Bí quyết khiến nhân viên của bạn “say” việc
8. Những người có cá tính mạnh: Thường thì những nhân viên có cá tính
mạnh là những người có tính cách độc lập. Một khi họ đã nhất trí với bạn một
vấn đề nào đó họ sẽ có động lực rất cao. Họ cũng cho bạn biết những gì họ
muốn là một phần thưởng, đồng thời họ cũng có xu hướng muốn bất cứ điều
gì ngay lập tức.
9. Những người năng động: Đây là mẫu người linh hoạt và luôn nhiệt tình
với tập thế, miễn là một dự án không trái với pháp luật, đạo lý và niềm tin của
họ. Họ cũng rất phấn khởi với những sự công nhận.
Hãy theo dõi các liên kết yếu nhất trong số các nhân viên của bạn. Nếu có
một thành viên không nhất quán với các thành viên khác, rất có thể sẽ làm
giảm động lực của những người khác. Mặt khác, đội ngũ nhân viên của bạn
phải có sự tín nhiệm đối với lãnh đạo của mình hoặc ngược lại, niềm tin của
họ có thể bị suy sụp. Họ có khuynh hướng muốn biết trước phần thưởng mà
họ có thể mong đợi. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng bạn làm đúng như những
gì mình đã hứa
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết khiến nhân viên của bạn “say” việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết khiến nhân viên
của bạn “say” việc
Lê Phú Hùng
Là một nhà quản lý doanh nghiệp, một trong những điều làm bạn bận
tâm nhất là làm cách nào để nhân viên của bạn luôn có cảm hứng làm
việc và làm việc hiệu quả?
Đây không những là một câu hỏi tích cực mà còn là câu hỏi được nhiều nhà
quản lý đặt ra, bởi vì ngày nay các doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều
việc hơn với bộ máy nhân sự tin gọn hơn.
Những doanh nghiệp mới khởi sự và gặt hái được thành công thường là
những doanh nghiệp hoạt động với bộ máy tin gọn và khốc liệt nhất.
Nói cách khác là trước tiên, bạn nên tuyển dụng những nhân viên có diện mạo
sáng sủa, tràn đầy sức sống và có khả năng sáng tạo. Sau đó, hãy đối xử với
họ bằng những chế độ đãi ngộ thỏa đáng, vì điều đó sẽ có tác động tích cực
đến suy nghĩ cũng như tính cách cá nhân của họ, qua đó nuôi dưỡng tin thần
và tìn cảm để họ gắn bó lâu dài với công việc.
Bạn không thể nói đến động lực mà không đề cập đến sự thúc đẩy, cuốn sách
bán chạy nhất của tác giả Deaniel Pink đã đề cập đến vấn đề đó. Pink lưu ý
rằng, mọi người chỉ thực hiện tốt nhất công việc của mình khi họ được trao
quyền tự chủ, cơ hội làm chủ với niềm tin là công việc của mình thật sự có ý
nghĩa. Ông nói, “tiền chưa bao giờ là đòn bẩy tốt nhất và mọi người thường
mong muốn mình là một “vận động viên” thay vì là “con cờ””. Do đó, với
khả năng và tầm nhìn của một doanh nhân, bạn nên khéo léo xây dựng và
thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên bằng nhiều cách thay vì chỉ động
viên họ bằng tiền.
Pink cũng cho rằng, chẳng có cách nào có thể xây dựng và thúc đẩy tin thần
làm việc của nhân viên nếu động lực truyền cảm hứng cho họ luôn buồn tẻ và
lạnh nhạt. Khi bạn có thể thấu hiểu được suy nghĩ và hành vi của một con
người, bạn mới có thể tối đa hóa được lòng nhiệt tình của họ. Điều đó sẽ giúp
bạn quy tụ được một đội ngũ biết gắn kết với nhau và cùng tiến về một hướng
và dẫn dắt bạn đến với những thành công to lớn hơn.
1. Với những người thuộc nhóm phân tích: Với những người này, họ luôn
tin rằng công việc mình đang làm thật sự có giá trị và họ đã góp phần quan
trọng để làm nên sự khác biệt dẫn tới thành công. Họ mong muốn có được
một nhà lãnh đạo nổi bật trong một lĩnh vực nhất định và họ luôn tin rằng,
nếu người đó có chuyên môn sâu sẽ tốt hơn cho nhóm. Những người này luôn
thích nhận được phần thưởng xứng đáng với những đóng góp của mình. Do
đó, họ sẽ cảm thấy không hài lòng nếu bạn chỉ khen thưởng cho cả nhóm mà
không có giải thưởng dành riêng cho người dẫn đầu nếu thành tích đạt được
chủ yếu xuất phát từ công lao và nỗ lực của cá nhân họ.
2. Với những người thuộc nhóm cơ bản: Với những người thuộc nhóm này,
điều họ quan tâm là công việc của họ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển của công ty. Họ cũng khao khát được làm việc dưới trướng một nhà lãnh
đạo có tổ chức, có năng lực và có nhiều ưu điểm. Với họ, được khen thưởng
kịp thời bằng văn bản khi hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ cụ thể nào đó
luôn là một phần thưởng thỏa đáng nhất.
3. Với những người mang tính cách xã hội: Những người thuộc nhóm này
muốn người khác nhìn thấy được giá trị cá nhân và những gì họ làm để tác
động vào một dự án. Họ sẵn sàng phục tùng nhà lãnh đạo, người đã đặt niềm
tin vào khả năng của anh (hoặc cô) ta. Với họ, phần thưởng có ý nghĩa mà họ
nhận được từ cấp lãnh đạo phải chân thành và xuất phát từ trái tim. Nếu sở
thích của bạn là giao tiếp bằng văn bản thì cách tốt nhất để động viên những
người này là hãy viết những nhận xét tích cực về họ trong một thư tay.
4. Những người có tính cách sáng tạo: Đối với những người có tính cách
sáng tạo, hình ảnh tổng thể của công việc mà họ thực hiện quan trọng hơn
nhiều so với cá nhân người đang chịu trách nhiệm dẫn đầu. Họ thích được
khen thưởng bằng một cái gì đó độc đáo và giàu trí tưởng tượng, đồng thời
cho rằng những đức tính tốt và lòng tự trọng rất có ý nghĩa.
5. Những nhân viên thầm lặng: Những người này thường không thích phô
trương, nhưng họ đánh giá cao sự riêng tư và những khuyến khích cá nhân.
6. Những người hoạt bát: Nhóm người này luôn thích bộc lộ và họ cảm thấy
phấn khích hơn khi những công việc được giao được thảo luận một cách công
khai và cởi mở. Họ thích những sự công nhận mang tính công chúng và
những buổi lễ kỹ niệm.
7. Những người có tính cách ôn hòa: Nhóm người này luôn mong muốn
mọi người sẽ di chuyển theo một lộ trình. Họ rất hiếm khi yêu cầu phần
thưởng hoặc sự công nhận, vì vậy có trao những thứ đó cho họ hay không là
tùy ở bạn.
8. Những người có cá tính mạnh: Thường thì những nhân viên có cá tính
mạnh là những người có tính cách độc lập. Một khi họ đã nhất trí với bạn một
vấn đề nào đó họ sẽ có động lực rất cao. Họ cũng cho bạn biết những gì họ
muốn là một phần thưởng, đồng thời họ cũng có xu hướng muốn bất cứ điều
gì ngay lập tức.
9. Những người năng động: Đây là mẫu người linh hoạt và luôn nhiệt tình
với tập thế, miễn là một dự án không trái với pháp luật, đạo lý và niềm tin của
họ. Họ cũng rất phấn khởi với những sự công nhận.
Hãy theo dõi các liên kết yếu nhất trong số các nhân viên của bạn. Nếu có
một thành viên không nhất quán với các thành viên khác, rất có thể sẽ làm
giảm động lực của những người khác. Mặt khác, đội ngũ nhân viên của bạn
phải có sự tín nhiệm đối với lãnh đạo của mình hoặc ngược lại, niềm tin của
họ có thể bị suy sụp. Họ có khuynh hướng muốn biết trước phần thưởng mà
họ có thể mong đợi. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng bạn làm đúng như những
gì mình đã hứa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bi_quyet_khien_nhan_vien_cua_ban_say_viec.pdf