 theo dự báo sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phƣơng khác trong vùng, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của vùng. Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 2006 - 2012 đạt 9,99% tuy không đạt mục tiêu đề ra nhƣng vẫn cao hơn bình quân giai đoạn 2001- 2005 ( 9.14%) và của cả nƣớc (7%). Đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 theo ngành, ngành công nghiệp – xây dựng đạt 14.91%, so với kế hoạch đề ra là 16.5%; dịch vụ đạt 11.86%, so với mục tiêu đề ra là 13%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4.14%, so với mục tiêu đề ra là 5.5%. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010 khó khăn nhiều hơn so với 5 năm trƣớc, thì các kết quả đạt đƣợc này là rất đáng khích lệ. Các năm 2006-2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra, các năm 2008-2010 chịu tác động lớn của khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế và khó khăn nội tại của nền kinh tế cả nƣớc và của tỉnh, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2008 vẫn đạt 11.54%, năm 2009 đạt 9,32%, năm 2010 đạt 10,46%. Năm 2008 - 2009 tuy tốc độ tăng trƣởng có chiều hƣớng đi xuống, song đó là do sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế cả nƣớc nói riêng. Năm 2010 bƣớc đầu khắc phục đƣợc những khó khăn nên tốc độ tăng trƣởng đã tăng lên cùng với tốc độ tăng trƣởng của cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế năm 2010 đạt 17.4 triệu đồng/ngƣời, tƣơng đƣơng khoảng 950 USD/ngƣời, tuy đã đạt mục tiêu đề ra, song mới chỉ bằng 79% so với bình quân của cả nƣớc. Quy mô giá trị gia tăng các ngành kinh tế năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994) gấp 2.62 lần so với năm 2000. Tổng thu ngân sách 5 năm từ 2006- 2010 đạt 7,594.4 tỷ đồng, vƣợt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách không tăng do việc thực hiện các chính sách miễn giảm thuế và không đƣa vào tổng thu ngân sách một số khoản thu, do vậy ảnh hƣởng đến tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nƣớc. Việc thu hút đầu tƣ, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu năm 2012 tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 3,3%, GDP của Thái Nguyên chỉ tăng 5,03%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006- 2012 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hƣớng, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP(theo giá thực tế). Đóng góp của từng ngành vào tăng trƣởng cũng chuyển dịch theo xu hƣớng tích cực đó là tăng dần tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm. - Ngành công nghiệp và xây dựng có sự chuyển dịch đúng hƣớng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm, năm 2010 mới đạt 41.54% GDP so với mục tiêu đề ra là 45% GDP và đến năm 2012 vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu này. Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 86.5% lên 88.11% (năm 2009), công nghiệp khai thác giảm, Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 150 công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc có mức tăng tƣơng đƣơng với công nghiệp chế biến. Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và đầu tƣ dân doanh trong xây dựng tăng nhanh qua các năm, song mức độ đóng góp của ngành còn chƣa tƣơng xứng bởi các doanh nghiệp ngành xây dựng của địa phƣơng còn hạn chế về năng lực quản lý, tài chính và công nghệ, vì thế chủ yếu tham gia thi công các gói thầu có quy mô nhỏ nên mức đóng góp cho tăng trƣởng GDP còn thấp. - Ngành thƣơng mại và dịch vụ: Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 11.86% (mục tiêu đề ra là 13%/năm). Chuyển dịch cơ cấu rất thấp. Trong cơ cấu ngành thƣơng mại và dịch vụ, hoạt động kinh doanh bất động sản và khoa học công nghệ là hai hoạt động có xu hƣớng tăng nhanh. Các hoạt động khác nhƣ giáo dục đào tạo, y tế, thông tin truyền thông có mức tăng về giá trị tuyệt đối, song cơ cấu vân ổn định đến năm 2012. - Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm khu vực này đạt 4.14%, thấp hơn mục tiêu đề ra( 5.5%/năm). Cơ cấu kinh tế có mức giảm nhanh so với mức bình quân chung của cả nƣớc, song chƣa đạt mục tiêu đề ra. Về cơ cấu ngành, chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi chậm do ảnh hƣởng của dịch bệnh, sản xuất theo hƣớng trang trại không ổn định, chăn nuôi công nghiệp còn nhiều hạn chế. Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chất lƣợng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thấp, cơ cấu sản phẩm chƣa đạt mục tiêu đề ra. Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên và cả nước Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên Bảng 2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên phân theo các ngành Đơn vị: % Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thƣơng mại và dịch vụ 2006 100 24.72 38.76 36.52 2007 100 24.00 39.54 36.46 2008 100 23.98 39.78 36.24 2009 100 22.46 40.62 36.92 2010 100 21.73 41.54 36.72 2011 100 21.70 41.30 37.00 2012 100 21.00 41.20 37.80 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 151 Tăng trưởng kinh tế xét theo các yếu tố đầu vào Tăng trƣởng kinh tế xét ở đầu vào do tác động của ba yếu tố: số lƣợng vốn đầu tƣ, số lƣợng lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Hai yếu tố đầu thuộc về tăng trƣởng số lƣợng (còn gọi là tăng trƣởng theo chiều rộng). Yếu tố thứ ba thuộc về tăng trƣởng về chất lƣợng (còn gọi là phát triển theo chiều sâu). Và thƣờng đƣợc mô tả bằng hàm sản xuất Cobb- Douglas: Y = K .L .T Trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP); K, L lần lƣợt là vốn và lao động tham gia sản xuất; T: Vai trò của công nghệ trong sản xuất; , là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn trong thu nhập. Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vào GDP chúng tôi phân tích mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY Hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình S K L Pearson Correlation S 1.000 0.968 0.985 K 0.968 1.000 0.941 L 0.985 0.941 1.000 Sig. (1-tailed) S 0.000 0.000 0.000 K 0.000 0.000 0.000 L 0.000 0.000 0.000 Trong đó: S là sản lƣợng (GDP); K: là vốn đầu tƣ; L: là số lƣợng lao động. Qua kết quả trên ta thấy giá trị tƣơng quan giữa S và K đạt 0,968 cho thấy mối quan hệ giữa S và K rất chặt chẽ. Giá trị tƣơng quan giữa S và K có ý nghĩa trong thống kê (mức ý nghĩa Sig. (1- tailed) báo cáo bằng 0). Giá trị tƣơng quan giữa S và L đạt 0,985 cho thấy S và L có mối quan hệ rất chặt chẽ. Giá trị tƣơng quan giữa S và L có ý nghĩa trong thống kê (mức ý nghĩa Sig. (1-tailed) báo cáo bằng 0). Hệ số tƣơng quan R của mô hình Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 0.992 a 0.985 0.982 0.05165 Trị số R có giá trị 0,992 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tƣơng quan rất chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R2 có giá trị 0,985, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 98,5% hay nói cách khác là 98,5% sự biến thiên của GDP đƣợc giải thích bởi 2 biến độc lập L và K. Giá trị R điều chỉnh phản ánh chính xác sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, giá trị R điều chỉnh bằng 0,982 (hay 98,2%) có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa GDP và 2 biến độc lập (L, K). Phân tích phƣơng sai - ANOVA Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 1.930 2 0.965 361.753 0.000 a Residual 0.029 11 0.003 Total 1.959 13 a. Predictors: (Constant), ln(L), ln(K) b. Dependent Variable: ln(GDP) Phân tích phƣơng sai - ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05), có nghĩa là mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu thu thập đƣợc và các biến đƣa vào đều có ý nghĩa Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 152 trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thống kê giá trị F = 361,753 đƣợc dùng để kiểm định giả thiết H0, cho thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p_value < 0,05 và bác bỏ giả thiết H0 cho rằng GDP không có quan hệ với L và K. Nhƣ vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc. Hệ số mô hình hồi quy Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -10.297 1.673 -6.155 0.000 ln(K) 0.439 0.131 0.36 3.356 0.006 ln(L) 2.374 0.404 0.64 5.879 0.000 Qua kết quả phân tích ta có hệ số của mô hình hồi quy giữa GDP và L, K nhƣ sau: ln(GDP) = -10,297 + 0,439ln(K) + 2,374ln(L) + Trong đó: là sai số ngẫu nhiên. Để có thể thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến GDP cần xem xét giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta). Giá trị hồi quy chuẩn cho biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại hệ số hồi quy, cho biết mức độ ảnh hƣởng giữa 2 biến độc lập và biến phụ thuộc, giá trị hồi qui chuẩn của K ảnh hƣởng 36% tới GDP; giá trị hồi qui chuẩn của L ảnh hƣởng 64% đến GDP trong 98.5% đƣợc giải thích bởi hai biến vốn và lao động. Và 1.5% phần còn lại đƣợc giải thích bởi sự ảnh hƣởng của TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) bao gồm khoa học công nghệ, trình độ quản lý, trình độ, kỹ năng tay nghề của ngƣời lao động... Phân tích tác động của các yếu tố tới tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy lao động đóng vai trò chủ yếu. Điều đó cho thấy đóng góp của khoa học công nghệ cũng nhƣ trình độ quản lý trong việc tạo ra tăng trƣởng GDP vẫn còn thấp. Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên chủ yếu vẫn là về số lƣợng, vẫn là phát triển theo chiều rộng, trong đó chủ yếu là do yếu tố số lƣợng lao động và vốn đầu tƣ, chất lƣợng tăng trƣởng vẫn thấp. Hiệu quả đầu tƣ Hiệu quả đầu tƣ đƣợc biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Chỉ tiêu thƣờng đƣợc dùng nhất là hệ số ICOR. ICOR đƣợc tính toán trên cơ sở so sánh đầu tƣ với mức tăng trƣởng kinh tế hàng năm. Theo cách tính thông thƣờng và đơn giản nhất, ICOR bằng tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong kỳ chia cho phần tăng thêm GDP, nghĩa là thông qua hệ số ICOR ta có thể biết đƣợc để tăng thêm một đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tƣ. Hoặc có thể tính ICOR bằng cách lấy tỷ lệ giữa vốn đầu tƣ trên GDP chia cho tốc độ tăng trƣởng. Đây là cách tính phổ biến và đƣợc áp dụng nhiều ở nƣớc ta. Về phƣơng diện lý thuyết, khi hệ số ICOR càng thấp, chứng tỏ vốn đầu tƣ bỏ ra tuy ít nhƣng tăng trƣởng kinh tế đã đạt mức cao theo mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, ICOR còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ nền kinh tế đang ở giai đoạn phát triển nào, cơ chế chính sách của tỉnh ra sao... Để tăng trƣởng kinh tế, chúng ta phải tăng số lƣợng vốn đầu tƣ. Thái Nguyên hiện có tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP đạt khá cao và tăng nhanh. Bình quân nếu thời kỳ 2001-2005 đạt 34.4% thì thời kỳ 2006-2012 đạt tới 50,07% (theo giá so sánh 2010. Tình hình đầu tƣ những năm qua cho thấy có một sự phù hợp khá chặt chẽ giữa đầu tƣ và kết quả tăng trƣởng theo mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng, thiên về số lƣợng. Có thể thấy rằng những năm gần đây để gia tăng một đồng GDP, số vốn đầu tƣ ngày càng nhiều lên. Tính chung cho cả giai đoạn 2006- 2012 con số này là 5,03 (tƣơng ứng tỷ trọng đầu tƣ trên GDP ở mức bình quân 50,07% và nhịp tăng trƣởng GDP bình quân là 9,99% năm). Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII ngày 21/10/2013, hệ số ICOR của nƣớc ta Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 153 giảm từ mức 6,7% của giai đoạn 2008-2010 xuống còn 5,53% trong giai đoạn 2011-2013. Trong khi đó hệ số ICOR của Thái Nguyên lại có xu hƣớng tăng lên, để tăng một đồng GDP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nếu năm 2006 cần 4,8 đồng vốn đầu tƣ, thì đến năm 2012 cần 6,68 đồng vốn, thể hiện xu hƣớng giảm hiệu quả đầu tƣ. Tuy nhiên, môi trƣờng đầu tƣ của Thái Nguyên hiện đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá là có xu hƣớng ngày càng tốt hơn. Điều này đƣợc thể hiện ở chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 (PCI) là 52.02 điểm xếp vị trí 58/63 đƣợc đánh giá là mức độ trung bình, đến năm 2008 xếp vị trí 53/63 và cho đến năm 2009 (PCI) của Thái Nguyên đứng ở vị trí thứ 31/63 tỉnh, thành phố, tăng 22 bậc so với năm 2008. Kết thúc năm 2011, PCI tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 57/63 tỉnh thành phố, là địa phƣơng có chỉ số PCI không hấp dẫn. Đến năm 2012, PCI cấp tỉnh của Thái Nguyên đã tăng 40 bậc, đứng thứ 17/63 tỉnh thành cả nƣớc và sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tƣ. Một số khuyến nghị thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho các ngành công nghệ cao Tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển các lĩnh vực, các ngành công nghệ cao. Lựa chọn một số ngành, sản phẩm khác biệt nhằm phát huy lợi thế của địa phƣơng để tập trung nguồn lực đầu tƣ. Minh bạch hóa và bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực của địa phƣơng. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ cao vào những lĩnh vực mà Tỉnh đang ƣu tiên phát triển. Ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục đào tạo, tăng cƣờng liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho các đối tƣợng chính sách, nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Phát triển khoa học và công nghệ Sử dụng công nghệ nhiều tầng, ƣu tiên công nghệ hiện đại, kết hợp với công nghệ truyền thống phù hợp với trình độ sản xuất của Tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả đầu tƣ, nhất là các công nghệ đặc thù trong khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản. Đổi mới chính sách cán bộ đối với đội ngũ lao động khoa học công nghệ trên cơ sở tạo môi trƣờng hoạt động khoa học công nghệ. Rà soát quy hoạch, chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ, đặc biệt là giao thông Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ theo hƣớng hiện đại và phát triển bền vững. Ƣu tiên đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ, khu vui chơi giải trí, giao thông nối các vùng kinh tế trọng điểm, các cụm, khu công nghiệp trong vùng. Bảng 2. Hệ số ICOR tỉnh Thái Nguyên Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (tỷ đồng) 7.410,57 8.086,1 8.361,0 8.635,8 10.173,0 12.514,7 11.261,7 GDP (tỷ đồng) 13.639,7 15.362,7 17.135,2 18.732,6 20.691,6 22.513,0 24.090,0 (%) 11,33 12,64 11,54 9,32 10,46 8,80 7,00 ICOR (lần) 4,80 4,16 4,23 4,95 4,70 6,32 6,68 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012 Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154 154 Kết luận Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt cao hơn cả nƣớc nói chung và vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng nhƣng quy mô còn nhỏ bé (chiếm chƣa đầy 1% GDP cả nƣớc). Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chậm, khu vực dịch vụ phát triển dƣới mức tiềm năng và chƣa đạt tỷ trọng hợp lý trong nền kinh tế của Tỉnh. Trình độ công nghệ trên địa bàn Tỉnh còn thấp và chƣa đồng bộ. Thực trạng đầu tƣ, tăng trƣởng và hệ số ICOR phản ánh sát thực chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh thiên về số lƣợng, cơ cấu kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách ƣu tiên đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm hạ thấp hệ số ICOR, nâng cao hiệu quả đầu tƣ và đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nƣớc còn nhiều khó khăn, thách thức, để phát huy đƣợc nội lực và khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đầu tƣ thoả đáng cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng cƣờng ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới để sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phƣơng, thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thông kê (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012. 2. Phan Văn Khải (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Nxb Chính trị Quốc gia. 3. Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Từ Quang Phƣơng, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 5. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015. 6. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2020 – Văn kiện chƣơng trình nghị sự 21. SUMMARY ECONOMIC GROWTH QUALITY OF THAI NGUYEN IN THE PERIOD OF 2006 - 2012 AND RECOMMENDATIONS Tran Quang Huy * , Tran Xuan Kien College of Economics and Bussiness Administration - TNU Thai Nguyen is a mountainous midland province that rate of economic growth during 2006 -2012 reached 9,99% in average, higher than the national average. Effectiveness of using capital tends to decrease, ICOR of Thai Nguyen incorporated in the 2006-2012 period was 5,03 times lower than that of the country. Economic restructuring of the province was in the right direction: increasing the share of industry - construction, services, reducing the proportion of agriculture and forestry in GDP. However, quality economic growth of the Thai Nguyen is low, is basically still the growth quantity and width development, which is mainly attributed by the amount of labor and capital, the contribution of science and technology as well as the level of management in the creating low GDP growth. Keywords: economic growth quality Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Văn Quyết – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN * Tel: 0912 132025

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_tang_truong_kinh_te_cua_tinh_thai_nguyen_giai_doa.pdf