Qua nghiên cứu 283 hộ người Dao của tỉnh Bắc Cạn, chúng tôi xác định được một
số phong tục tập quán có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân như sau:
1. Tập quán về ở: Nhà ở thường là nhà đất, nền đất, nhà thấp, thiếu ánh
sáng, bếp đun đặt trong nhà làm cho không khí thường bị ô nhiễm.
2. Tập quán vệ sinh: Dùng nước máng lần, nước suối, không sử dụng hố xí
mà phóng uế bừa bãi. Tập quán ít chú ý đến vệ sinh cá nhân, nhà cửa, ngoại cảnh.
Tập quán thả rông và để chuồng trại gia súc gần nhà.
3. Tập quán cúng ma khi trong nhà có người ốm.
4. Tập quán sinh đẻ, nuôi con và sinh đẻ có kế hoạch: Tập quán đẻ tại nhà,
người nhà tự đỡ. Tập quán không cho trẻ bú ngay, ăn thêm sớm và cai sữa sớm, cùng
tập quán lấy chồng sớm, có con sớm, đẻ dày, đẻ nhiều
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu xác định một số tập quán có ảnh hưởng đến sức khỏe của người Dao ở một số bản vùng cao của tỉnh Bắc Cạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (81), 2003 51
B−ớc đầu xác định một số tập quán
có ảnh h−ởng đến sức khỏe của ng−ời Dao
ở một số bản vùng cao của tỉnh Bắc Cạn
Đàm Khải Hoàn
Nguyễn Đình Học
Nguyễn H−ơng Nga
I. Dẫn nhập:
Nghiên cứu những ảnh h−ởng của phong tục tập quán đến sức khỏe của ng−ời
dân tộc Dao là một h−ớng đi mới giúp các nhà lãnh đạo thực hiện tốt chính sách xóa
đói giảm nghèo cho ng−ời dân vùng đặc biệt khó khăn này. Nhận thức đ−ợc đây là
một vấn đề quan trọng cần đ−ợc nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng đề tài: Xác định
một số tập quán có ảnh h−ởng đến sức khỏe của ng−ời dân tộc Dao ở các bản vùng
cao tỉnh Bắc Cạn. Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đ−a ra đ−ợc những
khuyến nghị phù hợp, góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng ng−ời Dao ngày
càng tốt hơn.
Ng−ời Dao có dân số khoảng 50 vạn ng−ời, đứng hàng thứ 9 trong 54 dân tộc
(3). Bắc Cạn là một tỉnh miền núi có số ng−ời Dao đông, chiếm khoảng 16% dân số
toàn tỉnh. Ng−ời Dao chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng cao, những nơi đ−ờng xá đi lại
còn rất khó khăn, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội còn ch−a phát triển.
Cuộc nghiên cứu của chúng tôi đ−ợc triển khai trong khoảng thời gian từ tháng
9/2000 đến tháng 6 năm 2001. Địa điểm đ−ợc chọn khảo sát là 7 xã của tỉnh Bắc Cạn:
1. Xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới
2. Xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới
3. Xã Lũng Lầu, huyện Bạch Thông
4. Xã Xuân Hóa, huyện Bạch Thông
5. Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông
6. Xã Nguyên Loan, huyện Ba Bể
7. Xã Khang Ninh, huyện Ba Bể
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
B−ớc đầu xác định một số tập quán có ảnh h−ởng đến sức khỏe của ng−ời Dao ... 52
Trong 7 xã trên, cuộc nghiên cứu chỉ chọn các bản vùng cao, vùng xa xôi hẻo
lánh, nơi có 100% dân số là ng−ời Dao.
Về kỹ thuật thu thập số liệu, cuộc khảo sát phỏng vấn 283 chủ hộ gia đình
theo bảng hỏi in sẵn. Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn sâu một số đại diện cộng
đồng ng−ời Dao nh− già làng, tr−ởng bản, trạm tr−ởng trạm y tế xã, kết hợp với kết
quả quan sát thực tế.
Nội dung chính của cuộc khảo sát điều tra là tìm hiểu về các phong tục, tập
quán có liên quan đến ăn, ở, vệ sinh, cúng bái, ma chay... và các chỉ số chăm sóc sức
khỏe ban đầu t−ơng ứng trong cộng đồng ng−ời Dao.
II. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Điều tra các hộ gia đình ng−ời Dao ở 7 xã vùng cao, vùng sâu của tỉnh Bắc
Cạn và phỏng vấn sâu đại diện cộng đồng nh−: già làng, tr−ởng bản, trạm tr−ởng
trạm y tế xã, chúng tôi thu đ−ợc kết quả trình bày ở các bảng sau:
Bảng 1: Tập quán về ở và vệ sinh của ng−ời Dao ở các điểm điều tra
Tập quán ý kiến của già làng, tr−ởng bản ý kiến của dân bản Nhận định của cán bộ y tế
Nhà ở - Nhà ở chủ yếu làm bằng gỗ,
các loại tre, nứa, cỏ tranh.
- Nhà nền đất là chủ yếu.
- Nhà làm thấp, mái thấp.
- Nhà có ít nhất là 2 cửa ra vào
(có nhà có 3-4 cửa ra vào),
trong nhà th−ờng ngăn ra làm
nhiều buồng.
- Từ thời cha ông ở nhà
nền đất, nên ng−ời Dao
làm nhà nền đất là chủ
yếu, làm ít cửa sổ.
- Bếp đun đặt trong nhà.
- Nhà chia ra nhiều ngăn,
gian để ngủ, gian kho để
r−ợu và thịt −ớp (trong
những ngày nhà có việc).
- Nhà ở của ng−ời Dao
chủ yếu là nhà nền
đất, nhà làm thấp, ít
cửa sổ, trong nhà
ngăn làm nhiều
buồng, nên th−ờng tối,
thiếu ánh sáng; bếp
đun đặt trong nhà, gây
ô nhiễm không khí.
Sử dụng
nguồn
n−ớc
- Từ tr−ớc đến nay hầu nh− là
dùng n−ớc suối, n−ớc máng
lần, chỉ có một số ít nhà là đào
giếng để lấy n−ớc.
- Hầu hết đều uống n−ớc lã, cả
ng−ời lớn và trẻ em uống n−ớc
máng lần.
- Uống nhiều khi đi làm n−ơng
rẫy về.
- Khi có khách thì nấu n−ớc
chè, n−ớc vối hoặc n−ớc các
cây thuốc.
- Thích uống n−ớc lã vì
n−ớc lã mát, không
phải nấu
- Uống bất kỳ lúc nào
cảm thấy khát.
- Chỉ khi nào nhà có
khách mới uống n−ớc
sôi.
- Dân chúng th−ờng
xuyên uống n−ớc lã,
n−ớc máng lần, nhất
là khi đi làm n−ơng rẫy
về.
- Cả ng−ời lớn và trẻ
con đều uống n−ớc lã.
Sử dụng
hố xí
- Không có thói quen làm hố xí.
Đi ngoài bất kỳ chỗ nào.
- Ngồi hố xí thối.
- Hay đi ra ngoài gốc
cây, rừng.
- Không làm hố xí.
- Dân chúng chủ yếu là
phóng uế bừa bãi. Có
tuyên truyền vận động
nh−ng dân không làm.
Nuôi gia
súc
- Nuôi rất nhiều lợn gà. Nhà nào
ít nhất là 3-4 con lợn, 10 con gà,
nhiều thì hàng chục con lợn và
hàng trăm con gà.
- Lợn chủ yếu thả rông và
chuồng trại để gần nhà
(th−ờng là đối diện cửa bếp)
- Nuôi nhiều gà, lợn để
cúng, để c−ới hỏi, để
đám ma, chứ rất ít khi
dùng vào bữa ăn
hàng ngày.
- Dân chúng nuôi rất
nhiều gà lợn, nh−ng
chủ yếu để cúng bái,
ma chay, đám c−ới, rất
ít khi dùng để ăn vào
bữa ăn hàng ngày.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn H−ơng Nga 53
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, cấu trúc nhà ở của ng−ời Dao về mặt vệ sinh
không tốt. Nhà làm thấp, thiếu ánh sáng, không thoáng. Tập quán đun bếp trong
nhà sẽ gây ô nhiễm không khí - không tốt cho sức khỏe. Cùng sống ở vùng cao, vùng
sâu, nơi rừng còn nhiều gỗ, các dân tộc khác làm nhà chủ yếu là nhà sàn, nh− ng−ời
Nùng, ng−ời Tày, ng−ời Thái, thì ng−ời Dao chỉ làm nhà đất. Tập quán của ng−ời
Dao sẽ ảnh h−ởng lớn đến sự phát triển của các bệnh tật nói chung, nhất là bệnh
đ−ờng hô hấp.
Kết quả điều tra còn cho thấy ng−ời Dao th−ờng sử dụng n−ớc máng lần, n−ớc
không sạch, ít sử dụng hố xí (phóng uế bừa bãi) và tập quán nuôi gia súc gần nhà là
những tập quán không vệ sinh. Những tập quán này sẽ có tác động xấu đến sức
khỏe, nhất là các bệnh đ−ờng tiêu hóa.
Bảng 2: Một số chỉ số kinh tế, văn hóa của ng−ời Dao ở các điểm điều tra
Các chỉ số N %
Hộ đói nghèo 132 46.63
Hộ có nhà bán kiên cố, tạm (nền đất) 277 97.98
Số ng−ời lớn mù chữ 565/1.155 48.92
Kết quả bảng 2 đã phần nào chứng minh cho kết quả bảng 1 về tập quán ở của
ng−ời Dao. Ng−ời Dao ở nhà nền đất là chủ yếu (98%). Ngoài ra kết quả điều tra còn
cho thấy thực trạng kinh tế, văn hóa nghèo nàn và lạc hậu của ng−ời Dao. Tỷ lệ đói
nghèo cao (47%), tỷ lệ mù chữ cao (49%). Đây là những yếu tố bất lợi cho các giải pháp
tuyên truyền giáo dục sức khỏe để thay đổi một số tập quán không có lợi cho sức khỏe.
Bảng 3: Tình hình vệ sinh môi tr−ờng ở các điểm điều tra
Các chỉ số N %
Số hộ dùng n−ớc giếng 14 4.95
Số hộ dùng n−ớc máng lần 226 79.86
Số hộ dùng n−ớc sông, suối 43 15.19
Số ng−ời uống n−ớc lã 1.258/1.798 69.97
Số hộ có hố xí 52 18.37
Số hộ không có hố xí 231 81. 63
Số hộ nuôi gia súc ở gần nhà 207 73.14
Kết quả ở bảng 3 giúp xác định thêm về những tập quán trên. Tỷ lệ hộ gia đình
sử dụng máng n−ớc lần khá cao (80%), tỷ lệ ng−ời dân uống n−ớc lã cao (70%), đã xác
định đây thực sự là một tập quán vệ sinh lạc hậu, ảnh h−ởng xấu đến sức khỏe.
Qua kết quả của bảng 4 đã có thể nhìn nhận một tập quán không tốt cho sức
khỏe, đó là tập quán cúng bái khi ốm đau. Đây là một tập quán lạc hậu, ảnh h−ởng
xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra tập quán đẻ tại nhà và ng−ời nhà tự đỡ, tập quán nuôi con, tập quán
lấy chồng sớm, đẻ nhiều của ng−ời Dao là những tập quán lạc hậu, có ảnh h−ởng tiêu
cực đến sức khỏe.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
B−ớc đầu xác định một số tập quán có ảnh h−ởng đến sức khỏe của ng−ời Dao ... 54
Bảng 4: Tập quán ma chay, cúng bái, sinh đẻ và nuôi con của ng−ời Dao
Tập quán ý kiến của già làng, tr−ởng bản ý kiến của dân bản Nhận định của cán bộ y tế
Ma chay -
Cúng bái
- Đám ma thể hiện niềm
th−ơng, nỗi nhớ của ng−ời
sống đối với ng−ời chết, cho
nên ng−ời Dao phải tổ chức
thật to, có khi còn mổ cả
trâu, bò, lợn và nhiều gà để
tổ chức đám ma.
- Ng−ời Dao có tập quán:
• Cúng ma khi trong nhà có
ng−ời ốm.
• Giải hạn
• Cúng bàn v−ơng
• Cúng tổ tiên
• Cúng mùa màng, n−ơng
rẫy
• Cúng cấp sắc
- Kèm theo cúng là làm vía
- Đám ma kéo dài 2-3
ngày để đ−a ng−ời chết
về quê Tổ.
- Nếu ng−ời chết vào
giờ xấu thì táng thiên lộ.
- Ng−ời Dao cúng bái
t−ơng đối nhiều. Cúng
bái là một tập quán rất
quen thuộc của ng−ời
Dao. Khi có ng−ời chết,
ng−ời Dao tổ chức đám
ma rất to, kéo dài 2-3
ngày.
Sinh đẻ - Chủ yếu là đẻ tại nhà,
ng−ời nhà hoặc bà đỡ đỡ,
có một số ng−ời tự đỡ. Có
một số tr−ờng hợp ra trạm y
tế để đẻ, hoặc cán bộ y tế
đến nhà đỡ.
- Ng−ời Dao đẻ ngồi, cắt rốn
bằng dao nứa.
- Trong thời gian sinh đẻ,
ng−ời Dao rất sợ sự có mặt
của ng−ời lạ.
- Ng−ời Dao lấy chồng rất
sớm, có con rất sớm, đẻ
nhiều, đẻ dày.
- Chủ yếu là đẻ tại
nhà, chỉ có một số ít
ra trạm xá để đẻ.
- Cắt rốn bằng dao
nứa.
- Khi nào có ng−ời đẻ,
ng−ời Dao lấy một
cành lá xanh treo
ngoài cổng, để ra
hiệu cho mọi ng−ời lạ
không đ−ợc vào.
- Đẻ sớm, đẻ nhiều,
đẻ dày.
- Nói chung ng−ời Dao
đẻ tại nhà là chủ yếu, do
ng−ời nhà tự đỡ. Một số ít
đã biết ra trạm xá để đẻ,
hoặc mời cán bộ y tế về
nhà đỡ.
- Ng−ời Dao cắt rốn trẻ
bằng dao nứa là không
hợp vệ sinh. Ng−ời Dao
lấy chồng rất sớm, có
tr−ờng hợp 13 tuổi đã lấy
chồng.
Nuôi con - Ng−ời Dao không cho con
bú sớm sau khi đẻ.
- Cho trẻ ăn thêm khi trẻ
đ−ợc 2-3 tháng để trẻ "chắc"
- Trẻ đ−ợc cai sữa cũng rất
sớm.
- Sau đẻ, đứa trẻ
ch−a đ−ợc bú ngay
(khoảng 4-5 tiếng
sau)
- Cho trẻ ăn sớm (bột,
hồ, n−ớc cháo...)
- Nhìn chung tập quán về
nuôi con của ng−ời Dao
ch−a đúng, ng−ời Dao
không cho trẻ bú sớm sau
đẻ, cho trẻ ăn rất sớm.
Qua kết quả bảng 5 thấy tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở các điểm điều tra, cơ cấu
bệnh tật chủ yếu là các bệnh đ−ờng hô hấp và tiêu hóa, phải chăng đây là những
bệnh đặc tr−ng của một cộng đồng nghèo nàn và lạc hậu, và cũng là hậu quả của
tình trạng vệ sinh môi tr−ờng thấp kém. Trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, tỷ lệ
ng−ời ốm sử dụng thuốc Nam rất cao (24%), đây cũng là một tập quán của ng−ời
Dao. Tập quán này theo chúng tôi là rất tốt, phù hợp với quan điểm của Đảng về
công tác y tế, chú trọng phát triển thuốc Nam ở các cơ sở. Nh−ng qua điều tra thu
đ−ợc kết quả là 13% tổng số ng−ời ốm sử dụng việc cúng bái nh− là một ph−ơng pháp
chữa bệnh, điều này rõ ràng không tốt, có thể nói đây là một tập quán lạc hậu, cần
tuyên truyền giáo dục để loại bỏ.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn H−ơng Nga 55
Bảng 5: Tình hình bệnh tật và việc sử dụng các dịch vụ y tế của ng−ời Dao
Các chỉ số N %
Số ng−ời dân mắc bệnh trong 2 tuần điều tra 295 16.4
Trong đó:
- Số bị sốt, ho
160
54.24
- Số bị tiêu chảy 31 10.51
- Số bị các bệnh khác 104 35.25
Sử dụng các dịch vụ y tế:
- Tự mua thuốc về điều trị
30
10.17
- Điều trị bằng thuốc Nam 72 24.41
- Khám và điều trị tại trạm y tế 74 25.08
Cúng bái 39 13.22
Không điều trị gì 80 27.12
Bảng 6: Tình hình sinh đẻ, nuôi con và thực hiện kế hoạch hóa gia đình của ng−ời Dao
Các chỉ số N %
Nơi đẻ:
- Tại nhà
240/283
84.81
- Tại các cơ sở y tế 43 15.19
Ng−ời đỡ đẻ tại nhà:
- Cán bộ y tế
34/240
14.17
- Bà đỡ dân gian 144 60
- Ng−ời nhà tự đỡ 62 25.83
Nuôi con:
- Số trẻ sơ sinh đ−ợc bú sớm
124/283
43.82
- Số trẻ ăn sam lúc 4-6 tháng 62 21.91
- Số trẻ cai sữa lúc > 18 tháng 37 13.07
Tuổi lấy chồng trung bình 17
Tuổi có con đầu trung bình 18
Số con trung bình của một bà mẹ 4
Số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai 79 27.92
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 2.3
Kết quả bảng 6, ngoài việc giúp xác định các tập quán, còn cho thấy tình
hình sinh đẻ, nuôi con và thực hiện kế hoạch hóa gia đình của ng−ời Dao ở vùng
cao, vùng sâu. Nhìn chung, các chỉ số này đều rất thấp, phản ánh một thực tế rất
đáng lo ngại.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
B−ớc đầu xác định một số tập quán có ảnh h−ởng đến sức khỏe của ng−ời Dao ... 56
Bảng 7. Bảng ghép cặp để xác định −u tiên can thiệp đối với các yếu tố nguy cơ
Yếu tố
nguy cơ
Nhà ẩm
thấp, thiếu
ánh sáng
Đói nghèo
cao
Uống n−ớc
lã
Không có
hố xí
Chuồng
gia súc
gần nhà
Cúng khi
ốm
Đẻ sớm,
đẻ tại nhà
Nhà ẩm
thấp
# Đói nghèo Uống n−ớc
lã
Không có
hố xí
Chuồng
gia súc
gần nhà
Nhà ẩm
thấp
Nhà ẩm
thấp
Đói nghèo
cao
Đói nghèo # Đói nghèo Đói nghèo Đói nghèo Đói nghèo Đói nghèo
Uống n−ớc
lã
Uống n−ớc
lã
Đói nghèo # Uống n−ớc
lã
Uống n−ớc
lã
Uống n−ớc
lã
Uống n−ớc
lã
Không có
hố xí
Không có
hố xí
Đói nghèo Uống n−ớc
lã
# Không có
hố xí
Không có
hố xí
Không có
hố xí
Chuồng
gia súc
gần nhà
Chuồng
gia súc
gần nhà
Đói nghèo Uống n−ớc
lã
Không có
hố xí
# Chuồng
gia súc
gần nhà
Chuồng
gia súc
gần nhà
Cúng khi
ốm
Nhà ẩm
thấp
Đói nghèo Uống n−ớc
lã
Không có
hố xí
Chuồng
gia súc
gần nhà
# Đẻ sớm,
đẻ tại nhà
Đẻ sớm,
đẻ tại nhà
Nhà ẩm
thấp
Đói nghèo Uống n−ớc
lã
Không có
hố xí
Chuồng
gia súc
gần nhà
Đẻ sớm,
đẻ tại nhà
#
Thứ tự nguy cơ:
1. Đói nghèo 5. Nhà ẩm thấp
2. Uống n−ớc lã 6. Đẻ sớm
3. Không có hố xí 7. Cúng khi ốm
4. Chuồng gia súc gần nhà
III. Đoạn kết
• Kết luận
Qua nghiên cứu 283 hộ ng−ời Dao của tỉnh Bắc Cạn, chúng tôi xác định đ−ợc một
số phong tục tập quán có ảnh h−ởng không tốt đến sức khỏe của ng−ời dân nh− sau:
1. Tập quán về ở: Nhà ở th−ờng là nhà đất, nền đất, nhà thấp, thiếu ánh
sáng, bếp đun đặt trong nhà làm cho không khí th−ờng bị ô nhiễm.
2. Tập quán vệ sinh: Dùng n−ớc máng lần, n−ớc suối, không sử dụng hố xí
mà phóng uế bừa bãi. Tập quán ít chú ý đến vệ sinh cá nhân, nhà cửa, ngoại cảnh.
Tập quán thả rông và để chuồng trại gia súc gần nhà.
3. Tập quán cúng ma khi trong nhà có ng−ời ốm.
4. Tập quán sinh đẻ, nuôi con và sinh đẻ có kế hoạch: Tập quán đẻ tại nhà,
ng−ời nhà tự đỡ. Tập quán không cho trẻ bú ngay, ăn thêm sớm và cai sữa sớm, cùng
tập quán lấy chồng sớm, có con sớm, đẻ dày, đẻ nhiều.
• Khuyến nghị
1. Cán bộ các trạm y tế xã vùng cao, vùng sâu cần tăng c−ờng tuyên truyền
giáo dục sức khỏe cho ng−ời dân tộc Dao để từng b−ớc chuyển đổi hành vi chăm sóc
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn H−ơng Nga 57
sức khỏe, thay đổi những tập quán bất lợi cho sức khỏe, xây dựng những tập quán
mới có lợi cho sức khỏe.
2. Đảng và Nhà n−ớc cần tăng c−ờng hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo
cho ng−ời các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Dao nói riêng ở vùng cao, vùng
sâu. Chỉ khi nào đời sống kinh tế, văn hóa của ng−ời dân đ−ợc nâng lên, thì mới có
thể thay đổi đ−ợc các phong tục, tập quán, nhất là những tập quán lạc hậu ảnh
h−ởng đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế: Chiến l−ợc công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân vùng núi phía Bắc
trong thời gian 1997-2000 và 2020. Hà Nội-2/1997. Tr. 2-4.
2. Lê Duy Đại: Đặc điểm dân c− miền núi và các dân tộc ở n−ớc ta. Tạp chí Dân tộc học, số 3 (87)
- 1995- Viện Dân tộc học - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. Tr. 30-33.
3. Bế Viết Đẳng và Cộng sự: Ng−ời Dao ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội - Hà Nội, 1971.
4. Bế Viết Đẳng và Cộng sự: Ng−ời Dao ở Việt Nam và những truyền thống hiện đại. Tài liệu
hội thảo về ng−ời Dao tại Thái Nguyên, tháng 12/1995. NXB Khoa học xã hội - Hà Nội-
1971.
5. Nguyễn Đình Học, Trần Đình Long, Lê Ngọc Trọng: B−ớc đầu đánh giá mối liên quan
giữa bệnh tiêu chảy cấp trên trẻ em d−ới 5 tuổi với một số yếu tố nguy cơ môi tr−ờng tại 2
xã dân tộc Dao và dân tộc Sán Dìu Thái Nguyên. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học của nghiên cứu sinh. NXB Y học. Hà Nội-1977. Tr. 38-40.
6. Đàm Khải Hoàn: Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia vào các hoạt động
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân một số vùng miền núi phía Bắc. Luận án Tiến
sỹ Y học. Hà Nội-1998. Tr. 126-127.
7. Lê Sỹ Giáo: Quan hệ dân tộc ở miền Bắc - Việt Nam. Tạp chí Dân tộc học - Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. Tr. 33.
8. Tổng Điều tra dân số Việt Nam: Kết quả điều tra toàn diện - Tập 1. Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra dân số Trung −ơng. Hà Nội-1991. Tr. 15-66.
9. Nguyễn Thành Trung, Lý Ngọc Kính, Đàm Khải Hoàn: Nghiên cứu xây dựng mô hình y tế
thôn bản phù hợp ở vùng cao, miền núi tỉnh Thái Nguyên. Đề tài cấp Bộ B 97-04-04 Thái
Nguyên-1999. Tr. 50-60.
10. Đặng Nghiêm Vạn: Quan hệ giữa các tộc ng−ời ở một quốc gia dân tộc. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội -1993. Tr. 169-182.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_xac_dinh_mot_so_tap_quan_co_anh_huong_den_suc_khoe.pdf