Biên giới 1950 – bước ngoặt của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) - Hoàng Văn Tuấn

Dù chính quyền Pháp đưa ra quyết định như thế nào, thì tình hình ở Đông Dương vẫn đúng như đánh giá của P.Brocheux và D.Hémery: “Thảm bại Cao Bằng, tiếp theo là việc rút chạy khỏi Lạng Sơn tháng 10 năm 1950 đã tạo nên sự sợ hãi và hỗn loạn trong quân đội Pháp Sức mạnh và sức xung kích của quân đội nhân dân Việt Nam đã làm cho Bộ chỉ huy Pháp biết rằng đã qua một thời kỳ khác của cuộc tranh chấp” [4, 454]. Chiến thắng Biên giới đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân đội ta cả về lực lượng lẫn nghệ thuật quân sự, đồng thời là một chiến thắng vang dội bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. “Sau 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống 8300 tên địch, gồm 8 tiểu đoàn Âu – Phi và 2 tiểu đoàn ngụy, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, xóa sạch Liên khu Biên giới Đông Bắc của địch”. “Có thể nói rằng trong suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, hiếm có một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn quân địch trong vận động như trận Biên giới năm 1950” [1, 166]. Chiến thắng Biên giới 1950 đã mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến. ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính, khai thông biên giới, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập cả trong lẫn ngoài, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Thắng lợi này đã tạo điều kiện thuận lợi để ta phát triển lực lượng về mọi mặt, đẩy mạnh kháng chiến tới thắng lợi

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biên giới 1950 – bước ngoặt của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) - Hoàng Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 35 BIÊN GIỚI 1950 – BƢỚC NGOẶT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƢƠNG (1945 - 1954) Hoàng Văn Tuấn* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sáng ngày 16.9.1950, bộ đội Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê (Cao Bằng), mở đầu chiến dịch tấn công quân Pháp ở biên giới Đông Bắc. Sau gần một tháng chiến đấu quân ta đã đập tan hoàn toàn hệ thống phòng ngự của Pháp ở biên giới Đông Bắc. Từ đây, căn cứ kháng chiến của ta đã được mở rộng và nối liền với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng của quân ta trong chiến dịch tấn công địch ở biên giới thu đông 1950 đã mở ra một thời kì mới trong cuộc chiến tranh. Đây được coi là một trong những thất bại lớn nhất của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh của họ ở Đông Dương. Từ khoá: Chiến dịch Biên giới, Chiến tranh, Chiến tranh Đông Dương, Kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc Âm mƣu của Pháp và chủ trƣơng của ta* Sau thất bại trong âm mưu tiến hành cuộc đảo chính nhằm tiêu diệt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội, thực dân Pháp tiếp tục mở cuộc hành quân lớn đánh lên căn cứ địa của ta ở Việt Bắc, thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Cuộc tấn công lên Việt Bắc thu đông 1947 thất bại buộc quân Pháp phải chấp nhận tiến hành chiến tranh lâu dài. Quân Pháp đã tăng cường càn quét, bình định vùng đô thị và đồng bằng Bắc bộ, đồng thời thực hiện chủ trương “khóa cửa biên giới” nhằm bao vây, cô lập cách mạng nước ta. Chúng đã sử dụng một lực lượng lớn, lập ra hệ thống đồn bốt dày đặc dọc theo biên giới Đông Bắc, từ Móng Cái tới Cao Bằng, nhằm bao vây căn cứ địa Việt Bắc và ngăn chặn sự liên hệ của ta với bên ngoài. Pháp lập ra Bộ chỉ huy Liên khu biên giới do đại tá Constan đứng đầu, đặt đại bản doanh ở thị xã Lạng Sơn. Bộ chỉ huy này chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ các cứ điểm dọc biên giới trải dài theo tuyến đường số 4. Việc Pháp lập Bộ chỉ huy phân khu biên thùy và xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc trên toàn tuyến đường số 4 đã gây cho ta không ít khó khăn. Lực lượng của ta còn yếu, lại hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài. Điều này đặt ra cho chúng ta một yêu cầu là phải phá được sự kìm kẹp của địch, khai thông biên giới nhằm phá thế cô lập, * Tel: 0989780993; Email: hoangvantuan81@gmail.com liên lạc với phong trào cách mạng thế giới. Yêu cầu này càng trở nên bức thiết hơn sau khi cách mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1.10.1949). Các điểm đóng quân của Pháp ở biên giới Đông Bắc (trên đƣờng số 4) [Nguồn: Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn Việt dịch),(2004), Con đường tử địa RC4 – 1950, Nxb Đà Nẵng, tr.95] Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 36 Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến lên một bước mới, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Bộ Tổng Tư lệnh mở chiến dịch tiến công địch ở biên giới vào mùa khô Thu Đông 1950. Thực hiện quyết định đó, “Ngày 25.7.1950, Ban Thường vụ Trung ương ra nghị quyết thành lập Đảng ủy mặt trận biên giới gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Bùi Quang Tạo do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư” [3, 107-108]. Trong cuộc họp ngày 30.7.1950, Bộ Tổng Tham mưu “dự kiến kế hoạch tác chiến sẽ lấy Cao Bằng làm mục tiêu số 1, thứ đến Đông Khê rồi Thất Khê” [3, 108]. Tuy nhiên, sau khi tiến hành trinh sát nắm tình hình, ta nhận thấy Cao Bằng là một cứ điểm khá kiên cố, quân địch bố trí rất đông. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy của trung đoàn lê dương thứ 3 do Charton chỉ huy và sở chỉ huy của tiểu đoàn bộ binh Angiêri và tiểu đoàn ngụy. Bao quanh Cao Bằng là đồi trọc cỏ gianh lúp xúp, tạo điều kiện cho pháo binh, không quân yểm trợ. Phía ngoài có sông Hiến và sông Bằng quây bọc lấy thị xã khiến nó như một bán đảo nhỏ. Muốn vào thị xã phải qua hai chiếc cầu, địch đặt bốt gác kiểm soát gắt gao. Điều này khiến quân ta tiếp cận rất khó khăn. Vì vậy, “Sau khi xem xét và cân nhắc kỹ, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển hướng xuống đánh Đông Khê, là nơi so với Cao Bằng địch yếu hơn, vừa đảm bảo chắc thắng và cô lập được Cao Bằng, vừa vẫn tạo được điều kiện để đánh viện binh địch kéo lên” [1, 164]. Phương châm chiến dịch là “đánh điểm, diệt viện”. Cuộc chiến ở biên giới Đông Bắc 6 giờ sáng ngày 16.9.1950, trung đoàn 174, được bổ sung thêm tiểu đoàn 246 (Liên khu Việt Bắc) và tiểu đoàn 11 của Đại đoàn 308, nổ súng tiến công cứ điểm Đông Khê. Sau 54 giờ chiến đấu hết sức gay go, quyết liệt, “toàn bộ cụm cứ điểm con nhím Đông Khê bị tiêu diệt vào lúc 10 giờ ngày 18.9” [3, 120]. Trận chiến ở Đông Khê, ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Hầu hết quân Pháp đóng giữ ở đây bị tiêu diệt, chỉ có một số ít lính lê dương sống sót chạy về Thất Khê, trong đó có viên đại úy Jaugeon - chỉ huy phó đồn Đông Khê - “người sĩ quan độc nhất, thoát nạn và kiệt sức, chạy về đến đồn Bông Lau” sau đó 10 ngày [5, 108]. Bố trí phòng ngự của quân Pháp ở Đông Khê [Nguồn: Colonel Marcel Le Page, Cao Bang la tragique épopée de la colonne Le Page, Nouvelle Edition Latines, Paris, 1981, tr.65] Trước nguy cơ lớn đang đe dọa và từ trước đã có ý định rút Cao Bằng (Từ năm 1949, trong chuyến Thanh tra quân sự tại Đông Dương, tướng Reve đã chủ trương rút quân Pháp khỏi Cao Bằng. Song, kế hoạch này gặp phải nhiều sự phản đối của một số tướng lĩnh Pháp ở Đông Dương, nhất là tướng Alexandri. Mặc dù vậy, trong cuộc họp ngày 2.9.1050, Cao ủy Pignon và Tổng chỉ huy Carpentier (Được bổ nhiệm thay tướng Blaizot từ tháng 9.1949) vẫn quyết định rút khỏi Cao Bằng. Ngày 16.9.1950, Carpentier ký lệnh rút Cao Bằng, đúng vào ngày quân ta bắt đầu tấn công Đông Khê), nay mất Đông Khê, Bộ chỉ huy Pháp quyết định rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Ngày 18.9.1950, Tổng tư lệnh Carpentier gửi cho đại tá Constan mệnh lệnh rút khỏi Cao Bằng. Chỉ thị nêu rõ, việc rút khỏi Cao Bằng phải được tiến hành hết sức khẩn trương (dù thời tiết xấu, mưa nhiều, đường ngập lụt), vì nhất định đối phương sẽ truy kích [2, 235]. Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 37 Ngày 24.9.1950, tướng Alexandri đã bay lên Cao Bằng và phổ biến cho Charton biết kế hoạch rút khỏi Cao Bằng mang tên “Thérèse” (Tên Thánh, rơi vào ngày 3.10.1950, ngày quân Pháp ở Cao Bằng bắt đầu cuộc triệt thoái). Ngày 29.9.1950, Constan gửi cho Le Page mật lệnh No ZF/879/3S, yêu cầu Le Page chỉ huy Binh đoàn Bayard sẽ xuất phát từ Thất Khê ngày 1.10 để bắt đầu cuộc hành binh mang tên Tiznit. Sứ mệnh của cuộc hành binh Tiznit được nêu rõ trong mệnh lệnh ngày 30.9 là chiếm lại Đông Khê. Để thực hiện mục tiêu này, theo mệnh lệnh, “binh đoàn cần: duy trì sự chiếm giữ một vài điểm quan trọng trên đường số 4 giữa Thất Khê và Đông Khê để tạo điều kiện dễ dàng cho sự rút lui về sau; đảm bảo đủ an toàn xung quanh vị trí để cho phép những sự rút lui và những liên hệ với không quân kể cả việc thả dù; mặt khác, sẵn sàng thực hiện không giới hạn những nhiệm vụ sẽ được đưa ra bằng những mệnh lệnh riêng. Lực lượng tham gia bao gồm: tiểu đoàn 1 Tabor (1er Tabor), tiểu đoàn 11 Tabor (11e Tabor), Tiểu đoàn 8 RTM và tiểu đoàn lính địa phương (quân ngụy)” [8, 126-127]. 13 giờ ngày 1.10.1950, binh đoàn Bayard xuất phát từ Thất Khê tiến theo đường số 4 lên hướng Đông Khê. Trong ngày 1.10, một cuộc hành quân khác nằm trong kế hoạch Thérèse - cuộc hành binh Phoque (Hải Cẩu) cũng được quân Pháp tiến hành. 5 tiểu đoàn bộ binh và dù, một cụm pháo binh, một số đơn vị công binh chia làm 3 hướng (đường số 3, dọc theo sông Cầu và bằng đường hàng không) tiến lên chiếm thị xã Thái Nguyên. Bộ chỉ huy Pháp hy vọng Phoque sẽ đỡ đòn được cho quân Pháp đang lâm vào thế rất hiểm nghèo trên mặt trận Đông Bắc. Sức ép của đối phương trên đường 4 sẽ giảm, cánh quân Cao Bằng sẽ rút chạy an toàn. Tuy nhiên, cuộc hành quân này đã không thực hiện được mục tiêu đề ra. Sau 10 ngày bị “rơi vào chỗ trống” và mất 500 quân, ngày 10.10 quân Pháp phải rút khỏi Thái Nguyên để lo tăng cường các trận địa phòng ngự, ngăn chặn đối phương tiến về đồng bằng. Ở Cao Bằng, để đánh lừa đối phương và giúp cho cuộc triệt thoái có thể thành công, Bộ chỉ huy Pháp đã đưa tiểu đoàn 3 Tabor bằng đường hàng không từ Lạng Sơn lên tăng cường cho Cao Bằng. 0 giờ ngày 3.10, sau khi đã phá hủy những trang thiết bị không thể mang theo, binh đoàn Cao Bằng bắt đầu cuộc hành binh Orage (Giông tố) rút chạy theo đường số 4 hướng về phía Đông Khê. Theo kế hoạch, đội quân của Charton sẽ hợp với binh đoàn của Le Page tại kilômet 22 (vùng núi Quý Chân) sau đó rút về Thất Khê. Về phía ta, sau khi diệt đồn Đông Khê, thực hiện phương châm “đánh điểm diệt viện”, ta kiên trì chờ đánh viện binh của địch. 3 trung đoàn của đại đoàn 308 ém quân mai phục từ núi Khâu Luông đến núi Chóc Ngà kéo dài đến vùng đèo Lũng Phầy sẵn sàng diệt địch. Tuy nhiên, việc án binh mai phục trong một thời gian dài đã khiến cho lương thực cung cấp cạn kiệt, thậm chí một bộ phận bộ đội ta “phải đi lấy gạo ở tận kho Thủy Khẩu sát biên giới Việt - Trung” [3, 136]. Vì vậy, Bộ chỉ huy đã tính đến việc chuẩn bị đánh xuống Thất Khê để buộc địch phải viện binh. Ngày 2.10, binh đoàn Bayard của Le Page tiến lên đến Đông Khê liền bị quân ta đánh chặn. Các chiến sĩ của ta đã chiến đấu hết sức dũng cảm, như lời của một lính Pháp may mắn sống sót: “Họ xông lên theo tiếng kèn xung trận với một khí thế, một quyết tâm chiến thắng tuyệt vời” [5, 142]. Thất bại trong việc chiếm lại Đông Khê, lại bị đánh mạnh ở Nà Kéo và Nà Pá, ngày 3.10 “Le Page quyết định rời bỏ con đường đi dọc đỉnh núi 765 hướng đi về vùng núi đá vôi Cốc Xá, để từ đấy tìm ra con đường mòn đi về hướng Tây, đến những quả núi mâm xôi Quý Chân, là nơi mà đại tá Charton hẹn làm nơi hội tụ” [5, 152]. Ngày 4.10, đoàn quân của Le Page tiến vào vùng núi đá Cốc Xá nhưng không thể bắt được liên lạc vô tuyến với Charton. Trong khi đó, quân đội Việt Nam đang khép chặt vòng vây. Về phía binh đoàn Charton, sau khi rút tới Nậm Nàng, chúng phải phá hủy xe cộ, súng nặng, rẽ theo đường mòn. Đội quân này bị lực lượng của trung đoàn 209 đánh chặn và dồn vào vùng Cốc Xá, ở điểm cao 477. Trước tình cảnh nguy khốn của 2 binh đoàn Le Page và Charton, Constan quyết định điều một tiểu đoàn Âu – Phi (gồm 4 đại đội) do viên đại úy De la Baume chỉ huy tiến lên hướng Đông Khê với hy vọng sẽ buộc đối phương phải phân tán Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 38 binh lực, tạo điều kiện cho 2 binh đoàn Le Page và Charton có thể về được đến Thất Khê. Song tiểu đoàn của De la Baume đã bị đánh tan tác ở khu vực Lũng Phầy và chỉ có một vài tên chạy thoát về được Thất Khê vào 8.10. Tại vùng núi Cốc Xá, 13 giờ ngày 7.10, lần đầu tiên, Le Page gặp Charton trong tình cảnh cả hai binh đoàn đều đã bị đánh tơi tả (Binh đoàn của La Page lúc này chỉ còn lại khoảng 550 tên, bằng 1/4 quân số lúc xuất phát). Cuộc gặp diễn ra trong chớp nhoáng, sau đó hai người lại phải chia tay để chỉ huy đội quân của mình rút chạy. Chỉ ít lâu sau đó, vào 18 giờ ngày 7.10, Charton bị bắt. Le Page tiếp tục chỉ huy đội quân đang hoảng loạn tháo chạy nhưng không thể nào thoát khỏi “cái bẫy chuột” Cốc Xá. Chiều 9.10, Le Page cùng ban tham mưu binh đoàn cũng trở thành tù binh. Kế hoạch “Thérese” của Pháp bị đánh bại [Nguồn: Colonel Marcel Le Page, Cao Bang la tragique épopée de la colonne Le Page, Nouvelle Edition Latines, Paris, 1981, tr.146] Như vậy, “sau 8 ngày đêm chiến đấu ác liệt và liên tục tại khu núi Cốc Xá và khu đồi 477 ở phía tây Đông Khê, bộ đội ta bằng chiến thuật đánh vận động đã tiêu diệt gọn cả hai binh đoàn Le Page và Charton (gồm 7 tiểu đoàn), đồng thời đập tan cả một cánh quân địch từ Thất Khê lên ứng cứu” [1, 166]. Sự hoảng loạn của quân Pháp sau thất bại ở biên giới Việc 2 binh đoàn Le Page và Charton bị tiêu diệt hoàn toàn đã gây lên một sự hoảng loạn trong toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở biên giới. Đúng như lời của viên trung tá Forget, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 lê dương - lực lượng nòng cốt của Cao Bằng, tuyên bố với các sĩ quan thuộc quyền trước ngày rút khỏi Cao Bằng: “. cả thế giới đang để mắt nhìn vào xứ Viễn Đông này, trong ấy đặc biệt là vùng biên giới lại có một vị trí quan trọng. Không cần lên giọng hùng hồn, chúng ta thừa biết rằng kết cục của trận đánh lần này sẽ thu hút sự chú ý không chỉ của Lạng Sơn, Hà Nội mà còn của cả Paris, Washington, Moscou” [5, 111]. Trước thất bại của cuộc rút chạy khỏi Cao Bằng, các đồn bốt địch trên khắp đường số 4 trở nên rối loạn. Địch đã phải nhanh chóng rút bỏ hàng loạt các cứ điểm: Đồng Đăng, Na Sầm, Lạng Sơn. Thậm chí, viên “đại tá da thỏ” Constan đã phải ra lệnh bỏ lại toàn bộ số quân trang, quân dụng “đủ cung cấp cho 8 trung đoàn” để đảm bảo cuộc rút chạy khỏi Lạng Sơn an toàn. Theo Georges Fleury, “số trang thiết bị mà Việt Minh thu được ở Lạng Sơn: 13 khẩu pháo, 125 súng cối, 940 súng máy, 1.200 súng trường máy, 4.000 súng máy ngắn, 8.000 súng trường, 600.000 lít xăng, 10.000 quả đạn 75 và khoảng từng đó quả đạn 105 và 155” [6, 396] Thất bại của Pháp trong chiến dịch biên giới là rất nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu Pháp khi đề cập đến thất bại này đều có những nhận xét, đánh giá tuy ngắn gọn nhưng đầy bi quan. Ph.Devillers cho rằng quân đội Việt Nam “đã đấm một quả đấm đầu tiên ra trò” và việc quân Pháp rút khỏi Cao Bằng đã trở thành một tai họa lớn, buộc người Pháp phải bỏ luôn Lạng Sơn và toàn bộ biên giới. P.Brocheux và D.Hémery cho rằng, việc Bộ chỉ huy Pháp rút bỏ các cứ điểm, mà “chính những điều kiện và phương pháp tiến hành (nỗi hoảng sợ, sự vội vàng hấp tấp và sự phối hợp rất kém) Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 39 của những hành động này đã biến một cuộc rút quân thành một sự tan vỡ” [4, 454]. Bởi “sự thảm bại trước hết là do yếu tố tinh thần Sự vang dội của một sự kiện như thế này còn vượt rất nhiều so với những kết quả về mặt vật chất. Cao Bằng đối với cuộc chiến tranh Đông Dương cũng như là Baillen trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, Valmy trong cuộc cách mạng Pháp” [4, 456]. Với những phân tích ấy, các ông đi tới kết luận rằng thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ sau này, xét về mặt quân sự, không nghiêm trọng bằng thất bại ở Cao Bằng năm 1950 [4, 456]. Theo Bernard Fall, thất bại ở Cao Bằng là “một thất bại trên xứ thuộc địa nặng nề nhất kể từ khi Montcalm chết tại Quebec” [7, 33]. Còn De Pirey khẳng định: “Với thảm hoạ Cao Bằng, mặc dù chúng ta (quân Pháp - HVT) đã bị những tổn thất lớn: gần 5000 người bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh trên toàn bộ Đường số 4. Chúng ta còn bị những ảnh hưởng xấu về chính trị, quân sự ngoài tầm cỡ bình thường. [...] Trong một khoảnh khắc, từ sau khi nước Pháp được giải phóng, nước Pháp mới cảm nhận được sự đau khổ phải chịu đựng, những hy sinh phải chấp nhận và những cố gắng vô ích...” [5, 255]. Nhưng “Cao Bằng chỉ là cú đánh thử, một ngày sắp đến sẽ có cú đánh thực” [5, 254]. Thất bại ở Biên giới đã gây ra sự hoảng loạn cho quân Pháp không chỉ ở Đông Dương, mà cả ở Paris. Không khí hoảng hốt bao trùm lên cơ quan Tham mưu của Pháp ở Bắc Đông Dương. Nhiều người phán đoán rằng Hà Nội sắp bị tiến công. Việc bố phòng được triển khai gấp rút để bảo vệ thành phố. Quân số Pháp đóng tại khu vực biên giới đông bắc và thiệt hại của quân Pháp trong cuộc tấn công của ta ở khu vực này thu đông 1950 GỐC Tên và quân số Số thiệt hại (Chết, bị thƣơng, tù binh) I. Binh đoàn Charton (Cao Bằng) - Tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Lê Dương (3er REI) - Tiểu đoàn 3 Maroc - Đơn vị công binh, pháo binh - Tổng số: 1.600 người - Của binh đoàn Lepage – Charton - 75 sĩ quan - 292 hạ sĩ quan Tổng số: 2839 người II. Binh đoàn Lepage (Thất Khê và Đông Khê) - Tiểu đoàn Tabor 1 - Tiểu đoàn Tabor 11 - Tiểu đoàn dù Lê Dương: 1 er BEP - Tiểu đoàn bộ binh 8 er RTM - Công binh, Tổng số thiệt hại: 3.200 người pháo binh, cơ giới: 3.200 người Tổng số: 4.800 người III. Thuộc binh đoàn Charton (Cao Bằng) - Tiểu đoàn dõng: 1.100 người Tổng số thiệt hại: 1000 người IV. Đơn vị dù (Thất Khê) - Tiểu đoàn 3 e BCCP và 1 e BEP: 360 người 3 e BCCP và 1 e BEP: 330 người V. Đơn vị đồn trú ở Đông Khê - Thất Khê – Na Sầm (Vào khoảng) - 1 Tiểu đoàn của 3eREI - 2 tiểu đoàn 3 e RET - Dõng A.B.C - Pháo binh, cơ giới, công binh Tổng số: 1.500 người - Quân đồn trú - Dõng Tổng số: 500 người TỔNG SỐ 7.760 người 5.030 người [Nguồn: Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn Việt dịch), Con đường tử địa RC4 – 1950, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.267-268] Từng đoàn xe nhà binh ngày đêm vội vã chuyển các hồ sơ và vật quý ra khỏi thành phố. Trong các hội nghị ở đại bản doanh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương, người ta còn bàn tới chuyện “tổng rút chạy” khỏi Móng Cái, Tiên Yên, Cẩm Phả, Hòn Gai. Thậm chí có người còn tính đến cả việc rút khỏi Hà Nội. Người ta hồi hộp lo lắng, chờ đợi các Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 40 đòn tiến công của Việt Minh. Tại Paris, trận thất bại ở biên giới làm chấn động cả dư luận nước Pháp. Quốc hội Pháp họp nhiều phiên bất thường. Chính phủ bị lên án, đả kích mạnh mẽ. Người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng nước Pháp có nên tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh (xâm lược Đông Dương) hay không? Dù chính quyền Pháp đưa ra quyết định như thế nào, thì tình hình ở Đông Dương vẫn đúng như đánh giá của P.Brocheux và D.Hémery: “Thảm bại Cao Bằng, tiếp theo là việc rút chạy khỏi Lạng Sơn tháng 10 năm 1950 đã tạo nên sự sợ hãi và hỗn loạn trong quân đội Pháp Sức mạnh và sức xung kích của quân đội nhân dân Việt Nam đã làm cho Bộ chỉ huy Pháp biết rằng đã qua một thời kỳ khác của cuộc tranh chấp” [4, 454]. Chiến thắng Biên giới đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân đội ta cả về lực lượng lẫn nghệ thuật quân sự, đồng thời là một chiến thắng vang dội bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. “Sau 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống 8300 tên địch, gồm 8 tiểu đoàn Âu – Phi và 2 tiểu đoàn ngụy, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, xóa sạch Liên khu Biên giới Đông Bắc của địch”. “Có thể nói rằng trong suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, hiếm có một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn quân địch trong vận động như trận Biên giới năm 1950” [1, 166]. Chiến thắng Biên giới 1950 đã mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến. ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính, khai thông biên giới, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập cả trong lẫn ngoài, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Thắng lợi này đã tạo điều kiện thuận lợi để ta phát triển lực lượng về mọi mặt, đẩy mạnh kháng chiến tới thắng lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị, (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. [2]. Trần Trọng Trung,(1979), Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, T1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [3]. Đặng Văn Việt,(1990), Đường số 4 con đường lửa, Nxb Giáo dục, HN. [4]. Pierre Brocheux - Daniel Hémery, Đông Dương nền thực dân nước đôi (1858-1954), Tư liệu khoa Sử - ĐHKHXH và NV [5]. Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn Việt dịch), (2004), Con đường tử địa RC4 – 1950, Nxb Đà Nẵng. [6]. Georges Fleury,(1994), La Guerre en Indochine 1945 – 1954, Nxb Plon, Paris. [7]. George C. Herring, (Phạm Ngọc Thạch dịch),(2005), Cuộc chiến dài ngày nhất của nước Mỹ và Việt Nam (1950 - 1975), Nxb CAND, HN. [8]. Colonel Marcel Le Page,(1981), Cao Bang la tragique épopée de la colonne Le Page, Nouvelle Editio n Latines, Paris. SUMMARY BORDER CAMPAIGN IN 1950 – A WATERSHED MOMENT INDOCHINA WAR (1945 - 1954) Hoang Van Tuan* College of Sciences - TNU On 16 September 1950, the Vietnamese army opened fire to make an attack on Dong Khe base (Cao Bang), opening campaign that attack on the French army in the northeastern border. After less than a month, our army was completely smash the French defense system in northeastern border. From here, our resistance bases has been extended and connecting with China and other socialist countries. The victory of our army in the campaign to attack the enemy on the border of autumn-winter 1950 opened a new era in the war. This is regarded as one of the worst defeat French military during their war in Indochina. Key words: Border Campaign, War, Indochina War, the resistance against French colonialism, the North Vietnam * Tel: 0989780993; Email: hoangvantuan81@gmail.com Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32401_35856_382012145742biengioi_8885_2052849.pdf
Tài liệu liên quan