Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các
yếu tố tác động vào giá trị cảm nhận của khách
hàng, xây dựng và đánh giá các thang đo đo lường
chúng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định
mô hình lý bao gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là
thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng gồm phân
tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội và phân
tích Anova một yếu tố. Tổng mẫu điều tra đưa vào
phân tích là 270 mẫu. Kết quả cuối cùng là có mối
quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố độc lập “phản
ứng cảm xúc, chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giả
cả mang tính tiền tệ, giả cả hành vi” và biến phụ
thuộc “giá trị cảm nhận của khách hàng”. Mô hình
3. Kiểm định mô hình
Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xem có dạng:
Giá trị = β0 + β1* cảm xúc + β2* chất lượng + β3* danh tiếng + + β4* giá cả + β5* hành vi
Mô hình có R2 là 0.528 chứng tỏ 5 biến cảm xúc, chất lượng, danh tiếng, giả cả và hành vi giải thích được
52.8% sự biến thiên của giá trị cảm nhận (bảng 2).
Bảng 2. Hệ số tương quan
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số DurbinWatson
1 .726a .528 .519 .33270 1.719
Theo kết quả bảng 3, ta thấy kiểm định F có giá trị là 58.960 với Sig. = .000(a) (< 0.05) chứng tỏ mô hình
hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Bảng 3. Kết quả phân tích Anova của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng các độ lệch bình phương df Độ lệch bình phương
bình quân
F Sig.
1
Phần hồi quy 32.630 5 6.526 58.960 .000a
Phần dư 29.221 264 .111
Tổng 61.852 269
Bảng 4 cho thấy các hệ số β đều khác 0 và Sig của cả 5 yếu tố đều có giá trị < 0.05, chứng tỏ các thành
phần cảm xúc, chất lượng, danh tiếng, giá cả, hành vi đều tác động lên giá trị cảm nhận của khách hàng khi
mua sắm tại siêu thị Metro Nha Trang.
Bảng 4. Hệ số hồi quy của phương trình hồi quy
Mô hình
Hệ số hồi quy không chuẩn hóa Hệ số hồi quy
chuẩn hóa t Sig.
Cộng tuyến
Hệ số
Tolerance
Hệ số VIF
B Sai số chuẩn hóa Beta
1
Hệ số tự do .784 .193 4.061
Cảm xúc .165 .037 .228 4.420 .000 .675 1.482
Chất lượng .097 .036 .116 2.721 .007 .993 1.007
Danh tiếng .165 .044 .206 3.762 .000 .594 1.682
Giả cả .120 .039 .156 3.093 .002 .699 1.430
Hành vi .243 .040 .329 6.132 .000 .621 1.610
Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định:
Giá trị cảm nhận = 0.784 + 0.165* cảm xúc + 0.097* chất lượng + 0.165* danh tiếng + 0.120* giá cả
+ 0.243* giá cả hành vi
có R2 là 0.528 chứng tỏ 5 biến cảm xúc, chất lượng,
danh tiếng, giả cả và hành vi giải thích được 52.8%
sự biến thiên của giá trị cảm nhận, mô hình có mức
độ giải thích khá tốt. Kiểm định F có giá trị là 58.960
với Sig. = .000(a) (< 0.05) chứng tỏ mô hình hồi quy
tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử
dụng được. Thông qua các hệ số hồi quy cho thấy
cả 5 yếu tố độc lập này đều có tác động dương lên
giá trị cảm nhận. Trong đó, giả cả hành vi là yếu tố
tác động mạnh nhất (hệ số hồi quy 0.243) và chất
lượng cảm nhận tác động yếu nhất lên giá trị cảm
nhận của khách hàng (hệ số hồi quy 0.097). Nghiên
cứu này cũng cho biết rằng không có sự khác nhau
về giá trị cảm nhận giữa các nhóm giới tính, độ tuổi,
học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng
hay nói cách khác giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và
thu nhập không có ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận
của khách hàng.
Nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang
đo giá trị cảm nhận của khách hàng bằng cách bổ
sung vào nó một hệ thống các biến quan sát. Từ kết
quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ứng dụng
có thể xem mô hình này như là một mô hình tham
khảo cho các nghiên cứu của mình ở các hướng
nghiên cứu khác, những đối tượng nghiên cứu khác
và tại những địa bàn khác.
Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Sự
phù hợp của mô hình lý thuyết với thông tin thị
trường ở siêu thị Metro Nha đã đưa ra một số ý
nghĩa thiết thực cho bản thân Metro Nha Trang nói
riêng, hệ thống siêu thị Metro nói chung và rộng hơn
nữa là hệ thống các siêu thị trên toàn quốc. Từ đó
các nhà quản lý của Metro cũng như các nhà quản
lý của các siêu thị đưa ra các giải pháp hữu hiệu để
nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng.
Do “giá cả hành vi” là yếu tố tác động mạnh
nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng nhưng
lại được khách hàng đánh giá thấp nhất so với các
yếu tố khác nên các giải pháp nên tập trung vào
việc tăng “giá cả hành vi” tức là làm cho khách hàng
cảm thấy tiện lợi nhất, dễ dàng nhất và ít tốn thời
gian nhất khi mua hàng tại siêu thị. Muốn vậy Metro
cần chú ý đến cách bố cục, trình bày và sắp xếp
hàng hóa. Bố cục phải hợp lý và khoa học tạo nên
sự thuận tiện cho khách hàng, khách hàng dễ nhận
biết sản phẩm, so sánh sản phẩm này với sản phẩm
khác, không phải mất thời gian tìm kiếm sản phẩm
mình cần. Metro cũng cần đồng bộ hóa cách trưng
bày. Một trong những quy tắc của việc đồng bộ này
là sử dụng màu sắc theo nguyên tắc chung là từ
sáng đến tối, từ trái qua phải. Ở những khu vực đặc
biệt, nơi khách hàng dễ nhìn thấy và thường xuyên
qua lại nên trưng bày những sản phẩm có khuyến
mãi, kết hợp với các áp phích quảng cáo để làm
cho sản phẩm khuyến mãi được nổi bật và thông
tin khuyễn mãi rõ ràng, giúp khách hàng dễ dàng
nắm bắt được thông tin kịp thời. Sắp xếp hàng hóa
luôn phải quay bao bì ra ngoài. Sắp xếp theo từng
chủng loại, mặt hàng, ngành hàng riêng để khách
hàng thuận tiện khi lựa chọn so sánh sản phẩm.
Ngoài việc để các bảng giá trên kệ, Metro cần dán
giá ngay trên từng sản phẩm, các bảng giá không
nên dán quá sát nhau. Ngoài ra, Metro phải bố trí
nhân viên thường xuyên đứng ở quầy để sắp xếp
hàng hóa, bỏ thêm hàng lên kệ kịp thời nhằm đảm
bảo hàng hóa luôn đầy đủ về số lượng, mẫu mã,
chủng loại và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
7 trang |
Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng tại siêu thị Metro Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
142 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM NHẬN
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI SIÊU THỊ METRO NHA TRANG
FACTORS AFFECTING THE PERCEIVED VALUE OF THE CUSTOMERS
METROSUPERMARKET IN NHA TRANG
Võ Thị Hợi1, Quách Thị Khánh Ngọc2
Ngày nhận bài: 18/02/2014; Ngày phản biện thông qua: 07/4/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng khi mua
sắm tại siêu thị Metro Nha Trang. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 270 khách hàng
bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Áp dụng phương pháp phân tích độ tin cậy hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA và phân tích hồi qui tuyến tính bội cho thấy giá trị cảm nhận của khách hàng tại Metro chịu tác động của
5 nhân tố là “ phản ứng cảm xúc”, “chất lượng cảm nhận”, “danh tiếng”, “giá cả mang tính tiền tệ” và “giá cả hành vi”.
Trong đó, nhân tố “giá cả hành vi” có tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng không có sự khác nhau về giá trị cảm nhận giữa các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau (khách hàng được phân
nhóm theo các biến nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập).
Từ khóa: chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giả cả hành vi, giả cả mang tính tiền tệ, giá trị cảm nhận của khách hàng,
phản ứng cảm xúc
ABSTRACT
This study was performed to fi nd out the factors that affect the perceived value of the customers when they purchased
at Metro Nha Trang supermarket. Research data were collected from direct interview with 270 customers with convenience
sampling method. By using Cronbach alpha reliability analysis, exploratory factor analysis and analysis of multiple linear
regression showing that the perceived value is affected by 5 factors: “emotional response”, “perceived quality”, “reputation”,
“monetary price” and “behavioural price”. Among which, “behavioural price” has the strongest effect on the perceived
value of the customers. This study aslo showed that there ‘s no different perceived value among different customer groups
verifying by sex, ages, occupation, study level and income.
Keywoods: perceived quality, reputation, behavioural price, monetary price, the perceived value of the customers,
motional response
1 Võ Thị Hợi: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thập kỷ cuối của thế kỷ 20 khái niệm “giá trị
cảm nhận” đã được giới nghiên cứu trên thế giới
quan tâm đến, nó nổi lên như một bộ phận cấu
trúc đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn
của nhiều tổ chức. Tầm quan trọng của giá trị cảm
nhận thể hiện ở chỗ nó được xem như một hình
thức chính của sự đánh giá của khách hàng về
sản phẩm, dịch vụ. Hiểu được giá trị cảm nhận của
khách hàng từ đó hiểu rõ hơn về hành vi khách
hàng để có thể đưa ra chiến lược giữ chân khách
hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.
Kinh doanh siêu thị là một điều tất yếu của sự
phát triển nền kinh tế. Chỉ vài năm trở lại đây, trên
địa bàn thành phố Nha Trang - Khánh Hòa các siêu
thị lần lượt đã đi vào hoạt động như Maximark,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 143
Citimart, Metro và Co.opMart. Đây là thách thức
không nhỏ cho các siêu thị và các doanh nghiệp
bán lẻ trên địa bàn. Trong khi các siêu thị khác ở
Nha Trang tọa lạc tại trung tâm thành phố thì Metro
lại tọa lạc ở vùng ven, cách trung tâm thành phố
hơn 7km. Đối với người dân ở Nha Trang, việc
phải đi quãng đường trên 5km là chuyện không
phổ biến và thường xuyên nên đây là một bất lợi
không nhỏ cho Metro so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Vì vậy, tuy đã đi vào hoạt động được 2 năm
nhưng Metro Nha Trang vẫn chưa đạt được các kỳ
vọng. Chính điều này cùng với tầm quan trọng của
giá trị cảm nhận của khách hàng, tác giả chọn đề
tài “Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng
tại siêu thị Metro Nha Trang” để nghiên cứu nhằm
xác định nên các yếu tố cấu thành nên giá trị cảm
nhận của khách hàng, xây dựng và kiểm định mô
hình mối quan hệ giữa các yếu tố tác động lên giá
trị cảm nhận của khách hàng khi đi mua sắm tại
siêu thị Metro Nha Trang.
“Giá trị cảm nhận” đã đề cập ở trên là một khái
niệm cho đến nay vẫn khó định nghĩa đối với các
nhà nghiên cứu vì cấu trúc của nó có thể thay đổi
theo bối cảnh thực tế được quan sát trong các
cuộc nghiên cứu khác nhau. Giá trị cảm nhận luôn
thay đổi, nó khác nhau giữa các khách hàng, các
nền văn hóa và thời gian. Khái niệm giá trị cảm
nhận phổ biến nhất là của Zeithaml (1988): “Giá trị
cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người tiêu
dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ
dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được
và những gì phải bỏ ra”. Zeithaml (1988) lập luận
rằng một số người tiêu dùng cảm nhận được giá trị
khi có một mức giá thấp, những người khác cảm
nhận được giá trị khi có một sự cân bằng giữa chất
lượng và giá cả. Như vậy những người tiêu dùng
khác nhau, các thành phần của giá trị cảm nhận có
thể là khác biệt.
Tìm kiếm sâu hơn các nghiên cứu thực tế về
giá trị cảm nhận của các nhà nghiên cứu trên thế
giới nghiên cứu đối với các ngành kinh doanh dịch
vụ, tác giả thấy được nghiên cứu của Petrick năm
2002 là tương đối phù hợp với thói quen sử dụng
dịch vụ đặc thù ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
này chỉ ra rằng giá trị cảm nhận của khách hàng
chịu tác động của năm yếu tố là phản ứng cảm xúc,
chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giá cả mang tính
tiền tệ và giá cả hành vi. Như vậy, nghiên cứu của
Petrick (2002) đã hình thành một mô hình lý thuyết
có thể khảo sát cho giá trị cảm nhận của khách
hàng mua sắm tại siêu thị.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giá trị cảm nhận của
khách hàng mua sắm tại siêu thị Metro Nha Trang.
Hiện tại siêu thị Metro đã có hơn 20 trung tâm
tọa lạc tại 17 tỉnh thành phố trong cả nước như
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng
Tàu, Đà Nẵng, Khánh Hòa... Tuy nhiên, do giới
hạn về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu, khảo sát khách hàng mua sắm tại siêu
thị Metro ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu
này là SER - PERVAL của Petrick (2002) bao gồm
5 thành phần thông qua 25 biến quan sát. Nhận
định sự khác nhau về nền tảng văn hóa và hạ tầng
kinh tế, một thang đo được xây dựng ở một nước
phát triển có thể chưa phù hợp với tình hình ở Việt
Nam nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính nhằm hiệu chỉnh thang đo, trong đó
có bổ sung, loại bỏ và thay đổi các biến quan sát.
Nghiên cứu định tính hay nghiên cứu sơ bộ được
tiến hành qua phỏng vấn sâu đối với 10 khách hàng
chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, tác giả chọn
5 đồng nghiệp thường đi mua sắm ở Metro để
phỏng vấn. Nhóm thứ hai, được sự hỗ trợ của
nhân viên kinh doanh ở Metro, tác giả phỏng vấn
5 khách hàng ngẫu nhiên đang mua sắm tại Metro.
Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu là một số các
phát biểu được loại ra và thêm một số phát biểu
mới được xây dựng để bao hàm được các khía
cạnh đặc thù trong tâm lý người Việt Nam. Các
phát biểu cuối cùng để đưa vào nghiên cứu chính
thức được trình bày ở bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 1. Thang đo của mô hình nghiên cứu
Ký hiệu biến Biến quan sát
PHẢN ỨNG CẢM XÚC
CX1 Tôi cảm thấy thoải mái khi đi siêu thị
CX2 Tôi cảm thấy thư giãn khi đi siêu thị
CX3 Tôi cảm thấy được tôn trọng khi đi siêu thị
CX4 Tôi cảm thấy được quan tâm, chăm sóc khi đi siêu thị
CX5 Tôi cảm thấy thích thú khi đi siêu thị
CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN
CL1 Chất lượng hàng hóa ở siêu thị là ổn định
CL2 Chất lượng hàng hóa ở siêu thị có thể tin cậy được
CL3 Chất lượng hàng hóa ở siêu thị là rất đáng tin cậy
CL4 Chất lượng hàng hóa ở siêu thị là tuyệt hảo
DANH TIẾNG
DT1 Là siêu thị có danh tiếng tốt
DT2 Là siêu thị được nhiều người biết đến
DT3 Là siêu thị được khách hàng tín nhiệm
DT4 Là siêu thị được đánh giá cao
DT5 Là siêu thị được đánh giá cao hơn so với siêu thị/nơi khác
DT6 Là siêu thị được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
GIÁ CẢ MANG TÍNH TIỀN TỆ
GC1 Hầu hết các mặt hàng đều có giá rẻ hơn ở nơi khác
GC2 Hầu hết các mặt hàng có giá cả hợp lý
GC3 Có nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi
GC4 Giá cả phù hợp với chất lượng
GC5 Giá cả ít biến động
GC6 Giá công bằng đối với tất cả khách hàng
GIÁ CẢ HÀNH VI
HV1 Rất dễ để mua hàng ở siêu thị (nhiều mặt hàng)
HV2 Dễ để mua hàng ở siêu thị
HV3 Dễ dàng tìm kiếm siêu thị
HV4 Dễ dàng biết thông tin khuyến mãi
HV5 Không cần nhiều nỗ lực để mua
HV6 Không mất nhiều sức lực để mua
HV7 Tiết kiệm thời gian khi mua sắm tại siêu thị
GIÁ TRỊ CẢM NHẬN
GT1 Tôi cảm nhận lợi ích đạt được khi mua sắm tại siêu thi tương xứng với những gì tôi bỏ ra
GT2 Tôi cảm nhận lợi ích đạt được khi mua sắm tại siêu thị cao hơn những gì tôi bỏ ra
GT3 Kết quả nhận được khi đi siêu thị như mức kỳ vọng của tôi
GT4 Kết quả nhận được khi đi siêu thị trên mức kỳ vọng của tôi
GT5 Siêu thị đáp ứng được những gì tôi cần và mong muốn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông
qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu
điều tra đến tận tay các khách hàng đã đi mua
sắm tại siêu thị Metro Nha Trang, mẫu được lấy
theo phương pháp thuận tiện. Theo quan điểm tác
giả, cỡ mẫu càng lớn, tính chất tổng quát hóa của
nghiên cứu càng cao. Nhưng vì điều kiện về mặt
thời gian và kinh phí nên trên cơ sở lấy kinh nghiệm
của các nhà nghiên cứu trước, tác giả chọn kích
thước mẫu từ 250 - 300, cỡ mẫu này khá phù hợp
với cỡ mẫu trong nghiên cứu của Petrick (2002)
là 300 mẫu. Để đạt được kích thước mẫu đề ra,
370 bảng câu hỏi được chuẩn bị. Thời gian lấy mẫu
từ 08/08/2013 đến 31/08/2013. Phiếu được phát ra
là 370, thu về 325 phiếu, tỷ lệ đạt hơn 83% (tương
đương 270 phiếu), 55 phiếu bị loại bỏ do có quá
nhiều ô trống và đánh sai. Cuối cùng 270 bảng câu
hỏi hoàn tất được sử dụng. Các bản câu hỏi được
nhập liệu và xử lý trền phần mềm SPSS 18.0. Phân
tích hệ số tin cậy Cronbach alpha được tác giả sử
dụng nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Theo
tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang
(2007), hệ số Cronbach alpha tối thiểu 0.6 là chấp
nhận được, trên 0.8 là thang đo lường tốt nhưng
nếu lớn hơn 0.95 lại không tốt vì các biến đo lường
hầu như là một. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa
biến và biến tổng phải lớn hơn 0.3, nếu nhỏ hơn 0.3
được xem là biến rác, cần loại bỏ ra khỏi thang đo.
Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn một tập gồm
nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập
biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa
đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban
đầu (Hair và cộng sự, 1998). Thang đo được chấp
nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing &
Anderson, 1988) và hệ số tải nhân tố phải đủ lớn
(Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu,
Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được
xem là có ý nghĩa thực tiễn). Hair và cộng sự (1998)
cho rằng nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3
thì cỡ mẫu ≥ 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên
chọn Factor loading > 0.5 nếu cỡ mẫu khoảng 50
thì Factor loading phải > 0.75. Với cỡ mẫu điều tra
270, tác giả chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.5
để xét khi xoay nhân tố. Ngoài ra, chênh lệch hệ số
tải của một biến ở các nhân tố phải lớn hơn 0.3 để
đảm bảo các nhân tố đạt giá trị phân biệt. Để có thể
áp dụng được phân tích nhân tố thì hệ số KMO phải
nằm trong khoảng (0.5; 1), Sig Barleet’s test < 5%
và Eigenvalue > 1.
Cuối cùng là phương pháp phân tích hồi quy
tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu,
các giả thuyết và phương pháp phân tích Anova
cũng được áp dụng để phân tích sự khác biệt về
cách cảm nhận giá trị giữa các đối tượng khách
hàng khác nhau (về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,
thu nhập, trình độ học vấn).
Thang đo dược dùng để đo lường giá trị cảm
nhận của khách hàng là thang đo Likert 5 điểm (cấp
độ cảm nhận của khách hàng tăng từ 1 đến 5, từ
hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha
Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha đối với các thang đo trong mô hình nghiên
cứu có bốn biến quan sát được loại ra khỏi thang đo
đó là CL4 (chất lượng hàng hóa là tuyệt hảo), GC6
(giá công bằng với tất cả khách hàng), HV5 (không
cần nhiều nỗ lực để mua) và GT2 (tôi cảm nhận
được lợi ích đạt được cao hơn những gì tôi bỏ ra).
Các mục hỏi còn lại đều thỏa điều kiện và tiếp tục
được sử dụng cho phân tích EFA.
2. Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Quá trình phân tích nhân tố khám phá các nhân
tố độc lập được thực hiện 4 lần, đã loại bỏ thêm
3 biến quan sát là CX1 (cảm thấy thoải mái khi đi
siêu thị), CX2 (cảm thấy thư giãn khi đi siêu thị) và
HV1 (rất dễ để mua hàng ở siêu thị). Các biến quan
sát còn lại được hợp thành 5 nhân tố độc lập như
ban đầu. 5 yếu tố trích lại tại eigenvalue là 1.222 và
phương sai trích được là 60.631% và chỉ số KMO
là 0.880, sig của hệ số Bartlett’s Test of Sphericity
= 0.000 < 5%. Vì thế, việc phân tích nhân tố là phù
hợp và phương sai trích đạt yêu cầu > 50%. Ngoài
ra, trong bảng kết quả thành phần đã xoay, tất cả
các chỉ báo đều có hệ số tải nhân tố > 0.5, các biến
quan sát đều có hệ số tải cao lên nhân tố đại diện
và thấp hơn đáng kể lên nhân tố còn lại (chệnh lệch
giữa hai trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.30). Vì vậy,
năm thành phần của thang đo đạt được giá trị hội tụ
và giá trị phân biệt, các biến quan sát của thang đo
này đều thỏa mãn điều kiện cho phân tích hồi quy.
Kết quả phân tích EFA cho khái niệm giá trị cảm
nhận thấy có 1 yếu tố trích lại tại eigenvalue là 2.096
và phương sai trích được 52.399 (các biến giải thích
được 52.399% độ phù hợp cả mô hình) và chỉ số
KMO là 0.670. Vì thế, việc phân tích nhân tố là phù
hợp và phương sai trích đạt yêu cầu > 50%. Tất
cả các biến đều có hệ số tải nhân tố cao (> 0.50).
Vì vậy, các biến quan sát của thang đo này đạt được
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Như vậy, thang đo
“giá trị cảm nhận của khách hàng” sau khi phân tích
EFA không có gì thay đổi.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Năm yếu tố thang đo được đưa vào phân tích
Anova một yếu tố để xác định có sự khác nhau trong
giá trị cảm nhận của những đối tượng khách hàng
khác nhau hay không? Kết quả cho thấy các sig
trong kiểm định Levene và phân tích Anova đều lớn
hơn 5% chứng tỏ không có sự khác biệt trong giá trị
cảm nhận giữa các đối tượng khách hàng.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các
yếu tố tác động vào giá trị cảm nhận của khách
hàng, xây dựng và đánh giá các thang đo đo lường
chúng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định
mô hình lý bao gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là
thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng gồm phân
tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội và phân
tích Anova một yếu tố. Tổng mẫu điều tra đưa vào
phân tích là 270 mẫu. Kết quả cuối cùng là có mối
quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố độc lập “phản
ứng cảm xúc, chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giả
cả mang tính tiền tệ, giả cả hành vi” và biến phụ
thuộc “giá trị cảm nhận của khách hàng”. Mô hình
3. Kiểm định mô hình
Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xem có dạng:
Giá trị = β0 + β1* cảm xúc + β2* chất lượng + β3* danh tiếng + + β4* giá cả + β5* hành vi
Mô hình có R2 là 0.528 chứng tỏ 5 biến cảm xúc, chất lượng, danh tiếng, giả cả và hành vi giải thích được
52.8% sự biến thiên của giá trị cảm nhận (bảng 2).
Bảng 2. Hệ số tương quan
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số DurbinWatson
1 .726a .528 .519 .33270 1.719
Theo kết quả bảng 3, ta thấy kiểm định F có giá trị là 58.960 với Sig. = .000(a) (< 0.05) chứng tỏ mô hình
hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Bảng 3. Kết quả phân tích Anova của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng các độ lệch bình phương df
Độ lệch bình phương
bình quân
F Sig.
1
Phần hồi quy 32.630 5 6.526 58.960 .000a
Phần dư 29.221 264 .111
Tổng 61.852 269
Bảng 4 cho thấy các hệ số β đều khác 0 và Sig của cả 5 yếu tố đều có giá trị < 0.05, chứng tỏ các thành
phần cảm xúc, chất lượng, danh tiếng, giá cả, hành vi đều tác động lên giá trị cảm nhận của khách hàng khi
mua sắm tại siêu thị Metro Nha Trang.
Bảng 4. Hệ số hồi quy của phương trình hồi quy
Mô hình
Hệ số hồi quy không chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa t Sig.
Cộng tuyến
Hệ số
Tolerance
Hệ số VIF
B Sai số chuẩn hóa Beta
1
Hệ số tự do .784 .193 4.061
Cảm xúc .165 .037 .228 4.420 .000 .675 1.482
Chất lượng .097 .036 .116 2.721 .007 .993 1.007
Danh tiếng .165 .044 .206 3.762 .000 .594 1.682
Giả cả .120 .039 .156 3.093 .002 .699 1.430
Hành vi .243 .040 .329 6.132 .000 .621 1.610
Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định:
Giá trị cảm nhận = 0.784 + 0.165* cảm xúc + 0.097* chất lượng + 0.165* danh tiếng + 0.120* giá cả
+ 0.243* giá cả hành vi
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147
có R2 là 0.528 chứng tỏ 5 biến cảm xúc, chất lượng,
danh tiếng, giả cả và hành vi giải thích được 52.8%
sự biến thiên của giá trị cảm nhận, mô hình có mức
độ giải thích khá tốt. Kiểm định F có giá trị là 58.960
với Sig. = .000(a) (< 0.05) chứng tỏ mô hình hồi quy
tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử
dụng được. Thông qua các hệ số hồi quy cho thấy
cả 5 yếu tố độc lập này đều có tác động dương lên
giá trị cảm nhận. Trong đó, giả cả hành vi là yếu tố
tác động mạnh nhất (hệ số hồi quy 0.243) và chất
lượng cảm nhận tác động yếu nhất lên giá trị cảm
nhận của khách hàng (hệ số hồi quy 0.097). Nghiên
cứu này cũng cho biết rằng không có sự khác nhau
về giá trị cảm nhận giữa các nhóm giới tính, độ tuổi,
học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng
hay nói cách khác giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và
thu nhập không có ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận
của khách hàng.
Nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang
đo giá trị cảm nhận của khách hàng bằng cách bổ
sung vào nó một hệ thống các biến quan sát. Từ kết
quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ứng dụng
có thể xem mô hình này như là một mô hình tham
khảo cho các nghiên cứu của mình ở các hướng
nghiên cứu khác, những đối tượng nghiên cứu khác
và tại những địa bàn khác.
Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Sự
phù hợp của mô hình lý thuyết với thông tin thị
trường ở siêu thị Metro Nha đã đưa ra một số ý
nghĩa thiết thực cho bản thân Metro Nha Trang nói
riêng, hệ thống siêu thị Metro nói chung và rộng hơn
nữa là hệ thống các siêu thị trên toàn quốc. Từ đó
các nhà quản lý của Metro cũng như các nhà quản
lý của các siêu thị đưa ra các giải pháp hữu hiệu để
nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng.
Do “giá cả hành vi” là yếu tố tác động mạnh
nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng nhưng
lại được khách hàng đánh giá thấp nhất so với các
yếu tố khác nên các giải pháp nên tập trung vào
việc tăng “giá cả hành vi” tức là làm cho khách hàng
cảm thấy tiện lợi nhất, dễ dàng nhất và ít tốn thời
gian nhất khi mua hàng tại siêu thị. Muốn vậy Metro
cần chú ý đến cách bố cục, trình bày và sắp xếp
hàng hóa. Bố cục phải hợp lý và khoa học tạo nên
sự thuận tiện cho khách hàng, khách hàng dễ nhận
biết sản phẩm, so sánh sản phẩm này với sản phẩm
khác, không phải mất thời gian tìm kiếm sản phẩm
mình cần. Metro cũng cần đồng bộ hóa cách trưng
bày. Một trong những quy tắc của việc đồng bộ này
là sử dụng màu sắc theo nguyên tắc chung là từ
sáng đến tối, từ trái qua phải. Ở những khu vực đặc
biệt, nơi khách hàng dễ nhìn thấy và thường xuyên
qua lại nên trưng bày những sản phẩm có khuyến
mãi, kết hợp với các áp phích quảng cáo để làm
cho sản phẩm khuyến mãi được nổi bật và thông
tin khuyễn mãi rõ ràng, giúp khách hàng dễ dàng
nắm bắt được thông tin kịp thời. Sắp xếp hàng hóa
luôn phải quay bao bì ra ngoài. Sắp xếp theo từng
chủng loại, mặt hàng, ngành hàng riêng để khách
hàng thuận tiện khi lựa chọn so sánh sản phẩm.
Ngoài việc để các bảng giá trên kệ, Metro cần dán
giá ngay trên từng sản phẩm, các bảng giá không
nên dán quá sát nhau. Ngoài ra, Metro phải bố trí
nhân viên thường xuyên đứng ở quầy để sắp xếp
hàng hóa, bỏ thêm hàng lên kệ kịp thời nhằm đảm
bảo hàng hóa luôn đầy đủ về số lượng, mẫu mã,
chủng loại và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
Nhưng như bất kỳ một nghiên cứu nào, do giới
hạn về mặt thời gian, kinh phí và kiến thức nên đề
tài nghiên cứu có những hạn chế của nó:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung
nghiên cứu một phạm vi hẹp là 270 khách hàng đi
mua sắm ở siêu thị Metro trên địa bàn thành phố
Nha Trang, mẫu được lấy theo phương pháp thuận
tiện. Tuy rằng kết quả kiểm định cho thấy là mô hình
nghiên cứu phù hợp, nhưng khả năng tổng quát
sẽ không cao, có thể có sự khác biệt về thang đo
ở các đối tượng mua hàng khách nhau và các địa
bàn khác nhau. Tính tổng quát hóa sẽ cao hơn nếu
các nghiên cứu tiếp theo lặp lại nghiên cứu này với
quy mô rộng hơn, ở nhiều địa bàn và lĩnh vực khác
nhau, mẫu được chọn theo xác suất. Đây cũng là
một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Thứ hai, nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang
đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám
phá EFA, mô hình lý thuyết được kiểm định bằng
phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội. Để đo
lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý
thuyết tốt hơn cần sử dụng các phương pháp, công
cụ hiện đại hơn.
Thứ ba, đề tài này chỉ dừng lại nghiên cứu giá
trị cảm nhận của khách hàng, mà chưa nghiên cứu
được giá trị cảm nhận này có quan hệ như thế nào
và tác động ra sao đến sự thỏa mãn của khách hàng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
và hành vi mua hàng của họ. Đây cũng là hướng
để đề tài phát triển thêm và có những nghiên cứu
tiếp theo.
Thứ tư, các yếu tố tác động vào giá trị cảm
nhận của khách hàng thường biến đổi theo nhu cầu
đa dạng và thường xuyên trong điều kiện thị trường
hiện nay. Mặt khác, cũng có thể có những yếu tố
khác cũng tác động vào giá trị cảm nhận của khách
hàng như các nhà nghiên cứu khác đã đề cập là
giá trị chức năng, giá trị xã hội, cơ sở vật chất, giá
trị giao dịch... nhưng chưa được phát hiện ra trong
nghiên cứu này. Đây cũng là một hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh và bổ sung
thêm các yếu tố mới vào mô hình nghiên cứu trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị trường. NXB Đại học Quốc gia. Tp. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
2. Gerbing, D.W & Anderson, J.C, 1988. Structural equation modelling in practice: a review and recommended two-step
approach, Psychological Bulletin, 103 (3):411-423.
3. Hair & ctg, 1998. Multivariate Data Analysis, fi th edition, Prentice-Hall.
4. Petrick, James F., 2002. Development of a multi-dimensional scale for measuring the perceived value of a service, Journal
of Leisure Research 34(2):119-134.
5. Zeithaml, V.A., 1988. Consumer perceptions of price, quality and value: a means-end model and synthesis of evidence,
Journal of Marketing, Vol. 52, July: 2-22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_4_2014_24_vo_thi_hoi_0616_2024552.pdf