Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp

Chỉ tiêu 4.1.2:Số dự án ODA trong LN được ký kết, thực hiện và vốn hỗ trợ Tính đến 2005, có 57 dự án ODA lâm nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn khoảng 434,8 triệu USD. Các tổ chức quốc tế viện trợ nhiều nhất là: Ngân Hàng thế giới (84,7 triệu USD), ADB (47,4 triệu USD), Quỹ môi trường toàn cầu GEF(21,5 triệu USD) và Liên hiệp Châu Âu EU (13,1 triệu USD). Các nước viện trợ nhiều nhất cho ngành lâm nghiệp là: Đức (54,1 triệu USD), Nhật (34,2 triệu USD), Phần Lan (8,1 triệu USD), Ca Na Đa (7,1 triệu USD).

pdf19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 159 Số dự án ODA trong LN được ký kết, thực hiện và vốn hỗ trợ Chỉ tiêu 4.1.2 Tính đến 2005, có 57 dự án ODA lâm nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn khoảng 434,8 triệu USD. Các tổ chức quốc tế viện trợ nhiều nhất là: Ngân Hàng thế giới (84,7 triệu USD), ADB (47,4 triệu USD), Quỹ môi trường toàn cầu GEF(21,5 triệu USD) và Liên hiệp Châu Âu EU (13,1 triệu USD). Các nước viện trợ nhiều nhất cho ngành lâm nghiệp là: Đức (54,1 triệu USD), Nhật (34,2 triệu USD), Phần Lan (8,1 triệu USD), Ca Na Đa (7,1 triệu USD). Bảng 66: Số dự án ODA và vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp đến 2005 Nhà tài trợ Số dự án Tổng số tiền (USD) Úc 6 1.507.380 Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB 5 47.420.000 CIDA Ca na đa 1 7.104.929 Đân Mạch 2 1.258.183 Liên Hiệp Châu Âu EU 10 44.654.650 FAO 3 1.065.000 Phần Lan 3 8.131.105 Đức 12 64.149.489 Ngân hàng thế giới (IDA) 3 84.710.000 Ý 2 5.344.040 Nhật 7 34.271.965 Thuỵ Sỹ 7 17.593.200 Thuỵ Điển 2 10.747.000 Hà Lan 22 62.089.532 Tây Ban Nha 1 301.562 Các nước tiểu vùng Mê Kông 2 1.625.000 Quỹ GEF 5 21.622.214 Quỹ TFF 1 827.417 Quỹ môi trường LHQ 1 60.000 UNDP 2 1.145.000 Mỹ 4 1.014.810 OXFAM Anh 1 891.323 IUCN 1 2.078.000 WWF 3 464.842 Các tổ chức khác 11 14.782.867 Tổng cộng ODA cho lâm nghiệp 434.859.508 Nguồn: Văn phòng điều phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2007 Ghi chú: Thống kê các dự án đang hoạt động đến năm 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 160 Bảng 67: Tổng vốn ODA theo các chương trình của Chiến lược PTLNQG 2006-2020 Các chương trình của Chiến lược PTLN Vốn (USD) Số dự án Quản lý và phát triển rừng bền vững 137,741,385 30 Các dịch vụ Bảo tồn, Bảo vệ và Môi trường 70,824,158 20 Thương mại và Chế biến Gỗ và Lâm sản 11,617,314 10 Giáo dục, đào tạo, khuyến lâm và nghiên cứu lâm nghiệp 25,332,568 29 Đổi mới chính sách, khung giám sát, tài chính và tổ chức của ngành lâm nghiệp 13,844,219 15 Chi phí Quản lý 20,455,760 27 Tổng số 279,815,405 Nguồn:Văn phòng điều phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2007 Biểu đồ 35: Phân bổ dự án ODA lâm nghiệp theo các vùng Tây Bắc 3 Đông Bắc 11 Nam Trung Bộ 12 Tây Nguyên 9 Bắc Trung Bộ 13 Đồng bằng Sông Hồng 2 Đông Nam Bộ 2 Đồng bằng sông Cửu Long 3 Các cơ quan trung ương (kể cả 7DA vùng) 19 Nguồn: Văn phòng điều phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 161 Số dự án và tổng số vốn FDI trong lâm nghiệp Chỉ tiêu 4.1.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Theo Niên giám thống kê 2006 của Tổng Cục Thống kê, từ năm 1988 đến năm 2006 ngành nông và lâm nghiệp có 504 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn 3.349 triệu US trong đó vốn pháp định là 1.479 triệu USD (nước ngoài góp là 1290 triêụ USD và Việt nam góp là 189 triệu USD). Hiện Tổng Cục Thống kê chưa thống kê số liệu về các dự án FDI cho riêng ngành lâm nghiệp. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam, đến 2004 toàn quốc có 420 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, trong đó có 210 dự án còn hiệu lực với vốn thực hiện đến 332 triệu USD. Trong 210 dự án đang thực hiện, lĩnh vực sản xuất ván nhân tạo và chế biến gỗ chiếm ưu thế, cụ thể như sau: - Chế biến sản phẩm gỗ : 113 dự án - Các sản phẩm gỗ kết hợp vật liệu khác : 18 dự án - Các sản phẩm ván nhân tạo : 112 dự án - Các sản phẩm gỗ, lâm sản mỹ nghệ : 37 dự án - Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ : 25 dự án Nhìn chung phân bố các dự án không đồng đều giữa các vùng: - Vùng tam giác động lực kinh tế phía Nam (T.p Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai,...) có 163 dự án; - Vùng duyên hải Miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,...) có 18 dự án; - Các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,...) có 20 dự án; - Các tỉnh khu 4 cũ (Huế, Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá,...) có 9 dự án. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư Châu Á gồm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ là Nhật, Hàn quốc, Trung Quốc, Sing ga pore, Đài Loan, Malaisia, Hồng Kông, Phillipin) chiếm trên 80% (155 dự án), trong khi các quốc gia thuộc cả 3 châu: Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại dương chỉ chiếm 20% với 55 dự án. Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 162 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp Chỉ tiêu 4.1.4 Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ là vốn để thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế, xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị, thực hiện các hoạt động KHCN và các chi phí khác ghi trong dự toán. Chính phủ đã nhận thấy sự xuất hiện và phát triển của một “thị trường khoa học và công nghệ” là rất quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của bất kỳ ngành nào1. Hiện nay ngân sách nhà nước vẫn là nguồn ngân sách chính cho công tác nghiên cứu của ngành. Tuy nhiên, nguồn vốn hạn chế của ngân sách nhà nước và của các nguồn vốn đầu tư khác vẫn là một trở ngại cho nghiên cứu lâm nghiệp. Tổng đầu tư cho nghiên cứu của Bộ cho lâm nghiệp ngày càng tăng (Bảng 68) nhưng cho đến giai đoạn 2001-2005 mới ở mức bình quân 1 triệu đô la Mỹ (16 tỷ đồng / năm), trong đó đầu tư thực sự cho các hoạt động khoa học công nghệ chỉ có khoảng 0,3 triệu đô la Mỹ (trên 5 tỷ đồng /năm so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho khoa học công nghệ của Bộ NN&PTNT thực hiện năm 2005 là 44,5 tỷ đồng). Bảng 68: Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học lâm nghiệp (1986-2000) theo hạng mức Thời kỳ Tổng số Quỹ lương Hoạt động KHCN Sửa chữa Trang thiết bị 1986-1990 927.880 890.039 37.841 0 0 Tỷ lệ % 100% 95,9% 4,1% 0% 0% 1991-1995 1.956.203 1.313.683 192.000 202.000 47.620 Tỷ lệ % 100% 67% 20% 10% 1% 1996-2000 3.862.072 1.997.046 1.194.491 232.134 438.401 Tỷ lệ % 100% 53% 30% 6% 11% 2001-2005 5.000.333 2.566.400 1.491.267 926.667 850.000 Tỷ lệ % 100% 51% 30% 2% 17% Nguồn: Vụ khoa học - công nghệ, Bộ NN&PTNT, 2005 Số liệu đầu tư cho khoa học công nghệ lâm nghiệp năm 2005 và 2006 cho thấy có sự gia tăng đầu tư đáng kể trong năm 2006 với mức đầu tư trên 38 tỷ đồng / năm, trong đó nghiên cứu lâm sinh vẫn là một ưu tiên và nghiên cứu kinh tế, chính sách được quan tâm hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về công nghiệp chê biến lâm sản còn ít, do năng lực nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế. 1 Đinh Văn An và cộng sự (2003). Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 163 Bảng 69: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp Đơn vị : Triệu đồng Lĩnh vực Năm 2005 Năm 2006 Tổng số 22.021 38.617 Lâm sinh 10.476 17.615 Công nghiệp rừng 770 2.031 Kinh tế chính sách 300 2.440 Khác 10.475 13.531 Nguồn: Vụ khoa học - công nghệ, Bộ NN&PTNT, 2005 Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu kinh tế, thị trường và đặc biệt là cho công nghiệp rừng để có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành lâm nghiệp (Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam 2006-2020). Đổi mới công nghệ là nhu cầu cấp bách đối với ngành lâm nghiệp và chế biến lâm sản khi năng suất rừng trồng còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu ( hiện nay phải nhập trên 80% gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu) và công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản còn rất lạc hậu cả về công nghệ và trang thiết bị. Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của ngành lâm nghiệp cho năm 2005 ở mức 2 tỷ đồng và năm 2006 ở mức 3 tỷ đồng là quá thấp so với yêu cầu. Rừng Đước - Olivier Joffre - Dự án Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng- GTZ Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 164 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh Chỉ tiêu 4.1.5 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh là tổng đầu tư thực tế (của Nhà nước trung ương, địa phương, nước ngoài, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình) để thực hiện các hoạt động lâm sinh bao gồm trồng, bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi rừng. Tổng vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 là 1.194,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương (43%) và vốn của các dự án đầu tư nước ngoài (27%) chiếm tỷ trọng lớn nhất.). Vốn đầu tư cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là nguồn vốn chủ yêú đầu tư cho lâm nghiệp, nhưng phần lớn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nguồn vốn của địa phương, của các doanh nghiệp và tư nhân chỉ chiếm 18% tổng vốn đầu tư cho thấy các nguồn vốn này giành cho lâm nghiệp còn quá ít (7%) và khu vực tư nhân chưa thực sự quan tâm đầu tư cho lâm nghiệp: doanh nghiệp ( 8%), tư nhân( 3%). Vốn tín dụng chỉ chiếm 12% vì chỉ một vài doanh nghiệp nhà nước lớn mới tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này (Tổng Công ty giấy, Tổng Công ty lâm nghiệp Việt nam). Biểu đồ 36: Tổng vốn đầu tư lâm sinh theo nguồn vốn năm 2005 Vốn doanh nghiệp 8% Vốn tư nhân 3% Vốn TW 43% Vốn địa phương 7% Vốn nước ngoài 27% Vốn tín dụng 12% Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 165 Vốn đầu tư lâm sinh theo vùng lãnh thổ lớn nhất giành cho vùng Đông Bắc (24%), Bắc Trung Bộ (15%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (15%), trong khi vốn đầu tư nhỏ nhất là ở các vùng có ít rừng: Đồng bằng sông Hồng (2%), Đồng bằng sông Cửu Long (4%). Vốn đầu tư cho vùng Đông Nam Bộ chỉ có 3% chứng tỏ lâm nghiệp không phải là ưu tiên của khu vực. Tuy nhiên mức đầu tư cho vùng Tây Bắc là 4% chưa phản ánh tiềm năng phòng hộ và sản xuất lâm nghiệp lớn của khu vực có vai trò phòng hộ đầu nguồn đặc biệt quan trọng đối với hai nhà máy thuỷ điện lớn nhất ở Việt nam. Vốn đầu tư lâm sinh do các Bộ ngành ở trung ương quản lý tuy chiếm 23% tổng vốn đầu tư, nhưng chủ yếu là vốn đầu tư của các dự án lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (chiếm 77% số vốn này). Tuy nhiên phần lớn nguồn vốn của các dự án được phân bổ lại cho các địa phương. Do không thống kê được các nguồn vốn của các dự án cho các vùng, nên số liệu về vốn nước ngoài cho vùng Tây nguyên bằng 0 (Bảng 70), nhưng thực tế trong năm 2005 các tỉnh trong vùng đang được đầu tư từ các dự án lớn như dự án WB1 (Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn), dự án ADB1 (Khu vực lâm nghiệp và phát triển đầu nguồn) vv... Biểu đồ 37: Cơ cấu vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 theo vùng Nam Trung Bộ 15% Tây Nguyên 10% Trung ương 23% Tây Bắc 4% Đông Bắc 24% Đồng bằng Sông Hồng 2% Bắc Trung Bộ 15% Đồng bằng sông Cửu Long 4% Đông Nam Bộ 3% Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Bảng 70: Tổng vốn đầu tư lâm sinh theo nguồn vốn và theo vùng năm 2005 Đơn vị: triệu đồng Vùng Vốn trung ương Vốn địa phương Vốn nước ngoài Vốn tín dụng Vốn doanh nghiệp Vốn tư nhân Tổng vốn đầu tư Trung ương 60.670 0 215.000 0 3.568 351 279.589 Đông Bắc 47.752 1.608 211 754 0 12 50.337 Tây Bắc 139.322 9.299 8.551 79.346 48.774 0 285.292 Đồng bằng Bắc Bộ 16.175 191 1.946 0 0 18.312 Bắc Trung Bộ 92.757 7.958 51.572 16.833 10.848 4.002 183.970 Duyên hải Nam Trung Bộ 68.932 27.618 43.603 20.709 14.265 3.342 178.469 Tây Nguyên 47.417 18.051 24.774 29.081 119.323 Đông Nam Bộ 14.856 15.264 6.158 0 36.278 Đồng bằng sông Cửu Long 24.928 1.955 0 1.000 14.850 0 42.733 Toàn quốc 512.809 81.944 318.937 145.362 98.463 36.788 1.194.303 Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 166 Bảng 71: Kết quả thực hiện các hoạt động lâm sinh theo theo vùng lãnh thổ năm 2005 Đơn vị: ha Vùng Toàn quốc Trung ương Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng S. Cửu Long Bảo vệ rừng đặc dụng 344.707 46.318 8.496 61.074 5.302 75.837 23.790 55.450 37.078 31.362 Bảo vệ rừng phòng hộ 2.259.761 126.447 289.835 516.487 30.178 538.476 254.559 386.016 96.279 21.484 Bảo vệ rừng sản xuất 444.120 40.623 0 166.312 0 104.749 14.574 105.309 12.552 0 Khoanh nuôi tự nhiên mới 93.587 0 24.421 40.654 667 15.111 6.989 5.400 115 230 Khoanh nuôi tự nhiên 467.451 7.270 91.583 193.916 14.729 49.930 73.686 23.357 12.567 413 Khoanh nuôi bổ sung mới 17.168 4.485 1.463 1.000 337 3.350 5.735 351 447 0 Khoanh nuôi bổ sung 30.944 1.146 80 7.500 192 8.803 6.201 5.888 1.134 0 Trồng rừng đặc dụng 2.692 397 183 981 56 175 332 87 164 317 Trồng rừng phòng hộ 77.749 6.387 6.485 25.448 3.393 12.927 16.570 3488 1.114 1.937 Trồng rừng sản xuất 73.627 5.801 4.311 31.271 20 15.546 8.601 5077 172 2.828 Trồng cây phân tán (1000 cây) 59.903 0 1.090 4.076 11.136 25.630 7.382 845 1.675 8.066 Trồng cây ăn quả (1000 cây) 30.587 0 0 1160 0 282 2.008 21.533 5.604 0 Chăm sóc rừng đặc dụng 6.604 1.286 0 2.663 544 334 575 220 774 208 Chăm sóc rừng phòng hộ 182.966 13.183 12.156 58.705 4.779 35.892 33.424 12.788 2949 9.099 Chăm sóc rừng sản xuất 100.975 8.935 1.958 58.475 3.992 7.280 16.563 3.301 0 471 Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 13 Chương Các chỉ tiêu về Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 167Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 13. Các chỉ tiêu về đầu tư nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 168 Kinh phí đầu tư cho khuyến lâm Chỉ tiêu 4.2.1 Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm được Nhà nước đầu tư hàng năm. Nguồn kinh phí được cấp chủ yếu từ ngân sách trung ương thông qua các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và PTNT và một phần từ ngân sách địa phương do UBND các tỉnh, thành phố phân bổ dùng vào việc chi trả lương, hoạt động bộ máy và thực hiện một số chương trình khuyến nông, khuyến lâm của địa phương. Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 1993 đến 2005, tổng kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến lâm là 66,6 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến nông khuyến lâm nói chung. Bình quân mỗi năm kinh phí được cấp cho hoạt động khuyến lâm là 5,12 tỷ đồng. Từ năm 2003, kinh phí nhà nước đầu tư cho hoạt động khuyến lâm đã tăng lên mức trên 10 tỷ đồng/năm, riêng năm 2005, đạt gần 12 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2000-2005, kinh phí đầu tư cho khuyến lâm tăng trưởng bình quân hàng năm 33%, cao hơn so với tốc độ tăng của các hoạt động khuyến nông nói chung là 28%. Nếu tính tỷ trọng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông nói chung, hoạt động khuyến lâm xếp cuối, đứng sau các hoạt động thuộc các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Biểu đồ 38: Cơ cấu kinh phí khuyến lâm trong tổng kinh phí khuyến nông, 2005 Khuyến lâm 12% Tăng cường năng lực 2% Khuyến công 11% Tuyên truyền 7% Đào tạo 8% Chăn nuôi 26% Trồng trọt 34% Source: National Agriculture Extension Centre Chương 13. Các chỉ tiêu về đầu tư nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp 169 Trong năm 2005, kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến lâm tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn do các Trung tâm khuyến nông tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện và chiếm 96,4% tổng kinh phí, số còn lại giành cho các chương trình đào tạo lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp. Các mô hình trình diễn về khuyến lâm chủ yếu là trồng tre lấy măng với nguồn kinh phí đầu tư 3,775 tỷ đồng để trồng khoảng 800 ha tại 40 địa phương trong cả nước; tiếp đến là trồng cây lát Mexico với kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng để trồng hơn 500 ha tại 15 địa phương; cây dó trầm đầu tư 1,05 tỷ đồng để trồng khoảng 350 ha tại 11 địa phương ở miền Trung; trồng cây trám ghép với kinh phí gần 1 tỷ đồng, trồng thảo quả với 400 triệu đồng chủ yếu tại các địa phương thuộc địa bàn miền núi phía Bắc. Có thể nói đầu tư cho khuyến lâm mất cân đối quá chú trọng xây dựng mô hình, trong khi các hoạt động thông tin tuyên truyền ( nhất là thông tin thị trường), bồi dưỡng tập huấn, chuyển giao công nghệ, tư vấn và dịch vụ là các nhiệm vụ quan trọng khác không được quan tâm đầu tư. Đầu tư xây dựng mô hình cây trồng lâm nghiệp chưa phản ánh được ưu tiên của ngành là xây dựng tập đoàn các loài cây lấy gỗ mọc nhanh cao sản ( keo...) và LSNG (song, mây..) để cơ bản đáp ứng nhu cầu gỗ lớn và gỗ nhỏ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vào năm 2020. Trong nhiều năm qua, việc quản lý kinh phí khuyến lâm ở trung ương còn phân tán với nhiều đầu mối thực hiện, như: Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi. Kinh phí khuyến lâm bao gồm nhiều hạng mục, có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Các vùng miền núi và vùng đặc biệt khó khăn được ưu tiên hỗ trợ 60% chi phí giống, 40% chi phí vật tư, trong khi vùng đồng bằng chỉ được hỗ trợ tương ứng là 40% và 20% trong xây dựng mô hình. Các địa phương đều quan tâm và có chính sách đối với khuyến nông, khuyến lâm viên cơ sở, tuy nhiên việc áp dụng chế độ chính sách chưa có sự thống nhất, và chủ yếu do tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí của từng địa phương. Biểu đồ cơ cấu kinh phí khuyến nông chung năm 2005 cho thấy các hoạt động tuyên truyền thông tin thị trường, tăng cường năng lực và đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Crab hunting - Andrea Todt, GTZ Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 13. Các chỉ tiêu về đầu tư nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 170 Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn Chỉ tiêu 4.2.2 Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn là chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao động ở nông thôn đang hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể tại một thời điểm nhất định. Số liệu được thu thập thông qua hệ thống báo cáo hành chính hoặc từ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện 5 năm 1 lần. Số liệu lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn ngoài việc được phân theo 8 ngành sản xuất, dịch vụ chính, gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp), xây dựng, thương nghiệp, vận tải, các ngành dịch vụ khác và đối tượng không có việc làm còn được phân theo giới tính và theo địa bàn tỉnh/thành phố, các vùng, miền và cả nước. Bảng 72: Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn Đơn vị: 1000 người Chia theo ngành nghề Miền, vùng Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Thương nghiệp Công nghiệp Khác Không có việc làm Cả nước 31.081 23.319 74 1.138 1.956 1.835 2.228 532 Miền Bắc 15.599 12.570 48 229 670 884 1.113 85 Đồng bằng sông Hồng 6.978 5.321 4 67 370 588 589 39 Đông Bắc 3.749 3.263 20 25 103 96 226 15 Tây Bắc 946 881 4 1 11 7 41 2 Bắc Trung Bộ 3.926 3.104 21 135 185 194 258 29 Miền Nam 15.482 10.749 26 909 1.286 951 1.114 447 Duyên Hải Trung Bộ 2.495 1.763 3 167 171 144 191 55 Tây Nguyên 1.678 1.539 4 2 45 19 63 5 Đông Nam Bộ 3.335 1.885 7 117 377 397 383 169 Đồng bằng sông Cửu Long 7.975 5.563 11 623 693 390 477 218 Nguồn: Tổng cục Thống kê, chu kỳ 2001-2005 Số liệu Tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn của Tổng cục Thống kê, năm 2001 cho thấy cả nước có hơn 31 triệu lao động trong độ tuổi có khả năng lao động sống ở khu vực nông thôn, trong đó 75% làm việc trong ngành nông nghiệp, 0,2% trong lâm nghiệp, 3,7% trong ngành thủy sản, 6,3% trong thương nghiệp, 5,9% trong công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp và 8,9% làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ khác. Ngoài ra còn khoảng 1,7% tổng số lao động, tương đương khoảng 0,53 triệu người không có việc làm trong đó có 52,2% lao động nam và 47,8% lao động nữ. Chương 13. Các chỉ tiêu về đầu tư nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp 171 Bảng 73 cho thấy có 80,6% lao động thuộc các tỉnh phía Bắc làm việc trong ngành nông nghiệp, trong khi con số này ở các tỉnh miền Nam chỉ chiếm 69,4%; tỷ lệ lao động trong ngành lâm nghiệp ở phiá Bắc (0,3%)cũng cao hơn phiá Nam (0,2%), nhưng khác biệt không lớn. Ngược lại, tỷ lệ lao động ở các tỉnh phia Nam làm việc trong ngành thuỷ sản (5,9%), thương nghiệp (8,3%) và công nghiệp (6,3%) đều cao hơn các địa phương phía Bắc.với các số tương ứng là 1,5%, 4,3% và 5,7%. Bảng 73: Cơ cấu lao động giữa ở nông thôn Đơn vị: % Chia theo ngành nghề Miền, vùng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Thương nghiệp Công nghiệp Khác Không có việc làm Cả nước 75,0 0,2 3,7 6,3 5,9 7,2 1,7 Miền Bắc 80,6 0,3 1,5 4,3 5,7 7,1 0,5 Đồng bằng sông Hồng 76,3 0,1 1,0 5,3 8,4 8,4 0,6 Đông Bắc 87,1 0,5 0,7 2,8 2,6 6,0 0,4 Tây Bắc 93,1 0,4 0,1 1,2 0,7 4,3 0,2 Bắc Trung Bộ 79,1 0,5 3,4 4,7 4,9 6,6 0,7 Miền Nam 69,4 0,2 5,9 8,3 6,1 7,2 2,9 Duyên Hải Trung Bộ 70,7 0,1 6,7 6,9 5,8 7,7 2,2 Tây Nguyên 91,7 0,2 0,1 2,7 1,2 3,8 0,3 Đông Nam Bộ 56,5 0,2 3,5 11,3 11,9 11,5 5,1 Đồng bằng sông Cửu Long 69,8 0,1 7,8 8,7 4,9 6,0 2,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê, chu kỳ 2001-2005 Đặc biệt, số lao động không có việc làm tập trung chủ yếu tại địa bàn miền Nam chiếm hơn 84% tổng số lao động không có việc làm của cả nước, trong đó vùng Đông Nam bộ chiếm 31,8% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 40,9%. Nếu tính trong nội bộ vùng thì 2 vùng trên có tỷ lệ lao động không có việc làm khá cao trong tổng số lao động của vùng, tương ứng là 5,1% và 2,7%. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 14 Chương Kết luận và khuyến nghị 172Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 173 Kết luận 14.1 Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và các nước cho thấy việc xây dựng bộ chỉ tiêu và hệ thống thông tin và giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS) là rất cần thiết cho hoạch định chiến lược, chính sách, giám sát & đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, kế hoạch 5 năm và các chương trình, dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Hệ thống FOMIS còn tạo ra sự minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách và đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của các bên có liên quan. Việc xây dựng hệ thống FOMIS cần phải được tiến hành từng bước với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, các chuyên gia tư vấn và các bên tham gia khác. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và yêu cầu cụ thể, số lượng nhóm và chỉ tiêu có thể khác nhau. Hiệp hội quốc tế của các Cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp (IUFRO) nêu rõ " việc xây dựng Hệ thống FOMIS là tốn kém, nhưng cái giá mà chúng ta phải trả rất nhỏ bé so với những gì mà chúng ta sẽ thu nhận được từ hệ thống này2." Bộ chỉ tiêu được chỉnh sửa lần này bao gồm 72 chỉ tiêu (trong đó có 56 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu) phản ánh tương đối đầy đủ các chỉ tiêu cần để xây dựng, thực thi, giám sát & đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, Kế hoạch 5 năm và các chương trình/dự án chủ chốt của ngành cũng như đáp ứng một số yêu cầu cho các báo cáo quốc gia đối với các Thỏa thuận đa phương về môi trường. Do thời gian hạn chế, nên việc xây dựng bộ chỉ tiêu này còn chưa hoàn chỉnh và cần phải được thử nghiệm và tiếp tục hoàn thiện. Phần lớn các chỉ tiêu trong Hệ thống FOMIS lần này được lựa chọn từ Hệ thống chỉ tiêu quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu ngành NN&PTNT và hệ thống chỉ tiêu của một số tổ chức quốc tế và các nước tiên tiến. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là nhiều chỉ tiêu thống kê quốc gia và ngành vẫn chưa được thu thập. Ở Việt Nam, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành, giữa các Viện nghiên cứu và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp, thậm chí ngay trong cùng một bộ về khái niệm, định nghĩa và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu hiện hành. Giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế cũng còn sự khác biệt về khái niệm và phương pháp tính của một số chỉ tiêu, ví dụ khái niệm về rừng, phương pháp tính GDP, vv… Hệ thống phân loại rừng và đất rừng cũng chưa thống nhất, đặc biệt giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNTđã tạo ra một số mâu thuẫn về số liệu về rừng và đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại của Việt Nam cũng khác biệt so với hệ thống phân loại của Tổ chức Nông lương thế giới FAO và của các tổ chức quốc tế khác. Điều này làm hạn chế khả năng chia sẻ và so sánh số liệu giữa các Bộ, ngành trong nước và giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, số liệu trên bản đồ 2 Nguồn: Raison, R. J., Brown, A., and Flinn, D. (Eds.) (2001). Criteria and Indicators for Sustainable Forest Management. Vienna, Austria, CABI - IUFRO. 427 pp. Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 174 và trong các bảng biểu thống kê cũng chưa thống nhất. Mặc dù, Chính phủ đã công bố Hệ thống lưới chiếu và tọa độ quốc gia VN-2000 từ năm 2000, nhưng cho đến nay các Bộ, ngành vẫn đang sử dụng bản đồ với nhiều loại lưới chiếu khác nhau, ví dụ: VN-2000, UTM India 1960, UTM WGS84, Gauss - HN72, vv… Việc thu thập thông tin để tính toán các chỉ tiêu cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự phân tán thông tin, sự thiếu đồng bộ trong công tác thu thập, tổng hợp và chia sẻ thông tin, hạn chế về năng lực của các cơ quan chuyên môn; ngân sách hạn hẹp, thiếu số liệu thống kê về các làng nghề; số liệu thống kê chuyên ngành hầu hết chưa được công bố công khai (trừ một số chỉ tiêu tổng hợp của Tổng Cục Thống kê và của Bộ Nông nghiệp và PTNT...). Một tồn tại lớn khác hiện nay là nhiều chỉ tiêu đã được xây dựng, nhưng chưa được kiểm chứng. Số liệu cần thiết để tính toán các chỉ tiêu còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là các số liệu thu thập được thông qua chế độ báo cáo theo định kỳ. Nhiều chỉ tiêu cần có trong các Báo cáo quốc gia đối với các Thoả thuận đa phương về môi trường (MEAs) vẫn chưa thu thập được, ví dụ: các chỉ tiêu về sinh khối (trên mặt đất và dưới đất), sinh khối cây chết, giám sát bản quyền tác giả trong lĩnh vực lâm nghiệp, cơ chế tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cây rừng, định giá rừng, sự gắn kết của các hệ sinh thái rừng, các giá trị đầy đủ về các dịch vụ môi trường của rừng vv... Số liệu phục vụ cho công tác tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu của Hệ thống FOMIS tản mát trong nhiều Bộ khác nhau (ví dụ: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài Nguyên &Môi Trường, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội, Bộ Nông Nghiệp&PTNT...) và ngay ở các cơ quan trong cùng một bộ (ví dụ Trung tâm Tin học và Thống kê, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức - Cán bô, Vụ Khoa học- Công nghệ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng...). Các thông tin chưa đồng bộ, lại được lưu trữ ở nhiều định dạng khác nhau như: báo cáo, bản in, lưu trên máy tính, trình bày bằng MSWord, MS Excel, MS Assess, dBASE, vv…Chất lượng của các số liệu này hầu hết chưa được kiểm chứng. Đặc biệt, số liệu tài nguyên rừng hầu hết dựa vào số liệu Kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286 từ năm 1997 và sau đó cập nhật theo các thay đổi hàng năm về tài nguyên rừng trên cơ sở thống kê của các Chi cục Kiểm Lâm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh phí và trang thiết bị cũng như năng lực chuyên môn của các đơn vị thống kê rừng, nên bản thân số liệu Kiểm kê 286 cũng có sai sót. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng số liệu Kiểm kê 286 để cập nhật và tính toán số liệu của các năm tiếp theo sẽ gây ra sai số hệ thống. Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng được xây dựng trên cơ sở sử dụng ảnh vệ tinh và số liệu thu thập được từ hệ thống các ô sơ cấp và thứ cấp và cung cấp 5 năm một lần, tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Viện điều tra quy hoạch rừng và Cục Kiểm Lâm, nên chưa tận dụng được các ưu thế của các phương tiện hiện đại và cán bộ để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và cập nhật số liệu kiểm kê và thống kê rừng hàng năm. Việc xây dựng bộ chỉ tiêu và vận hành hệ thống FOMIS chắc chắn sẽ tốn kém cả về kinh phí và thời gian. Thí dụ, Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của LHQ được khởi xướng từ đầu những năm 1990 đến năm 1998 mới ra được phiên bản thứ nhất. LHQ tiếp tục chỉnh sửa bộ chỉ tiêu và đưa ra phiên bản thứ 2 vào năm 2001. Các chuyên gia lại tiếp tục hoàn thiện hệ thống này vào năm 2005 và gần đây nhất tại một cuộc họp được tổ chức từ 28/8 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 175 đến 1/9/2006 tại Stockhom, Thụy Điển. Vì vậy việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp cần được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ, sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính và sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập quốc tế. Khỉ ở Cần Giờ Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 176 Khuyến nghị 14.2 Thống nhất định nghĩa về ngành lâm nghiệp và rừng Theo định nghĩa của FAO đã được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận thì “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động chủ yếu gắn với sản xuất hàng hoá có liên quan đến gỗ (gỗ tròn cho công nghiệp, củi, than củi, gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy, giấy và đồ mộc), sản xuất chế biến lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ từ rừng”. Căn cứ vào thực tiễn Việt nam, Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 đã đưa ra một quan niệm toàn diện hơn về ngành lâm nghiệp, phù hợp với điều kiện Việt nam cũng như phù hợp với định nghĩa của FAO: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường3 có liên quan đến rừng; ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Định nghĩa về rừng trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 đã xác định: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vât rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”. Tuy nhiên, định nghĩa này bỏ qua một tiêu chí khác của rừng là độ cao cây rừng từ 2 đến 5 mét, nên có thể đưa vào cả các diện tích đất trống có cây rải rác không có khả năng tái sinh thành rừng và do đó gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng. Quy định quốc tế cũng không yêu cầu các nước phải sử dụng tiêu chí thấp nhất là độ che phủ rừng 0,1 và độ cao cây rừng 2 mét, mà mỗi nước có thể sử dụng tiêu chí phù hợp nhất đối với nước mình. Vì vậy, Việt nam nên chọn độ che phủ rừng tối thiểu là 0,3 và độ cao cây rừng tối thiểu là 5 mét là phù hợp với tình trạng rừng tự nhiên nghèo kiệt chiếm ưu thế ở nước ta. 3 Phòng hộ đầu nguồn điều tiết nguồn nước, sinh thuỷ chống xói mòn, hạn chế bối lấp hồ, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ lưu. Phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chăn sóng, lấn biển bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu dân cư và các công trình ven biển. Phòng hộ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm ở các khu đô thị, công nghiệp, giảm thiểu tác hại của khí thải nhà kính (hấp thụ CO2), cung cấp các nguồn gien quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và nghỉ dường…v.v. Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 177 Nâng cao chất lượng kiểm kê tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp Chương trình Kiểm kê tài nguyên rừng toàn quốc đã được tiến hành cách đây 9 năm (bắt đầu từ năm 1997), số liệu đã lạc hậu, thiếu chính xác và không đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý rừng bền vững và hoạch định chính sách phát triển ngành. Hiện nay, chất lượng của các số liệu và bản đồ kiểm kê/ thống kê rừng cũng như theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đều chưa đạt các yêu cầu cho quản lý vi mô, vì thiếu số liệu kiểm kê rừng và bản đồ chính xác cho cấp xã để làm cơ sở cho việc kiểm kê rừng 5 năm và thống kê rừng hàng năm cũng như thiếu sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong kiểm kê và thống kê rừng và đất lâm nghiệp. Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất về số liệu và năng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp, đề nghị Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT cần phối hợp xây dựng kế hoạch chung trình Chính phủ phê duyệt để đồng tổ chức kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp chi tiết đến cấp xã, sử dụng hệ bản đồ mới VN 2000 của Bộ Tài nguyên- Môi trường, kết hợp sử dụng các ảnh viên thám và điều tra mặt đất với mục tiêu có được bộ số liệu đáng tin cậy ban đầu làm cơ sở cho công tác kiểm kê rừng 5 năm một lần, thống kê rừng và đất lâm nghiệp hàng năm vào năm 2010. Công việc này cần bắt đầu ngay vì kiểm kê 16 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp không thể thực hiện được trong một năm, và cần kiểm kê ở các vùng ưu tiên trước, để đến 2010 có thể công bố số liệu tài nguyên rừng chung phục vụ cho xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia 2011-2015 và quy hoạch/ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Luật định.. Phân loại đất lâm nghiệp của Bộ tài nguyên và Môi trường theo 3 loại rừng chức năng và theo 4 loại đất: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (tự nhiên), đất (quy hoạch) trồng rừng (theo Thông tư 08/2007/TT- BTNMT) là hợp lý. Hai bộ cần thống nhất về các khái niệm, tiêu chí cho các loại đất này để có thể sử dụng chúng để kiểm kê/ thống kê rừng và đất lâm nghiệp trong tương lai. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bản đồ 1/10.000 số hóa cho hầu hết các vùng lâm nghiệp trọng điểm, vì vậy Bộ Nông nghiệp và PTNT cần nhanh chóng đưa loại bản đồ mới này vào sử dụng để thay thế bản đồ UTM 1/50.000 đang sử dụng với độ chính xác quá thấp, không đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý rừng hiện nay. Các bộ cần phải thống nhất sử dụng loại bản đồ theo hệ thống lưới chiếu và tọa độ quốc gia VN-2000 cũng như khuôn dạng của bản đồ thành quả (Mapinfo hoặc ArcGIS). Sử dụng các ảnh vệ tinh và ảnh máy bay hiện có là cần thiết để nâng cao độ chính xác, nhưng phải kết hợp với việc điều tra, phúc tra tại thực địa. Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp liên ngành trong điều tra, khảo sát các chuyên đề liên quan đến lâm nghiệp Rất nhiều chỉ tiêu liên quan đến ngành lâm nghiệp do các Bộ, ngành khác thu thập đặc biệt là các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm, về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, đầu tư, tài khoản quốc gia, thương mại, giá cả, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, mức sống dân cư, bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, các Bộ, ngành cung cấp thông tin này chỉ có các số liệu tổng hợp chung mà chưa có các thông tin chuyên ngành lâm nghiệp đối với nhiều chỉ tiêu. Tuy vậy, nếu có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và có quy chế phối hợp (do Chính phủ ban hành) trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với các Bộ ngành có liên quan thì chắc chắn sẽ đạt kết quả với chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn. Trước mắt cần có kế hoạch phối hợp với Tổng Cục Thống kê, Bộ Tài nguyên - Môi trường để rút kinh nghiệm trước khi mở rộng sang các bộ ngành khác. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp.pdf