Bàn thêm về Hợp đồng quyền chọn
Bàn thêm về Hợp đồng quyền chọn
Bàn thêm về Hợp đồng quyền chọn
Cùng với bài viết Hợp đồng quyền chọn và phương pháp hạch
toán của Nguyễn Trung Lập đăng trên tapchiketoan.info về
hạch toán theo hợp đồng quyền chọn, chúng tôi muốn làm
rõ thêm một số vấn đề về hợp đồng quyền chọn liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm về Hợp đồng quyền chọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn thêm về Hợp đồng
quyền chọn
Cùng với bài viết Hợp đồng quyền chọn và phương pháp hạch
toán của Nguyễn Trung Lập đăng trên tapchiketoan.info về
hạch toán theo hợp đồng quyền chọn, chúng tôi muốn làm
rõ thêm một số vấn đề về hợp đồng quyền chọn liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có
quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
+ Một số lượng xác định các hàng hoá, ngoại tệ hay chứng
khoán;
+ Tại (hoặc trước) một thời điểm xác định trong tương lai;
+ Với một mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng.
Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể
thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) các hàng
hoá, ngoại tệ hay chứng khoán. Nếu người mua thực hiện quyền
mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua).
Các loại quyền chọn
Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call
option), quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán
(put option).
Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền,
nhưng không phải nghĩa vụ, được mua các hàng hoá, ngoại tệ
hay chứng khoán vào một thời điểm (kiểu Châu Âu) hay trước
một thời điểm (kiểu Mỹ) trong tương lai với một mức giá xác định.
Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền,
nhưng không phải nghĩa vụ, được bán các hàng hoá, ngoại tệ
hay chứng khoán vào một thời điểm (kiểu Châu Âu) hay trước
một thời điểm (kiểu Mỹ) trong tương lai với một mức giá xác định.
Đối với quyền chọn mua sẽ có người mua quyền chọn mua và
người bán quyền chọn mua. Đối với quyền chọn bán, cũng sẽ có
người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán.
Để có được quyền, người mua quyền (chọn mua hay chọn bán)
phải trả một khoản tiền (gọi là giá của quyền chọn) cho người bán
quyền. Mức giá này được thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng
quyền chọn.
Giá trị nhận được của quyền chọn mua vào lúc đáo hạn
Gọi PT là giá trị thị trường của các hàng hoá, ngoại tệ, chứng
khoán vào lúc đáo hạn, PHĐ là giá xác định tại thời điểm thoả
thuận hợp đồng và P là giá trị nhận được của quyền chọn vào lúc
đáo hạn.
Mua quyền chọn mua:
Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua với giá
PHĐ. Nếu mua trên thị trường, người mua sẽ trả với giá PT.
Trường hợp PT > PHĐ. Nếu thực hiện quyền người mua sẽ mua
với giá PHĐ, trong khi nếu ra thị trường thì phải mua với giá PT.
Như vậy, nếu PT > PHĐ, người mua quyền chọn mua sẽ thực
hiện quyền và nhận được giá trị P = PT - PHĐ.
Trường hợp PT <= PHĐ. Nếu thực hiện quyền, người mua sẽ
mua với giá PHĐ, trong khi hoàn toàn có thể ra thị trường để mua
với giá PT < PHĐ. Như vậy, nếu PT <= PHĐ, người mua quyền
chọn mua sẽ không thực hiện quyền và nhận được giá trị P = 0.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn mua
vào lúc đáo hạn là:
P = max[(PT – PHĐ);0]
Ví dụ minh hoạ: Ngày 10/5/N, công ty T ký hợp đồng quyền chọn
mua xi măng với công ty C, giá thực hiện PHĐ = 55.000đ. Nếu
vào ngày đáo hạn 10/8/N, giá xi măng là PT = 60.000đ, thì người
mua quyền thực hiện quyền và mua 1 bao xi măng với giá
55.000đ. Nếu không có quyền chọn mua sẽ phải mua trên thị
trường với giá 60.000đ. Khoản lợi thu được P = PT – PHĐ =
5.000đ/bao. Ngược lại, giả sử vào ngày đáo hạn giá xi măng là
PT = 50.000đ. Nếu thực hiện quyền, người nắm giữ quyền sẽ
mua với giá 55.000đ/bao, trong khi nếu mua trên thị trường thì chỉ
phải trả giá 50.000đ/bao. Như vậy, người giữ quyền sẽ không
thực hiện quyền và nhận được bằng 0.
Bán quyền chọn mua:
Vào lúc đáo hạn, nếu PT > PHĐ thì người mua quyền chọn mua
sẽ thực hiện quyền. Trong trường hợp đó, người bán quyền chọn
mua sẽ phải bán cho người mua quyền ở mức giá PHĐ, trong khi
lẽ ra có thể bán ra thị trường với giá PT. Người bán quyền chọn
mua bị lỗ PT – PHĐ, hay nhận được giá trị P = PHĐ – PT.
Nếu PT <= PHĐ, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện
quyền và như vậy giá trị mà người bán quyền chọn mua nhận
được là 0.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn mua vào
lúc đáo hạn là: P = min[(PHĐ - PT);0]
Ví dụ minh hoạ: Trong quyền chọn mua xi măng, nếu vào ngày
đáo hạn 10/8/N, giá xi măng là PT = 60.000đ, thì người mua
quyền sẽ thực hiện quyền và được lợi 5.000đ/bao. Ngược lại,
người bán quyền sẽ bị thiệt 5.000đ/bao. Còn nếu vào ngày đáo
hạn 10/8/N, giá xi măng là PT = 50.000đ, thì người mua sẽ không
thực hiện quyền, người bán quyền nhận được giá trị bằng 0.
Giá trị nhận được của quyền chọn bán vào lúc đáo hạn
Mua quyền chọn bán:
Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn
bán sẽ bán với giá PHĐ. Còn nếu bán trên thị trường, thì mức giá
là PT.
Trường hợp PT >= PHĐ. Nếu thực hiện quyền người mua quyền
chọn bán sẽ bán với giá PHĐ, trong khi nếu ra thị trường thì sẽ
bán được với giá PT >=PHĐ. Như vậy, nếu PT >= PHĐ, người
mua quyền chọn bán sẽ không thực quyền và nhận giá trị VT =
0.
Trường hợp PT < PHĐ. Nếu thực hiện quyền, người mua quyền
chọn bán sẽ bán với giá PHĐ, trong khi ra thị trường thì phải bán
với giá PT < PHĐ. Như vậy, nếu PT < PHĐ, người mua quyền
chọn bán sẽ thực hiện quyền và nhận được giá trị P = PHĐ - PT.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn bán vào
lúc đáo hạn là: VT = max[(PHĐ - PT);0]
Ví dụ minh hoạ: Quyền chọn bán xi măng có giá thực hiện PHĐ =
55.000đ. Nếu vào ngày đáo hạn 10/8/N, giá xi măng là PT =
60.000đ, thì nếu người mua quyền chọn bán thực hiện quyền sẽ
bán với giá 55.000đ/bao, trong khi có thể ra thị trường để bán với
giá 60.000đ/bao. Như vậy, quyền sẽ không được thực hiện và giá
trị nhận được bằng 0. Ngược lại, giả sử vào ngày đáo hạn, giá xi
măng là PT = 50.000đ. Nếu thực hiện quyền, người mua quyền
chọn bán sẽ bán với giá 55.000đ/bao, trong khi nếu bán trên thị
trường thì chỉ có thể bán với giá 50.000đ/bao. Như vậy, người có
quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và khoản lợi nhận được là
5.000đ/bao.
Bán quyền chọn bán:
Nếu PT >= PHĐ, người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện
quyền và người bán quyền chọn bán cũng nhận giá trị VT = 0.
Nếu PT < PHĐ, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền
và người bán quyền chọn bán bắt buộc phải mua với giá PHĐ
trong khi lẽ ra có thể mua trên thị trường với giá PT. Như vậy,
nếu PT < PHĐ, người bán quyền chọn bán sẽ bị lỗ hay nhận
được giá trị P = PT - PHĐ.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn bán vào
lúc đáo hạn là: P = min[(PT - PHĐ);0]
Ví dụ minh hoạ: Quyền chọn bán xi măng có giá thực hiện PHĐ =
55.000đ. Nếu vào ngày đáo hạn 10/8/N, giá xi măng là PT =
60.000đ, thì người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện
quyền và cả người mua lẫn người bán quyền chọn bán nhận
được giá trị bằng 0. Nếu vào ngày đáo hạn giá xi măng là PT =
50.000đ thì người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và
người bán quyền chọn bán phải mua xi măng với giá 55.000đ
trong khi có thể ra mua trên thị trường với giá 50.000đ. Như vậy,
người bán quyền chọn bán sẽ bị lỗ 5.000đ/bao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn thêm về Hợp đồng quyền chọn.pdf