Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến
sản lượng cá nước ngọt, cá nước mặn tại
các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông
Bắc Á. Một trong những nghiên cứu đầu
tiên đã cho thấy về sự thay đổi lớn trong
sự phân bố và phong phú của các loài cá
là ở phía Bắc biển Bering. Những kết quả
nghiên cứu này cũng được áp dụng cho
các vùng biển khác của Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao
đổi chất, tăng trưởng và phân bố của các
loài cá và có thể thay đổi các hiệu ứng
mạng lưới thức ăn của cán cân động vật ăn
thịt - con mồi, thay đổi mức độ các chất
dinh dưỡng trong nước. Do băng trôi tạo ra
một môi trường đại dương giàu dinh dưỡng
thúc đẩy tảo băng tăng trưởng và do đó
hình thành nên các liên kết chính trong
trong chuối thức ăn đại dương. Sự thay đổi
trong thời gian trôi của các dải băng sẽ ảnh
hưởng đến sản lượng cá và tiếp đó là
ngành công nghiệp đánh bắt cá của Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong khi
vùng biển ngoài khơi phía Đông Nhật
Bản, hiện có một số loài thủy sản được
xem là nhiều nhất thế giới, song các nghiên
cứu đã cho thấy các quốc gia trong khu
vực có thể sẽ phải đối mặt với sự suy giảm
đáng kể về một loại cá đánh bắt trong thế
kỷ XXI.
7 trang |
Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á một số hệlụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÔNG BẮC Á: MỘT SỐ HỆ LỤY
TRẦN QUANG MINH*
Biến đổi khí hậu, một trong những hệ
quả nghiêm trọng của quá trình công
nghiệp hóa, đã và đang gây ra những tác
động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đe dọa
sự tồn vong của sự sống trên trái đất. Sự
gia tăng nhanh chóng nồng độ các loại khí
nhà kính, đặc biệt là Co2, trong bầu khí
quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch
trong quá trình công nghiệp hóa của các
nước trong mấy thập kỷ gần đây, được coi
là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí
hậu hiện nay. Theo Báo cáo đánh giá số 4
(AR4) của Tổ chức liên chính phủ về biến
đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ XXI con
người sẽ phải đối mặt với những ảnh
hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu,
như: giảm nguồn nước ngọt, sự tuyệt
chủng của một số loài, bão lũ và ngập lụt
do ảnh hưởng của mực nước biển dâng,
khủng hoảng lương thực và sức khỏe. Bốn
khu vực được xác định đặc biệt dễ bị tổn
thương với biến đổi khí hậu là Bắc Cực;
Châu Phi; các quốc gia đảo nhỏ; và các khu
vực đồng bằng châu thổ lớn ở Châu Á, nơi
có nguy cơ cao về nước biển dâng, bão và
lũ sông. Tại Đông Bắc Á, biến đổi khí hậu
được dự báo sẽ tiếp tục gây ra những hệ lụy
nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ tới, với
một số biểu hiện chủ yếu dưới đây:*
Thứ nhất, gây ra các hiện tượng thời tiết
cực đoan. Theo dự báo của IPCC, nhiệt độ
trung bình hàng năm đối với toàn bộ khu
vực Đông Bắc Á sẽ tăng khoảng 3°C vào
* Tiến sỹ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông
Bắc Á.
năm 2050 và 5°C vào năm 2080. Tỷ lệ
nóng lên được dự báo thay đổi theo mùa và
thời gian trong ngày, với sự ấm lên trong
mùa đông tăng nhanh hơn trong mùa hè và
sự ấm lên vào buổi đêm tăng nhanh hơn
vào ban ngày. Tần suất, thời gian, cường
độ của các đợt nóng và số lượng những
ngày nóng vào mùa hè, cũng như lượng
mưa, tần suất và cường độ của các trận
mưa cũng được dự báo sẽ tăng lên. Lượng
mưa trung bình tại Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan được dự báo sẽ tăng hơn 10%
trong thế kỷ XXI, đặc biệt là trong những
mùa ấm áp. Sự khác biệt giữa các khu vực
và các mùa về tần suất và cường độ mưa sẽ
tiếp tục gia tăng. Lượng mưa trong mùa hè
(từ tháng 6 đến tháng 9) ở Đông Bắc Á
được dự báo sẽ tăng 17 đến 19%, trong khi
lượng mưa trong mùa đông được dự báo
hoặc không thay đổi hoặc giảm nhẹ.
Đi liền với các hiện tượng thời tiết cực
đoan là nước biển dâng. Dọc theo bờ biển
của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, mực nước biển đã tăng lên với
tốc độ nhanh chóng 3,3 mm mỗi năm kể từ
giữa những năm 1980 và với tốc độ 5,0
mm mỗi năm từ năm 1993. Tốc độ mực
nước biển dâng tối đa đã được ghi nhận tại
Kushiro, Hokkaido, tăng 9,3 mm mỗi năm
từ 1970 đến năm 2003. Theo các dự báo về
biến đổi khí hậu, mực nước biển toàn cầu
sẽ tăng thêm từ 0,18 m đến 0,59 m vào
năm 2100. Ở Đông Bắc Á, tốc độ mực
nước biển dâng hàng năm được dự báo sẽ
tăng lên 5 mm mỗi năm trong thế kỷ này.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 52
Sự gia tăng nhanh của mực nước biển như
vậy đã và đang đe dọa nghiêm trọng khu
vực bờ biển của các nước trong khu vực,
nơi có một bộ phận lớn dân cư sinh sống
và nhiều hoạt động kinh tế quan trọng, đặc
biệt tại Nhật Bản. So với các nước khác,
Nhật Bản có số lượng dân lớn thứ sáu (hơn
30 triệu người) sống trong phạm vi 10 km
tính từ bờ biển. Các thành phố ven biển
của Nhật Bản chiếm khoảng 32% tổng diện
tích, 46% tổng dân số, sản xuất khoảng
47% sản lượng công nghiệp của cả nước.
Nước biển dâng cũng làm trầm trọng thêm
các cơn bão biển, sóng thần, xói mòn bờ
biển... Đây chính là những mối đe dọa lớn
đối với cộng đồng dân cư ven biển và các
hoạt động kinh tế. Trận sóng thần kinh
hoàng tàn phá gần như toàn bộ khu vực
Đông Bắc của Nhật Bản ngày 11/3/2011 là
một trong những ví dụ điển hình về tai họa
thảm khốc do thiên nhiên gây ra.
Tại Hàn Quốc, dấu hiệu rõ nhất của biến
đổi khí hậu là rét đậm vào mùa đông, mưa
kéo dài và số lượng những ngày nắng nóng
gia tăng vào mùa hè. Tuyết dày gần 100
cm đã xảy ra ở tỉnh Gangwon trong tháng 2
năm 2010 (110 cm ở Samcheok và 100 cm
ở Donghae). Tuyết dày nhất trong vòng 80
năm qua cũng đã xảy ra Ulsan làm tê liệt
thành phố này và buộc hãng Motors
Hyundai phải ngừng sản xuất xe hơi (ngày
4 tháng 2). Mật độ tuyết dày nhất 52 cm
trong vòng 60 năm qua cũng đã xảy ra ở
Pohang vào tháng 1 năm 2010. Tuyết dày
25,8 cm đã xảy ra ở Seoul. Đây là trận mưa
tuyết dày nhất kể từ năm 1937. Tháng 2
năm 2010, tại Hàn Quốc đã xảy ra một đợt
rét lạnh kỷ lục nhất (nhiệt độ thấp nhất
xuống dưới âm 20 độ C) đã gây thiệt hại
lớn chưa từng có đối với Thủ đô Seoul
trong vòng 10 năm và thành phố Busan
trong vòng 96 năm. Mưa lớn bất thường
cũng đã xảy ra ở Hàn Quốc trong mùa mưa
năm 2010. Tại Thủ đô Seoul, mưa đã kéo
dài trong suốt 24 ngày trong tháng 8/2010,
dài nhất kể từ khi hệ thống dự báo thời tiết
hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu ở đây
vào năm 1908.
Tại Trung Quốc, mùa đông khắc nghiệt
năm 2010 (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng
2 năm 2011) đã gây tổn thất lớn chưa từng
thấy cho các tỉnh phía Đông của vùng Sơn
Đông trong vòng 60 năm qua (240.000 cư
dân phải gánh chịu việc thiếu nước và 4
triệu hecta đất có nhu cầu cấp nước). Hạn
hán cũng làm xáo trộn cuộc sống của
người dân và gây thiệt hại cho nhiều ngành
công nghiệp do tình trạng thiếu nước.
Theo các chuyên gia thời tiết, thời tiết
gần đây ở các nước và vùng lãnh thổ Đông
Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
đã chịu ảnh hưởng của sự nóng lên toàn
cầu. Mưa kéo dài hàng tuần, nhiệt độ mùa
hè nóng bỏng và tuyết rơi kỷ lục trong mùa
đông đều liên quan đến hiện tượng này và
sự ấm lên hơn mức bình thường của Thái
Bình Dương. Trong những năm gần đây,
các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã trải
qua những trận mưa cực lớn. Dường như
có những thời kỳ trong năm cả một khu
vực rộng lớn đã bị chìm trong mưa lớn
trong suốt cả tháng và những thiệt hại liên
quan được báo cáo gia tăng hàng ngày.
Thứ hai, đe doạ sức khỏe của con người.
Sức khỏe con người là một trong những
lĩnh vực bị tác động nhiều nhất của biến
đổi khí hậu. Sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo
theo những dịch bệnh đối với con người:
bệnh sốt rét, sốt xuất huyết tăng cao đột
biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á 53
mỗi năm có khoảng 150.000 người tử vong
do các bệnh như sốt rét, tiêu chảy..., đáng
chú ý một nửa trong số này tập trung ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Biến đổi
khí hậu cũng làm gia tăng nguy cơ mắc
bệnh ở người già, trẻ em. Nhiều dịch bệnh
nguy hiểm mới đã xuất hiện như SARS,
H5N1... Trước sự thay đổi của khí hậu,
việc tìm hiểu về các loại bệnh mới là rất
cần thiết để có những cách phòng chống.
Chết vì nóng, vì bệnh dịch, vì ô nhiễm
không khí - trong tương lai sẽ có thêm
nhiều nạn nhân của biến đổi khí hậu toàn
cầu. Đó là kết luận của một nghiên cứu do
Bộ Môi trường Mỹ thực hiện. Bản báo cáo
này gồm 149 trang vừa được công bố tại
Washington là một trong nhiều phân tích
khoa học mới đây tìm giải đáp cho câu hỏi
sự ấm nóng toàn cầu sẽ tác động đến sức
khỏe của người dân như thế nào. Các nhà
khoa học đã khẳng định rằng những nguy
hại cho sức khỏe con người sẽ tăng lên
cùng với quy mô và tiến độ của biến đổi
khí hậu. Sẽ có thêm nhiều người bị dị
ứng vì mùa đông ấm áp hơn sẽ càng làm
cho phấn hoa bay sớm hơn và lâu hơn. Ô
nhiễm không khí, nguyên nhân chính cho
những bệnh phổi và đường hô hấp, sẽ
tăng thêm.
Biến đổi khí hậu còn tác động đến con
người bằng nhiều cách khác, từ trực tiếp
như nắng nóng, giá rét, lũ lụt và bão đến
gián tiếp như thay đổi chất lượng không
khí, chất lượng nước, mất cân bằng hệ sinh
thái và phá vỡ hệ thống kinh tế xã hội.
Sóng nhiệt và đêm đen nhiệt đới cũng là
nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho
con người, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Tại Nhật Bản, theo các mô hình khí
hậu khu vực được dự báo, cường độ các
đợt nắng nóng đối với Nhật Bản sẽ gia
tăng, và nhiệt độ tăng có thể làm cho tình
trạng già hóa dân số diễn ra nhanh hơn do
sự gia tăng căng thẳng do nóng bức. Nhiệt
độ tăng cũng có thể khuyến khích sự lây
lan của một số bệnh truyền qua vật chủ
trung gian và qua đường nước. Theo một
khảo sát của Viện nghiên cứu bệnh truyền
nhiễm quốc gia Nhật Bản, môi trường sống
của các loại muỗi ở Nhật Bản đang được
mở rộng. Chúng có thể mang theo bệnh sốt
xuất huyết đến tận Hokkaido. Nhiệt độ
tăng cũng có thể mang đến những điều
kiện sinh trưởng tốt hơn cho các loại sinh
vật và ký sinh trùng gây bệnh. Theo một
nghiên cứu y tế quốc gia tập trung vào
tác động của biến đổi khí hậu, Nhật
Bản đã trải qua mức độ cao của các trường
hợp khẩn cấp liên quan đến sự nóng bức.
Các bệnh dị ứng gia tăng cũng như các
bệnh liện quan đến dị ứng phấn hoa cây
Tuyết tùng của Nhật Bản ngày càng trở
nên phổ biến.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD), những
thay đổi khí hậu đã không những làm tăng
xác xuất của các trường hợp lũ lụt, đặc biệt
là ngập lụt ở đô thị, mà còn làm tăng tính
chất dễ bị tổn thương từ lũ lụt do mật độ
dân số tăng và tập trung tài sản kinh tế ở
Đông Bắc Á. Kết quả là, xác suất các
trường hợp lũ lụt phát triển thành thảm
họa đã tăng lên và các quốc gia trong khu
vực này sẽ phải đối mặt với chi phí cuộc
sống gia tăng và sự cần thiết phải gia tăng
chi phí bảo hiểm từ các thảm họa "tự nhiên".
Theo ước tính của ABI, thiệt hại liên
quan đến gió được bảo hiểm từ những
cơn bão khắc nghiệt ở Nhật Bản có thể
tăng thua lỗ hàng ngày hiện tại từ 10-14 tỷ
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 54
USD lên 15-20 tỷ USD, tăng 67-70%, nhiều
hơn gấp hai lần các chi phí của mùa bão năm
2004, chi phí đắt đỏ nhất trong vòng 100 năm
qua. Bão là một trong những thảm họa
thiên nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến thị
trường bảo hiểm ở Nhật Bản, thị trường
lớn thứ ba trên thế giới. Tính trung
bình, tổng thiệt hại trong ngành công
nghiệp do những cơn bão được bảo hiểm
gây ra ở Nhật Bản lên tới 4 tỷ USD. Tại
Hàn Quốc, số ngày sóng nhiệt (hơn 330C)
trong những năm gần đây là trên 10
ngày/năm, tăng hơn 2 ngày so với mức
trung bình trước đó. Nhu cầu điện lớn nhất
trong mùa hè năm 2010 đã tăng 11,8% lên
70,7 triệu kw so với mức trung bình năm.
Giá rau, thực phẩm đã tăng mạnh do sóng
nhiệt, nóng cháy và mưa lớn trong mùa
thu xảy ra ở các khu vực canh tác nông
nghiệp vùng cao ở Daegwallyeong trong
năm 2010. Giá rau Baechu (hay bắp cải
Trung Quốc) tăng tới hơn 15.000 won
mỗi cái.
Thứ ba, tác động tiêu cực đến sản xuất
nông nghiệp. Theo Chủ tịch Viện Chính
sách Trái Đất, ông Lester Brown, nước dành
cho việc sản xuất lương thực ở Trung Quốc
và Ấn Độ có nguy cơ cạn kiệt khi hiện tượng
ấm lên toàn cầu khiến cho các sông băng tan
chảy. Đây là mối đe dọa khủng khiếp nhất
đối với nông nghiệp toàn cầu.
Sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và
sông Dương Tử ở Trung Quốc được cung
cấp nước bởi những cơn mưa trong mùa
mưa, nhưng trong mùa khô nguồn cung
cấp nước chủ yếu cho chúng là băng ở dãy
Himalaya. Chỉ riêng sông băng Gangotri ở
Himalaya đã cung cấp tới 70% lượng nước
cho sông Hằng trong mùa khô.
Mùa khô là giai đoạn mà nước trở nên
cần thiết nhất đối với việc tưới tiêu các cánh
đồng lúa gạo và lúa mì - hai loại ngũ cốc
nuôi sống hàng tỷ người trên thế giới. Theo
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu,
nhiều sông băng ở dãy Himalaya có thể
biến mất vào năm 2035. Các nhà khoa học
Trung Quốc cũng ước tính khoảng hai phần
ba sông băng ở vùng cao nguyên Tây Tạng
- Thanh Hải có thể biến mất vào năm 2060.
Sự suy giảm của lượng nước chảy ra từ
sông băng có thể khiến dòng chảy của sông
Hằng, sông Hoàng Hà và sông Dương Tử
thay đổi theo mùa. Trung Quốc và Ấn Độ
sản xuất hơn một nửa sản lượng lúa mì và
gạo của thế giới. Trong khi đó, lưu vực của
ba con sông lớn cung cấp phần lớn lượng
lương thực này. Hàng năm, sông Dương
Tử tưới nước cho khoảng một nửa diện
tích trồng lúa tại Trung Quốc. Trong khi
đó, những cánh đồng còn lại của Trung
Quốc và Ấn Độ được tưới bởi nguồn nước
lấy từ các tầng nước ngầm nước dưới lòng
đất. Do tác động của hoạt động bơm hút,
quá trình mất nước ở đây diễn ra nhanh hơn
quá trình thay thế. Lượng nước dưới lòng
đất ở hai khu vực trồng ngũ cốc chính - cao
nguyên phía bắc của Trung Quốc và khu
vực Punjab của Ấn Độ, đang giảm nhanh.
Nếu mất cả hai nguồn cung cấp nước
chủ yếu cho các kênh thủy lợi, hai quốc gia
này có thể đối mặt với tình trạng thiếu
lương thực, nhất là khi nhu cầu lương thực
ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của dân
số. Tại Ấn Độ, nơi mà chỉ hơn 40% trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, nạn đói sẽ gia
tăng và tỷ lệ sống sót của trẻ em sẽ giảm.
Hiểm họa lương thực từ hai nước sẽ
nhanh chóng tác động tới thế giới. Lương
thực được mua bán trên phạm vi toàn cầu
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á 55
và giá lương thực đang leo thang chóng
mặt do nhu cầu đối với chúng tăng không
ngừng. Cách duy nhất để tránh hiểm họa là
loại bỏ những chính sách năng lượng kém
hiệu quả và cắt giảm 80% lượng khí thải
carbon vào năm 2020. Cần phải chấm dứt
việc xây dựng những nhà máy nhiệt điện
sử dụng than đá. Nhưng có một nghịch lý
là Trung Quốc và Ấn Độ lại là hai nước
đang xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện
dùng than đá nhất thế giới.
Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan
cũng là nước chịu ảnh hưởng của tình trạng
băng tan. Theo ông Amir Mohammad, cựu
bộ trưởng Nông nghiệp Pakistan, 60%
lương thực của Pakistan phụ thuộc vào
sông Indus. Các sông băng ở Himalaya
cũng cung cấp nước cho dòng sông này.
Tình trạng tan chảy của các sông băng đã
bắt đầu tác động tới dòng chảy của nó.
Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, những thay
đổi trong việc phân bố lượng mưa,
lượng mưa và nhiệt độ gia tăng được dự
báo sẽ có tác động đáng kể đến chất lượng
nước và nguồn nước. Nhiệt độ ấm lên và
sự giảm nguồn nước sẵn có cũng sẽ ảnh
hưởng xấu đến một số hồ nước ngọt, đặc
biệt chất lượng nước có thể sẽ xấu đi và
việc gia tăng nồng độ các chất hóa học
trong nước tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến
sản xuất và thu hoạch cây trồng, ảnh hưởng
đáng kể đến ngành nông nghiệp của các
quốc gia này.
Trong thực tế, nhiệt độ tăng cao đã ảnh
hưởng tiêu cực đến một số loại cây ăn
quả và các sự cố trái cây bất thường đã
xuất hiện như quả Nho không chuyển màu
đỏ, cùi quả đào chuyển màu nâu... Theo dự
báo của IPCC, năng suất lúa sẽ giảm đến
40% trong các khu vực đồng bằng được
tưới tiêu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan dưới bầu khí quyển có nồng độ CO2
tăng gấp 2 lần mức bình thường.
Thứ tư, tác động tiêu cực đến hệ sinh
thái. Bức ảnh chú gấu Bắc cực cố bám lấy
tảng băng chìm đã trở nên lỗi thời với hiện
tượng trái đất ấm lên. Hiện nay đã xuất
hiện rất nhiều dấu hiệu khác cho thấy hệ
sinh thái của trái đất đang bị suy thoái bởi
sự can thiệp của con người. Theo một báo
cáo được công bố tại Hội nghị quốc tế về
đa dạng sinh học lần thứ 9 do Liên Hợp
Quốc chủ trì tại Đức, sự tuyệt chủng của
các loài động thực vật hàng năm đã làm
mất đi 6% GDP của thế giới, tương đương
với khoảng 2.000 tỉ Euro. Theo đó, nhà
nghiên cứu Pavan Sukhdev, một quan chức
cao cấp của ngân hàng Deutsche Bank, đã
khẳng định sự mất mát của đa dạng sinh
học đang chiếm đến 50% tài nguyên về
kinh tế của các nước nghèo. Trong đó nạn
phá rừng đã dẫn đến sự tuyệt diệt của nhiều
loài động thực vật và là nguyên nhân làm
gia tăng của 20% lượng khí CO2 thải vào
bầu khí quyển.
Các tổ chức quốc tế cũng khẳng định,
tính đến ngày 12/9/2007 đã có 1/4 loài
động vật có vú, 1/8 loài chim, 1/3 loài
lưỡng cư và 70% loài thực vật đang bị đe
dọa xóa sổ. Tại Nhật Bản, mỗi năm người
ta lại nhận thấy sự ra hoa và nở hoa sớm
hơn của cây Anh đào. Đây là một trong
những ví dụ tiêu biểu cho một xu hướng
lớn hơn đang tác động tiêu cực đối với con
người và thiên nhiên ở Nhật Bản. Từ
những loài quý hiếm cho đến cả hệ sinh
thái và từ các hoạt động riêng lẻ cho đến
tổng thể nền kinh tế của đất nước hoa Anh
đào này đều đang chịu sự tác động của
biến đổi khí hậu.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 56
Biến đổi khí hậu đã có tác động lớn
nhất đến các hệ sinh thái biển và ven biển,
các khu vực miền núi và rừng. Trong thực
tế, hơn 20% động vật có vú, động vật
lưỡng cư, các loài cá nước lợ và cá nước
ngọt, các thực vật có mạch (nhựa) đang
sinh sống ở các nước và vùng lãnh thổ
Đông Bắc Á phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng, cùng với khoảng 20% các loài
bò sát và hơn 10% các loài chim. Biến đổi
khí hậu sẽ ngày càng làm trầm trọng thêm
vấn đề này.
Các loài di cư như những con Thiên nga
và Đại bàng biển cũng bị ảnh hưởng bởi
biến đổi khí hậu khi nhiệt độ ấm lên và các
mô hình lượng mưa thay đổi. Một phần ba
trong tổng số các loài chim này của thế
giới di cư tới bờ biển phía Đông Bắc của
Hokkaido. Hiện nay, Hokkaido là một trong
những địa điểm trú đông cho các loài chim
này. Loài ngỗng trắng gần như đang bị đe
dọa xóa sổ tại đây. Các loài khác cũng có
thể phải cạnh tranh cho các nhu cầu
sống và đòi hỏi về thức ăn tương tự. Biến
đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và vòng đời của một số loài động
thực vật. Nhiều loài sẽ bị buộc phải di
chuyển về phía các cực hoặc những nơi có
độ cao lớn hơn (khi có thể) trong việc
ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự di cư của
các loài này chắc chắn sẽ làm thay đổi
thành phần của hệ sinh thái hiện tại và
các khu vực hoang dã.
Thiệt hại của các loài do biến đổi khí
hậu gây ra và nguy cơ tuyệt chủng cũng đe
dọa các loại cây trồng nông nghiệp (ví dụ
như các loài thụ phấn), y dược và bản sắc
văn hóa. Nhiệt độ tăng và lượng mưa biến
động có ảnh hưởng đến sự phát triển của
các loài thực vật riêng lẻ, chẳng hạn như
nở hoa sớm hơn trong mùa xuân so
với thập kỷ vừa qua. Số ngày đổ màu lá
vàng mùa thu và số ngày lá rơi cũng đang
thay đổi.
Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến
sản lượng cá nước ngọt, cá nước mặn tại
các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông
Bắc Á. Một trong những nghiên cứu đầu
tiên đã cho thấy về sự thay đổi lớn trong
sự phân bố và phong phú của các loài cá
là ở phía Bắc biển Bering. Những kết quả
nghiên cứu này cũng được áp dụng cho
các vùng biển khác của Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao
đổi chất, tăng trưởng và phân bố của các
loài cá và có thể thay đổi các hiệu ứng
mạng lưới thức ăn của cán cân động vật ăn
thịt - con mồi, thay đổi mức độ các chất
dinh dưỡng trong nước. Do băng trôi tạo ra
một môi trường đại dương giàu dinh dưỡng
thúc đẩy tảo băng tăng trưởng và do đó
hình thành nên các liên kết chính trong
trong chuối thức ăn đại dương. Sự thay đổi
trong thời gian trôi của các dải băng sẽ ảnh
hưởng đến sản lượng cá và tiếp đó là
ngành công nghiệp đánh bắt cá của Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong khi
vùng biển ngoài khơi phía Đông Nhật
Bản, hiện có một số loài thủy sản được
xem là nhiều nhất thế giới, song các nghiên
cứu đã cho thấy các quốc gia trong khu
vực có thể sẽ phải đối mặt với sự suy giảm
đáng kể về một loại cá đánh bắt trong thế
kỷ XXI.
Nghiên cứu phân tích về sự phân bố của
các loài tảo trên các bãi triều ở vịnh
Hampton cho thấy tỷ lệ loài tảo đỏ đang
gia tăng. Sau khi nhiệt độ bề mặt nước biển
tăng lên, hệ thực vật tảo ở vịnh Hampyong
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á 57
quay về dạng cận nhiệt đới. Do nhiệt độ
tăng lên, cây sồi có xu hướng mở rộng tán
và phát triển lá sớm hơn so với bình
thường. Động vật lưỡng cư và bò sát cũng
khá nhạy cảm với những thay đổi về lượng
mưa và biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi địa
hình của nhiều vùng đồng bằng ven biển
của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan với
sự gia tăng hoặc giảm mực nước thủy triều,
bùn lầy và nồng độ muối. Theo dự báo,
bùn lầy ở khu vực ngập nước sẽ biến mất
trong khi muối ở các vùng ngập nước ngày
càng tăng lên nhanh chóng. Cửa sông Hàn:
bùn lầy ở khu vực ngập nước được dự báo
sẽ dần dần biến mất bắt đầu từ năm 2075
trong khi muối ở các vùng ngập nước sẽ
phát triển dọc theo cửa sông Hàn. Vịnh
Hampyung: bùn lầy ở khu vực ngập nước
được dự báo sẽ tăng lên vào năm 2050 và
sau đó bị nước nhấn chìm. Vịnh Suncheon:
khu vực đất ngập nước được dự báo sẽ bị
nhấn chìm bắt đầu từ năm 2050, vùng đất
nội địa sẽ hẹp lại và muối ở các vùng ngập
nước sẽ tăng lên. Cửa sông Nakdong: bùn
lầy ở khu vực ngập nước sẽ gia tăng bắt
đầu từ năm 2050, các vùng đất ngập nước
được dự báo sẽ mở rộng làm nhấn chìm
nhiều vùng đồng bằng.
___________________
Tài liệu tham khảo
1. ABI (Association of British Insurers) 2005.
Financial Risks of Climate Change: Summary
Report. Association of British Insurers, London.
ncial_Risks_of_Climate_Change.pdf
2. China’s National Climate Change Programme
ile/File188.pdf
3. Climate Change and Its Impacts in Japan
4. Climate change hits Korea
11/04/117_72958.html
5. Climate Change in China’s 12 th Five Year Plan
rnational/global-action-facts-and-
fiction/~/media/government/international/global-
action-facts-and-fiction/GOV-China12YearPlan-
20110314-PDF.pdf
6. Climate Change in Korea.
change-in-korea.html
7. Climate impacts threatening Japan today and
tomorrow
vironment/WWF_NipponChanges_lores.pdf
8. IIED (International Institute for Environment
and Development) (2007, 28 March). Climate
Change: Study Maps Those At Greatest Risk From
Cyclones and Rising Seas. Science Daily.
328093605.htm
9. IPCC, Climate Change 2007: The Physical
Science Basis. Contribution of Working Group I to
the Fourth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change
[Solomon, S., D. Qin, M. Manning, Z. Chen, M.
Marquis, K.B. Averyt, M.Tignor and H.L. Miller
(eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge,
United Kingdom and New
10. JMA, 2007b. Long-term trends of phonological
events in Japan: Summary of “Report on Climate
Change 2005”.
ventsJapan.pdf.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24479_81962_1_pb_3683_2009851.pdf