Bước đầu phân tích chiến lược cạnh tranh của khách sạn continental saigon thành phố hồ chí minh

ĐỀ TÀI: BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN CONTINENTAL SAIGON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỜI DẪN NHẬP Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch. Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo, Việt Nam còn được khách du lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc. Đây có thể coi là một trong những điểm thu hút khách quốc tế của du lịch Việt Nam. Sự phát triển của du lịch Việt Nam không chỉ biểu hiện ở lượng khách quốc tế mà còn biểu hiện cả về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống khách sạn, thông tin liên lạc. Ngành khách sạn ở Việt Nam có từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng kinh doanh khách sạn đã và đang là vấn đề mới mẻ không chỉ trong lý luận mà còn trong thực tiễn. Nhưng nó cũng có một lịch sử khá lâu đời cùng với thời gian ngành du lịch cũng dần lớn mạnh và trưởng thành nhất là cuối thập kỷ XX. Du lịch đã có những bước nhảy vọt do cung và cầu du lịch có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Để góp phần cho việc kinh doanh có hiệu quả thì việc nghiên cứu chiến lược cạnh tranh là một sự cần thiết, tất yếu. Hiện này thị trường Việt Nam là một thị trường mới và hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Vì vậy kinh doanh du lịch cần phải chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Quốc Duy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Bước đầu phân tích chiến lược cạnh tranh của khách sạn Continental Saigon – Thành phố Hồ Chí Minh”

pdf21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7714 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu phân tích chiến lược cạnh tranh của khách sạn continental saigon thành phố hồ chí minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN CONTINENTAL SAIGON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: TH.S NGÔ QUỐC DUY SVTH : NGUYỄN ĐẶNG BẢO ANH MSSV : 120600003 LỚP : 06DLQT NIÊN KHÓA: 2006_ 2010. LỜI DẪN NHẬP Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch. Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo, Việt Nam còn được khách du lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc. Đây có thể coi là một trong những điểm thu hút khách quốc tế của du lịch Việt Nam. Sự phát triển của du lịch Việt Nam không chỉ biểu hiện ở lượng khách quốc tế mà còn biểu hiện cả về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống khách sạn, thông tin liên lạc. Ngành khách sạn ở Việt Nam có từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng kinh doanh khách sạn đã và đang là vấn đề mới mẻ không chỉ trong lý luận mà còn trong thực tiễn. Nhưng nó cũng có một lịch sử khá lâu đời cùng với thời gian ngành du lịch cũng dần lớn mạnh và trưởng thành nhất là cuối thập kỷ XX. Du lịch đã có những bước nhảy vọt do cung và cầu du lịch có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Để góp phần cho việc kinh doanh có hiệu quả thì việc nghiên cứu chiến lược cạnh tranh là một sự cần thiết, tất yếu. Hiện này thị trường Việt Nam là một thị trường mới và hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Vì vậy kinh doanh du lịch cần phải chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Quốc Duy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Bước đầu phân tích chiến lược cạnh tranh của khách sạn Continental Saigon – Thành phố Hồ Chí Minh” PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay thì ngành du lịch có một vị trí quan trọng, bởi nó không chỉ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh đó sự phát triển của du lịch cũng đã kích thích các nguồn vốn đầu tư và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Có thể nói trong những năm vừa qua, mặc dù ngành kinh tế phải đối mặt với nhiều biến động do ảnh hưởng của lạm phát, thiên tai, dịch bệnh... nhưng ngành du lịch nước ta nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn có những bước phát triển mới đáng khích lệ. Trải qua cùng tất cả những thăng trầm của thành phố là sự hiện diện của những khách sạn lâu đời nhất tại vùng đất Sài thành như Khách sạn Majestic, Khách sạn Continental Saigon, Khách sạn Grand… Đặc biệt, khách sạn Continental Saigon được xây dựng năm 1880 là khách sạn cổ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả Việt Nam. Do vậy khách sạn thu hút du khách đến hằng năm không chỉ nhờ vị trí tọa lạc đẹp và rất thuận lợi cho sự trải nghiệm thú vị tại thành phố năng động này, mà khách sạn còn được biết đến bởi nét đẹp cổ kính, sang trọng của khách sạn. Tuy nhiên, như một quy luật, mỗi khách sạn muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải có một chiến lược cạnh tranh tốt nhằm đứng vững trong thị trường luôn năng động của ngày nay. Bên cạnh đó, là nhân viên hiện đang công tác tại bộ phận tiền sảnh khách sạn Continental Saigon, với niềm tự hào và ước muốn cống hiến những hiểu biết và kiến thức của mình cho sự phát triển chung của khách sạn đã thôi thúc tôi thực hiện một đề tài nghiên cứu về khách sạn mà tôi đang gắn bó. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan trên, tôi quyết định chọn đề tài “BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN CONTINENTAL SAIGON - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với mong muốn đi sâu nghiên cứu về nơi mà tôi đang làm việc để tìm ra đâu là nét độc đáo mang lợi thế cạnh tranh của khách sạn và mong muốn đóng góp những chiến lược cạnh tranh mới cho sự phát triển bền vững của khách sạn trên thị trường du lịch hiện tại và tương lai. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của khách sạn, luận văn đi sâu phân tích chiến lược cạnh tranh của khách sạn Continental Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đó đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể nhằm mang tính chất tham khảo cho khách sạn có thể vận dụng vào tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể của khách sạn ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Nhiệm vụ Tổng quan cơ sở lý luận về khách sạn và kinh doanh khách sạn. Phân tích tổ chức kinh doanh của khách sạn: về nguồn khách, hoạt động kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của khách sạn. Nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu kết hợp với đánh giá những mặt hạn chế cần khắc phục để từ đó xác định được thế mạnh cạnh tranh của khách sạn so với các khách sạn cùng cấp khác. Đưa ra những giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh mới để khách sạn ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế của mình và ngày càng có sức hấp dẫn hơn. 3. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung khai thác những số liệu tài chính của khách sạn từ năm 2007 đến nay. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn Continental Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện bài luận văn, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như:  Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn  Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh:  Phương pháp dự báo: IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỀ XUẤT CỦA KHOÁ LUẬN Giúp người đọc hiểu được những khái niệm cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn. Đưa ra những thông tin, số liệu và phân tích cập nhật về tiềm năng và thực trạng phát triển kinh doanh của khách sạn Continental Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề ra những giải pháp để tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút nguồn khách cao cấp của khách sạn Continental Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung của luận văn bao gồm những nội dung chính sau đây:  Chương 1: Cơ sở lý luận về khách sạn và khả năng cạnh tranh của khách sạn.  Chương 2: Chiến lược cạnh tranh của khách sạn Continental Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Chương 3: Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh của khách sạn Continental Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1.1 Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn 1.1.1.1 Khái niệm về khách sạn 1.1.1.2 Khái niệm về kinh doanh khách sạn 1.1.2 Đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn  Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn  Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật 1.1.3 Nhiệm vụ của ngành quản trị kinh doanh khách sạn  Tổ chức nghiên cứu thị trường  Xây dựng kế hoạch kinh doanh  Xây dựng cơ cấu “sản phẩm” hợp lý  Hoàn thiện các hình thức phục vụ khách  Kiểm tra chất lượng các dịch vụ và hàng hoá trước khi cung cấp cho khách  Bồi dưỡng trình độ cho cán bộ nhân viên trong khách sạn  Tổ chức lao động hợp lý  Thực hiện công tác hạch toán kinh tế  Tổ chức công tác hành chính, văn thư, lưu trữ 1.1.4 Vai trò của khách sạn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội  Ý nghĩa kinh tế  Ý nghĩa xã hội 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.2.1 Khái niệm cạnh tranh 1.2.2 Khái niệm chiến lược cạnh tranh 1.2.3 Những yếu tố liên quan đến khả năng cạnh tranh CHƯƠNG 2 2.1 TỔNG QUAN KHÁCH SẠN CONTINENTAL SAIGON 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn Continental Saigon 1880: Dự án xây dựng khách sạn Cung Điện Lục Địa (Continental Palace) được Pierre Cazeuax, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng và trang thiết bị gia dụng thiết kế. 1911: Khách sạn được Công Tước Monpensier mua lại. 1930: Mathieu Franchini mua lại khách sạn và kinh doanh nó rất thành công trong suốt 30 năm. 1964 - 1975: Con trai của Mathieu Franchini là Philippe, đã điều hành khách sạn cho đến năm 1964 và cũng rời Việt nam như cha của ông ta trước đây Vài tuần lễ sau ngày 30/04/1975, khách sạn đóng cửa. 1976: Continental hoạt động trở lại dưới sự quản lý của công ty liên hiệp cung ứng tàu biển, lấy tên là khách sạn Hải Âu. 1985: Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định giao khách sạn cho Tổng công ty du lịch Sài Gòn quản lý. Ngày 27/9/1989, khách sạn chính thức khai trương với tên gọi truyền thống CONTINENTAL SAIGON HOTEL (khách sạn Hoàn Cầu).  Một số thành tựu đạt được: Khách sạn Continental Saigon được mệnh danh là “Khách sạn cổ nhất Việt Nam”. Danh hiệu này được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) chứng nhận nhân dịp khách sạn tròn 125 tuổi. Khách sạn Continental Saigon đã chính thức được tổ chức quốc tế AFAQ-ASCERT International (Pháp) cấp chứng chỉ xác nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001 cho toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn đang áp dụng. Bắt đầu từ tháng 3/2002, khách sạn Continental Saigon cùng 14 đơn vị khác thuộc Saigontourist đã tham gia vào chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững thông qua dự án tài trợ của tổ chức dự án tài trợ của tổ chức Asia – Invest – Ademe (cơ quan tiết kiệm năng lượng của Pháp) Ngày 25/2/2010 vừa qua, khách sạn được trao chứng nhận là một trong những đơn vị được bình chọn là khách sạn ấn tượng nhất trong chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị cho khách du lịch trong nước và nước ngoài”. 2.1.2 Quy mô tổ chức và hoạt động kinh doanh của khách sạn 2.1.2.1 Quy mô hoạt động của khách sạn Toàn cảnh khách sạn Continental Saigon Quy mô đầu tư xây dựng công trình : gồm tòa nhà 1 trệt và 3 lầu Tầng trệt: tiếp tân, quầy thông tin và quan hệ khách hàng, quầy dịch vụ đổi tiền, business center (dịch vụ cho thuê xe, tour desk, wifi internet), quầy nữ trang, phòng họp VIP, phòng hội nghị, nhà hàng Continental Palace, nhà hàng Ý La Fayette , La Dolce Vita café, phòng tiệc lớn, sân vườn Continental Patio  Lầu 1: phòng tập thể dục, massage và sauna, quầy bar Starynite, 36 phòng nghỉ  Lầu 2: 37 phòng nghỉ  Lầu 3: 13 phòng nghỉ 2.1.2.2 Bộ máy tổ chức 2.1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổ chức khách sạn Continental) Bảng 2.4: Sơ đồ tổ chức khách sạn Continental Saigon GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO MÔI TRƯỜNG TIỀN SẢNH KẾ TOÁN ẨM THỰC PCCC BẢO VỆ PHÓ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG QUẢN GIA TIẾP THỊ – KINH DOANH KỸ THUẬT KẾ HOẠCH – TỔ CHỨC ĐẶT PHÒNG TIẾP TÂN THU NGÂN TỔNG ĐÀI BUSINESS CENTER VI TÍNH NHÀ HÀNG CONTINENTAL PALACE NHÀ HÀNGÝ BAR-MASSAGE FITNESS CENTER BẾP BẾP 2.1.2.2.2 Chức năng các bộ phận:  Ban Giám đốc:  Phòng Tổ chức - Kế hoạch:  Phòng Kế toán:  Bộ phận Kỹ thuật:  Bộ phận Ẩm thực:  Bộ phận Tiền sảnh:  Bộ phận Quản gia: 2.1.2.3 Giới thiệu các sản phẩm của khách sạn 2.1.2.4.1 Phòng khách sạn Khách sạn Continental có 80 phòng đạt chuẩn bốn sao và 06 phòng vừa được nâng cấp đạt tiêu chuẩn năm sao, mỗi phòng đều đươc trang bị một cách lộng lẫy và tiện nghi. Các phòng được chia thành sáu loại như sau: Superior, Deluxe, Oriential Suite, Junior Suite, Continental Suite, Excutive Suite. 2.1.2.4.2 Phòng hội thảo – hội nghị Tất cả phòng họp đều được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại như: LCD projector, hệ thống âm thanh, ánh sáng, bộ ống nghe dịch ngữ, WiFi Internet… Có ba loại phòng họp hội nghị là:  Bamboo Room  Việt Nam Room  VIP Room 2.1.2.4.3 Nhà hàng ăn uống Với danh mục các món ăn Á, Âu rất đa dạng phục vụ tốt nhất nhu cầu về ẩm thực của khách hàng, cộng với sự nhiệt tình chu đáo của toàn thể nhân viên - nhà hàng khách sạn Continental có thể đem lại cho khách hàng những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị.  Nhà hàng Ý La fayette  Nhà hàng Quốc tế Continental Palace  La Dolce Vita Café  Starry Nite Bar 2.1.2.4.4 Các dịch vụ khác Massage và xông hơi Phòng tập thể dục Các cửa hàng mua sắm Quầy nữ trang 2.1.2.4 Tình hình hoạt động ĐVT: 1000 đồng 2009 so với 2007 2009 so với 2008 Stt Danh mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (06 tháng đầu năm) Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng doanh thu 71,273,000 80,731,000 72,193,000 49,986,000 920,000 1.29 (8,538,000) -10.58 1 Doanh thu kinh doanh chính 67,884,000 76,902,000 68,755,000 48,029,000 871,000 1.28 (8,147,000) -10.59 Doanh thu kinh doanh phong 33,571,000 43,247,000 32,350,000 20,019,000 (1,221,000) -3.64 (10,897,000) -25.19 Doanh thu ẩm thực 28,585,000 26,719,000 30,356,000 23,930,000 1,771,000 6.20 3,637,000 13.61 Doanh thu dịch vụ khác 5,728,000 6,936,000 6,049,000 4,080,000 321,000 5.60 (887,000) -12.79 2 Doanh thu phí phục vụ 3,389,000 3,829,000 3,438,000 1,957,000 49,000 1.45 (391,000) -10.21 (Nguồn: Phòng Sales - Marketing khách sạn Continental) Bảng 2.23: Bảng số liệu doanh thu của Khách sạn Continental 2007 – 2010 (6 tháng đầu năm) 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2007 2008 2009 2010 Doanh thu phí phục vụ Doanh thu khác Doanh thu ẩm thực Doanh thu phòng Bảng 2.24: Biểu đồ doanh thu của Khách sạn Continental qua các năm 2.2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN CONTINENTAL SAIGON 2.2.1 Phân tích về thị trường và đối tượng khách của khách sạn Continental Saigon 2.2.1.1 Thị trường khách du lịch tại Việt Nam và tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1.2 Thị trường khách của khách sạn Continental Saigon 2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 3.1 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN NGÀNH KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM 3.1.1 Đánh giá thị trường  Đánh giá thị trường theo loại hình  Đánh giá thị trường theo mùa  Đánh giá thị trường theo đối tượng khách hàng 3.1.2 Xu thế phát triển ĐVT: 1USD Năng suất và giá thuê phòng trung bình/ngày tại các khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh 3.2 PHÂN TÍCH SWOT 3.2.1 Điểm mạnh S1: Khách sạn có nét độc đáo của kiến trúc Pháp cổ xưa. S2: Có vị trí thuận lợi ngay trung tâm thành phố, gần các khu hành chính, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng. S3: Danh tiếng và uy tín được tạo lập từ khi mới hình thành giúp cho khách sạn trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến thành phố Hồ Chí Minh. S4: Không gian phòng thoáng mát, rộng rãi, đa số các phòng đều có cửa sổ nhìn ra sân vườn hoặc quang cảnh đường phố. S5: Được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là khách sạn đạt chuẩn bốn sao tại thành phố Hồ Chí Minh. S6: Trực thuộc tổng công ty Du lịch Sài Gòn nên có sự hỗ trợ rất tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và đào tạo nhân viên… Ngoài ra còn đem lại một lượng khách cho khách sạn thông qua mối quan hệ của công ty. Nhiều năm liền Continental được tổng công ty xếp vào nhóm những đơn vị kinh doanh hiệu quả nhất của công ty. S7: Continental được hoạt động dưới sự lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình với công việc. Khch sạn Số khch sạn Số phịng Hệ số sử dụng phịng Gi thu TB/ngy Gi thu TB dự đoán/ngày 5 sao 11 3,594 79.1% 120.40 226.89 4 sao 8 1,351 86.1% 79.20 148.94 3 sao 26 2,323 91.0% 47.00 62.76 Tổng cộng 45 7,268 84.2% 89.30 159.94 Đội ngũ nhân viên vừa có những người có thâm niên trong nghề, am hiểu tất cả hoạt động trong khách sạn; vừa có một lực lượng nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác. Tất cả đều có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, khả năng ngoại ngữ tốt. S8: Khách sạn tích cực tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và quảng bá hình ảnh của mình. S9: Nhận được nhiều giải thưởng từ các tổ chức du lịch uy tín như: đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 của AFAQ ASERT – Cộng hòa Pháp về chứng nhận môi trường, giải thưởng Khách sạn xanh ASEAN của Hiệp hội du lịch các nước Đông Nam Á… 3.2.2 Điểm yếu W1: Do muốn giữ nguyên lối kiến trúc cổ nên cơ sở hạ tầng khách sạn bắt đầu xuống cấp. W2: Không có tầng hầm hoặc bãi đậu xe rộng rãi cho nhân viên và khách hàng, thiếu dịch vụ trông trẻ và các phương tiện hỗ trợ người tàn tật. W3: Số phòng còn ít không đáp ứng đủ yêu cầu của khách vào mùa cao điểm. W4: Chưa có phòng họp lớn để có thể phục vụ tốt nhất cho chương trình MICE. W5: Khách sạn chưa có hồ bơi, sân tennis, các loại hình vui chơi giải trí về đêm. W6: Nhà hàng của khách sạn chưa được giới thiệu, quảng cáo nhiều nên không thu hút được khách hàng vào thưởng thức, chủ yếu chỉ phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn và các buổi tiệc đặt trước. W7: Đối tượng khách chính của khách sạn là Nhật, Pháp, Anh, Mỹ… nhưng số nhân viên biết tiếng Pháp, Nhật còn rất hạn chế. W8: Quy mô khách sạn khá nhỏ nên nguồn nhân lực lại bị các khách sạn lớn thu hút, làm tăng thời gian và chi phí đào tạo nhân viên của Continental. W9: Website của khách sạn chưa thật sự hấp dẫn, ấn tượng đối với khách viếng thăm. Các loại hình dịch vụ chỉ được giới thiệu chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách khi muốn tìm hiểu thêm về khách sạn. 3.2.3 Cơ hội O1: Sự hỗ trợ của Nhà Nước, cũng như của tổng công ty tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè các nước với khẩu hiệu: “ Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới”, “ Việt Nam - Điểm đến an toàn và thân thiện”, và mới đây là: “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”. O2: Việt Nam đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều nước, đồng thời cải thiện nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp như miễn Visa cho các nước : Nhật, Nga, Singapore, Malaysia, ThaiLand….nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn du khách, thương nhân các nước đến Việt Nam. O3: Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển. Ngoài ra còn được các tổ chức quốc tế tài trợ, hỗ trợ các dự án, cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, khiến số lượng khách doanh nhân đến Việt Nam ngày càng tăng. O4: Việt Nam có nhiều địa điểm, thắng cảnh nổi tiếng cùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho du lịch. O5: Việt Nam có nét văn hoá riêng mang đặc trưng của văn hoá Phương Đông. Nhờ vẻ bình dị, hiếu khách của con người Việt Nam đã góp phần cho du khách chọn nơi đây là điểm đến du lịch. O6: Continental có đối tác phân phối là SaigonTourist do là thành viên của tổng công ty, ngoài ra khách sạn còn tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với Vinatour, Vietnamtourism, Fiditour… Bên cạnh đó, khách sạn còn được sự quan tâm của tổng công ty du lịch Sài Gòn trong việc nghiên cứu, xây dựng, nâng cấp các hạng mục công trình mới đưa vào phục vụ; có kế hoạch nâng cấp lên thành khách sạn boutique đầu tiên hệ thống. O7: Công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho khách sạn phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời quảng bá hình ảnh đến các nước dễ dàng hơn và là cơ hội để khách sạn tìm được những đối tác, khách hàng mới. 3.2.4 Thách thức T1: Gia nhập WTO và chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới với tiềm lực tài chính mạnh đầu tư vào Việt Nam. T2: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho ngành du lịch bị ảnh hưởng do người dân thắt chặt chi tiêu hơn, các nhà đầu tư cũng ngần ngại hơn khi quyết định mở rộng thị trường. T3: Lãi suất ngân hàng đang có xu hướng tăng, người dân cân nhắc kỹ hơn khi tiêu dùng. Khách sạn cũng gặp khó khăn trong việc đầu tư , nâng cấp cần số vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài. T4: Một số người dân ý thức chưa cao gây phiền hà cho khách du lịch (phân biệt giá cả đối với khách du lịch và khách địa phương, chèo kéo khách, ăn xin, móc túi…). Đặc biệt là tình trạng kẹt xe, lô cốt, ô nhiễm môi trường… ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch Việt Nam. T5: Sự ra đời và lớn mạnh của các khách sạn thuộc các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới có tiềm lực tài chính mạnh, các dịch vụ cao cấp như: Legend, Sheraton, Park Hyatt, Sofitel, Windsor Plaza. Phần lớn các khách sạn bốn, năm sao đều nằm ở trung tâm thành phố khiến Continental khó khăn hơn trong việc thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, Continental ngoài điểm nổi bật là khách sạn cổ thì quy mô về số phòng lưu trú và diện tích phòng họp đều nhỏ hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là mối lo ngại khi nguồn nhân lực tiềm năng của Khách sạn bị các đối tác lớn mạnh hơn thu hút. T6: Chính sách giá rất linh hoạt (giảm giá, khuyến mãi mạnh kéo dài) của các khách sạn liên doanh, các khách sạn khác trong cùng hệ thống. T7: Công nghệ phát triển nhanh chóng từng ngày, khách sạn không theo kịp xu hướng hiện đại hoá sẽ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh. 3.2.5 Các chiến lược kinh doanh hình thành từ ma trận SWOT S W O Chiến lược phát triển thị trường khách du lịch. Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để phát triển thị trường khách thương nhân. Chiến lược tăng cường quảng cáo. Chiến lược cải tiến sản phẩm. T Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh với các đối thủ. Chiến lược duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Chiến lược cạnh tranh về giá. Chiến lược duy trì và phát triển nguồn nhân lực. 3.3 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH KHÁCH SẠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Từ đây tới năm 2015 đầu tư nâng cấp khách sạn Continental trở thành một khách sạn dạng Boutique đạt chuẩn năm sao. Phát triển dịch vụ theo hướng cao cấp, phục vụ khách sang trọng như khách VIP, khách thương nhân, khách du lịch cao cấp. Bên cạnh việc phát triển thêm các thị trường khác, khách sạn Continental tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường mục tiêu hiện có của mình, không để mất thị phần vào tay đối thủ. 3.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 3.4.1 Giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh về thị phần  Giải pháp trực tiếp  Giải pháp gián tiếp 3.4.2 Giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh về giá 3.4.3 Giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh về sản phẩm  Về buồng phòng  Về nhà hàng  Về phòng hội nghị  Các dịch vụ khác 3.4.4 Giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh về khả năng tài chính 3.4.5 Giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh về thương hiệu 3.4.6 Giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh về hiệu quả quảng cáo  Quảng cáo  Khuyến mãi 3.4.7 Giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh về chất lượng phục vụ  Giải pháp tuyển dụng nguồn nhân lực  Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực  Giải pháp duy trì nguồn nhân lực KẾT LUẬN gày nay môi trường kinh doanh của tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế nói chung và trong ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn nói riêng biến động không ngừng và ngày càng phức tạp. Đó là kết quả tất yếu của xu thế thị trường luôn phát triển và cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, khách sạn Continental Saigon không thể chủ quan với vị thế hiện có của mình là một trong những khách sạn có uy tín và chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy để tiếp tục giữ vững những gì mình đang có và nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ, khách sạn cần tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ của mình và chất lượng vẫn luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Đặt ra nhiều mục tiêu phát triển nhưng phải có nhưng chính sách và biện pháp khả thi để đạt được những mục tiêu đó. Để thực hiện được điều đó khách sạn Continental Saigon phải năng động hơn, sáng tạo hơn trong công tác hoạch định và lựa chọn phương hướng hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế sắp tới của ngành cũng như của khách sạn. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích hiện trạng môi trường cạnh tranh tại khách sạn Continental đã cho tôi một sự hiểu biết sâu hơn về tình hình kinh doanh cũng như cách thức hoạt động của khách sạn. Từ đó tôi cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài, đề ra các chiến lược kinh doanh và các giải pháp để thực hiện được những chiến lược đó. Với những đóng góp của đề tài này, tôi rất mong phần nào đóng góp cho khách sạn có được những phương hướng hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển. Rất mong kế hoạch nâng cấp của khách sạn Continental Saigon lên thành khách sạn Boutique đạt chuẩn năm sao sẽ thành công, và thương hiệu về một khách sạn cổ đặc trưng sẽ luôn là hình ảnh ấn tượng trong lòng du khách. N TÀI LIỆU THAM KHẢO  SÁCH: 1. Chiến lược cạnh tranh, Michael E. Porter, Nguyễn Ngọc Tồn dịch, nxb. Trẻ TPHCM, 2009 2. Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhiều tác giả, nxb. Đại học kinh tế quốc dân, 2008 3. Kỷ yếu 35 năm Saigontourist, Nhiều tác giả, nxb. Tổng công ty du lịch Sài gòn, 1999 4. Kinh doanh khách sạn, Nhiều tác giả, nxb. Trẻ TPHCM, 2007 5. Quản lý khch sạn, Eddystone C.Nebel III, nxb. Trẻ TPHCM, 1997 6. Quản trị đầu tư nhà hàng – khách sạn, Nguyễn Văn Dung, nxb. Giao thông vận tải TPHCM, 2009  BÁO CHÍ, INTERNET: 1. Website chính thức của khách sạn Continental: 2. Khách sạn Continental trên website: 3. 120 năm khách sạn Continental, Sơn Nam, trích từ: bộ sưu tập Bùi Văn Quế – báo Sài Gòn giải phóng số 5, 2000 4. Franchini, chủ khách sạn Continental, Nguyên Hùng, trích từ: bộ sưu tập Bùi Văn Quế – báo Sài Gòn giải phóng số 12, 2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBước đầu phân tích chiến lược cạnh tranh của khách sạn continental saigon thành phố hồ chí minh.pdf
Tài liệu liên quan