Bài tập kinh tế vi mô

Người đó sẽ phân phối thu nhập như thế nào để tiêu dùng cho hai sản phẩm nói trên sao cho đạt được độ hữu dụng cao nhất. Ta có, MUx = TUx – TUx-1 MUy = TUy – TUy-1 Thay số vào ta tính được MUx và MUy như ở bảng trên. Gọi X và Y là số lượng sản phẩm X và Y. Để tối đa hoá thoả mãn người tiêu dùng thì phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thoả mãn 2 điều kiện: MUx MUy Px Py (1) X.Px + Y.Py = I (2) - Có 3 cặp thỏa mãn điều kiện (1). • X = 6 ; Y = 2 • X = 7 ; Y = 4 • X = 8 ; Y = 5 - Xét điều kiện (2) ta thấy • X6 và Y2 = 6x50 + 2x150 = 600 -> không thỏa mãn điều kiện (2) • X7 và Y4 = 7x100 + 4x200 = 950 -> không thỏa mãn điều kiện (2) • X8 và Y5 = 8x100 + 5x200 = 1150 -> thỏa mãn điều kiện (2) Vậy, người tiêu dùng sẽ mua 8 sản phẩm X và 5 sản phẩm Y để đạt hữu dụng tối đa.

doc16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kinh tế vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC 1. Kinh tế học là bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức: a. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi b. Lẫn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau. c. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán. d. Phân bổ nguồn lực khan hiếm của xã hội cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau. 2. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô: a. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao. b. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991-1997 ở Việt Nam khoảng 8.5%. c. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong thập kỷ 20 dưới 15% mỗi năm. d. Cả 3 câu đều đúng. 3. Kinh Tế học thực chứng nhằm: a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế 1 cách khách quan có cơ sở khoa học. b. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân. c. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường. d. Không có câu nào đúng. 4. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô. a. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao. b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào các nghành sản xuất. c. Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế. d. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số. 5. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc: a. Mức tăng GDP ở Việt Nam năm 1995 là 9.5% b. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1995 là 12.7% c. Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974. d. Cần phải có 1 hiệu thuốc miễn phí cho người già và trẻ em. 6. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn năng lực sản xuất. a. Khái niệm chi phí cơ hội. b. Khái niệm cung-cầu c. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần. d. ý tưởng về sự khan hiếm 7. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi: a. Gia tăng sản lượng của mặt hàng này buộc phải giảm sản lượng của mặt hàng kia. b. Không thể nào gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của mặt hàng khác. c. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. d. Các câu trên đều đúng. 8. Các vấn đề cơ bản của nền kinh tế cần giải quyết là: a. Sản xuất ra sản phẩm gì? số lượng bao nhiêu? b. Sản xuất bằng phương pháp nào? c. Sản xuất cho ai? d. Các câu trên đều đúng. 9. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa 2 hàng hoá có thể sản xuất ra trong khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả. a. Đường giới hạn năng lực sản xuất. b. Đường cầu. c. Đường đẳng lượng. d. Tổng sản phẩm quốc dân. 10. Trong mô hình kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết. a. Thông qua các vấn đề của chính phủ. b. Thông qua thị trường. c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ. d. Các câu trên đều đúng. 11. Giá cà phê trên thị trường tăng 10% dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5% với các điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về: a. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc. b. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc. c.Kinh tế học vi mô, thực chứng. d. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng. 12. Sự khác nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực là ở chỗ trong thị trường sản phẩm: a. Nguồn lực được mua bán, còn trong thị trường nguồn lực sản phẩm được mua bán. b. Người tiêu dùng là người mua, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người mua. c. Người tiêu dùng là người bán, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người bán. d. Người tiêu dùng vừa là người mua vừa là người bán, giống như trong sản xuất thị trường nguồn lực. 13. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là: a. Nhà nước quản lý ngân sách. b. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế. c. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội. d. Các câu trên đều sai. 14. Câu nào là kinh tế học chuẩn tắc? a. Tỷ lệ làm phát giảm xuống mức dưới 10% mỗi năm. b. Lạm phát giảm nên chính phủ phải mở rộng hoạt động của mình. c. Mức thu nhập ở Nhật cao hơn ở Việt Nam. d. Không nên khuyến khích mọi người uống rượu và phải đánh thuế cao vào rượu. 15. Câu nào thuộc kinh tế học vi mô? a. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thấp hơn so với những năm 80. b. Trong tháng này giá lương thực đã cao hơn. c. Điều kiện khí hậu thuận lợi có nghĩa là mùa màng sẽ bội thu năm nay. d. Tỷ lệ thất nghiệp ở Tp HCM thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong cả nước. 16. Yếu tố nào dưới đây không phải là nguồn lực? a. Dầu. b. Lao động. c. Than. d. Sắt. e. Tất cả các yếu tố trên đều là nguồn lực. 17. Ví dụ nào sau đây thuộc về kinh tế học thực chứng? a. "Nếu giá tăng thì lượng mua sẽ giảm" b. "chi phí cơ hội biên tăng" c. "Lạm phát ít hơn 3%" d. "Nhiều phụ nữ ngày nay tìm việc làm hơn so với thập niên 40" e. Tất cả các câu trên. 18. Ví dụ nào sau đây thuộc về kinh tế học chuẩn tắc? a. "Nếu giá tăng thì lượng mua sẽ giảm" b. "Chi phí cơ hội biên tăng" c. "Thu nhập nên được phân phối công bằng" d. "Thụy Sỹ chi tiêu nhiều hơn Mỹ về chăm sóc y tế" e. "Giá của bột mỳ giảm sau năm 1911 sau khi lạm phát được điều chỉnh" 19. Ví dụ nào sau đây thuộc về kinh tế học chuẩn tắc? a. "Chỉ có công bằng nếu như người giàu đóng thuế nhiều hơn người nghèo" b. "Thật không công bằng nếu như người giàu đóng thuế nhiều hơn" c. "Thu nhập nên được phân phối công bằng" d. "Chính phủ không nên can thiệp vào nên kinh tế, ngay cả nó không hiệu quả" e. Tất cả các câu trên đều đúng. 20. Biểu đồ dưới đây trình bày đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế mà chỉ sản xuất thực phẩm (food) và máy móc (machines). Machines Food Điểm dấu hoa thị chỉ ra rằng sự phối hợp giữa 2 hàng hoá này thì: a. Không thể thực hiện được. b. Có thể thực hiện được nhưng không hiệu quả. c. Có thể thực hiện được và hiệu quả. d. Không thể thực hiện được và hiệu quả. f. Tất cả các câu trên đều đúng. 21. Biểu đồ dưới đây trình bày đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế mà chỉ sản xuất thực phẩm (food) và máy móc (machines). Machines Food Điểm dấu hoa thị chỉ ra rằng sự phối hợp giữa hai hàng hoá này thì: a. Không thể thực hiện được. b. Có thể thực hiện được nhưng không hiệu quả. c. Có thể thực hiện được và hiệu quả. d. Không thể thực hiện được và hiệu quả. e. Không thể thực hiện được và không hiệu quả. f. Tất cả các câu trên đều đúng. 22. Biểu đồ dưới đây trình bày đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế mà chỉ sản xuất thực phẩm (food) và máy móc (machines). Machines Food Điểm dấu hoa thị chỉ chị ra rằng sự phối hợp giữa 2 hàng hoá này thì: a. Không thể thực hiện được. b. Có thể thực hiện được nhưng không hiệu quả. c. Có thể thực hiện được và hiệu quả. d. Không thể thực hiện được và hiệu quả e. Không thể thực hiện được và không hiệu quả f. Tất cả các câu trên đều đúng. 23. Hình B is một đường giới hạn khả năng sản xuất. Theo định nghĩa hãy chỉ ra rằng nếu chúng ta sản xuất G1 hàng hoá(goods), chúng ta có thể sản xuất: Goods Go G1 So S2 S1 Services Figure B a. ít nhất S1 dịch vụ (services) b. ít nhất So dịch vụ (services) c. Hầu hết So dịch vụ (services) d. Hầu hết S2 dịch vụ (services) e. Hầu hết S1 dịch vụ (services) f. Tất cả các câu trên đều sai. 25. Hình B is một đường giới hạn khả năng sản xuất. Goods Go G1 So S2 S1 Services Figure B Đường giới hạn khả năng sản xuất này là một ví dụ của: a. Mối quan hệ nghịch chiều. b. Mối quan hệ cùng chiều. c. Mối quan hệ trực tiếp. d. Mối quan hệ kết hợp. e. Mối quan hệ mạnh. f. Tất cả các câu trên đều đúng. 26. Hình B is một đường giới hạn khả năng sản xuất. Goods Go G1 So S2 S1 Services Figure B Trong hình B, nguồn lực có sẵn là kỹ thuật, chúng ta không thể sản xuất: a. S2 và G0 b. S0 và G0 c. G1 và S1 d. G1 và S2 e. Tất cả các điểm trên đều có thể sản xuất được. 27. Hình B is một đường giới hạn khả năng sản xuất. Goods Go G1 So S2 S1 Services Figure B Trong hình B, nếu chúng ta tăng sản xuất hàng hoá (goods) từ G1 tới G0, thì số lượng dịch vụ (service) sản xuất ra chúng ta phải từ bỏ là: a. S2-S0 b. S1-S2 c. S1-S0 d. S0 e. Tất cả các câu trên đều đúng. 28. Hình B is một đường giới hạn khả năng sản xuất. Goods Go G1 So S2 S1 Services Figure B Trong hình B, nếu chúng ta tăng sản xuất hàng hoá (goods) từ G1 tới G0 thì chi phí cơ hội sẽ tăng trong sản xuất hàng hoá là. a. S2-S0 của dịch vụ (services) b. S1-S0 của hành hoá (goods) c. S1-S0 của dịch vụ (services) d. Khoản tiền mà dịch vụ (services) kiếm được. e. Không câu nào đúng. 29. Đây là biểu đồ của đường giới hạn khả năng sản xuất của nước Cộng Hoà Schizphrenia. Bia Đồ chơi 5000 1000 6000 800 7000 500 Chi phí cơ hội sẽ tăng từ 5000 lên 6000 đơn vị bia là: a. $200 b. 1000 đơn vị đồ chơi. c. 1000 đơn vị bia. d. 200 đơn vị đồ chơi. e. Tất cả các câu trên đều đúng 30. Đây là biểu đồ của đường giới hạn khả năng sản xuất của nước Cộng Hoà Schizphrenia. Bia Đồ chơi 5000 1000 6000 800 7000 500 Nếu tăng sản xuất đồ chơi từ 500 lên 800 đơn vị thì chi phí cơ hội của việc tăng thêm 300 đơn vị đồ chơi là: a. 1000 đô la b. 1000 đơn vị bia c. Lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. d. 300. e. Không câu nào đúng. CHƯƠNG III. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Đường tiêu thụ giá cả là: a. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi. b. Tập hợp những tiếp điểm giữa hai đường đẳng ích và đường ngân sách khi giá sản phẩm và thu nhập đều thay đổi. c. Tập hợp các tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách khi thu nhập thay đổi các yếu tố khác không đổi. d. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá các sản phẩm thay đổi, thu nhập không đổi. 2. Đưòng tiêu thụ thu nhập là: a. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không đổi. b. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yêu tố còn lại không đổi. c. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu tố còn lại không đổi. d. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phẩm đều thay đổi. 3. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa hai sản phẩm X và Y là: a. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách. b. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường đẳng phí. c. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí. d. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách. 4. Đường ngân sách là: a. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập không đổi. b. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập thay đổi. c. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá sản phẩm thay đổi. d. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi. 5. Giải quyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích trong lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng: a. Sự ưu thích là hoàn chỉnh nghĩa là nó thể hiện sự so sánh và xếp loại tất cả mọi thứ hàng hoá. b. Sự ưa thích có tính bắc cầu. c. Thích nhiều hơn ích (loại hàng hoá tốt). d. Không có câu nào. 6. Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó: a. Độ dốc đường ngân sách thay đổi. b. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải. c. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn. d. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái. 7. Độ dốc đường ngân sách phản ánh: a. Sư ưa thích có tính bắc cầu. b. Sự ưa thích là hoàn chỉnh. c. Tỷ lệ thay thế giữa hai hàng hoá. d. Các trường hợp trên đều sai 8. Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thoả mãn điều kiện: a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng ích. b. Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hoá bằng tỷ giá của chúng. c. Đường ngân sách (đường tiêu dùng) tiếp xúc với đường đẳng ích (đường cong bàng quan). d. các câu trên đều đúng. 9. Khi đạt tối ưu hoá hữu dụng thì hữu dụng biên từ đơn vị cuối cùng của các hàng hoá phải bằng nhau (MUx=MUy=...=MUn). Điều này: a. Đúng hay sai tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng. b. Đúng hay sai tuỳ theo thu nhập của người tiêu dùng. c. Đúng khi giá các hàng hoá bằng nhau. d. Luôn luôn sai. 10. Giả sử người tiêu dùng dùng hết tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá hàng hoá X và Y đều tăng lên gấp hai, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp hai thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: a. Dịch chuyển song song sang phải. b. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải. c. Không thay đổi. d. Dịch chuyển song song sang trái. 11. Trên đồ thị, trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y; trục hoành biểu thị số lượng của sản phẩm X. Độ dốc đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) bằng 3, có nghĩa là: a. MUx = 3MUy b.MUy = 3MUx c. Px = 1/3 Py d. Px = 3Py 12. Giả định người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua hai sản phẩm X và Y. Khi giá tăng lên (các yếu tố không thay đổi) thì người này mua sản phẩm Y nhiều hơn, chúng ta có thể kết luận, về tính chất co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này là: a. Co giãn đơn vị. b. Co giãn ít. c. Không thể xác định. d. Co giãn nhiều. 13. Khi tổng hữu dụng giảm, hữu dụng biên: a. Dương và tăng dần. b. Âm và giảm dần. c. Dương và giảm dần d. Âm và tăng dần. 14. Đường đẳng ích của hai sản phẩm X và Y thể hiện: a. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định. b. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau. c. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như nhau. d. Không có câu nào đúng. 15. Độ dốc của đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) thể hiện: a. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường. b. Tỷ giá giữa hai sản phẩm. c. Khi mua thêm một đơn vị sản phẩm này cần giảm bớt số lượng mua sản phẩm kia với thu nhập không đổi. d. Các câu trên đều đúng. 16. Một người tiêu dùng đang ở một điểm trên đường ngân sách của một mình mà tại đó đường này cắt một đường cong bàng quan, người tiêu dùng này: a. Đã tối đa hoá lợi ích. b. Nên di chuyển xuống một đường bàng quan thấp hơn cho phù hợp với ngân sách c. Nên di chuyển lên một đường bàng quan cao hơn để tối đa hoá lợi ích. d. Tất cả đều đúng. 17. Nếu hữu dụng biên là âm (MU < 0 ) thì ta có thể biết rằng. a. Tổng hữu dụng là âm. b. Tổng hữu dụng tăng lên một lượng nhỏ hơn khi sản lượng tăng. c. Hàng hoá là hàng cấp thấp. d. Cần giảm mua một lượng sản phẩm nhất định. e. Không có câu nào đúng. 18. Có hai hàng hoá mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nếu giá cả của hai hàng hoá tăng lên gấp đôi, khi thu nhập không đổi. Điều này sẽ làm cho đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: a. Dịch chuyển ra ngoài nhưng không song song với đường ngân sách cũ. b. Dịch chuyển vào trong nhưng song song với đường ngân sách cũ. c. Dịch chuyển vào trong nhưng không song song với đường ngân sách cũ. d. Không hề dịch chuyển. 19. Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hoá và giá thực sự người tiêu dùng phải trả khi mua một đơn vị hàng hoá được gọi là: a. Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hoá đó. b. Độ co giãn của cầu. c. Thặng dư của nhà sản xuất. d. Thặng dư của người tiêu dùng. 20. Tìm câu sai trong những câu dưới đây: a. Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về hai loại hàng hoá cho người tiêu dùng có cùng một mức độ thoả mãn. b. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đânh đổi giữa hai loại hàng hoá sao cho tổng mức thoả mãn không đổi. c. Các đường đẳng ích không cắt nhau. d. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của hai loại hàng hoá. BÀI TẬP CHƯƠNG II Bài 1: Một người có thu nhập I = 1000 đvt. Người đó dùng số tiền thu nhập được để mua hai sản phẩm X và Y với giá như sau: Px = 100đvt , Py = 200đvt. Bảng hữu dụng của người đó khi chi tiêu cho hai sản phẩm X và Y như sau: X TUx MUx Y TUy MUy 1 50 50 1 100 100 2 98 48 2 190 90 3 143 45 3 270 80 4 183 40 4 340 70 5 219 36 5 400 60 6 249 30 6 456 56 7 272 23 7 506 50 8 290 18 8 536 30 9 298 8 9 556 20 10 298 0 10 566 10 1.Viết phương trình đường ngân sách. Phương trình đường ngân sách có dạng: X.Px + Y.Py = I => X.100 + Y.200 = 1000 => X + 2Y = 10 2. Người đó sẽ phân phối thu nhập như thế nào để tiêu dùng cho hai sản phẩm nói trên sao cho đạt được độ hữu dụng cao nhất. Ta có, MUx = TUx – TUx-1 MUy = TUy – TUy-1 Thay số vào ta tính được MUx và MUy như ở bảng trên. Gọi X và Y là số lượng sản phẩm X và Y. Để tối đa hoá thoả mãn người tiêu dùng thì phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thoả mãn 2 điều kiện: MUx MUy Px Py (1) X.Px + Y.Py = I (2) Có 4 cặp thỏa mãn điều kiện (1). • X = 1 ; Y = 1 • X = 3 ; Y = 2 • X = 4 ; Y = 3 • X = 6 ; Y = 5 Xét điều kiện (2) ta thấy • X1 và Y1 = 1x100 + 1x200 = 300 -> không thỏa mãn điều kiện (2) • X3 và Y2 = 3x100 + 2x200 = 700 -> không thỏa mãn điều kiện (2) • X4 và Y3 = 4x100 + 3x200 = 1000 -> thỏa mãn điều kiện (2) • X6 và Y5 = 6x100 + 5x200 = 1600 -> không thỏa mãn điều kiện (2). Vậy, người tiêu dùng sẽ mua 4 sản phẩm X và 3 sản phẩm Y để đạt hữu dụng tối đa. 3.Tính tổng hữu dụng mà người đó đạt được. Tổng hữu dụng người đó đạt được là: TUmax = TUx4 + TUy3 = 183 + 270 = 453 đvhd. Bài 2: Một người có thu nhập I = 1150 đvt. Người đó dùng số tiền thu nhập được để mua hai sản phẩm X và Y với giá như sau: Px = 50đvt , Py = 150đvt. Bảng hữu dụng của người đó khi chi tiêu cho hai sản phẩm X và Y như sau: X TUx MUx Y TUy MUy 1 40 40 1 65 65 2 76 36 2 116 51 3 106 30 3 162 46 4 129 23 4 201 39 5 149 20 5 231 30 6 166 17 6 257 26 7 179 13 7 277 20 8 189 10 8 293 16 9 197 8 9 305 12 10 199 2 10 310 5 1.Viết phương trình đường ngân sách. Phương trình đường ngân sách có dạng: X.Px + Y.Py = I => X.50 + Y.150 = 1150 => X + 3Y = 23 2. Người đó sẽ phân phối thu nhập như thế nào để tiêu dùng cho hai sản phẩm nói trên sao cho đạt được độ hữu dụng cao nhất. Ta có, MUx = TUx – TUx-1 MUy = TUy – TUy-1 Thay số vào ta tính được MUx và MUy như ở bảng trên. Gọi X và Y là số lượng sản phẩm X và Y. Để tối đa hoá thoả mãn người tiêu dùng thì phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thoả mãn 2 điều kiện: MUx MUy Px Py (1) X.Px + Y.Py = I (2) Có 3 cặp thỏa mãn điều kiện (1). • X = 6 ; Y = 2 • X = 7 ; Y = 4 • X = 8 ; Y = 5 - Xét điều kiện (2) ta thấy • X6 và Y2 = 6x50 + 2x150 = 600 -> không thỏa mãn điều kiện (2) • X7 và Y4 = 7x100 + 4x200 = 950 -> không thỏa mãn điều kiện (2) • X8 và Y5 = 8x100 + 5x200 = 1150 -> thỏa mãn điều kiện (2) Vậy, người tiêu dùng sẽ mua 8 sản phẩm X và 5 sản phẩm Y để đạt hữu dụng tối đa. 3.Tính tổng hữu dụng mà người đó đạt được. Tổng hữu dụng người đó đạt được là: TUmax = TUx8 + TUy5 = 189 + 231 = 420 đvhd. Bài 4: Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1200 dùng để mua hai sản phẩm X và Y với giá tương ứng là Px = 100, Py = 300. Mức thỏa mãn người này được thể hiện qua hàm số: TU = X.Y 1. Xác định hữu dụng biên của X và Y. Ta có: rTU MUx (TU)’X = Y rX rTU MUy (TU)’Y = X rY 2. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được. Gọi X, Y là số lượng hàng hóa X và Y. Để tối đa hoá thỏa mãn người tiêu dùng thì phải chọn phố hợp các sản phẩm sao cho thỏa mãn 2 điều kiện: MUx MUy Y X Px Py 100 300 X.Px + Y.Py = I X.100 + Y.300 = 1200 X = 6 Y = 2 Vậy người tiêu dùng sẽ mua 6 sản phẩm X và 2 sản phẩm Y để đạt hữu dụng tối đa. Tổng hữu dụng mà người đó đạt được là: TUmax = TUX6 + TUY2 Bài 3 Một người tiêu dùng 3 mặt hàng A, B, C mỗi mặt hàng mang lại cho anh ta một lợi ích biên được cho trong bảng sau: A B C Số lượng MUA Số lượng MUB Số lượng MUC 1 75 1 62 1 60 2 69 2 54 2 48 3 60 3 48 3 37 4 45 4 40 4 23 5 36 5 34 5 10 6 21 6 20 6 2 7 6 7 10 7 0 1. Nếu anh ta có thu nhập I = 360.000 đồng để mua 3 mặt hàng hoá trên giá 3 hàng hóa đều bằng nhau và bằng 30.000 đồng/1đơn vị thì anh ta sẽ mua bao nhiêu hàng hóa A, B, C để đạt được sự lựa chọn hợp lý. Ta có, PA = PB = PC = 30.000. Khi giá 3 hàng hoá bằng nhau thì đạt tối đa hóa hữu dụng, hữu dụng biên từ đơn vị cuối cùng của hàng hoá này bằng nhau tức là: MUA = MUB = MUC. Vậy, muốn tối đa hoá hữu dụng thì phải thỏa mãn 2 điều kiện: MUA MUB MUC PA PB PC (1) A.PA + B.PB + C.PC (2)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập kinh tế vi mô.doc
Tài liệu liên quan