Bệnh học hệ sinh dục

3. Xử trí 3.1. Trường hợp dọa sảy thai: sản phụ đau ít, ra máu ít và cần giữ thai - Dùng Atropin ¼ mg x 1-2 ống, tiêm bắp. - Papaverin 0,04 g uống 4 viên/ngày. - Progesterol 20 mg, tiêm bắp/ngày. Để sản phụ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh 3.2. Trường hợp thai đã ra, thai phụ không còn chảy máu: Để sản phụ nghỉ ngơi và theo dõi không cần xử trí 3.3. Trường hợp chảy máu nhiều: Trong trường hợp này cần nạo khẩn cấp nhau sót, tiêm thuốc cầm máu và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh học hệ sinh dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4. BỆNH HỌC HỆ SINH DỤC Mục tiêu Nêu được nguyên nhân, triệu chứng chính, cách phòng và điều trị các bệnh: lậu, giang mai, viêm phần phụ, sảy thai. Nội dung I. BỆNH LẬU 1. Đại cương Lậu là một bệnh truyền nhiễm do song cầu khuẩn gram âm gây nên. Cầu khuẩn xâm nhập vào lớp niêm mạc và các tuyến sinh dục – niệu đạo gây viêm mủ. Bệnh lây trực tiếp qua giao hợp với người có bệnh, nam hay gặp thể cấp tính hơn nữ 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thể cấp tính Thời kỳ ủ bệnh 2-3 ngày - Nam giới viêm niệu đạo trước, làm cho: + Đầu miệng sáo sưng đỏ, có mủ vàng, mủ xanh chảy ra. + Tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu. + Sốt kèm theo rét run. - Nữ giới: viêm niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, biểu hiện: + Tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác đau nhức và nóng rát khi đi tiểu. + Chảy mủ âm đạo, niệu đạo + Sốt kèm theo rét run Xét nghiệm dịch tiết âm đạo, nước tiểu thấy lậu cầu khuẩn 2.2. Thể mạn tính (hay gặp ở nữ) Rất ít triệu chứng, thường chỉ biểu hiện có ít khí hư lẫn mủ chảy ra âm đạo. Cần xét nghiệm dịch tiết âm đạo để chẩn đoán. 3. Biến chứng - Đối với nam: viêm tinh hoàn – túi tinh do lậu cầu, có thể dẫn đến vô sinh - Đối với nữ: viêm tử cung – vòi trứng dẫn đến vô sinh - Viêm khớp, viêm thận, viêm bàng quang do lậu 4. Điều trị - Tại chỗ: rửa niệu đạo, âm đạo, âm hộ hằng ngày bằng thuốc tím pha loãng. - Toàn thân: + Spectinomycin + Cefotaxime + Ceptriaxone + Bisepton 480 mg II. BỆNH GIANG MAI 1. Đại cương Giang mai là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh có thể gây tổn thương ở nhiều tổ chức đặc biệt là da và dây thần kinh. Giang mai là một bệnh xã hội diễn biến lâu năm (20-30 năm) phá hoại sức khỏe, nòi giống. Bệnh lây từ người qua người bằng đường sinh dục, có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai (gọi là giang mai bẩm sinh) 2. Triệu chứng lâm sàng Sau thời kỳ ủ bệnh 3-4 tuần (có khi đến 3 tháng) bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn - Giang mai thời kỳ 1: + Biểu hiện chủ yếu là săng giang mai ở bộ phận sinh dục. Săng giang mai là 1 vết trợt nông, tròn, đường kính vài cm ở da. + Vết trợt màu đỏ, không ngứa, không đau, không mủ, không chảy nước và tự khỏi sau 5-6 tuần + Vị trí săng thường ở da bìu, qui đầu ở nam và âm đạo ở nữ, hậu môn - Giang mai thời kỳ 2: trong vòng 2 tuần, đây là thời kỳ lây mạnh nhất. + Bệnh nhân sốt 38-39oC kèm đau đầu, đau họng, mất ngủ, có biểu hiện nhiễm trùng. + Nổi hạch khắp cơ thể: ở cổ, dưới hàm, cánh tay, nách, bẹn sờ rõ, rắn, không đau, không mủ. + Phát ban (gọi là đào ban) ở mặt, ngực, lưng, bìu, bẹn không ngứa, không vảy (đào ban là các vết màu hồng, hình bầu dục ở da). + Có thể tìm thấy xoắn khuẩn trong máu. - Giang mai thời kỳ 3: xuất hiện 2-3 năm sau, đặc trưng là củ, gôm giang mai. + Trên da: biểu hiện củ giang mai bằng hạt đậu, hạt ngô, có khi bằng quả táo. + Các gôm giang mai ở sâu dưới da, đóng thành bánh. + Củ và gôm giang mai thường tiến triển qua 4 thời kỳ: cứng, mềm ra, loét và sẹo, thường xuất hiện ở mặt. + Thần kinh: tổn thương thần kinh trung ương, teo dây thần kinh thính giác dẫn đến điếc + Xương: viêm màng xương. + Tổn thương gan, thận. 3. Điều trị: cần điều trị sớm, liên tục và đủ liều. Chủ yếu dùng Penicilline hoặc Erythromycin nếu dị ứng với Penicillin 4. Phòng bệnh - Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su - Tuyên truyền giáo dục các bệnh lây qua đường tình dục - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh nguồn lây nhiễm - Xây dựng quan hệ nam nữ lành mạnh, chống tệ nạn mại dâm. III. VIÊM PHẦN PHỤ 1. Đại cương Viêm phần phụ bao gồm viêm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng, nhưng hay gặp nhất là vòi trứng. Viêm phần phụ là bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở phụ nữ. Nguyên nhân: + Thường do cầu khuẩn, rất hay gặp sau sảy thai, đẻ không vệ sinh tốt. + Do lao. 2. Triệu chứng lâm sàng: 2 hình thái 2.1. Cấp tính: - Bệnh nhân đau bụng vùng hạ vị hoặc 2 bên hố chậu, đau âm ỉ kèm theo ra khí hư. - Sốt dai dẳng, kém ăn, gầy sút. - Khám âm đạo thấy khối nề cạnh tử cung, ấn đau. 2.2. Mạn tính: - Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Đau bụng vùng hạ vị, hố chậu, đau liên tục hoặc từng cơn, đau tăng khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều. - Khí hư ra nhiều, thường kèm theo viêm âm đạo. - Rối loạn kinh nguyệt: hay gặp là dạng kinh mau và nhiều. - Sốt nhẹ hay sốt vào buổi chiều. - Hội chứng trong thời kỳ phóng noãn (rụng trứng): bệnh nhân đau bụng, ra khí hư, ra ít máu. 3. Biến chứng - Abces vùng hố chậu - Viêm dính vòi trứng gây vô sinh 4. Điều trị - Khi viêm cấp tính: bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. - Nếu đau nhiều có thể chườm đá vùng bụng. - Trong đợt cấp tính nên dùng kháng sinh + Penicillin tiêm bắp 1 triệu đơn vị/ngày x 10 ngày. + Ampicillin hoặc Erythromycin uống 1 g/ngày x 10 ngày + Nếu do lao, dùng kháng sinh chống lao. - Viêm mạn tính có thể: + Chạy điện: nhiệt điện hoặc điện sóng ngắn. + Bơm hơi vòi trứng chống tắc vòi trứng. IV. SẢY THAI 1. Đại cương Sảy thai là những trường hợp thai ra khỏi tử cung trước thời kỳ thai nhi có thể sống được (trước 6 tháng). Thai thoát ra khỏi tử cung sau 6 tháng gọi là đẻ non (sinh non) Thường gặp sảy thai 3 tháng đầu của thai kỳ 2. Triệu chứng lâm sàng - Đau bụng: sản phụ thấy đau bụng dưới âm ỉ. Có khi trội thành cơn rõ rệt. - Xuất huyết: cùng xuất hiện với đau bụng, sản phụ thấy máu ra âm đạo có thể đỏ tươi, có khi cả cục máu lẫn thai ra ngoài. + Nếu tuổi thai < 2 tháng: nhau và thai cùng ra một lúc thì gọi là sảy thai 1 thì. + Nếu tuổi thai > 2 tháng: thai ra trước, nhau thai ra sau thì gọi là sảy thai 2 thì. 3. Xử trí 3.1. Trường hợp dọa sảy thai: sản phụ đau ít, ra máu ít và cần giữ thai - Dùng Atropin ¼ mg x 1-2 ống, tiêm bắp. - Papaverin 0,04 g uống 4 viên/ngày. - Progesterol 20 mg, tiêm bắp/ngày. Để sản phụ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh 3.2. Trường hợp thai đã ra, thai phụ không còn chảy máu: Để sản phụ nghỉ ngơi và theo dõi không cần xử trí 3.3. Trường hợp chảy máu nhiều: Trong trường hợp này cần nạo khẩn cấp nhau sót, tiêm thuốc cầm máu và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_4_benh_hoc_he_sinh_duc_8213.doc
Tài liệu liên quan