Biến đổi kinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn – đô thị ở miền Bắc Việt Nam

Tuy nhiên, không chỉ các sức ép kinh tế - dân số học có liên quan, các tài liệu thực nghiệm về quá trình di chuyển nông thôn – đô thị cũng cho thấy mối liên hệ giữa di chuyển theo mùa và các biến đổi xã hội. Sức ép của tình trạng mật độ dân số cao và bình quân ruộng đất theo đầu người thấp luôn luôn là những yếu tố tiềm tàng của phong trào di chuyển ở đồng bằng phía Bắc. Sự thay đổi của hệ thống sản xuất hợp tác xã sang kinh tế hộ gia đình đã tạo ra một động lực kinh tế to lớn mà trong đó, hộ gia đình nông dân có thể tự quyết định các chiến lược làm ăn cho chính họ thay vì hợp tác xã trước kia. Cùng với những biến đổi trong hệ thống sản xuất, sự phân tầng xã hội trong đó khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cũng đang trở nên rõ rệt (Nguyễn Văn Tiêm, 1993). Trong cơ chế cũ các hợp tác xã mang lại cho người nông dân một chế độ bao cấp nhằm duy trì “bình đẳng xã hội”, trong thực chất là một chủ nghĩa bình quân. Trong nền kinh tế định hướng thị trường, lao động trở thành một loại hàng hóa có thể bán và mua. Và trong hoàn cảnh như vậy, người ta có thể giả thiết rằng những ai có học vấn thấp và lao động ít kỹ thuật sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng ngoài lề và trở nên một lực lượng tiềm tàng của dòng chảy lao động từ nông thôn ra các “chợ lao động” ở đô thị

pdf17 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi kinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn – đô thị ở miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học, số 2 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 25 BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM NGUYỄN VĂN CHÍNH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự có mặt ngày càng đông những người lao động từ khu vực nông thôn tìm kiếm việc làm ở các thành phố là một hiện tượng nổi bật ở các đô thị trong cả nước( )1 . Riêng ở bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên hiện tượng di dân ở các tỉnh miền Bắc. Các thảo luận có tính lý thuyết về vấn đề di chuyển nông thôn – đô thị nói chung mang lại cơ sở cho việc xem xét sự xuất hiện ngày càng tăng hiện tượng di chuyển theo mùa vụ ở Việt Nam. Rõ ràng chúng ta không thể chối bỏ yếu tố nhà nước trong việc quyết định thành công trong việc hạn chế di chuyển nông thôn – đô thị trong quá khứ nhưng lại không kiểm soát có hiệu lực dòng di chuyển nông thôn – đô thị gần đây? Sự tranh luận có thể vượt xa hơn vấn đề vai trò Nhà nước đơn thuần tới bối cảnh của một nền kinh tế - xã hội đang trong quá trình quá độ từ phương thức sản xuất tập thể sang hộ gia đình cá nhân như là hậu quả của các cải cách kinh tế từ giữa những năm 80 tới nay. Do vậy, bài viết của tôi về hiện tượng này nhằm vào việc xem xét vấn đề di chuyển nông thôn – đô thị gần đây trong mối quan hệ với cấu trúc đang thay đổi của nền sản xuất nông nghiệp ở Bắc Việt Nam trong đó hộ gia đình nông dân cá thể trở thành đơn vị có ý nghĩa quyết dịnh đến phương thức di chuyển lao động nông thôn – đô thị. Quá trình quyết định di chuyển thực chất là sự phản ánh trung thành việc tổ chức lao động trong các hộ gia đình nông dân trong điều kiện của một nền kinh tế quá độ. Tác động có tính chất cấu trúc của nền sản xuất nông nghiệp được kết tinh lại thông qua các cá nhân theo suy nghĩ của tôi có ý nghĩa quan trọng trong khi xem xét hiện tượng di chuyển lao động ở Bắc Việt Nam. Bài viết này trước hết trình bày những quan sát thực địa hiện tượng những người nông dân đến kiếm việc ở Hà Nội, sau đó trở lại phân tích sự phân bố các nguồn sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Hồng và tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều người Hà Nội kiếm việc để hiểu được vai trò ảnh hưởng của nó lên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn – đô thị. II. NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG THÀNH PHỐ Trong quá trình nghiên cứu về năng động dân số nói chung, người ta phân biệt di chuyển thành phố thành hai loại: di chuyển lâu dài và di chuyển tạm thời. W.Zenlinsky chẳng hạn, phân biệt giữa di chuyển thông thường (conventional migration) như là sự thay đổi chỗ ở ( )1 Thực ra, người Việt có một lịch sử di cư lâu dài. Quá trình mở mang bờ cõi phía Nam và khai khẩn vùng đất mới ở phía Bắc gắn liều với di chuyển lao động. Sự phát triển đồn điền, hầm mỏ, các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa thời thực dân cũng tạo ra một làn sóng di chuyển lao động mạnh ở Việt Nam. Xem chẳng hạn Đặng Thu (1993), Li Tara (1996). Bài viết này, tuy nhiên chỉ tập trung vào di chuyển lao động nông thôn – đô thị từ sau những cải cách kinh tế gần đây. Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 26 lâu dài hoặc tương đối lâu dài với di chuyển quay (circalar) có tính chất ngắn hạn, lập lại hoặc theo chu kỳ, nhưng tất cả đều không có ý định thay đổi chỗ ở vĩnh viễn hoặc kéo dài (1971:225 – 26). Trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng tách bạch được giữa hai hình thái này, do đó khái niệm “di chuyển theo mùa vụ” (Seasonal migration), như được dùng đến trong nghiên cứu này, là để chỉ những người sống ở nông thôn di chuyển tới khu vực đô thị để tìm kiếm việc làm trong một thời gian nhất định (từ một vài tuần tới một vài tháng), thường trở về nhà vào vụ mùa thu hoạch hoặc những dịp đặc biệt nhưng không định cư lâu dài ở thành phố. Trong ngôn ngữ địa phương, không có thuật ngữ chính thức để chỉ hiện tượng này. Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng và văn kiện Nhà nước là “lao động thời vụ” , “lao động ngoại tỉnh”. Người Hà Nội sử dụng từ lóng “cửu vạn” để gọi những người lao động chờ việc trên các chợ lao động. Nơi những người lao động chờ bán sức lao động của họ được gọi bằng những từ dân dã như “chợ người”, “chợ lao động”. Như trên đã nói, tài liệu thống kê nhà nước chỉ ra một tỷ lệ rất thấp dòng di chuyển dân cư lâu dài từ nông thôn tới đô thị trong vòng 60 năm qua trong khi năng động dân số nông thôn - thành thị được xem là có chiều hướng tăng lên gần đây, sự tập trung thảo luận của bài viết này do đó hướng vào di chuyển theo thời vụ như là một hiện tượng xã hội, kinh tế và dân số học. 1. Về những người nông dân lao động theo thời vụ ở Hà Nội Nền tảng của những người từ khu vực nông thôn đến kiếm việc làm ở Hà Nội khác nhau rất đáng kể. Khảo sát của chúng tôi ở sau chợ lao động thuộc quận Đống Đa và báo cáo của ngành công an dựa trên kết quả khảo sát của họ tại quận Hai Bà Trưng trong năm 1995 (hai quận nội thành có số lượng lao động thời vụ đông nhất thành phố) sẽ mang lại một vài chi tiết về họ. Kết quả điều tra cho thấy rằng những người lao động thời vụ đến từ 15 tỉnh và hai quận ngoại thành Hà Nội. Bảng sau đây sẽ chỉ rõ nơi xuất phát của những người lao động thời vụ. Bảng 1. Nơi ở gốc (tỉnh) của những người lao động thời vụ đến Hà Nội (%) Nơi đến Nơi xuất phát Quận Đống Đa Quận Hai Bà Trưng Thanh Hóa 43,6 11,6 Nam Hà 13,0 28,2 Hà Tây 17,3 13,8 Thái Bình 15,2 9,1 Hà Bắc 4,3 5,4 Hải Phòng 1,4 11,2 Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 27 Vĩnh Phú 4,3 4,5 Sóc Sơn và Đông Anh (Hà Nội) 0,9 6,3 Nguồn: 1) Khảo sát của tác giả tại 6 chợ lao động thuộc quận Đống Đa vào tháng 1 năm 1995. 2) Điều tra của công an trên 4.597 người lao động thời vụ ở quận Hai Bà Trưng vào tháng 10/1995. 3) Các con số thể hiện ở bàng này không nhằm mục đích so sánh. Số liệu về lao động thời vụ ở quận Đống Đa dựa trên phương pháp điều tra mẫu (sample survey) trong khi số liệu về quận Hai Bà Trưng đạt được từ nguồn tài liệu điều tra của công an tại nơi cư trú tạm của người lao động. Như đã chỉ ra ở bảng 1, đa số những người lao động theo thời vụ ở Hà Nội đến từ các tỉnh Thanh Hóa và Nam Hà. Ngoài Thanh Hóa, hầu hết người lao động theo thời vụ là những nông dân thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Gần như không thấy sự hiện diện của những người thiểu số miền núi trong số lao động thời vụ ở Hà Nội.( )2 Đặc điểm nổi bật của hiện tượng di chuyển lao động thời vụ ở Hà Nội là nam giới chiếm đa số. Quan sát của tôi ở hầu hết các chợ lao động cho thấy chỉ có rất ít phụ nữ chờ việc ở các chợ lao động. Điều tra của cảnh sát quận Hai Bà Trưng cho biết phụ nũ chiếm khoảng 19,7% tổng số những người lao động thời vụ ở quận này. Trong số những người lao động nữ, 50% làm việc ở khu vực dịch vụ gia đình, 10% làm việc trong các nhà hàng và số còn lại làm các việc bán hàng rong, nhặt rác, khuân vác, làm điếm, trộm cắp và ăn xin, 67% lao động nữ có độ tuổi từ 15 tới 27. Những người lao động nam chủ yếu được nhận diện trong các chợ người lao động dọc theo các khu phố, nơi họ đứng chờ bán sức lao động của mình. Có khoảng trên 20 chợ tập trung số lượng đông lao động thời vụ ở Hà Nội. Phỏng vấn của chúng tôi với 200 lao động nam ở 6 chợ lao động cho thấy rằng 82% số lao động này ở độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi. Đáng chú ý là 78% lao động theo thời vụ là những người đã kết hôn và có con, trong đó 52% là chủ hộ gia đình. Về cơ bản, số đông những lao động thời vụ là nông dân (83% là nông dân gốc). Ruộng đất của họ được để lại làng quê cho những thành viên khác trong hộ trồng cấy. Có một tỷ lệ nhỏ những người lao động thời vụ vốn là công nhân, thợ thủ cộng và bộ đội( )3 . ( )2 Gần đây, hơn một trăm ngàn người ở miền núi phía Bắc tự động di chuyển vào vùng núi phía Nam. Họ có khuynh hướng định cư lâu dài ở nơi ở mới. Điều này rất đáng chú ý vì rõ ràng đô thị không phải là nơi hấp dẫn đối với họ (Viện Thông tin, 1995:220). ( )3 Ước lượng của tổ chức lao động quốc tế (ILO) báo cáo rằng trong các năm 1989 và 1990 ở Việt Nam, khoảng 1,5 triệu công nhân và 0,5 triệu binh lính được giải ngũ (ILO, 1994:18). Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 28 Phần lớn lao động nam giới, chờ việc ở các chợ lao động theo thời vụ đến tìm việc ở Hà Nội đã từ trên một năm trong khi ở quận Đống Đa, phần lớn tham gia vào các chợ lao động Hà Nội từ từ trên sáu tháng nhưng rất ít người nói rằng họ đã làm việc ở đấy từ hai năm trở lên. 2. Việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động 2.1 Cửu vạn Người Hà Nội gọi nơi mà người lao động từ nông thôn ra chờ việc là “chợ người” và những người bán sức lao động của họ ở đó là “cửu vạn”. Thuật ngữ dân dã “chợ người” gợi lên cảnh mua bán sức lao động giống như người ta mua hàng ở chợ vậy: lựa chọn công nhân, mặc cả công sá rồi đưa thợ đi làm. Từ lóng “cửu vạn” tự nó đã ngụ ý rằng công việc thuê mướn ở chợ này không phải nhẹ nhàng và người lao động được chờ đợi để làm đủ thứ việc khi người chủ yêu cầu. Như chúng tôi vẫn thường thấy, cửu vạn thường đến chợ lao động, nơi họ sẽ đứng chờ để bán sức lao động của mình với những phương tiện thô sơ: xe thòe, thúng mủng và cả cuốc xẻng; nhưng không phải ai cũng có những dụng cụ này. Họ có thể đến chợ với hai bàn tay không. Các loại công việc mà cửu vạn chờ đợi để được thuê mướn gồm hai nhóm chính: Nhóm công việc thứ nhất liên quan đến các công trình xây dựng hoặc vận chuyển, chẳng hạn đào móng, san lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu, đổ bê tông, trộn vữa..vv.Nhóm việc thứ hai là các loại việc nhà: chạy vặt, gánh nước, sửa chữa vặt, dọn nhà, làm vườn, giặt giũ và rửa chén bátvv Ngày làm việc của cửu vạn thường bắt đầu từ sáng sớm. Họ thường ra chợ từ 6 giờ và chỉ trở về nơi trọ khi bóng tối đã bao phủ trên đường phố. Tuy nhiên, công việc không phải lúc nào cũng có sẵn. Thời gian chờ việc đôi khi cũng bằng thời gian làm việc. Quan sát của Hoàng Hữu Tiến (1992:8) cho biết khoảng 30% người chờ việc trở về nhà trọ không có việc làm trong ngày. Những người này có thể ra chợ vào buổi tối với hy vọng mong manh sẽ được thuê mướn một vài công việc gì đó. Phỏng vấn sâu 46 cửu vạn cho thấy vào mùa không (từ tháng 10 đến tháng chạp), cửu vạn thường kiếm được việc làm ổn định với số giờ làm việc trung bình khoảng 210 giờ mỗi tháng trong khi vào mùa mưa, công việc bấp bênh hơn, số giờ làm việc trung bình của cửu vạn chỉ khoảng 180 giờ. Điều này có thể được giải thích bởi một thực tế là hầu hết các công việc xây dựng được tiến hành khẩn trương vào mùa khô. Vào các tháng 3 đến tháng 9, công việc xây dựng có chiều giảm đi trong những người nông dân rỗi việc đồng áng sau dịp Tết đi ra kiếm việc ở thành phố lại tăng lên. Cường độ lao động của cửu vạn đặc biệt cao. Họ thường giải thích rằng tiền công cho lao động của họ chủ yếu được trả theo lối khoán việc, do đó thợ phải cố gắng hoàn thành công việc thật nhanh để trở về chợ lao động chờ việc khác. Số đông người lao động thời vụ cho Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 29 rằng họ sẽ không làm cửu vạn suốt đời mà chỉ tranh thủ kiếm tiền lúc nông nhàn. Tuy nhiên, bằng cách làm dốc sức như vậy, họ chóng bị kiệt lực và khó theo đuổi công việc này lâu dài. Thu nhập của cửu vạn khá cao nhưng không ổn định. Trung bình mỗi ngày có việc họ có thể kiếm được 40 ngàn đồng. Tuy nhiên, một nửa số lương này được dành cho chi phí trong ngày. Thông tin về chi phí này có thể cho ta biết mức trung bình cho mỗi người một ngày như sau: - Ăn sáng: 2.500 - Ăn trưa và tối: 12.000đ - Thuốc lá/nước uống: 4.000đ - Thuê trọ: 1.500đ Tổng cộng: 20.000đ Kết quả khảo sát mẫu tiến hành tại 6 chợ lao động trong 3 tháng mùa khô (11/1994 đến 1/1995) cho thấy rằng cửu vạn có việc trung bình 20 ngày mỗi tháng. Khoảng 10 ngày mỗi tháng họ không có việc làm (cửu vạn không có ngày nghỉ). Trung bình mỗi tháng một cửu vạn có thể để dành được khoảng 400 nghìn đồng cho gia đình. Vào những ngày không có việc, cửu vạn thường tìm cách tiết kiệm chi tiêu bằng giảm khẩu phần ăn hoặc tìm chỗ công cộng ngủ qua đêm để không phải trả tiền thuê trọ. Không kể những điều kiện làm việc và cuộc sống bấp bênh, mức thu nhập của cửu vạn hàng tháng tương đối cao so với lương trung bình của một công nhân nhà máy với mức 300.000đ mỗi tháng. Thu nhập này đặc biệt cao so với tất cả nguồn thu nhập của hộ gia đình ở quê nhà ( )4 . Tuy nhiên, với điều kiện sống và làm việc tạm thời như vậy, cửu vạn không thể kéo dài quá trình làm việc trong một thời kỳ dài khoảng 3 đến 5 năm liên tục ở thành phố. Mặt khác, nguồn công việc cũng không ổn định. Như một thói quen, những người lao động thời vụ không bao giờ đi ra thành phố một mình. Các mối quan hệ họ tộc và đồng hương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họ trong khi sống và làm việc xa nhà. Họ thường chia sẻ chỗ ăn chỗ ở, lương thực, công việc, tin tức, giải trí và bảo vệ lẫn nhau khi có tranh chấp xảy ra. Những người cửu vạn trong cùng một nhóm thường không tranh việc của nhau. Mỗi nhóm lại thường có khu vực làm ăn riêng và tranh chấp có thể nảy sinh nếu những người lại đến làm việc nơi quen thuộc của họ. Thực ra, cửu vạn luôn luôn ở thế yếu vì họ là những người lạ trong thành phố. Vì vậy, họ thường cố gắng thu xếp tranh chấp và mâu thuẫn theo phương thức ôn hòa. Bằng cách làm việc hết mình và tránh xô xát, cửu vạn có thể giữ được niềm tin và quan hệ tốt với chủ và do đó bảo vệ được địa bàn làm ăn của mình khỏi bị “xâm lấn”. ( )4 Thu nhập theo đầu người hàng năm ở khu vực đồng bằng sông Hồng tính theo nguồn thu nhập của hộ gia đình là 1.095.800đ (91.000đ mỗi tháng) so với mức 762.900 đ/tháng của các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, chi phí trung bình hàng năm theo đầu người hết khoảng 95 thu nhập, trong đó 63% được chi để mua lương thực. Điều Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 30 Do thiếu thông tin cần thiết và không có tổ chức nào quản lý, cửu vạn thường bị các “cai”, “xếp” kiểm soát( )5 . Những cai, xếp này tìm kieems công việc, lựa chọn nhân công và tính công rồi sau đó chia một phần tiền lương của cửu vạn. Đóng vai trò người bảo trợ cho cửu vạn, các cai thường tham gia vào các cuộc tranh chấp lao động giữa các nhóm cửu vạn và sử dụng “luật rừng” để đuổi những người cửu vạn không nằm dưới sự bảo trợ của họ ra khỏi nơi kiếm việc. Cửu vạn cũng là mục tiêu của các nhóm trấn lột. Do đó, họ thường sống cụm lại với nhau theo nhóm để tự bảo vệ. “Cái mà chúng tôi cần là tiền”, câu nói này thường được nghe mỗi khi người ta hỏi cửu vạn về những nỗi truân chuyên của họ. Họ tin rằng sự khiêm nhường và ôn hòa sẽ giúp họ tránh khỏi phiền phức. Tuy nhiên, trong khi đấu tranh để tìm kiếm việc làm, các “xếp” đôi khi cũng lạm dụng cửu vạn vào những công việc nguy hiểm, mà có thể dẫn đến tai nạn bị thương hoặc chết người nhưng không có chế độ bảo hiểm chính thức nào. Hầu hết lao động nông thôn ra thành phố kiếm việc làm thường trở về nhà vào dịp cày cấy và thu hoạch. Họ cũng thường thăm viếng gia đình vào dịp đặc biệt như giỗ, tết, ma chay, cưới xin hoặc theo định kì trong một vài tháng. Vào các dịp này, họ thường tự mang tiền dành dụm được về cho gia đình. Nếu không về được, họ có thể gửi tiền về thông qua những người trong họ hay hàng xóm cùng làm việc ở thành phố. Chỉ có 8% những người lao động thời vụ nói rằng họ giữ tiền cho riêng mình. Thu nhập của người lao động thời vụ ở thành phố, như họ tâm sự, chủ yếu được dùng để bổ sung cho chi phí hàng ngày của gia đình (lương thực, quần áo, tiền học của trẻ con), để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp (giống, phân) và một phần để dành phòng khi thất bát hoặc để cải thiện hơn nữa mức sống (mua sắm tiện nghi, sửa chữa nhà cửa). Những người lao động thời vụ ở các chợ lao động Hà Nội có rất ít cơ hội tham gia vào đời sống tinh thần của thành phố. Điều tra mẫu trên 200 người lao động cho thấy 60% số người thường xuyên xem ti vi ở các cửa hàng giải khát gần nơi họ chờ việc hoặc ở trọ. Không có ai nói họ vào rạp xem phim hay xem hát. Tuy nhiên, cảnh sát khu vực cho biết một số lao động ngoại tỉnh cũng tham dự vào hút thuốc phiện và đánh bạc (Quốc Cường, 1995:4). 2.2 Xích lô Hà Nội trở thành vương quốc của những người đạp xích lô “tỉnh ngoại” từ khi đổi mới kinh tế 1986. Cũng giống như những cửu vạn, họ đến từ các tỉnh Nam Hà, Thái Bình, Hải Hưng và Hà Tây. Thống kê của Sở cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết trong số 7.278 xích lô này có nghĩa rằng thu nhập dành cho mục đích khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ (chi tiết hơn, xem khảo sát mức sống Việt Nam 1992 – 1993). ( )5 Do áp lực của phương tiện thông tin đại chúng, năm 1992 Sở Lao động Hà Nội ban hành thông tư yêu cầu tất cả lao động thời vụ phải khai báo với cảnh sát khu vực để lấy thẻ lao động. Tuy nhiên, phỏng vấn của chúng tôi với người lao động cho thấy họ không biết rõ về Thông tư này. Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 31 chính thức đăng ký hành nghề ở Hà Nội (10/1990), 3.324 người đến từ tỉnh ngoài. Trong năm 1995, “xích lô ngoại tỉnh” tăng lên khoảng 5 ngàn người. Trong khi những cửu vạn thường tập trung tìm việc ở các khu vực đang mở rộng của thành phố, những người đạp xích lô chủ yếu làm việc ở các trung tâm thương mại, chợ búa, nhà ga, khách sạn và nhà hàng. Hoàn Kiếm và Đống Đa là những quận nội thành có nhiều người đạp xích lô ngoại tỉnh làm việc. Phần lớn những người đạp xích lô đều làm nam giới có độ tuổi trong khoảng từ 17 đến 42. Những người cùng làm hoặc cùng huyện thích ở với nhau trong cùng một chỗ trọ, nơi người Hà Nội gọi là “làng xích lô ngoại tỉnh”. Các “làng xích lô ngoại tỉnh” này tập trung chủ yếu ở các phố Chương Dương, Bạch Đằng, Đồng Xuân, Bùi Thị Xuân, Văn Miếu, Cửa Nam và Khâm Thiên. Tại các phố này có khoảng 300 nhà trọ chuyên cho những người đạp xích lô thuê. Nhà trọ kiểu này thường đươc thiết kế đơn sơ với mái tranh, giường tre và nền xi măng. Người thuê phải tự mang theo chiếu, chăn, màn. Giá cả cho một đêm nghỉ trọ thường khác nhau từ 1000 đến 2000 đồng, tùy thuộc vào sự thuê mướn thường xuyên hay bất chợt. Mỗi một nhà trọ có thể chứa được từ trên một chục đến hàng trăm thợ đạp xích lô và phương tiện của họ. Chủ trọ cũng có xích lô cho thuê. Những người thợ đạp xích lô không có xe riêng có thể thuê xe của chủ trọ. Không giống những người cửu vạn chỉ có sức lao động của cơ bắp để bán, những người đạp xích lô cần có xe xích lô như là một phương tiện hành nghề. Giá một chiếc xích lô khác nhau từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng. Khoảng 75% những người đạp xích lô ngoại tỉnh có xe riêng của mình. Những người đã sắm được phương tiện hành nghề riêng có khuynh hướng duy trì công việc lâu dài ở thành phố và chỉ về thăm nhà một vài lần trong năm. Số còn lại thường phải thuê xe để làm việc. Tiền thuê xe cho mỗi ngày khảng 10 ngàn đồng. Thu nhập của người đạp xích lô tương đối ổn định hơn thu nhập của cửu vạn, với mức trung bình khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, một nửa số thu nhập phải dành cho sinh hoạt hàng ngày, do đó số tiền dành cho gia đình còn khoảng 4 đến 5 trăm ngàn đồng/tháng. Những người đạp xích lô cũng có khu vực kiếm ăn riêng của mình. Như là một thông lệ trong thế giới của người cùng nghề nghiệp, họ ít khi vi phạm địa bàn làm ăn của nhau. Tuy nhiên, có sự cạnh tranh giữa “xích lô ngoại tỉnh” và “xích lô nội tỉnh”. Trong cuộc “cạnh tranh” này, những người xích lô ngoại tỉnh rõ ràng ở vị trí yếu hơn do kiến thức của họ về thành phố, đặc biệt về đường phố, chỉ có giới hạn. Để bù lại, giá xích lô ngoại tỉnh thường hạ hơn, và phục vụ tận tình hơn. Do đó, thường chiếm được sự ưa thích của khách hàng. Để giữ mối liên hệ ôn hòa với những người “nội tỉnh”, xích lô ngoại tỉnh thường tôn trọng và chấp nhận những “luật ngầm” do cánh xích lô nội tỉnh đặt ra. Chẳng hạn, trong nhiều trường hợp, xích lô nội tỉnh chia khách hàng với xích lô ngoại tỉnh để nhận một phần tiền công của họ. Trong trường hợp tranh chấp nảy sinh, xích lô ngoại tỉnh thường chấp nhận thỏa hiệp hoặc chịu phần thiệt thòi hơn so với xích lô nội tỉnh. Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 32 Bằng cách theo đuổi những công việc nặng nhọc, những người thợ cửu vạn thường nhanh chóng vắt cạn sức lao động của mình và do đó không thể làm việc lâu dài ở thành phố. Ngược lại, số đông những người đạp xích lô ngoại tỉnh lại mong muốn được làm việc lâu hơn ở thành phố. Một số thợ xích lô trẻ tuổi tìm kiếm định cư lâu dài bằng cách kết hôn với người ở thành phố. Công việc ở đô thị đối với họ được xem như là một sự phân công lao động trong các thành viên gia đình hơn là sự di chuyển chỗ ở lâu dài. 2.3 Phụ nữ V.N Thadani và M.P.Todaro (1984:36 – 59) gợi ra những khác biệt có thể theo giới trong quá trình di chuyển khi xem xét hiện tượng di chuyển nông thôn – đô thị. Cơ cấu phân tích của họ tập trung vào thu nhập và cơ hội việc làm ở thị trường lao động đô thị cũng như vai trò của hôn nhân, ràng buộc thể chế, văn hóa và chính trị trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, A.Leeds (1976:69 – 77) cho rằng những nghiên cứu về quá trình di chuyển nông thôn – đô thị chỉ tập trung vào phụ nữ như là tác nhân của sự thay đổi thực ra chỉ là sự hùng biện hơn là sự có ích cho khoa học. Theo ông, người ta không nên tách rời quá trình di chuyển nông thôn – đô thị của phụ nữ ra khỏi bối cảnh cấu trúc chung của chúng. Vì vậy, sự điểm qua tình hình di chuyển nông thôn – đô thị của phụ nữ ở Hà Nội sẽ có ích cho cuộc tranh luận về chủ để này. Theo tài liệu thống kê hiện có của công an quận Hai Bà Trưng thì những người phụ nữ nông thôn đến tìm việc ở quận này chiếm 1 tỷ lệ khiêm tốn: 19,7% tổng số người đến kiếm việc làm ở quận này. Trong số họ, 67% ở độ tuổi từ 15 đến 27. Những người này chủ yếu cũng đến từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Thanh Hóa. Chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ phụ nữ có gốc ở các tỉnh phía Nam. Không giống như những người đàn ông chủ yếu làm các việc liên quan đến xây dựng và vận chuyển, phụ nữ thường tìm việc ở khu vực phục vụ. Công việc của họ có thể được phân thành 2 nhóm lớn để quan sát: việc trong nhà việc ngoài trời. Nhóm thứ nhất có thể bao gồm các việc phục vụ nhà hàng, bán quán, dịch vụ mat-xa, làm điếm và nội trợ gia đình. Nhóm thứ hai bao gồm những người bán hàng rong, thu nhặt phế liệu và những người ăn xin. 2.3.1 Người làm việc trong nhà Có một thực tế là sự mở rộng khu vực dịch vụ ở Hà Nội gần đây đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, đặc biệt yêu cầu phục vụ của nhà hàng, khách sạn và các hộ tư nhân. Thống kê sơ bộ của cảnh sát quận Đống Đa cho thấy có khoảng 200 nhà hàng, nhà khách và phòng mat-xa được chính thức cho phép đi vào hoạt động từ 1990 đến nay (An ninh thủ đô, phụ trương số 1,6/1996:2). Đa số những người phụ nữ đang làm việc trong các cơ sở dịch vụ này được tuyển mộ từ khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phương thức tuyển mộ lao động nữ ở khu vực này không giống với việc tuyển lao động nam. Chúng ta có thể phân biệt hai phương thức dẫn đến việc mướn lao động nữ ở loại việc “trong nhà”. Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 33 1. Thuê mướn có thỏa thuận thông qua sự giới thiệu của người quen (hàng xóm, bạn bè, họ hàng) hoặc trực tiếp liên hệ với chủ do quảng cáo trên các phương tiện thông tin. 2. Thuê mướn ép buộc do các cá nhân hoặc các băng nhóm thực hiện. Thuê mướn ép buộc đối với lao động nữ không phải là phổ biến. Tuy nhiên, hiện tượng này dường như đang tăng lên gầy đây đến mức thông tin về vấn đề này không còn là sự bí mật và người nghiên cứu có thể tập hợp tài liệu về chủ đề này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình và phát thanh. Con đường dẫn đến ép buộc thường bắt đầu bằng việc những cô gái trẻ nông thôn đi ra thành phố (hoặc mong muốn ra thành phố) kiếm việc làm. Họ được người ta hứa hẹn công việc có lương cao và một tương lai tốt đẹp nhưng thường kết thúc bằng việc bị lừa dối và buộc phải làm việc trong các nhà chùa, phòng mat-xa các nhà hàng, cửa hiệu và quán bia. Thu nhập của họ thường bị kiểm soát bởi các ông bà chủ (trong trường hợp họ bị bán cho người chủ) hoặc được trả cho các băng nhóm đang kiểm soát họ. Thuê mướn theo thỏa thuận là hình thức phổ biến hơn. Tuy nhiên, thủ tục thuê mướn thường chỉ là thỏa thuận bằng miệng mà không tuân thủ các quy định của pháp luật. Hai loại “việc trong nhà” cần làm rõ là 1) việc nội trợ gia đình và 2) nhân viên nhà hàng, mat-xa và gái điếm. Người làm việc nội trợ trong các gia đình thường được tuyển dụng thông qua các mối quan hệ quen biết. Công việc phố biến của họ là trông trẻ, nấu ăn, đi chợ, giặt giũ và quét dọn. Số đông những người được làm thuê việc nội trợ gia đình ở lứa tuổi 16 đến 30. Nói chung họ được phép ở lại trong nhà chủ và được xem như “người nhà” mặc dù người ta gọi họ là “người ở”. Mức lương của người ở khác nhau từ 150 ngàn tới 300 ngàn đồng mỗi tháng, phụ thuộc vào những hoàn cảnh và các mối quan hệ cụ thể giữa người làm và chủ. Cùng với lương, những người làm thường được chủ cho hai bộ quần áo mỗi năm và những bữa ăn hàng ngày. Mức thu nhập của họ có vẻ ổn định hơn thu nhập của những người kiếm việc ở các “chợ lao động”. Những cố gái trẻ nông thôn đến kiếm việc ở thành phố thường làm việc trong các nhà hàng, quán cà phê, bia, phòng mat-xa và các mini – hotel. Tuy nhiên, cần lưu ý là người làm công được tuyển vào làm việc nhưng lương của họ không nhất thiết phải do người chủ trả. Nhiều người làm việc trong các cơ sở này cho biết chủ chỉ cho họ những bữa ăn hàng ngày và họ kiếm thêm thu nhập từ khách hàng. Như một thông lệ, mức lương được tính trên cơ sở số hàng bán được hoặc số khách mà họ phục vụ. Chẳng hạn, lương của người làm công việc mat-xa được trả bằng 5% tổng số phí thu được từ khách hàng. Điều này có ý nghĩa là càng có nhiều khách, cô gái mat-xa càng có nhiều thu nhập và ngược lại. Tình hình này cũng tương tự với những người bán hàng trong các quan bia ôm và gái điểm ở nhà chưa. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng phân biệt được một cách rõ ràng khoảng cách giữa nhân viên nhà Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 34 hàng, gái mat-xa và gái điếm. Do nghề làm điếm bị cấm nên trong nhiều trường hợp nơi làm việc chỉ là điểm hẹn cho dịch vụ tình dục ở nơi khác. Thông tin đáng tin cậy do những người làm các nghề này cung cấp cho thấy thu nhập của họ đạt khoảng từ 800 ngàn đến một triệu mỗi tháng, có thể cao hơn lương của những người lao động chân tay khác. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu về hiện tượng này đã phân biệt hai loại thu nhập của gái điếm “quí tộc” và gái điếm “bình dân” (Lê Thị Quý, 1991). Nhưng chính người cung cấp tin thừa nhận, nguồn thu nhập quan trọng của nhân viên nhà hàng và mát xa là tiền puốc-boa của khách hàng. Hình thức phụ thuộc lẫn nhau về thu nhập về thu nhập giữa nhân viên và chủ trong các nhà hàng và phòng mat-xa, một mặt khuyến khích người chủ tìm kiếm những cố gái trẻ đẹp, hấp dẫn làm việc cho họ, nhưng mặt khác lại buộc các cô gái này phải giữ mối liên hệ tốt với khách hàng để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định. Quan sát của chúng tôi cho thấy số đông nữ nhân viên đến từ vùng nông thôn thường được chủ cho người ngủ lại ngay tại nơi làm việc. Chỉ có một số ít có khả năng thuê chỗ ở riêng hoặc nhờ vả chỗ ở của họ hàng. Thu nhập của các lao động nữ được dùng cho chính họ và một phần cũng để giúp đỡ gia đình. Nhiều cô gái trẻ tìm việc làm ở thành phố mong muốn đi đến hôn nhân và ở lại trong thành phố trong khi những người phụ nữ đã có chồng đến thành phố là để thoát khỏi những cuộc hôn nhân bất hạnh của họ. Mặc dầu không phải tất cả đều đạt được mục đích mong muốn trong hôn nhân, những người phụ nữ nông thôn đến tìm việc ở thành phố không nên đơn giản chỉ được giải thích bằng lý do kinh tế (V.Thadani và M.Todaro, 1884). 2.3.2 Người lao động làm việc ngoài trời. Tài liệu năm 1989 của Sở cảnh sát Hà Nội cho biết có khoảng 237.300 người bán hàng rong ở khắp thành phố. Trong số này, 160 ngàn người là phụ nữ, chiếm 67% tổng số người bán hàng rong (Lê Thị Quý, 1996: 179 – 184). Nguồn tài liệu này bao gồm tất cả những người bán hàng rong theo ngày, theo mùa và người vùng sở tại, do đó chúng ta không có được ước lượng về tỷ lệ những người bán hàng rong đều từ nông thôn. Tuy nhiên nó cho biết rõ số đông những người bán hàng rong là phụ nữ, khác với tình hình của Java (Indonexia), nơi mà số đông người bán hàng rong là nam giới (C.Hetler, 1989, Hugo 1982). Người bán hàng rong chủ yếu bán các loại rau quả, thức ăn sẵn và hàng tạp hóa. Thu nhập hàng ngày của họ khác nhau trong khoảng từ 5 ngàn đến 20 ngàn đồng. Những người từ nơi khác đến phảu thuê trọ gần nơi nhà ga và chợ để thuận tiện cho công việc của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bán hàng rong đều có vốn riêng. Nhiều người chỉ đi bán hàng thuê và có một phần thu nhập từ lợi nhuận của số hàng bán được. Những người thu nhặt phế liệu ở Hà Nội chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Họ đến từ các tỉnh Nam Hà, Hải Hưng, Hà Tây và vùng lân cận. Đặc biệt phòng lao động huyện Xuân Thủy (Nam Hà) cho biết có tới 65% số hộ của xã Thọ Nghiệp trong huyện này có từ một người trở lên đến Hà Nội thu nhặt phế liệu. Nhiều người thậm chí còn làm giàu bằng nghề này. Người thu nhặt phế liệu thường làm việc dọc theo các phố, khu tập thể nhưng chủ yếu là ở các bãi Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 35 rác lớn ở ngoại ô thành phố. Những đống rác này tuy nhiên không phải là không được cai quản. Có những người thường được gọi là “cai” tự cho phép mình quản lý bãi rác, và những ai muốn tới bãi rác phải mua “vé” để được quyền thu nhặt phế liệu ở đó. Những thứ phế liệu thu nhặt được phân loại ngay trong ngày theo chất liệu (kim khí, nhựa và giấy) rồi bán cho các cửa hiệu buôn đồ phế thải trong thành phố. Thu nhập của nghề nhặt thu nhặt phế liệu thường chỉ đạt 2 tới 15 ngàn đồng mỗi ngày. Một số lượng đáng kể phụ nữ nông thôn đang làm ăn ở thành phố Hà Nội là những người ăn xin. Cảnh sát Hà Nội cho biết trong khoảng thời gian từ 1981 đến 1990 họ đã thu gom 22.866 người “lang thang”, trong số đó 45% là phụ nữ. 75% phụ nữ này đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nam Hà, Hải Hưng và Hà Sơn Bình. Đa số những người lang thang làm nghề ăn xin nhưng thỉnh thoảng họ cũng đi thu nhặt phế liệu, làm thuê, bán hàng rong, làm điếm và móc túi (Lê Thị Quý, 1996). Một nhà báo đã điều tra ở một làng của những người ăn mày thuộc tỉnh Thanh Hóa cung cấp cho chúng ta tài liệu đáng tin cậy về nghề này. Ông cho biết rằng ăn xin không còn là một nghề của những người quá nghèo đói mà là một công việc, một nghề bình thường của số đông người dân xã Quảng Thái và các làng xung quanh thuộc huyện Quảng Xương. Tại đây những người đàn ông làm ruộng hoặc đánh cá trong khi phụ nữ và trẻ con đi ăn xin. Ăn xin rõ ràng được xem là một phương kế kiếm sống không phải chỉ của những người quá nghèo như trước đây. Thu nhập trung bình của một người ăn xin được ước lượng ở mức 500 đến 700 ngàn đồng mỗi tháng. Do thu nhập tương đối cao, nhiều người ăn xin đã cứu được gia đình khỏi bị nghèo đói và trong một số trường hợp, như đã báo cáo, người ta còn làm giàu bằng nghề này. Tại làng khảo sát, người ta cho biết rằng trong số 1.562 đứa trẻ ở tuổi đến trường, chỉ có 860 đứa đang theo học và chỉ một số rất ít trẻ con theo học ở cấp 2. Trẻ con ở lứa tuổi 14 đến 15 đã bắt đầu tự đi ăn xin trong khi những đứa bé hơn thường được mẹ đem theo để ăn xin. Phỏng vấn những người làm nghề ăn xin cho thấy rằng họ không muốn làm những việc có mức lương tháng 120 ngàn đồng vì theo họ là quá thấp (Lê Cảnh Nhạc, 1994:94). Một vài quan sát về sự di chuyển lao động theo mùa nông thôn – đô thị tại Hà Nội như trình bày ở trên chỉ ra rằng dòng di chuyển chủ yếu của người lao động là từ các tỉnh Thanh Hóa, Nam Hà, Thái Bình, Hà Tây, Hải Hưng, Hà Bắc và Vĩnh Phú. Họ đến tìm việc làm để tăng thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Những người được hỏi tỏ ra ít quan tâm đến việc định cư lâu dài tại thành phố. Mặc dù số đông người lao động thời vụ ở Hà Nội là nam giới, cũng có một số phụ nữ đến tìm việc. Như đã giả thiết, sự tăng lên của hiện tượng di chuyển lao động nông thôn – đô thị theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam không nên chỉ đơn thuần được giải thích bởi các động cơ cá nhân hay vai trò của nhà nước. Hiện tượng này rõ ràng gắn liền với những biến đổi của hệ thống sản xuất nông nghiệp mà trong đó kinh tế hộ gia đình có một vai trò then chốt. Để đi xa Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 36 hơn trong khi giải thích hiện tượng này, chúng ta phải xem xét sự phân phối nguồn sản xuất, đặc biệt là đất đai ở nơi xuất phát của người di chuyển. III. ĐẰNG SAU SỰ DI CHUYỂN NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ 1. Vai trò của kinh tế hộ gia đình nông dân Trong số những người lao động từ nông thôn ra thành phố Hà Nội làm việc mà chúng tôi đã phỏng vấn, chỉ có 5% nói rằng họ đến thành phố để tìm một cuộc sống tốt hơn cho bản thân, 17% đi theo bạn bè kiếm ăn và chỉ để thử vận may. 78% khẳng định rằng thu nhập của hộ gia đình từ những mảnh đất được chia không đủ để đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày. Do không có giải pháp nào khác để nâng cao thu nhập, họ phải bán thứ duy nhất mà mình có là sức cơ bắp. Áp lực kinh tế rõ ràng là một sức ép chủ yếu đẩy người nông dân đi ra thành phố để tìm thêm thu nhập bù vào những phần nhỏ nhoi từ mảnh đất đang sử dụng. Tuy nhiên, người ta nên lưu ý rằng sức ép kinh tế đã không đẩy tất cả thảnh viên trong hộ gia đình di chuyển. Phần lớn thành viên trong hộ gia đình vẫn ở lại phía sau. Đây chính là một ví dụ có ý nghĩa cho thấy rằng không phải động cơ cá nhân mà chính là hộ gia đình là đơn vị quyết định ai sẽ di chuyển. Nếu biết rằng hộ gia đình nông dân không được xem là một đơn vị sản xuất độc lập trong một khoảng thời gian dài, từ khi chế độ làm ăn tập thể được thiết lập (1958) cho đến những cải cách kinh tế gần đây (1986), chúng ta sẽ có thể hiểu được rằng hiện tượng di chuyển nông thôn – đô thị chỉ xuất hiện mạnh mẽ sau khi vai trò của hộ gia đình nông dân được thừa nhận là một đơn vị sản xuất ở miền Bắc Việt Nam. Những biến đổi có ý nghĩa trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc có thể được tóm tắt bằng một loạt các đặc điểm đối lập sau: Bảng 2. Những đặc điểm cấu trúc của hệ thống sản xuất trước và sau cải cách kinh tế ở nông thôn Bắc Việt Nam Phương thức kinh tế tập thể Phương thức kinh tế hộ gia đình 1. Sản xuất do hợp tác xã và đội sản xuất tổ chức. 1. Các hộ gia đình nông dân cá thể tự tổ chức sản xuất. 2. Tư liệu sản xuất (ruộng đất, sức kéo, công cụ..) được tập thể hóa. 2. Nguồn sản xuất, đặc biệt đất đai được phân phối cho hộ. Sản xuất cá thể được khuyến khích. 3. Lao động và thu nhập do hợp tác xã quản lý và phân phối 3. Lao động, thu nhập và các chiến lược kinh tế do hộ gia đình quyết định 4. Dịch vụ và phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế) do nhà nước báo cấp. 4. Giáo dục và y tế do các hộ gia đình tự lo (một phần hoặc toàn bộ) Nhìn vào những biến đổi trong hệ thống tổ chức sản xuất như đã tóm tắt ở trên, chúng ta có thể giả thiết rằng hộ gia đình nông dân đang trở nên một đơn vị có ý nghĩa trong quá trình thay đổi ở khu vực nông thôn. Do đó phân tích sự phối hợp nguồn sản xuất của các hộ Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 37 gia đình sẽ giúp hiểu rõ hơn mối liên hệ với hiện tượng dịch chuyển lao động nông thôn – đô thị. 2. Đương đầu với sự khan hiếm đất đai 60 năm trước đây, vào lúc mà học giả Pháp P.Gourou viết quyển sách có ảnh hưởng của ông “Những người nông dân trên đồng bằng Bắc bộ”, khu vực này có khoảng 6,5 triệu người sinh sống, với mật độ 430 người/km2. Ngay khi ấy, Gourou đã lo ngại rằng với sự tăng trưởng dân số trung bình từ 1,0 đến 1,3% hàng năm, như ông tiên đoán, đồng bằng này sẽ không nuôi nổi một số lượng dầy đặc khoảng 900 người/km2 vào cuối thế kỷ này. “Vùng châu thổ mà dường như không cung cấp đủ cho mật độ dân số 430 trên 1 km2 hôm nay sẽ khó mà có thể đáp ứng được nhu cầu của một lượng dân số dày đặc gấp đôi (P. Gourou, 1936:197)”. Thực tiễn của châu thổ sông Hồng hôm nay đã khẳng định lời tiên đoán của Gourou về mật độ dân số cai. Mật độ dân số vùng này đã không ngừng tăng lên trong nhiều năm qua, từ 670 người/km2 năm 1981 lên 1,104 người/km2 trong năm 1993 (so với 369 người/km2 của đồng bằng sông Cửu Long năm 1993). Đặc biệt, các xã của huyện Hải Hậu (Nam Hà – Hà Nam Ninh cũ), nơi mà hiện tượng di chuyển lao động được xem là rất phổ biến, có mật độ dân số rất cao, khoảng 3.000 người/km2 (Nguyễn Thế Huệ, 1995:109 – 110). Với mật độ dân số như vậy, châu thổ sông Hồng trở thành khu vực có dân số bình quân cao nhất châu Á ( )6 . Tài liệu phỏng vấn những người lao động cho thấy rằng cơ hội việc làm, lao động hộ gia đình và nguồn đất canh tác hạn hẹp là những mối quan tâm chính của họ. Tìm hiểu kỹ 46 thợ cửu vạn về ruộng đất của hộ gia đình mà họ đang sử dụng cho biết họ thuộc những hộ có mức bình quân ruộng đất thấp hơn so với mức bình quân chung. Bảng 3. Đất trồng lúa bình quân tính theo đầu người của các hộ gia đình có người ra thành phố tìm việc Ruộng đất bình quân theo đầu người (m2) Số hộ Phần trăm 192 – 240 21 45,6 241 – 360 17 36,9 361 – 408 8 17,3 408 trở lên 0 0 Nguồn: Phỏng vấn 46 người lao động là chủ hộ Lưu ý: Trong mẫu điều tra, không thấy có hộ không có ruộng đất ( )6 Những tài liệu hiện có cho biết các vùng có mật độ dân số cao nhất châu Á như sau: Đồng bằng Nam Trung Quốc: 638 người/km2 (năm 1986), Java và Madura ở Indonexia; 755 người/km2. Chỉ có vài quận ở Java có mật độ dân số khoảng 2000 người/km2. Bangladesh có mật độ dân số trung bình 760 người/km2 (năm 1986), xem Lê Trọng Cúc và T.Rambo, eds 1993: ix. Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 38 Trên khắp vùng châu thổ miền Bắc, mức ruộng đất bình quân đầu người đã giảm một cách đáng kể trong 40 năm qua, từ 1200m2 năm 1956 (năm sau cải cách ruộng đất) xuống 540 m2 năm 1993 (năm phân phối lại ruộng đất cho các hộ nông dân sử dụng lâu dài). Phân tích mối quan hệ giữa ruộng đất, lao động hộ gia đình và cơ hội việc làm có thể giúp hiểu được sức ép kinh tế lên hộ gia đình nông dây đẩy họ tới quyết định di chuyển. Giả định rằng một hộ gia đình nông dân với quy mô trung bình gồm 5 người. Trong số này, 2 người là lao động chính (tuổi từ 18 tới 60). Theo mức bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng, họ sẽ được phân phối một số ruộng đất trung bình là 2.700m2. Để trồng cấy hai vụ lúa một năm trên diện tích này, họ chỉ cần 280 ngày lao động. Theo chính những người nông dân, số lượng công việc như vậy chỉ đủ cho một lao động chính với sụ trợ giúp thêm vào vụ gặt và cấy.( )7 Tỷ lệ ruộng đất bình quân đầu người thấp sẽ có thể buộc hộ gia đình nông dân phải đương đầu với hai vấn đề: 1) Sự dư thừa lao động và 2) Sản lượng lúa chỉ đủ sinh tồn. Như đã phân tích, số ruộng đất phân phối cho các hộ gia đình nông dân chỉ đủ công việc cho một phần lực lượng lao động trong hộ trong khi những thành viên khác không có việc làm. Số lượng đất mà hộ gia đình trồng cấy sản ra một lượng thóc bình quân 350kg 1 đầu người mỗi năm chỉ có thể đáp ứng sự tiêu dùng của hộ ở mức khiêm tốn. Sự phân phối ruộng đất bình quân dường như không phải là một nguồn tích lũy kinh tế đối với số đông các hộ gia đình ở châu thổ sông Hồng. Trong điều kiện như vậy, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của người nông dân là 1 khuynh hướng tự nhiên. Bảng sau đây sẽ cung cấp chi tiết ruộng đất bình quân mà các hộ nông dân đang sử dụng ở các tỉnh và huyện, nơi mà người ta thấy hiện tượng di chuyển lao động đến khu vực đô thị ở mức độ cao. Bảng 4. Ruộng đất bình quân theo hộ và đầu người và loại hình nhà ở của các hộ nông dân ở các tỉnh có người lao động đi ra Hà Nội kiếm việc Diện tích đất bình quân (m2) Loại hình nhà ở (%) Tỉnh/huyện Theo hộ Theo đầu người Kiên cố Bán kiên cố Thô sơ 1. Thanh Hóa 3.278 714 11.30 56.80 31.90 - Quảng Xương 2.711 599 15.61 45.11 39.28 - Tĩnh Gia 2.529 540 21.74 29.79 48.47 - Hoằng Hóa 2.132 499 4.60 87.20 8.20 2. Nam Hà 2.429 611 27.38 55.05 17.56 - Xuân Thủy 2.036 488 51.19 37.37 11.44 - Hải Hậu 1.976 511 35.71 49.35 14.44 3. Thái Bình 2.193 568 41.14 41.13 17.73 ( )7 Định mức chuẩn cho tất cả các công đoạn trồng cấy trên 1 sào 1 vụ lúc là 17,5 ngày công lao động. Chi tiết hơn xem: Ban quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Hải Hưng (1986). Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 39 - Vũ Thư 2.034 529 42.39 39.44 17.17 4. Hà Tây 2.367 526 12.97 75.78 11.26 - Phúc Thọ 2.007 447 9.70 74.74 15.56 - Thạch Thất 2.173 476 10.86 79.85 9.57 5. Hải Hưng 2.253 572 32.37 47.58 19.78 - Châu Giang 1.800 456 14.05 69.49 16.46 - Ninh Thanh 2.232 582 48.69 37.63 13.68 6. Hà Bắc 2.818 619 13.53 69.39 17.08 7. Vĩnh Phú 2.807 601 5.57 52.96 41.47 8. Hà Nội (ngoại thành) 1.734 402 25.80 67.67 6.53 - Sóc Sơn 2.870 589 13.87 71.12 15.01 Số liệu thống kê trình bày ở bảng 3 mang lại sự trợ giúp có ý nghĩa đối với giả thiết về mối liên hệ giữa ruộng đất, kinh tế hộ gia đình và hiện tượng di chuyển theo mùa vụ. Tài liệu này cho thấy những huyện có mức ruộng đất bình quân theo đầu người thấp nhất thường có số người đến tìm việc ở Hà Nội nhiều nhất. Chẳng hạn, các huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Xuân Thủy (Nam Hà), Thạch Thất, Phúc Thọ (Hà Tây) và Châu Giang (Hải Hưng) có mức bình quân ruộng đất chung là 473m2 đầu người, so với mức bình quân chung của cả vùng châu thổ sông Hồng là 576m2. Nếu so mức bình quân này với ruộng đất bình quân của các hộ có người đi lao động ở Hà Nội mà chúng tôi đã phỏng vấn thì ruộng đất của những hộ này còn thấp hơn nữa. Mức sống của các hộ gia đình theo loại hình nhà ở (bảng 3) dường như cũng là 1 chỉ số kinh tế của hiện tượng di chuyển theo mùa của lao động nông thôn. Tóm lại, tài liệu về sự phân phối nguồn sản xuất (ruộng đất) theo hộ gia đình nông dân có thể là một đầu mối để phân tích hiện tượng di chuyển lao động nông thôn – đô thị. Mật độ dân số cao, tỷ lệ ruộng đất bình quân thấp và tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp là những nguyên nhân căn bản đẩy người nông dân rời làng tìm kiếm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân phối nguồn sản xuất và kinh tế hộ gia đình dường như đang tạo ra tình trạng trái ngược. Một mặt, sức ép về kinh tế và dân số học đang hiển hiện ở đồng bằng phía Bắc đẩy người nông dân di chuyển. Nhưng mặt khác, cơ chế kinh tế hộ, quan hệ giới tính trong phân công lao động của hộ gia đình và các liên hệ cộng đồng làng xã – dòng họ là những lực lượng kìm giữa người nông dân ở lại nông thôn. Di chuyển theo mùa có lẽ là một giải pháp thay thế lựa chọn để đáp ứng hoàn cảnh như vậy. Đấy chính là lý do giải thích tại sao áp lực kinh tế và dân số học cao như vậy lại không tạo ra làn sóng di cư mạnh mẽ ở miền Bắc Việt Nam ( )8 . ( )8 Tuy nhiên nhận định có thể sẽ thay đổi một khi tình trạng những người không ruộng đất tăng lên trong quá trình tích tụ và phân tầng xã hội ở nông thôn. Tại thời điểm nghiên cứu, chúng tôi thấy số lượng những nông dân không ruộng đất di chuyển Biến đổi kinh tế - xã hội..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 40 IV. MỘT VÀI NHẬN XÉT KẾT LUẬN Tài liệu quan sát về quá trình di chuyển lao động nông thôn – đô thị ở miền Bắc trình bày trong bài viết nhỏ này là nhằm tìm kiếm thêm sự thảo luận và nghiên cứu về chủ đề di chuyển lao động tự phát, một hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng gần đây. Ngược dòng thời gian để trở lại thời tiền thực dân, chúng ta có thể tìm thấy nhiều sử liệu nói về các cuộc di dân như là hậu quả của thất bát, nạn đói, dịch bệnh và nổi loạn. Cũng xuất hiện từ sớm những người thợ tự do làm công ăn lương từ khu vực nông thôn (Phan Huy Lê, 1959). Nhiều người nông dân rời làng đã trở thành những người “lang thang” và họ thường trở thành những nhân tố tiềm tàng của các cuộc nổi loạn và phong trào khởi nghĩa nông dân (M.Shiraishi, 1984). Quá trình phát triển kinh tế dưới thời thực dân cũng có những tác động mạnh mẽ đến dòng di dân từ nông thôn đồng bằng sông Hồng ra các khu công nghiệp, các đồn điền cao su ở phía Nam và hầm mỏ ở khu vực Đông Bắc và dĩ nhiên, cả các thành phố mới phát triển. Các làn sóng dân số này chủ yếu xuất phát từ đồng bằng phía Bắc, nhất là từ các tỉnh Thái Bình, Nam Hà (nay là Nam Định và Hà Nam), Ninh Bình và Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên). Tài liệu thu thập được từ quan sát trực tiếp và phỏng vấn những người nông dân ra thành phố Hà Nội tìm việc chỉ rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa di chuyển theo mùa và sự phân phối nguồn sản xuất, kinh tế hộ gia đình và quan hệ phân công lao động theo giới trong các hộ. Vai trò kinh tế và phụ nữ nông thôn dường như càng bị ràng buộc chặt chẽ hơn vào sản xuất nông nghiệp do sự năng động của lao động nam giới trong các gia đình tăng lên. Do tình hình này, sự phân tích chi tiết quan hệ giữa nguồn lao động của hộ, phân phối ruộng đất và cơ hội việc làm gắn với di chuyển chắc chắn sẽ mang lại cơ sở để hiểu biết tính năng động dân số trong khu vực. Về mặt kinh tế học mà nói, trong điều kiện một nền nông nghiệp tự túc (tức là sản xuất hộ gia đình chỉ đủ để đáp ứng tiêu thụ của họ), những người nông dân sẽ trở nên “nguồn cung cấp lao động không giới hạn” cho các công việc ở khu vực phi nông nghiệp đang bành trướng ở khu vực đô thị (W.A.Lewis, 1958). Tuy nhiên, không chỉ các sức ép kinh tế - dân số học có liên quan, các tài liệu thực nghiệm về quá trình di chuyển nông thôn – đô thị cũng cho thấy mối liên hệ giữa di chuyển theo mùa và các biến đổi xã hội. Sức ép của tình trạng mật độ dân số cao và bình quân ruộng đất theo đầu người thấp luôn luôn là những yếu tố tiềm tàng của phong trào di chuyển ở đồng bằng phía Bắc. Sự thay đổi của hệ thống sản xuất hợp tác xã sang kinh tế hộ gia đình đã tạo ra một động lực kinh tế to lớn mà trong đó, hộ gia đình nông dân có thể tự quyết định các chiến lược làm ăn cho chính họ thay vì hợp tác xã trước kia. Cùng với những biến đổi trong hệ thống sản xuất, sự phân tầng xã hội trong đó khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cũng đang trở nên rõ rệt (Nguyễn Văn Tiêm, 1993). Trong cơ chế cũ các hợp tác xã mang lại cho người nông dân một chế độ bao cấp nhằm duy trì “bình đẳng xã hội”, trong thực chất là ra đô thị kiếm việc rất hãn hữu. Điều này có nghĩa rằng hầu hết nông dân vẫn đang canh tác trên những thửa ruộng được chia. Nguyễn Văn Chính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 41 một chủ nghĩa bình quân. Trong nền kinh tế định hướng thị trường, lao động trở thành một loại hàng hóa có thể bán và mua. Và trong hoàn cảnh như vậy, người ta có thể giả thiết rằng những ai có học vấn thấp và lao động ít kỹ thuật sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng ngoài lề và trở nên một lực lượng tiềm tàng của dòng chảy lao động từ nông thôn ra các “chợ lao động” ở đô thị. Những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ như đã phân tích ở trên sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình di chuyển nông thôn – đô thị ở Việt Nam. Và những gì chúng ta có thể quan sát được hôm nay có thể chỉ là sự bắt đầu của một phong trài còn sâu sắc hơn trong những năm sắp tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_doi_kinh_te_xa_hoi_va_van_de_di_chuyen_lao_dong_nong_th.pdf