Chương 3 Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam Chương 3+4

Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là chánh nghĩa. Nhân dân cả nước ta ñoàn kết một lòng, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ và tay sai. Sự ñồng tình, ủng hộ và giúp ñỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, ñối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ. Chúng ta ñang thắng và nhứt ñịnh sẽ thắng lợi hoàn toàn. Dù ñế quốc Mỹ ñiên cuồng, tàn bạo, ngoan cố và xảo quyệt tới mức nào, nhứt ñịnh chúng cũng thất bại thảm hại trong âm mưu ñầy tội ác của chúng. Vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, toàn thể nhân dânmiền Nam ta hãy tăng cường ñoàn kết, triệu người như một, kề vai sát cánh, thừa thắng xông lên ñánh bại bọn xâm lược Mỹ và ngụy quyền tay sai,cùng ñồng bào miền Bắc hoàn thành vẻ vang sự nghiệp vĩ ñại: giải phóngmiền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhứt Tổ quốc.

pdf115 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam Chương 3+4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ngụy. Mặt trận luôn luôn ñược ñồng bào miền Bắc và kiều bào ở nước ngoài hết lòng cổ võ và giúp ñỡ. Mặt trận cũng luôn luôn ñược sự ñồng tình và ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân hai nước láng giềng Căm-pu-chia và Lào, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa và nhiều nước khác trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Dưới sự lãnh ñạo của Mặt trận, nhân dân miền Nam ta ñi từ thắng lợi này ñến thắng lợi khác. Uy tín của Mặt trận không ngừng ñược nâng cao ở trong nước và ngoài nước. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ñã trở thành người ñại diện chân chánh duy nhứt của nhân dân miền Nam Việt Nam anh hùng. Những thành tựu to lớn ñó chứng minh rằng ñường lối và chánh sách của Mặt trận là ñúng ñắn và sức mạnh ñoàn kết ñấu tranh của nhân dân ta là vô ñịch. Hiện nay, tuy thất bại nặng nề, ñế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam. Chúng ñang ñẩy mạnh chiến tranh, dày xéo miền Nam, tăng cường ném bom, bắn phá miền Bắc nước ta. Những tội ác tày trời của ñế quốc Mỹ chỉ nung nấu thêm lòng căm thù và ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta. Nhân dân miền Nam Việt Nam, bất kỳ thuộc tầng lớp nào, ngay cả một số người trong ngụy quân, ngụy quyền, ñều nhận rõ bộ mặt thật của ñế quốc Mỹ và tay sai, căm thù chúng và muốn góp sức vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Trong lịch sử dân tộc ta, chưa bao giờ khí thế toàn dân ñoàn kết, diệt giặc, cứu nước lại mạnh mẽ như ngày nay. Nhân dân ta ñang ở thế thắng, thế chủ ñộng, thế tiến công. ðế quốc Mỹ và tay sai ngày càng bị ñộng, lúng túng, bế tắc và thất bại. 127 Trong tình hình ấy, với tinh thần phát triển bản Chương trình trước ñây, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ñề ra Cương lĩnh chánh trị này, nhằm mở rộng hơn nữa khối ñại ñoàn kết dân tộc, ñộng viên và cổ võ toàn dân xốc tới, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và xây dựng miền Nam ñộc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh. I ðOÀN KẾT TOÀN DÂN, CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC 1. Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam ta ñã từng ñoàn kết, chiến ñấu chống ngoại xâm, ñể giữ gìn ñộc lập, tự do. Từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm, dân tộc ta ñã chiến ñấu không ngừng ñể tự giải phóng. Năm 1945, nhân dân ta từ Bắc ñến Nam vùng lên làm Cách mạng tháng Tám thằng lợi, giành lấy chánh quyền từ tay bọn quân phiệt Nhựt và bè lũ tay sai của chúng, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, toàn dân ta ñã chiến ñấu anh dũng trong ngót 9 năm, ñưa cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ñến thắng lợi vĩ ñại ðiện biên phủ, ñập tan mưu mỏo xâm lược của thực dân Pháp và chánh sách can thiệp của ñế quốc Mỹ. ðộc lập, chủ quyền, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam ñã ñược Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 chánh thức công nhận. ðáng lẽ từ ñó ñồng bào miền Nam ta cùng ñồng bào cả nước sống trong hòa bình và xây dựng cuộc ñời tự do, hạnh phúc. Nhưng ñế quốc Mỹ phá hoại hiệp ñịnh Giơ-ne-vơ, hất cẳng thực dân Pháp, dựng nên ở miền Nam Việt Nam một chế ñộ tay sai cực kỳ tàn bạo, mưu biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc ñịa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, hòng chia cắt lâu dài ñất nước ta, tiến lên xâm chiếm cả nước Việt Nam và ñặt ách thống trị của chúng ở khắp ðông dương và ðông Nam Á. ðế quốc Mỹ không từ một thủ ñoạn tàn bạo nào ñể thực hiện mưu mô ñen tối của chúng. Thất bại trong “chiến tranh ñặc biệt”, chúng chuyển sang “chiến tranh cục bộ”, dùng hơn nửa triệu quân ngụy, xâm lược miền Nam, ñồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại ñối với miền Bắc nước ta. Chúng còn ñẩy mạnh “chiến tranh ñặc biệt” ở Lào và không ngừng khiêu khích nhằm phá hoại nền ñộc lập và trung lập của Căm-pu-chia. Hàng ngày ñế quốc Mỹ gây ra biết bao ñau thương, tang tóc cho ñồng bào cả nước ta! Chúng dùng các loại dụng cụ chiến tranh và võ khí hiện ñại, kể cả máy bay chiến lược, bom na-pan, chất ñộc hóa học và hơi ñộc ñể giết hại ñồng bào ta. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân, càn ñi quét lại nhiều vùng, thi hành chánh sách “giết sạch, ñốt sạch, phá sạch” ñể triệt hạ 128 các làng mạc, thôn, ấp. Chúng dồn dân, cướp ñất, lập những vành ñai trắng và những trại tập trung kiểu phát xít mà chúng gọi là “ấp chiến lược”, “khu trù mật”, “khu tập cư”, v.v… ðối với miền Bắc, chúng ném bom bắn phá bừa bãi các phố xá, làng mạc, khu công nghiệp, vùng ñông dân cư; bắn phá cả ñể ñập, trường học, bịnh viện, nhà thờ, chùa chiền. Rõ ràng ñế quốc Mỹ là kẻ xâm lược tàn bạo nhứt trong lịch sử, là kẻ phá hoại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, phá hoại hòa bình và an ninh của các dân tộc ðông dương, ðông Nam Á và thế gưới, là kẻ thù số 1 của nhân dân ta và của loài người. Mấy năm nay, ñế quốc Mỹ liên tiếp leo thang chiến tranh, nhưng lại không ngớt rêu rao “hòa bình thương lượng”, hòng lừa bịp nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Bọn ngụy quyền Sài Gòn ñã bán ñứng miền Nam Việt Nam cho ñế quốc Mỹ. Chúng áp bức, bóc lột ñồng bào miền Nam ta một cách vô cùng tàn bạo. Chúng bắt thanh niên miền Nam ñi lính cho Mỹ giết hại ñồng bào. Chúng còn bày trò “xây dựng hiến pháp”, “bầu cử” ñể mị dân. Chúng chỉ là một bọn Việt gian bán nước, hai dân một công cụ của ñế quốc Mỹ ñể nô dịch nhân dân miền Nam ta, chia cắt lâu dài nước ta và phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ. 2. Giặc Mỹ và tay sai tưởng có thể dùng bạo lực uy hiếp và dùng thủ ñoạn lừa phỉnh nhân dân ta. Nhưng chúng ñã lầm to. Nhân dân ta quyết không khuất phục trước bạo lực, quyết không ñể cho chúng lừa phỉnh! Phát huy truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc, 31 triệu ñồng bào ta, từ Nam ñến Bắc, ñã kiên quyết ñứng lên, ñoàn kết một lòng, chống Mỹ, cứu nước. Ở tuyến ñầu của Tổ quốc, 13 năm qua, ñồng bào miền Nam ta ñã nêu cao tinh thần anh dũng tuyệt vời. Không phân biệt già trẻ, gái trai, không phân biệt xu hướng chánh trị và tín ngưỡng tôn giáo, không phân biệt miền núi và ñồng bằng, tất cả các từng lớp nhân dân, các dân tộc ñều kề vai sát cánh, kiên quyết ñấu tranh ñể giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhứt Tổ quốc. Từ những năm 1959 – 1960, ñồng bào nông thôn miền Nam ta ñã liên tiếp “ñồng khởi”, phá hàng loạt trại tập trung và “khu trù mật” của ñế quốc Mỹ và ngụy quyền, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Tiếp ñó, quân và dân ta lại xông lên phá hàng ngàn “ấp chiến lược”, giải phóng hàng triệu ñồng bào, ñánh bại cuộc “chiến tranh ñặc biệt” của Mỹ. Từ năm 1965 ñến nay, mặc dù giặc Mỹ ñem hàng chục vạn quân viễn chinh trực tiếp xâm lược miền Nam, quân và dân ta vẫn liên tiếp giành ñược những thắng lợi to lớn, bẻ gãy luôn hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 129 của Mỹ, thắng hơn một triệu quân ñịch (gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu). Vùng giải phóng không ngừng ñược mở rộng, ñến nay ñã chiếm bốn phần năm ñất ñai với hai phần ba dân số miền Nam. Trong vùng giải phóng, chánh quyền dân tộc và dân chủ ñang hình thành và cuộc sống mới ñang nảy nở. Bên cạnh những thắng lợi to lớn về quân sự, ta còn giành ñược nhiều thắng lợi quan trọng về chánh trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Trên miền Bắc than yêu của Tổ quốc, 17 triệu ñồng bào ta ñang anh dũng ñánh bại chiến tranh phá hoại của ñế quốc Mỹ, giữ vững và ñẩy mạnh sản xuất, hết lòng hết sức cổ võ và giúp ñỡ sự nghiệp giải phóng miền Nam, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn ñối với tiền tuyến lớn. Trên thế giới, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa và nhiều nước khác, các nước dân tộc chủ nghĩa và nhiều nước khác, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, ñang nghiêm khắc lên án cuộc chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ và ñồng tình, ủng hộ, giúp ñỡ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Sự thật ñã chỉ rõ rằng ñế quốc Mỹ càng ngoan cố tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, thì chúng càng thua ñau và càng bị cô lập; trái lại, nhân dân ta càng thắng lớn và bè bạn của ta càng ñông. 3. Kẻ thù nguy hại nhứt của nhân dân ta hiện nay là ñế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai bán nước. Nhiệm vụ và mục tiêu cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam ta hiện nay là: ñoàn kết toàn dân, kiên quyết ñánh bại chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ, ñánh ñổ ngụy quyền tay sai của chúng, thành lập chánh quyền liên hiệp dân tộc và dân chủ rộng rãi, xây dựng miền Nam Việt Nam ñộc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Sức mạnh bảo ñảm hoàn thành nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước trên ñây là ñại ñoàn kết dân tộc. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam luôn luôn chủ trương ñoàn kết tất cả các từng lớp, các giai cấp trong nhân dân, các dân tộc, các ñảng phái, các ñoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước, tất cả mọi người và mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, không phân biệt xu hướng chánh trị, ñể cùng chống ñế quốc Mỹ và tay sai, giành lại các quyền dân tộc thiêng liêng và xây dựng nước nhà. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sẵn sàng ñón mời các lực lượng và cá nhân chống Mỹ và yêu nước hãy gia nhập Mặt trận ñể cùng nhau gánh vác nghĩa vụ chung. Lực lượng nào, vì lẽ này hoặc lẽ khác, không tham gia Mặt trận thì Mặt trận ñề nghị thực hiện liên hiệp hành ñộng ñể chống kẻ thù chung là bọn xâm lược Mỹ và tay sai của chúng. 130 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nguyện kề vai sát cánh với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ñể hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ chung là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhứt Tổ quốc. Trong khi chiến ñấu cho những quyền dân tộc thiêng liêng của mình, nhân dân miền Nam Việt Nam tích cực góp phần làm nghĩa vụ quốc tế. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cuộc ñấu tranh cách mạng của nhân dân toàn thế giới. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nguyện ñứng trong khối ñại ñoàn kết các dân tộc ðông Dương ñể chống ñế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, bảo vệ ñộc lập, chủ quyền, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nguyện tích cực tham gia cuộc ñấu tranh chung của nhân dân thế giới chống bọn ñế quốc hiếu chiến và xâm lược ñứng ñầu là ñế quốc Mỹ, vì hòa bình, ñộc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 4. Giặc Mỹ hung tàn ñang dày xéo lên non song, ñất nước ta. Nhân dân miền Nam ta phải vùng lên làm cách mạng và tiến hành chiến tranh nhân dân ñể tiêu diệt chúng, ñánh ñuổi chúng ra khỏi bờ cõi, giành lại ñộc lập và chủ quyền dân tộc. Trải qua hơn 20 năm chiến tranh, ñồng bào miền Nam ta thiết tha ñược sống hòa bình và xây dựng lại ñất nước bị tàn phá. Nhưng ñế quốc Mỹ chà ñạp lên nguyện vọng chánh ñáng ấy. Cho nên, nhân dân ta phải ñánh Mỹ ñể giành lấy hòa bình trong ñộc lập. Không có gì quý hơn ñộc lập tự do. Chỉ có ñộc lập thật sự mới có hòa bình chân chính! Kẻ thù của dân tộc ta tàn bạo và ngoan cố. Nhưng toàn dân ta quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ và bè lũ tay sai. ðế quốc Mỹ chưa chịu chấm dứt chiến tranh xâm lược, chưa rút hết quân ñội Mỹ và quân ñội các nước chư hầu ra khỏi nước ta, ñể việc nội bộ của miền Nam Việt Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài, thì nhân dân ta quyết chiến ñấu cho ñến thắnng lợi hoàn toàn. Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam Việt Nam lâu dài, gian khổ, nhưng nhứt ñịnh thắng lợi. Nhân dân ta dựa vào sức mình là chính, ñồng thời ra sức tranh thủ sự ñồng tình, ủng hộ và giúp ñỡ của nhân dân thế giới. ðể chiến thắng giặc Mỹ và tay sai, nhân dân ta không từ một hy sinh nào, hăng hái góp sức người, sức của và tài trí cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, theo tinh thần: tất cả cho tiền tuyến, tất cả ñể chiến thắng. 131 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương phát triển lực lượng võ trang giải phóng bao gồm bộ ñội chủ lực, bộ ñội ñịa phương và dân quân du kích, ñể ñẩy mạnh chiến tranh nhân dân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chánh quy, tiêu diệt thật nhiều sinh lực ñịch, ñè bẹp ý chí xâm lược của chúng, giành lấy thắng lợi cuối cùng. Mặt trận chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng chánh trị của quần chúng nhân dân, phát triển phong trào ñấu tranh chánh trị, kết hợp ñấu tranh võ trang với ñấu tranh chánh trị, và công tác ngụy vận, ñịch vận, hình thành ba mũi giáp công, chiến thắng quân ñịch. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương ñộng viên các từng lớp nhân dân ở các thành thị và vùng nông thôn bị ñịch tạm thời kiểm soát ñoàn kết ñấu tranh bằng mọi hình thức ñể phá thế kiềm kẹp của giặc Mỹ và tay sai, phá các “phường” và “ấp chiến lược”, ñòi tự do dân chủ và chủ quyền dân tộc, ñòi cải thiện dân sinh, chống bắt lính, bắt xâu, chống văn hóa nô dịch và ñồi trụy, tiến lên cùng toàn dân ñánh ñổ ách thống trị của chúng, giành chánh quyền. ðồng thời, Mặt trận chủ trương ñộng viên các từng lớp nhân dân vùng giải phóng ñoàn kết chặt chẽ, xây dựng chế ñộ nhân dân tự quản, thực hiện từng bước chánh quyền dân tộc và dân chủ ở ñịa phương, xây dựng căn cứ ñịa; ra sức sản xuất và chiến ñấu chống Mỹ, cứu nước; tiếp tục giải quyết tốt vấn ñề ruộng ñất; xây dựng kinh tế và văn hóa mới của vùng giải phóng, bồi dưỡng sức dân ñể chi viện cho tiền tuyến và kháng chiến ñến toàn thắng. II XÂY DỰNG MIỀN NAM VIỆT NAM ðỘC LẬP, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH, TRUNG LẬP VÀ PHỒN VINH Nhân dân miền Nam Việt Nam quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và tay sai, ñem hết tinh thần và lực lượng của mình ñể xây dựng một chế ñộ chánh trị bảo ñảm ñộc lập, chủ quyền của dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, hàn gắn những vết thương chiến tranh, thanh toán những tệ nạn xã hội do chế ñộ Mỹ – ngụy ñể lại, khôi phục ñời sống bình thường và xây dựng miền Nam Việt Nam ñộc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh. ðể ñạt mục tiêu ñó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ñề ra những chánh sách cụ thể dưới ñây: I. THỰC HIỆN MỘT CHẾ ðỘ DÂN CHỦ RỘNG RÃI VÀ TIẾN BỘ: - Xóa bỏ chế ñộ thuộc ñịa trá hình do ñế quốc Mỹ ñặt ra ở miền Nam Việt Nam: ñánh ñổ ngụy quyền bù nhìn tay sai của Mỹ; không thừa nhận 132 Quốc hội bù nhìn do ñế quốc Mỹ và tay sai nặn ra; bãi bỏ hiến pháp và mọi luật lệ phản dân tộc, phản dân chủ của ñế quốc Mỹ và ngụy quyền. - Tổ chức tổng tuyển cử tự do, bầu ra Quốc hội một cách thật sự dân chủ, theo nguyên tắc phổ thông, bình ñẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội ñó sẽ là cơ quan Nhà nước có quyền lực cao nhứt ở miền Nam Việt Nam; nó sẽ xây dựng một Hiến pháp dân chủ thể hiện ñầy ñủ nguyện vọng cơ bản và tha thiết nhứt của các từng lớp nhân dân miền Nam, bảo ñảm thiết lập một cơ cấu Nhà nước dân chủ rộng rãi và tiến bộ. Bảo ñảm quyền bất khả xâm phạm của các ñại biểu Quốc hội. - Thành lập Chánh phủ liên hiệp dân tộc và dân chủ bao gồm những người tiêu biểu nhứt của các từng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các ñảng phái yêu nước và dân chủ, các nhân sĩ yêu nước, các lực lượng ñã góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ rộng rãi, tự do ngôn luận, tự do bá chí và xuất bản, tự do hội họp, tự do Công ñoàn, tự do lập hội, lập ñảng, tự do tín ngưỡng, tự do biểu tình. Bảo ñảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và nhà ở, quyền về bí mật thư tín, quyền tư do ñi lại, quyền làm việc và nghỉ ngơi, quyền học tập của công dân. Thực hiện quyền nam nữ bình ñẳng và quyền dân tộc bình ñẳng. - Trả lại tự do cho tất cả những người ñã vì hoạt ñộng yêu nước mà bị ñế quốc Mỹ và ngụy quyền giam giữ. - Giải tán các trại tập trung do ñế quốc Mỹ và tay sai lập ra dưới mọi hình thức. - Những người vì chế ñộ Mỹ – ngụy mà phải trốn tránh ra nước ngoài ñều có quyền trở về nước ñể phục vụ Tổ quốc. - Nghiêm trị bọn tay sai ác ôn ngoan cố của ñế quốc Mỹ. 2. XÂY DỰNG MỘT NỀN KINH TẾ ðỘC LẬP, TỰ CHỦ; CẢI THIỆN DÂN SINH: - Xóa bỏ chánh sách nô dịch và lũng ñoạn kinh tế của ñế quốc Mỹ. Tịch thâu tài sản của ñế quốc Mỹ và của bọn ác ôn ngoan cố tay sai của chúng ñể làm tài sản của Nhà nước. - Xây dựng nền kinh tế ñộc lập, tự chủ. Hàn gắn mau chóng những vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh. - Bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và các tài sản khác của công dân theo luật pháp của Nhà nước. 133 - Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp. Cải tiến nghề trồng tỉa, chăn nuôi, nghề cà và nghề rừng. Nhà nước khuyến khích nông dân ñoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất; cho nông dân ñoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất; cho nông dân vay nhẹ lời ñể mua sắm trâu bò, nông cụ, máy móc nông nghiệp, giống, phân bón,v.v.., giúp ñỡ nông dân phát triển thủy lợi và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp. Bảo ñảm tiêu thụ nông sản phẩm. - Khôi phục và phát triển kỹ nghệ, tiểu công nghệ và nghề thủ công. - Bảo ñảm quyền tham gia quản lý xí nghiệp của công nhân và viên chức. Nhà nước khuyến khích các nhà tư sản công thương góp phần mở mang kỹ nghệ, tiểu công nghệ và nghề thủ công. Thực hiện quyền tự do kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh; thi hành chánh sách thuế quan nhằm khuyến khích và bảo vệ nội hóa. - Phục hồi và phát triển giao thông vận tải. Khuyến khích và ñẩy mạnh việc lưu thông kinh tế giữa thành thị và nông thôn, giữa ñồng bằng và miền núi. Chiếu cố thích ñáng ñến quyền lợi của tiểu thương, tiểu chủ. - Thành lập Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng tiền tệ ñộc lập. Thi hành chánh sách thuế khóa công bằng và hợp lý. Nhà nước có chánh sách cho vay nhẹ lời ñể khuyến khích sản xuất; ngăn cấm tệ cho vay nặng lời. - Phát triển quan hệ kinh tế với miền Bắc, hai miền giúp ñỡ nhau làm cho kinh tế Việt Nam chóng phồn vinh. - Theo chánh sách trung lập của Mặt trận, trên nguyên tắc bình ñẳng, hai bên cùng có lợi và bảo ñảm tôn trọng ñộc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam, mở rộng buôn bán với các nước, và nhận sự giúp ñỡ về kinh tế và kỹ thuật của nước ngoài, không phân biệt chế ñộ chánh trị và xã hội. 8. THI HÀNH CHÁNH SÁCH RUỘNG ðẤT, THỰC HIỆN KHẨU HIỆU “NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG”: - Tịch thâu ruộng ñất cửa ñế quốc Mỹ và của bọn ñịa chủ ác ôn ngoan cố tay sai của Mỹ, ñem chia cho nông dân không có ruộng ñất hoặc thiếu ruộng ñất. 134 - Xác nhận và bảo hộ quyền sở hữu về ruộng ñất mà cách mạng ñã chia cho nông dân. - Nhà nước sẽ thương lượng mua lại ruộng ñất của ñịa chủ có từ mức nào ñó trở lên, tùy tình hình ruộng ñất của mỗi ñịa phương, ñem chia cho nông dân không có ruộng ñất hoặc thiếu ruộng ñất. Nông dân ñược chia ruộng ñất không phải trả tiền và không bị ràng buộc bởi bất cứ một ñiều kiện nào. Những nơi chưa ñủ ñiều kiện cải cách ruộng ñất thì thực hiện giảm tô. - Giao ruộng ñất của ñịa chủ vắng mặt cho nông dân sản xuất và hưởng hoa lợi. Sau này, sẽ căn cứ vào thái ñộ chánh trị của từng ñịa chủ mà giải quyết một cách thích ñáng. - Thừa nhận ñịa chủ hiến ruộng ñất cho Hội Nông dân giải phóng hoặc cho Nhà nước. Hội Nông dân giải phóng và Nhà nước sẽ chia ruộng ñất ấy cho nông dân không có ruộng ñất hoặc thiếu ruộng ñất. - Khuyến khích những người có ñồn ñiền trồng cây công nghiệp và cây ăn trái tiếp tục kinh doanh. - Tôn trọng quyền sở hữu chánh ñáng về ruộng ñất của nhà chung, nhà chùa và thánh thất. - Chia lại công ñiền một cách công bằng, hợp lý. - Bảo ñảm quyền sở hữu chánh ñáng về ruộng ñất khai hoang cho những người ñã có công khai phá. - ðồng bào bị cưỡng ép vào các “ấp chiến lược” và các hình thức trại tập trung khác ñều ñược tự do trở về quê cũa làm ăn. - ðồng bào bị ñịch cưỡng ép “di cư” và “di dân” muốn ở lại thì ñược thừa nhận quyền sở hữu về ruộng ñất và các tài liệu khác do sức lao ñộng của mình làm ra, ñược sự giúp ñỡ ñể tiếp tục làm ăn tại chỗ; ai muốn về quê cũ cũng ñược giúp ñỡ. 4. XÂY DỰNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ; PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT; PHÁT TRIỂN Y TẾ: - Bài trừ văn hóa, giáo dục nô dịch, ñồi trụy theo kiểu Mỹ ñang tác hại ñến truyền thống văn hóa tốt ñẹp lâu ñời của dân tộc ta. - Xây dựng một nền văn hóa, giáo dục dân tộc và dân chủ, phát triển khoa học và kỹ thuật nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ ñất nước. - Giáo dục truyền thống chống ngoại xâm và lịch sử anh hùng của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát triển nền văn hóa tốt ñẹp và thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta. - Nâng cao trình ñộ văn hóa của nhân dân: xóa nạn mù chữ; bổ túc văn hóa; mở thêm trường phổ thông, trường ñại học và chuyên nghiệp. Ra 135 sức ñào tạo và bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Dạy bằng tiếng Việt trong các trường ñại học. Giảm học phí cho học sinh và sinh viên; miễn học phí và cấp học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo. Cải cách chế ñộ thi cử. - Nhà nước sẽ hết sức giúp ñỡ những thanh niên, thiếu niên có công chống Mỹ, cứu nước, những con em gia ñình có công với cách mạng và những thanh niên ưu tú khác học tập và phát triển tài năng. - Mọi công dân ñều có quyền tự do nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt ñộng văn hóa khác. Khuyến khích và giúp ñỡ trí thức, các văn nghệ sĩ và các nhà khoa học có ñiều kiện nghiên cứu, sáng tác và phát minh ñể phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nâng ñỡ những người làm công tác văn hóa, văn nghệ vì yêu nước mà bị ñế quốc Mỹ và tay sai ngược ñãi. - Phát triển công tác y tế và phong trào vệ sinh phòng bịnh. Chăm sóc sức khỏe của nhân dân, phòng và trừ các bịnh dịch, thanh toán những bịnh hiểm nghèo do chế ñộ Mỹ – ngụy ñể lại. - Phát triển phong trào thể dục, thể thao. - Phát triển quan hệ văn hóa với miền Bắc; hai miền giúp ñỡ nhau ñể nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài. - Xây dựng quan hệ văn hóa với nước ngoài trên cơ sở bình ñẳng và hai bên cùng có lợi. 5. BẢO ðẢM QUYỀN LỢI VÀ CHĂM LO ðỜI SỐNG CỦA CÔNG NHÂN, LAO ðỘNG VÀ VIÊN CHỨC: - Ban hành luật lao ñộng, thực hiện chế ñộ ngày làm 8 giờ, quy ñịnh chế ñộ nghỉ ngơi và giải trí; quy ñịnh tiền lương hợp lý và chế ñộ thưởng về tăng năng suất. Cải thiện ñiều kiện ăn ở và lao ñộng của công nhân, lao ñộng và viên chức. - Có chánh sách ñãi ngộ thích ñáng ñối với công nhân học nghề. - Chăm lo công ăn, việc làm cho công nhân và dân nghèo thành thị; tích cực xóa bỏ nạn thất nghiệp. - Thi hành chánh sách bảo hiểm xã hội ñể săn sóc và giúp ñỡ công nhân, lao ñộng và viên chức khi bịnh tật, mất sức lao ñộng, hoặc khi già yếu, về hưu. 136 - Cải thiện ñiều kiện sanh sống ở các xóm lao ñộng. - Giải quyết những vụ tranh chấp giữa chủ và thợ theo phương pháp hai bên thương lượng và chánh quyền dân tộc dân chủ hòa giải. - Nghiêm cấm ñánh ñập công nhân, lao ñộng; nghiêm cấm cúp phạt và sa thải công nhân một cách vô cớ. 6. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÕ TRANG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM HÙNG MẠNH ðỂ GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN, BẢO VỆ TỔ QUỐC: - Lực lượng võ trang giải phóng miền Nam (gồm bộ ñội chủ lực, bộ ñội ñịa phương, dân quân du kích) là con em của nhân dân, trung thành vô hạn với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, có nghĩa vụ sát cánh cùng toàn dân chiến ñấu nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ quốc và tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở châu Á và thế giời. - Chăm lo việc xây dựng các lực lượng võ trang giải phóng. Ra sức nâng cao chất lượng, tăng cường sức chiến ñấu của các lực lượng võ trang giải phóng ñể ñẩy mạnh chiến tranh nhân dân, chiến thắng quân xâm lược Mỹ, quân chư hầu và quân ngụy, ñưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước ñến thắng lợi hoàn toàn. - Tăng cường công tác chánh trị, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các lực lượng võ trang giải phóng; nâng cao ý thức kỷ luật; không ngừng tăng cường mối quan hệ cá nước giữa bộ ñội và nhân dân. - Cán bộ và chiến sĩ các lực lượng võ trang giải phóng có quyền bầu cử và ứng cử, ñược hưởng quyền lợi ruộng ñất và mọi quyền lợi khác của người công dân. 7. BIẾT ƠN CÁC LIỆT SĨ, CHĂM SÓC THƯƠNG BINH, KHEN THƯỞNG CÁC CHIẾN SĨ VÀ ðỒNG BÀO CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC: - Liệt sĩ thuộc các lực lượng võ trang giải phóng hoặc các cơ quan, ñoàn thể cách mạng và liệt sĩ ñã hy sinh trong các cuộc ñấu tranh chánh trị ñều ñược toàn dân biết ơn và luôn luôn tưởng nhớ. Gia ñình liệt sĩ ñược Nhà nước và nhân dân chăm sóc, giúp ñỡ. - Thương binh và ñồng bào bị thương tật trong ñấu tranh võ trang và ñấu tranh chánh trị ñều ñược chăm sóc và giúp ñỡ. - Khen thưởng xứng ñáng mọi chiến sĩ và ñồng bào có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. 137 Những gia ñình có công với cách mạng ñược toàn dân biết ơn và giúp ñỡ về ñời sống. 8. TỔ CHỨC CỨU TẾ Xà HỘI: - Cứu tế những ñồngb ào bị nạn do chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ và chế ñộ ngụy quyền gây ra. - Chăm sóc sức khỏe trẻ em mồ côi, người già yếu và tàn tật. Cứu tế những nơi bị thiên tai, mất mùa. - Binh sĩ ngụy quân bị thương tật và những gia ñình nghèo khó, cô ñơn của các binh sĩ ngụy quân ñã chết trận cũng ñược chiếu cố. - Giúp ñỡ những người bị ñế quốc Mỹ và tay sai ñẩy vào chỗ sa ñọa xây dựng lại cuộc ñời của mình ñể phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 9. THỰC HIỆN NAM NỮ BÌNH ðẲNG; BẢO VỆ NGƯỜI MẸ VÀ TRẺ EM: - Hết sức chú ý bồi dưỡng về chánh trị, văn hóa và chuyên môn cho phụ nữ, xứng ñáng với công lao của chị em trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, ñảm ñang của phụ nữ Việt Nam. - Phụ nữ có quyền bình ñẳng với nam giới về chánh trị và xã hội. - Công việc làm như nam giới thì phụ nữ ñược hưởng lương, phụ cấp và mọi quyền lợi khác như nam giới. - Phụ nữ là công nhân, viên chức ñược nghỉ hai tháng trước và sau khi ñẻ, và ñược hưởng nguyên lương. - Có chánh sách tích cực nâng ñỡ, bồi dưỡng và ñào tạo cán bộ phụ nữ. - Ban hành chế ñộ hôn nhân và gia ñình tiến bộ. - Bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Phát triển các nhà hộ sinh, nhà giữ trẻ và các lớp mẫu giáo. - Bài trừ mọi tệ nạn xã hội do ñế quốc Mỹ và tay sai gây nên, làm hại ñến nhân phẩm và sức khỏe của phụ nữ. 10. TĂNG CƯỜNG ðOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC; THỰC HIỆN BÌNH ðẲNG VÀ TƯƠNG TRỢ GIỮA CÁC DÂN TỘC: - Xóa bỏ mọi chế ñộ và chánh sách của bọn ñế quốc và tay sai chia rẽ, áp bức và bóc lột các dân tộc. Chống phân biệt ñối xử và cưỡng bức ñồng hóa các dân tộc. 138 - Phát triển truyền thống lâu ñời của các dân tộc anh em ở nước ta là ñoàn kết và tương trợ ñể bảo vệ và xây dựng ñất nước. Các dân tộc ñều bình ñẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. - Thi hành chánh sách ruộng ñất ñối với nông dân các dân tộc ít người. Khuyến khích và giúp ñỡ ñồng bào ñịnh canh, ñịnh cư, xây dựng ñồng ruộng, phát triển kinh tế và văn hóa, nâng cao ñời sống ñể tiến kịp trình ñộ chung. - Các dân tộc ít người có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình ñể phát triển văn hóa và nghệ thuật dân tộc; có quyền duy trì hoặc sửa ñổi phong tục, tập quán của mình. - Ra sức ñào tạo nhiều cán bộ các dân tộc ít người ñể các dân tộc ñó mau có ñủ ñiều kiện tự quản lý tốt công việc của ñịa phương mình. - Ở ñịa phương dân tộc ít người sống tập trung và có ñủ ñiều kiện thì sẽ thành lập những khu tự trị trong nước Việt Nam ñộc lập, tự do. 11. TÔN TRỌNG TỰ DO TÍN NGƯỠNG, THỰC HIỆN ðOÀN KẾT VÀ BÌNH ðẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO: - Chống mọi âm mưu và thủ ñoạn của bọn ñế quốc và tay sai lợi dụng một số người ñội lốt tôn giáo ñể phản lại sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, chia rẽ ñạo và ñời, chia rẽ các tôn giáo, làm hại nước, hại dân, hại ñạo. - Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng. Bảo hộ chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, ñền miếu. Các tôn giáo ñều bình ñẳng, không bị phân biệt ñối xử. - Thực hiện ñoàn kết giữa tín ñồ các tôn giáo với nhau, giữa tín ñồ tôn giáo với toàn dân ñể chống bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai, bảo vệ và xây dựng ñất nước. 12. HOAN NGHINH SĨ QUAN, BINH LÍNH NGỤY QUÂN VÀ NHÂN VIÊN, CÔNG CHỨC NGỤY QUYỀN TRỞ VỀ VỚI CHÁNH NGHĨA; KHOAN HỒNG VÀ ðỐI XỬ NHÂN ðẠO VỚI HÀNG BINH VÀ TÙ BINH: - Chống ñế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai bắt lính ñánh thuê cho giặc Mỹ, phản lại Tổ quốc, giết hại ñồng bào. - Nghiêm trị những tên ác ôn ngoan cố tay sai ñắc lực của ñế quốc Mỹ. - Tạo ñiều kiện cho sĩ quan, binh lính ngụy quân và nhân viên, công chức ngụy quyền trở về với chánh nghĩa, cùng nhân dân chống Mỹ, cứu nước và xây dựng nước nhà. 139 - Những người, những nhóm hoặc những ñơn vị thuộc ngụy quân, ngụy quyền lập công chống Mỹ, cứu nước thì ñược khen thưởng và trọng dụng. Ai ñồng tình và ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước hoặc không thi hành mệnh lệnh của ñế quốc Mỹ và tay sai làm hại nhân dân thì ñược ghi công. - Những cá nhân, những nhóm hoặc những ñơn vị ly khai ngụy quân, nếu tình nguyện gia nhập lực lượng võ trang giải phóng ñể chống Mỹ, cứu nước, thì ñều ñược hoan nghinh và ñối xử bình ñẳng. ðối với những nhóm hoặc những ñơn vị ly khai ngụy quân, ngụy quyền, ñứng lên chống Mỹ, cứu nước, Mặt trận luôn luôn sẵn sàng thực hiện liên hiệp hành ñộng chống Mỹ trên cơ sở bình ñẳng, tôn trọng và giúp ñỡ lẫn nhau, cùng nhau bảo vệ nhân dân, giải phóng Tổ quốc. - Những viên chức ngụy quyền tự nguyện tiếp tục phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong bộ máy Nhà nước sau khi miền Na, ñược giải phóng, thì ñược ñối xử bình ñẳng. - Những người trong ngụy quân và ngụy quyền các cấp ñã phạm tội ác với nhân dân, nhưng thật thà hối cải thì ñược khoan hồng. Ai lập công chuộc tội thì tùy thành tích mà ñược khen thưởng thích ñáng. - Sĩ quan và binh lính ngụy quân bị bắt làm tù binh thì ñược ñối ñãi nhân ñạo và ñược hưởng chánh sách khoan hồng. - Hàng binh Mỹ và chư hầu ñược ñối xử tử tế và khi có ñiều kiện sẽ ñược giúp ñỡ trở về với gia ñình. - Tù binh Mỹ và chư hầu càng ñược ñối xử như tù binh ngụy. 13. BẢO HỘ QUYỀN LỢI CỦA KIỀU BÀO Ở NƯỚC NGOÀI: - Hoan nghinh tinh thần yêu nước và ñánh giá cao mọi cống hiến của kiều bào ñối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. - Bảo hộ quyền lợi của kiều bào ở nước ngoài. - Giúp ñỡ những kiều bào muốn trở về nước tham gia xây dựng Tổ quốc. 14. BẢO HỘ QUYỀN LỢI CHÁNH ðÁNG CỦA NGOẠI KIỀU Ở MIỀN NAM VIỆT NAM: - Hoan nghinh những ngoại kiều có góp sức vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. - Tất cả ngoại kiều sanh sống ở miền Nam Việt Nam ñều phải tôn trọng ñộc lập và chủ quyền của Việt Nam, tuân theo pháp luật của chánh quyền dân tộc và dân chủ. 140 - Bảo hộ quyền lợi chánh ñáng của tất cả ngoại kiều không cộng tác với ñế quốc Mỹ và tay sai, chống lại nhân dân Việt Nam, không làm hại ñến ñộc lập và chủ quyền của nước Việt Nam. Chiếu cố thích ñáng quyền lợi của ngoại kiều ñã trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. - Kiên quyết chống lại và xóa bỏ mọi chánh sách của ñế quốc Mỹ và tay sai chia rẽ người Việt Nam với Hoa kiều, bóc lột, ñàn áp và cưỡng bức ñồng hóa Hoa kiều. - Trừng trị những tên ác ôn ngoan cố và những tên ñặc vụ tay sai của bọn ñế quốc và ngụy quyền miền Nam. III LẬP LẠI QUAN HỆ BÌNH THƯỜNG GIỮA HAI MIỀN NAM BẮC: TIẾN TỚI HÒA BÌNH THỐNG NHỨT TỔ QUỐC Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không một lực lượng nào có thể chia cắt ñược Tổ quốc ta. Thống nhứt Tổ quốc là nguyện vọng thiêng liêng của toàn thể dân tộc ta. Nước Việt Nam nhứt ñịnh phải ñược thống nhứt. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương: 1. Việc thống nhứt nước Việt Nam sẽ tiến hành từng bước bằng phương pháp hòa bình, theo nguyên tắc hai miền cùng nhau thương lượng, không bên nào ép buộc bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. 2. Trong khi nước nhà chưa thống nhứt, nhân dân hai miền luôn luôn cùng nhau chung sức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, ñồng thời ra sức mở rộng trao ñổi kinh tế và văn hóa với nhau; ñồng bào hai miền ñược tự do gởi thư từ cho nhau, tự do ñi lại và cư trú. IV THI HÀNH CHÁNH SÁCH NGOẠI GIAO HÒA BÌNH VÀ TRUNG LẬP Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thi hành chánh sách ngoại giao hòa bình và trung lập, bảo ñảm ñộc lập, chủ quyền, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà và giữ gìn hòa bình thế giới. Chánh sách ñó cụ thể như sau: 1. ðặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, không phân biệt chế ñộ chánh trị và xã hội, theo nguyên tắc tôn trọng ñộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình ñẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình. 141 Xóa bỏ mọi hiệp ước bất bình ñẳng do ngụy quyền ñã ký với Mỹ hoặc các nước khác. Tôn trọng quyền lợi về kinh tế và văn hóa của các nước ñồng tình và ủng hộ hoặc giúp ñỡ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Nhận sự giúp ñỡ về kinh tế và kỹ thuật của bất cứ nước nào, không kèm theo ñiều kiện chánh trị ràng buộc. Không tham gia khối liên minh quân sự nào; không nhận nhân viên quân sự và căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ mình. 2. Tăng cường quan hệ hữu nghị với tất cả các nước ñồng tình, ủng hộ và giúp ñỡ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Tăng cường quan hệ láng giềng tốt với Căm-pu-chia và Lào. Không ngừng củng cố tình ñoàn kết và giúp ñỡ lẫn nhau giữa nhân dân các nước ðông Dương, nhằm bảo vệ ñộc lập, chủ quyền, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, chống chánh sách xâm lược và gây chiến của ñế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng. 3. Tích cực ủng hộ phong trào ñộc lập dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ la-tinh chống chủ nghĩa ñế quốc và chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Tích cực ủng hộ cuộc ñấu tranh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ ở Việt Nam. Tích cực ủng hộ cuộc ñấu tranh chánh nghĩa của người da ñen ở Mỹ ñòi những quyền dân tộc cơ bản của mình. Tích cực ủng hộ phong trào ñấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội ở các nước trên thế giới. 4. Tích cực ñấu tranh ñể góp phần bảo vệ hòa bình thế giới, chống bọn ñế quốc hiếu chiến và xâm lược ñứng ñầu là ñế quốc Mỹ. ðòi giải tán các khối quân sự xâm lược và căn cứ quân sự của chủ nghĩa ñế quốc ở nước ngoài. Không ngừng củng cố và phát triển quan hệ với các tổ chức dân chủ quốc tế và nhân dân các nước, kể cả nhân dân Mỹ. Tích cực góp phần vào việc củng cố và phát triển mặt trận của nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống ñế quốc Mỹ xâm lược, vì ñộc lập dân tộc và hòa bình. * Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta vô cùng gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang. Sự nghiệp ấy chẳng những quan hệ ñến vận mạng dân tộc ta hiện nay và con cháu ta muôn ñời sau này, mà còn quan hệ ñến lợi 142 ích của nhân dân thế giới ñang ñấu tranh vì hòa bình, ñộc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. ðể hoàn thành sự nghiệp vẻ vang ấy nhân dân ta ñã ñoàn kết càng phải ñoàn kết chặt chẽ hơn nữa, rộng rãi hơn nữa! Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhiệt liệt hoan nghinh các ñảng phái, các ñoàn thể, các nhân sĩ yêu nước và tiến bộ tập hợp rộng rãi trong và ngoài Mặt trận ñể cùng chung sức chiến thắng giặc Mỹ và tay sai. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là chánh nghĩa. Nhân dân cả nước ta ñoàn kết một lòng, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ và tay sai. Sự ñồng tình, ủng hộ và giúp ñỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, ñối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ. Chúng ta ñang thắng và nhứt ñịnh sẽ thắng lợi hoàn toàn. Dù ñế quốc Mỹ ñiên cuồng, tàn bạo, ngoan cố và xảo quyệt tới mức nào, nhứt ñịnh chúng cũng thất bại thảm hại trong âm mưu ñầy tội ác của chúng. Vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, toàn thể nhân dân miền Nam ta hãy tăng cường ñoàn kết, triệu người như một, kề vai sát cánh, thừa thắng xông lên ñánh bại bọn xâm lược Mỹ và ngụy quyền tay sai, cùng ñồng bào miền Bắc hoàn thành vẻ vang sự nghiệp vĩ ñại: giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhứt Tổ quốc. * Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nguyện luôn luôn xứng ñáng với lòng tin cậy của ñồng bào và của bè bạn khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam nhứt ñịnh thắng! Bọn xâm lược Mỹ và tay sai nhứt ñịnh thua! Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhứt ñịnh ñược thực hiện! Dưới ngọn cờ quang vinh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, các chiến sĩ và ñồng bào miền Nam hãy anh dũng tiến lên! 143 DANH SÁCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG LIÊN MINH CÁC LỰC LƯỢNG DÂN TỘC, DÂN CHỦ VÀ HOÀ BÌNH VIỆT NAM1 Chủ tịch: Luật sư Trịnh ðình Thảo Phó Chủ tịch: Hòa thượng Thích ðôn Hậu Kỹ sư Lâm Văn Tết Tổng thư ký: Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ Các phó tổng thư ký: Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa Nhà văn Thanh Nghị Sinh viên Lê Hiếu ðằng Các uỷ viên thường trực: Giáo sư Nguyễn Văn Kiết Chuyên viên cao cấp Huỳnh Văn Nghị Nhà báo Trần Triệu Luật 1 Trần Bạch ðằng (chủ biên), Sñd, tr. 966. 144 DANH SÁCH HỘI ðỒNG CỐ VẤN CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HOÀ MIỀN NAM VIỆT NAM1 1. Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch ñoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam 2. Phó chủ tịch: Luật sư Trịnh ðình Thảo, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam 3. Ủy viên: Ông A Bih Alêô, ñại diện các dân tộc Tây Nguyên 4. Ủy viên: Ông Huỳnh Cương, ñại diện dân tộc Khmer 5. Ủy viên: Hoà thượng Thích ðôn Hậu, ñại diện Phật giáo 6. Ủy viên: Ông Huỳnh Văn Trí, ñại diện lực lượng yêu nước trong Phật giáo Hòa Hảo 7. Ủy viên: Ông Nguyễn Công Phương, nhân sĩ Trung Trung Bộ 8. Ủy viên: Kỹ sư Lâm Văn Tết, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình ở Việt Nam 9. Ủy viên: Ông Võ Oanh, nhà báo lão thành cách mạng 10. Ủy viên: Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ðặc khu Sài Sòn – Gia ðịnh 11. Ủy viên: Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng, ñại diện lực lượng yêu nước ñạo Cao ðài phái Tây Ninh 12. Ủy viên: Ông Phạm Ngọc Hùng, nhân sĩ trí thức Thiên Chúa giáo 13. Ủy viên: Bà Nguyễn ðình Chi, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Thừa Thiên – Huế DANH SÁCH CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM2 1. Chủ tịch Chính phủ: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát 1 Trần Bạch ðằng (chủ biên), Sñd, tr. 967. 2 Trần Bạch ðằng (chủ biên), Sñd, tr. 968. 145 2. Phó Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bác sĩ Phùng Văn Cung 3. Phó Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Thanh niên: Giáo sư Nguyễn Văn Kiết 4. Phó Chủ tịch Chính phủ: Ông Nguyễn ðóa, nhân sĩ trí thức Trung Trung Bộ 5. Bộ trưởng phủ Chủ tịch: Ông Trần Bửu Kiếm 6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Ông Trần Nam Trung 7. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Bà Nguyễn Thị Bình 8. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Kỹ sư Cao Văn Bổn1 9. Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước 10. Bộ trưởng Bộ Y tế, Xã hội và Thương binh: Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa 11. Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Trương Như Tảng2 12. Thứ trưởng Phủ Chủ tịch: Ông Ung Ngọc Ky 13. Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Giáo sư Nguyễn Ngọc Thưởng 14. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Ông ðồng Văn Cống 15. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Ông Nguyễn Chánh 16. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Ông Lê Quang Chánh 17. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Ông Hoàng Bích Sơn 18. Thứ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Ông Nguyễn Văn Triệu 19. Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hoá: Nhà văn Thanh Nghị 20. Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hoá: Nhà văn Lữ Phương 21. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên: Giáo sư Lê Văn Chí 22. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên: Ông Hồ Hữu Nhựt 23. Thứ trưởng Bộ Y tế, Xã hội và Thương binh: Bác sĩ Hồ Văn Huê 24. Thứ trưởng Bộ Y tế, Xã hội và Thương binh: Bà Bùi Thị Mè 25. Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Kỹ sư Lê Văn Thả 1 Năm 1971, kỹ sư Cao Văn Bổn bị bệnh mất. Năm 1975, ông Dương Kỳ Hiệp ñược cử quyền Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính 2 Sau này ñã bỏ nhiệm vụ, ra nước ngoài hoạt ñộng chống lại dân tộc 146 MỘT SỐ HÌNH ẢNH 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ ñạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H.2000 2. Bộ Ngoại giao, Mặt trận ngoại giao với cuộc ñàm phán Paris về Việt Nam. Nxb CTQG, H.2004 3. Cao Văn Lượng - Phạm Quang Toàn, Quỳnh Cư, Tìm hiểu phong trào ðồng khởi ở miền Nam Việt Nam. Nxb KHXH, H.1981 4. Cao Văn Lượng (chủ biên), Lịch sử Việt Nam 1954-1965. Nxb KHXH, H.1996 5. Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến - Ban Kinh tế - tài chính Trung ương Cục miền Nam, Lịch sử Ban kinh tế - tài chính Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Nxb CTQG, H.2007 6. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Những vấn ñề khoa học và thực tiễn, Nxb ðại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2005 7. Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nxb ST, H.1967 8. ðại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất. Nxb ST, H.1962 9. ðoàn Luyến, Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960-1968), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ðại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2007 10. George C. Herring, Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975, Phạm Ngọc Thạch dịch. Nxb CAND, H.2004 11. Hiệp ñịnh Paris về Việt Nam 30 năm nhìn lại (1973-2003), Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2003 12. Hiệp ñịnh về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, H. 1973 13. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10. Nxb CTQG, H.1996 14. Hồ Chí Minh, Về Mặt trận Dân tộc thống nhất. Nxb ST, H.1972 15. Hồ Chí Minh, Vì ñộc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội. Nxb ST, H.1970 16. Hồ Khang, Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến 148 chống Mỹ, cứu nước. Nxb CAND, H.2005 17. Hội ñồng biên sọan lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến, Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975). Nxb CTQG, H.1995 18. Hội ñồng chỉ ñạo biên sọan lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam Bộ, Lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam Bộ lãnh ñạo kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ (1945-1975). Nxb CTQG, H.2003 19. Huyền thoại quê hương ðồng khởi. Nxb QðND, H.2008 20. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của ðảng, vì ñộc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới. Nxb ST, H.1970 21. Lê Duẩn, Thư vào Nam. Nxb QðND, H.2005 22. Lê Duẩn, Về chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nxb CTQG, H.1993 23. Lê Hồng Lĩnh, Cuộc ñồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam. Nxb ðà Nẵng, 2005 24. Lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam bộ lãnh ñạo kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ (1945-1975). Nxb CTQG, H.2003 25. Lịch sử Quân ñội nhân dân Việt Nam (1944-1975). Nxb QðND H.2005 26. Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam. Nxb CAND, H.1997 27. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Nxb ST, H.1961 28. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ðại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Hà Nội, 1978. 29. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lược sử Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam. Nxb CTQG, H.1995 30. Năm năm chiến ñấu anh dũng, thắng lợi vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nxb ST, H.1966 31. Nguyễn Công Bình, Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam. Nxb KHXH, H.1963 32. Nguyễn Công Thục, Phong trào ñấu tranh chống ấp chiến lược. Nxb CTQG, Hà Nội.2006 33. Nguyễn Duy Trinh, Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965-1975). Nxb ST, H.1979 34. Nguyễn ðình Bin (cb), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb CTQG, H.2002 149 35. Nguyễn ðình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 36. Nguyễn Hữu Thọ, Báo cáo chính trị tại ðại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ hai. Nxb ST, H.1964 37. Nguyễn Khắc Huỳnh, Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tác ñộng của những nhân tố quốc tế. Nxb CTQG, H.2010 38. Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam – Phương sách và nghệ thuật ñàm phán, Nxb CTQG, H.2006 39. Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện ñại vì sự nghiệp giành ñộc lập, tự do (1945-1975), Nxb CTQG, H.2001 40. Nguyễn Tấn Phát (chủ biên), Giáo dục cách mạng ở miền Nam giai ñoạn 1954-1975. Nxb CTQG, H.2004 41. Nguyễn Thanh Hải, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1975), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ðại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 1997 42. Nguyễn Thành Lê, Cuộc ñàm phán Paris về Việt Nam 1968 – 1973. Nxb CTQG, H.1998 43. Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả, Mặt trận Dân tộc giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Nxb CTQG, H.2004 44. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), Tìm hiểu lịch sử ðảng Cộng sản Việt Nam qua các ñại hội và hội nghị trung ương (1930-2002). Nxb Lð, H2003 45. Nguyễn Xuân Tú, ðảng chỉ ñạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965-1975. Nxb Lð, H.2003 46. Nhiều tác giả, Huỳnh Tấn Phát cuộc ñời và sự nghiệp. Nxb CTQG, H.2003 47. Nhiều tác giả, Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Nxb CTQG, H.2001 48. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Từ tháng 11-1964 ñến tháng 12-1965). Nxb ST, H.1966 49. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Từ tháng 1-1967 ñến tháng 12-1967). Nxb ST, H.1967 50. Pháp tái chiếm ðông Dương và chiến tranh lạnh. Nxb CAND, H.2002 150 51. Tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc Mỹ phải chấm dứt không ñiều kiện việc ném bom, bắn phá trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (11/1968), Nxb ST, H.1968 52. Thế giới ca ngợi thắng lợi lịch sử của Việt Nam. Nxb ST, H.1975 53. Trần Bạch ðằng (chủ biên), Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, cả nước tôn vinh Anh. Nxb Văn học, H.1995 54. Trần Bạch ðằng, Chung một bóng cờ (Về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nxb CTQG, H.1993 55. Trần Nhâm, Nghệ thuật biết thắng từng bước. Nxb KHXH, H.1978 56. Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành ñồng, tập 1. Nxb KHXH, H.1964 57. Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành ñồng, tập 2. Nxb KHXH. H.1966 58. Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành ñồng, tập 3. Nxb KHXH, H.1968 59. Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành ñồng, tập 4. Nxb KHXH, H.1970 60. Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành ñồng, tập 5. Nxb KHXH, H.1978 61. Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nxb QðND, H.2005 62. Trịnh Nhu (chủ biên), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975). Nxb CTQG, H.2002 63. Trương Thị Thu (chủ biên), Lịch sử phụ nữ Nam Bộ kháng chiến. Nxb CTQG, H.2006 64. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Sơ thảo Nhà nước và Pháp luận Việt Nam (Từ Cách mạng tháng Tám ñến nay). Nxb KHXH, H.1983 65. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. Hồ Chí Minh, Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006. 66. Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng là người ñại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nxb ST, H.1965 67. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất V iệt Nam – giai ñoạn cách mạng dân tộc dân chủ, thời kỳ 1955-1975, H.2005 151 68. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, Quyển II (1954-1975). Nxb CTQG, H.2007 69. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, H.2001 70. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17, Nxb CTQG, H.2002 71. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.2002 72. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H.2002 73. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 34, Nxb CTQG, H.2004 74. Văn kiện ðảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tập II (1945-1977). Nxb ST, H.1985 75. Văn Tiến Dũng, ðại thắng mùa Xuân, Nxb QðND, H.1976 76. Văn Tiến Dũng, Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nxb QðND, H.2005 77. Viện Lịch sử ðảng, Những sự kiện hoạt ñộng của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1961-1975), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H.1998 78. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập II. Nxb CTQG, H.1995 79. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập III. Nxb CTQG, H.1997 80. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập IV. Nxb CTQG, H.1999 81. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập V. Nxb CTQG, H.2001 82. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập VI. Nxb CTQG, H.2003 83. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập VII. Nxb CTQG, H.2007 84. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập VIII. Nxb CTQG, H.2008 85. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập 1. Nxb ST, H.1990 86. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập 2. Nxb ST, H.1991 152 87. Viện luật học, Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật. Nxb KHXH, H. 1983 88. Viện Sử học, Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nxb KHXH, H.1985 89. Viện Sử học, Việt Nam những sự kiện (1945-1986). Nxb KHXH, H.1990 90. Việt Nam Thông tấn xã, Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam tập I. H.1971.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmat_tran_dan_toc_giai_phong_mien_nam_viet_nam_p2_025.pdf