Biết rằng:
• Vòng quay hàng tồn kho tối thiểu của cty là 4 vòng: vòng quay các khoản phải thu là 15 vòng.
• Doanh thu dự kiến của năm 2008 là 240.000 tr
• GVHB bằng 75% so với doanh thu.
• Quy chế cho vay của NH yêu cầu phải có 10% vốn lưu động của DN tham gia trong TS lưu động.
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp pháp của phương án tài chính mà cty đã gửi NH.
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho cty M trên cơ sở phương án tài chính hợp lý.
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4735 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập - Bài giải Tín dụng Ngân hàng Thương mại (Khoa Ngân hàng - ĐH Đà Nẵng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2000, ngân hàng C đựơc yêu cầu thực hiện bảo lãnh từ phía ngân hàng A. Anh chị hãy cho biết:a- Các thành phần trong quan hệ bảo lãnh nói trên.b- Cách xử lý của ngân hàng C trước yêu cầu của ngân hàng A.Đáp án:a- Các thành phần trong quan hệ bảo lãnh: nêu rõ từng thành phần.b- Nhận định tình huống: đây là dạng bảo lãnh nợ vay.Xử lý của ngân hàng bảo lãnh: không giài quyết vì đã hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, hoặc là hợp đồng gốc đã được điều chỉnh thời hạn mà không thông báo cho ngân hàng bảo lãnh biết, nên ngân hàng bảo lãnh mặc nhiên được giải phòng khỏi nghĩa vụ trả nợ.
Tình huống 2: Ngày 01/04/2000 doanh nghiệp A bán chịu cho doanh nghiệp B lô hàng trị giá 200trđ. Ngay sau khi nhận được hối phiếu từ doanh nghiệp B, doanh nghiệp A đã đến ngân hàng đề nghị chiết khấu. Ngân hàng chấp nhận chiết khấu và giao cho doanh ngiệp A một số tiền: 199trđ.Theo thông báo của ngân hàng:- Lãi suất chiết khấu: 1,5%/tháng.- Hoa hồng phí: 0,5trđ.- Ngày làm việc của ngân hàng: 01 ngày.- Thời hạn mua bán chịu ghi trong hợp đồng: 90 ngày.YÊU CẦU:a- Xác minh mệnh giá của hối phiếu.b- Xác định lãi suất mua bán chịu giữa doanh ngiệp A và doanh ngiệp B?Đáp án:a- Xác định mệnh giá của hối phiếu:199 = MG – (MG * 1,5%/30 * 90) – 0,5==> MG = 208,9 trđb- Xác định lãi suất mua bán chịu:(208,9 – 200)/200*100 = 4,45%//3 tháng (90 ngày) = 1,48%/tháng
Tình huống 3: Hồ sơ tín dụng của khách hàng sau khi xếp hạng, trong những trường hợp nào giám đốc ngân hàng sẽ ký chuyển sang bộ phận TRUY HỒI TÀI SẢN (Bộ phận xử lý không phải ngăn ngừa) và ý nghĩa của hành vi này – Là vấn đề gây tranh cãi nhiều và chưa thống nhất được trong một cuộc hội thảo, cả về trường hợp cả về cách giải thích.Anh chị cho ý kiến kết luận hội thảo về vấn đề này – Nếu là người chủ trì cuộc hội thảo?Đáp án: Hồ sơ tín dụng sau khi được xếp hạng, sẽ chuyển sang bộ phận TRUY HỒI TÀI SẢN trong 3 trường hợp sau đây:a- Hồ sơ xếp hạng IV (sinh viện gọi tên của hạng)b- Hồ sơ xếp hạng IV & sau khi ngăn ngừa nhưng không thành công (sinh viên gọi tên và giải thích).c- Khách hàng đang ở loại IV và V nhưng bất hợp tác hoàn toán khi ngân hàng muốn thực hiện phương án ngăn ngừa.
Ý nghĩa của việc Giám đốc ngân hàng ký chuyển hồ sơ sang bộ phận TRUY HỒI TÀI SẢN là: Việc thu hồi nợ tiến hành càng nhanh càng tốt. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng không còn cơ sở để tồn tại nữa – tức là sẵn sàng chấp nhận mất khách.
Tình huống 4: Ủy ban nhân dân tỉnh H có nhu cầu xây dựng một công trình văn hóa phục vụ nhân dân trong tỉnh. Hãy cho biết những rủi ro có thể gặp phải khi Ngân hàng cung cấp sản phẫm bảo lãnh và những loại bảo lãnh ngân hàng nên áp dụng trong suốt quá trình thực hiện từ khi chọn đối tác cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.Đáp án:a- Khâu tổ chức đầu thầu: người dự thầu vi phạm quy định đấu thầu ==> bảo lãnh dự thầu.b- Khâu thi công công trình: người thi công không thực hiện đúng tiến độ hoặc chất lượng công trình quá kém ==> bảo lãnh thực hiện hợp đồng.c- Khâu hoàn thành đưa vào sử dụng: chất lượng công trình không bảo đảm ==> bảo lãnh chất lượng sản phẩm.d- Nếu có hành vi ứng trước tiền cho bên thi công thì có thể có bảo lãnh hoàn thanh toán.
Tình huống 5: Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng của một doanh nghiệp với các số liệu sau:a- Doanh thu bán hàng trong kỳ: 100trong đó khách hàng nợ lại: 25b- Thu nợ kỳ trước: 15c- Chi mua hàng trong kỳ: 70trong đó nợ lại khách hàng: 10d- Chi trả nợ kỳ trước: 2Theo anh/chị, ngân hàng có thu đủ để trả nợ vay hay không, nếu trong kỳ khách hàng phải hoàn trả số nợ là 70 (cả gốc và lãi) và tỷ lệ thu là 70% tiền thu bán hàng.Đáp án:Thực thu tiền trong kỳ: 100 – 25 + 15 = 90Thực chi tiền trong kỳ: 70 – 10 + 2 = 62Tiền ròng trong kỳ: 90 – 62 = 28vì số thực thu tiền trong kỳ là 90, tỷ lệ thu là 70%, như vậy chỉ có thể thu được 63. Muốn thu đủ phải tăng tỷ lệ thu nợ lên.
Tình huống 6: Một công ty đề nghị ngân hàng A cho ứng trước vốn lưu động để thực hiện một thương vụ. Số liệu kế hoạch liên quan tới thương vụ như sau:a- Nguồn VLĐ tự tài trợ cho thương của công ty: 800 trđ.b- Nguồn vốn ngân hàng đủ đáp ứng nhu cầu vay của công ty.c- các giới hạn rủi ro mang tính định lượng theo yêu cầu của chính sách tín dụng ngân hàng này đối với thương vụ là chấp nhận được.d- Nhu cầu TSLĐ cho thương vụ 1200trđ.Ngày 01/01/2000 khách hàng đề nghị giải ngân toàn bộ hạn mức của thương vụ.YÊU CẦU:a- Xác định hạn mức tín dụng cho thương vụ? Các khả năng về cách thực hiện yêu cầu giải ngân của khách hàng?b- Các giới hạn rủi ro định lượng trong việc xác định hạn mức tín dụng cho vay gồm những giới hạn nào?Đáp án:a- Xác định hạn mức tín dụng cho thương vụ:- Nhu cầu vay ngân hàng = 1200 – 800 = 400- Nguồn và các giới hạn rủi ro chấp nhận được.- Hạn mức tín dụng: 400trđb- Các giới hạn rủi ro định lượng trong việc xác định hạn mức tìn dụng cần quan tâm:- Giới hạn trên vốn ngân hàng.- Giới hạn trên vốn ròng của khách hàng.- Giới hạn trên giá trị tài sản đảm bảo/
Tình huống 7: Một hộ nông dân có nhu cầu vay vốn để trồng lúa với diện tích là 2 ha. hộ canh tác trên diện tích của gia đình với 2 lao động chính. Số tiền vay là 2,5 trđ để mua giống (tại trạm giống, cây trồng huyện). Là cán bộ tín dụng, anh/chị có chấp nhận số tiền vay này không? Cho ý kiến về hướng giải ngân? Biết rằng định mức cho loại hộ vay này là 1,8 trđ/vụ/ha.Đáp án:a- Nhu cầu vay nhỏ hơn định mức (2 x 1,8 trđ = 3,6 trđ). Đối tượng vay hợp lý ==> có thể chấp nhận cho vay 2,5 trđ.b- Thường thì ngân hàng cấp tiền tuy nhiên nếu vay theo tổ có cùng mụ đích mua giống mới thì ngân hàng có thể ký hợp đồng chuyển tiền cho trạm giống cây trồng huyện sau khi khách hàng được cung cấp giống theo đúng yêu cầu.
Tình huống 8: Gia đình ông Văn muốn vay để nuôi heo nái. Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ghi nhận một số dữ liệu như sau: gia đình chuyên trồng lúa và đủ ăn, có quyền sử dụng đất là 1 ha, ông văn là lao động chính, vợ nội trợ. Phương án vay có hiệu quả. Hộ dự định nuôi heo ở khoảnh đất sau nhà nhưng chưa dựng chuồng. Là cán bộ tín dụng anh/chị có cho vay không? Giải thích?Đáp án:a- Ngân hàng chưa thể chấp thuận cho vay, vì nếu vay ngắn hạn để chăn nuôi hộ cần có chuồng trại, và tự lo một phần thức ăn.b- Có thể vay trung dài hạn bao gồm cả chi phí chuồng trại, giống và một phần thức ăn.
Tình huống 9: Định mức cho vay nuôi tôm nuớc lợ là 10trđ/ha mặt nước với thời hạn tối đa là 18 tháng. Gia đình ông Nguyễn dự kiến vay bổ sung tôm giống hao hụt. Dự kiến trong ba tháng tới ông sẽ thu hoạch đợt đầu 7 tạ, đợt hai 15 tạ, với giá bán 5,6trđ/tạ. Bạn sẽ cho vay:a- 20trđ với thời hạn 18 tháng? Hayb- 50trđ với thời hạn 4 tháng? và giải thích? Biết diện tích mặt nước nuôi là 2 ha và chưa vay ngân hàng.Đáp án:a- PA1: chọn (a) vì trong hạn mức tín dụng và có thể rút ngắn thời hạn do hộ đã đầu tư trước đó, hơn nữa không đảm bảo tín dụng.b- PA2: chọn (b) chi khi giá tôm giống lên và có tài sản đảm bảo vì mức tiền vay quá lớn vượt định mức.
Tình huống 10: Cho các số liệu sau:- Doanh thu thuần trong năm: 1000 trong đó giá vốn hàng bán chiếm 80%.- Số dư tồn kho: Đầu năm: 300Cuối năm: 340Anh/chị hãy xác định thời hạn vay tối đa trong trường hợp:a- Cho vay đối tượng nợ phải thu.b- Cho vay đối tượng hàng tồn kho.Đáp án:a- trước hết phải tính kỳ thu tiền bình quân và thời gian lưu kho bình quân.Kỳ thu tiền bình quân = {360 * (180+220)/2]/1000 = 72 ngày.Như vậy thời hạn cho vay tối đa cho nợ phải thu là 72 ngày.b- Thời gian lưu kho bình quân = [360 * (300+340) 2]/1000 * 80% = 144 ngàyVậy thời hạn cho vay tối đa đối với hàng tồn kho là 144 ngày.
Tình huống 11: Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay 80 không khi doanh nghiệp đề nghị vay vốn có các dữ kiện liên quan sau đây:a- Khả năng vốn cần thiết (đã được ngân hàng thẩm định): 100b- Khả năng tự đáp ứng bằng các nguồn khác: 20c- Bất động sản thế chấp, đựơc ngân hàng định giá: 250d- Môi trường kinh doanh an toán cho phép.Đáp án:Ngân hàng có thể chấp nhận cho khách hàng vay 80 khi:a- Khách hàng hội đủ các điều kiện vay vốn.b- Mức cho vay của ngân hàng không vượt quá 15% vốn, quỹ của ngân hàng và quỹ cho vay của ngân hàng cho phép.(Sv nêu đựơc công thức xác định mức tiền cho vay và giải thích đựơc con số 80, giới hạn cho vay theo giá trị TSĐB).
Tình huống 12: Doanh nghiệp được ngân hàng thỏa thuận HMTD quý I-2000 là 800. Diễn biến TKVL của doanh nghiệp trong quý I như sau:Ngày Phát sinh nợ Phát sinh có Số dưDư đầu Dư có 2001/1 50020/1 600 10010/3 100025/3 10030/3 200Doanh số trả nợ thực tế của doanh nghiệp trong quý là số nào: 1100, 1300, 900? Tại sao?Đáp án:Doanh nghiệp trả nợ là 900.- Các phát sinh có trên TKVL nếu = hoặc dư nợ thì dư có tại đó là tiền gửi của khách hàng.Vì vậy trong trường hợp trên:- Phát sinh có 100 (ngày 20/1) là doanh số trả nợ.- Phát sinh có 1000 (ngày 10/3) bao gồm: doanh số trả nợ 800 và tiền gửi của khách hàng 200.
Tình huống 13: Một doanh nghiệp ngày 1/2/20xx đề nghị chiết khấu ở ngân hàng 3 hối phiếu không ghi lãi suất, trả tiền ngay khi xuất trình. Các số liệu liên quan đến hối phiếu như sau: (theo thứ tự – đvt: triệu đồng).- Mệnh giá: 120, 70, 90- Thời hạn hối phiếu: 90, 90, 80 ngày- Ngày ký phát: 1/1, 15/1, ½- Ngày làm việc của ngân hàng được tính bằng 0- Hoa hồng phí tính chung cho cả 3 hối phiếu là 0,1 trđNgân hàng xét duyệt và chấp nhận chiết khấu với số tiền giao cho khách hàng 275 trđ. Yêu cầu:a- Các hối phiếu ngân hàng đã chấp nhận chiết khấu đã hội đủ những tiêu chuẩn nào?b- Xác định lãi suất chiết khấu – theo năm?Đáp án:a- Các hối phiếu ngân hàng đã chấp nhận chiết khấu phải hội đủ những tiêu chuẩn sau:- Hợp lệ về mặt hình thức.- Không giả về mặt nội dung.- Người thụ hưởng và những người liên quan có năng lực trả nợ.- Chấp nhận giá chiết khấu.b- Xác định lãi suất chiết khấu theo năm.- Ngày chiết khấu của từng hối phiếu.HP1: 90 – 31 = 59HP2: 90 – 17 = 73HP3: 80 – 0 = 80- Gọi i là lãi suất chiết khấu theo ngày, ta có:275 = 120 (120 * i * 59) + 70 – (70 * i * 73) + 90 (90 * 180) – 0,1 lãi suất chiết khấu theo năm = 9,097%è
Tình huồng 14: Quá trình tranh luận về chất lượng tín dụng ở một ngân hàng, bàn về việc xếp hạng và đánh giá khách hàng, còn hai vấn đề không thống nhất được:1- Sau một tháng cho vay, khi xếp hạng lại cho khách hàng ở cuối tháng: Một hồ sơ có ký hiệu I.F và một hồ sơ ký hiệu VI.A – Hồ sơ nào có chất lượng tốt hơn?2- Khi hồ sơ rơi vào hạng VI có nên dùng các giải pháp ngăn ngừa không?Anh/ chị cho ý kiến của mình – có lý giải với mọi người?Đáp án:1- Nên nhớ rằng: Ở thời điểm ra quyết định cho vay hồ sơ phải ở một mức độ nào đó (thông thường ở loại 1,2,3) Sau một tháng có sự thay đổi do nhiều nguyên nhân, với đặc trưng của từng hạng (I và VI) giữa hai hồ sơ I.F và VI.A thì hồ sơ I.F có chất lượng tốt hơn (sinh viên phân tích theo hướng này).2- Khi hồ sơ rơi vào hạng VI không nên dùng các biện pháp ngăn ngừa, do đặc trưng của loại VI tạo ra điều đó. Ngay lập tức phãi dùng các biện pháp xử lý – chỉ lưu ý rằng: trong các giải pháp xử lý này nên dùng các giải pháp thuộc nhóm khai thác hay nhóm thanh lý mà thôi. Điều này phụ thuộc vào 4 yếu tố:- Ý chí trả nợ và sự thật thà của khách hàng.- Chi phí bỏ ra thực hiện việc xử lý so với dư nợ thu về được,- Thái độ của các chủ m\nợ khác về ngân hàng.- Mức độ nghiêm trọng của hồ sơ, xét theo khía cạnh tổn thất của nó.
Tình huống 15: Một doanh ngiệp có nu cầu vay thực hiện phương án kinh doanh và gởi đến ngân hàng các giấy tờ sau:- Phuơng án kinh doanh.- Hợp đồng với bên mua.- Báo cáo tài chính 3 quý liên tiếp.- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.Yêu cầu: Khách hàng cần bổ sung các giấy tờ, thủ tục gì? Nêu ý nghĩa của các thủ tục đó.Đáp án:Khách hàng cần bổ sung các giấy tờ:- Giấy đề nghị vay vốn (nêu ý nghĩa).- Giấy tờ liên quan đến đảm bảo tín dụng (nếu có), nêu ý nghĩa.
Tính huống 16: Doanh ngiệp X làm giấy đề nghị vay ngân hàng 500trđ để làm phương án kinh doanh và sử dụng nhà xưởng làm tài sản đảm bảo nợ vay. Sau khi thẩm định giá tài sản (bao gồm quyền sử dụng đất) được đánh giá là 750 trđ. Theo chính sách tín dụng thì mức cho vay tối đa đối với tài sản này là 60% giá trị tài sản. Anh/chị cho nhận xét nếu khách hàng được chấp nhận cho vay?Đáp án:- Theo chính sách tín dụng mức cho vay không vượt quá 450trđ (750 * 0,6 = 450)- Như vậy, phạm vi bảo đảm là 450trđ là cho vay không có bảo đảm bằng chính phương án kinh doanh của khách hàng.
Tình huống 17: Khi lãi suất chiết khấu của ngân hàng được công bố bằng lãi suất cho vay ngắn hạn là 8%/năm, thì lãi suất tín dụng thực (hiệu dụng) là bao nhiêu? Ngân hàng nên công bố lãi suất chiết khấu là bao nhiêuđể lãi suất hiệu dụng bằng lãi suất cho vay ngắn hạn (8%)?Đáp án:- Khi lãi suất chiết khấu của ngân hàng được công bố bằng lãi suất cho vay ngắn hạn là 8%/năm, thì lãi suất thực (Lãi suất hiệu dụng – ir) là 8,7%/năm.Ir = i0 / (1 – i0)Ir = 0/ 0,92 = 0,087 = 8,7%/năm.- Trong trường hợp cần đạt đến mức lãi suất thực 8%/năm thì ngân hàng sẽ công bố lãi suất chiết khấu là 7,4%/năm.Io = 1 – 1/ (1 + ir) = 1 – 1/(1 + 8%) = 7,4%/ năm.
Tình huống 18: Từ bảng CĐKT của một doanh nghiệp có các số liệu sau:- Tiền: 200đvt- Phải thu: 500- Phải trả: 300- Tồn kho : 1000- Vay ngắn hạn: 700Xác định khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của khách hàng và cho nhận xét.Đáp án:- Tài sản lưu động: 1700- Nợ ngắn hạn: 1000- Khả năng thanh toán ngắn hạn: 1700/1000 =1,7- Khả năng thanh toán nhanh: 700/1000 = 0,7- Nhận xét: Khả năng thanh toán ngắn hạn tốt trong khi khả năng thanh toán nhanh không tốt bằng chứng tỏ doanh nghiệp bị ứ đọng hàng tồn kho.
Tình huống 19: Một hộ nông dân vay ngân hàng làm lúa hè thu với số tiền là 2,2 trđ. Nhưng do lũ lụt bị mất mùa nên đến kỳ đáo hạn khách hàng này không thể trả nợ vốn ngân hàng. Hộ này xin gia hạn 6 tháng. Cán bộ tín dụng khi xuống thăm thấy hộ sẽ thuhoạch cá trong 2 tháng tới là 2,5trđ, 1 lứa heo xuất chuồng là 500kg trong tháng thứ 3. Chi phí cho sản xuất của hộ bình quân là 0,8trđ/tháng, chi phí cho sinh hoạt là 0,5trđ/tháng. Anh chị có chấp nhận gia hạn không? Thời gian gia hạn là bao lâu? Biết rằng giá heo hơi là 15000đồng/ kg.Đáp án:Lý do không trả được là khách quan, bất khả kháng nên có thể gia hạn cho hộ với thời hạn không vượt quá một chu kỳ trồng lúa vụ tới. Tuy nhiên trong trường hợp này th7ì gian gia hạn không tới 6 tháng do:a- Thu: – Từ bán cá: 2.500.000- Từ bán heo: 7.500.000 (500 x 15000)Công thu: 10.000.000b- Chi: – Cho sản xuất: 2.400.000- Cho sinh hoạt: 1.500.000Công chi: 3.900.000c- Thu nhập thuần của hộ trước khi trả nợ sau 3 tháng là 6.100.000 đả để trả nợ ngân hàng. Vậy thời gian gia hạn là 3 tháng.
Tình huống 20: Ngày 5/7 doanh nghiệp X có nhu cầu vay thực hiện một thương vụ 100trđ với thời hạn 3 tháng. Từ hồ sơ vay cán bộ tín dụng thấy hàng hóa ngắn hạn mua vào được trả chậm 3 tháng kỳ hạn trả là 31/7. Hàng hóa bán ra trong các tháng 7,8,9,10 lần luợt là 50, 70, 70, 60 trđ. Trong đó bán chịu chiếm 25% tổng doanh thu. Anh chị có nhận xét về thời hạn xin vay?Đáp án:- Theo đề nghị thì khoản vay có kỳ đáo hạn là sang đầu tháng 10, như vậy khoản mua chịu thuộc nhu cầu vay là hợp lý.- Nguồn trả nợ là khoản thu khách hàng: (50 + 70 + 70) * 0,75 = 142,5 trđ.Vì vậy, khách hàng có thể hoàn trả nợ trong thời hạn 3 tháng nếu không phải chi nhiều vượt quá tỷ lệ 1 – 1/142,5 = 0,3. Nếu vượt quá thì phải 4 tháng mới có đủ tiền trả nợ vay ngân hàng.
Tình huống 21: Ngày 30/04/20xx, sau khi xếp hạng lại hồ sơ vay của khách hàng A, Hồ sơ từ hạng III.B bị giáng xuống hạng IV.B, với lý do hàng tồn kho tăng so với kế hoạch trên 20% (con số ấn định của ngân hàng khi giáng hạng). Hãy cho đáp án về các chuyên môn sau:1- Hồ sơ được chuyển sang bộ phận nào? Ý nghĩa?2- Đưa giải pháp ngăn ngừa thích hợp nhằm nâng hạng hồ sơ vay ở những tháng sau?Đáp án:Các yếu tố chuyên môn của tình huống này giải quyết như sau:1- Hồ sơ được chyển sang bộ phận quản lý rủi ro cao – Bộ phận có chức năng ngăn ngừa các khoản nợ có vấn đề.- Y nghĩa:+ tận dụng kỹ năng chuyên môn hóa của cán bộ chuyên môn hóa.+ Giảm phí cơ hội bằng cách đem lại sự tập trung hoàn toàn vào công việc của mình, đối với cả nhân viên tín dụng và nhân viên quản lý rủi ro.+ Dễ dàng áp dụng các biện pháp mạnh, nếu cần.+ Đánh giá vấn đề có tính khách quan hơn.2- Giải pháp ngăn ngừa:Dùng giải pháp kiểm soát hàng tồn kho: mà giải pháp thông thường là khách hàng phải:- Giảm thiểu giá bán hoặc- Tăng mức chiết khấu.
Bài tập và đáp án MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Tình huống 22: Một nhân viên tín dụng sau khi đã phân tích rất kỹ càng các yếu tố định tính và định lượng của người vay – đã khẳng định món vay không thể xuất hiện rủi ro hoặc ở tình trạng có vấn đề. Trửơng phòng tín dụng của anh ta cũng khẳng định các yếu tố đã được phân tích là không hề sai sót, nhưng khuyến cáo có ít nhất 2 yếu tố độc lập nhau từ phía khách hàng làm khoản vay hoàn toàn có thể xuất hiện rủi ro trong quá trình thực hiện.Anh/ chị hãy chỉ ra hai yếu tố đó và giải thích?Đáp án:Cho dù phân tích tín dụng kỹ đến đâu đi nữa, nguy cơ món vay trong quá trình thực hiện vẫn chứa đựng các yếu tố dẫn tới khoản nợ có vấn đề – riêng ở phía khách hàng, nguy cơ nằm trong quá trình phân tích và thực hiện, đó là:- Ở giai đoạn phân tích, sự phân tích tín dụng của nhân viên tín dụng không thể đạt tới mức có thể dự đoán hoàn toàn chính xác về một khoản vay có được hoàn trả như đã thỏa thuận hay không – cả về góc độ định tính và định lượng (sinh viên phân tích bằng ví dụ).- Ở giai đoạn thực hiện: ý chí trả nợ và khả năng trả nợ (phương án kinh doanh, năng lực tài chính, giá trị tài sản đảm bảo) của người vay hoàn toàn có khả năng thay đổi so với thời điểm phân tích tín dụng, vì đây là yếu tố KHÔNG TĨNH, hoàn toàn ĐỘNG. Sự thay đổi này có nhiều nguyên nhân (sinh viên phân tích bằng ví dụ).
Tình huống 23: Cán bộ tín dụng nhận được hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng để thẩm định. Vậy cán bộ thẩm định cần làm gì trong giai đoạn phân tích tín dụng?Đáp án:- Kiểm tra lại tính chính xác, đầy đủ của các bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.- Thẩm định các mảng theo điều kiện /tiêu chuẩn cấp tín dụng (SV nêu cụ thể đưa ví dụ như uy tín, năng lực vay, năng lực trả, nguồn trả…)- Dự báo các rủi ro.- Định giá tín dụng.- Làm tờ trình/ lập biên bản thẩm định/ báo cáo.
Tình huống 24: Doanh nghiệp A hợp đồng xây nhà cho công ty B. Ngân hàng C phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng nói trên. Do A chậm trễ trong thi công nên công ty B yêu cầu ngân hàng C thực hiện cam kết bảo lãnh. Theo anh/chị, ngân hàng C sẽ xử lý thế nào sau khi tìm hiểu lý do của sự chậm trễ là do B không cung cấp đúng thời hạn một số vật liệu như đã thỏa thuận trong h7p5 đồng và đây là dạng bảo lãnh đồng nghĩa vụ.Đáp án:- Đây là loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng do ngân hàng C phát hành cho công ty B hưởng, doanh nghiệp A là người được bảo lãnh.- Ngân hàng C không thực hiện cam kết vì trong bảo lãnh đồng nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh phụ thuộc nghĩa vụ chính của người được bảo lãnh. Ơ đây, nghĩa vụ chính được miễn giảm do vi phạm của bên hưởng bảo lãnh, do vậy nghĩa vụ của ngân hàng cũng được giảm theo.
Tình huống 25: Ngày 1/9 công ty Anh Dương có nhu cầu thanh toán vật tư theo hợp đồng là 1200trđ. Vốn tự tài tro875 của công ty là 600trđ và công ty đề nghị vay 600trđ. Tuy nhiên, khi nghiên cứ hồ sơ tín dụng nhân viên ngân hàng thấy có một khoản mua chịu là 200trđ điều chỉnh đến 1/12 mới đáo hạn.Theo anh/chị số tiền cấp ra là bao nhiêu? Biết rằng khách hàng hội đủ càc điều kiện vay vốn và khoản vay được đề nghị là 3 tháng.Đáp án:Phương án tối ưu là cấp 400trđ (1200 – 600 – 200) vì trong thời hạn vay khoản mua chịu cũng là một nguồn vốn của doanh nghiệp. Vấn đề là khoản mua chịu khi đáo hạn vào ngày 1/12 tùy thuộc vào khả năng tài chính luc đó mà ngân hàng co thể cho vay chi trả.Tình huống 27: Hạn mức tín dụng là bao nhiêu nếu:- Nhu cầu tài sản lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp 100- Nợ ngắn hạn phi Ngân hàng bình quân trong kỳ 30- Doanh nghiệp phải tự duy trì VLĐ thường xuyên không dưới 30% HMTD của Ngân hàng đối với doanh nghiệp.Đáp án:HMTD là 531. Giá trị TSLĐ 1002. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng: 303. VTC Của Doanh nghiệp: 0,3 HTMTD (sinh viên cần viết công thức khi tính)4. HMTD = (1) – (2) – (3)
Tình huống 28: Dự án của doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận ròng ước tính hằng năm là 10 triệu đồng. Khấu hao tài sản cố định hằng năm của dự án là 5 triệu. Chia cổ tức hằng năm là 20% lợi nhuận ròng. Từ những thông tin này Anh/chị có thể xác định khả năng trả nợ vay Ngân hàng? Tại sao?Đáp án:Chưa thể xác định được khả năng trả nợ ngay vì còn thiếu nhiều thông tin phản ánh các nhu cầu trả các khoản nợ khác và hiệu quả hoạt động của các tài sản không phải là dự án. ( sinh viên nêu phương pháp FATSATL)
Tình huống 29: Một doanh nhgiệp đề nghị vay vốn lưu động theo hạn mức tính dụng và có phương án tài chính năm 20xx như sau:Đơn vị: Triệu đồng.Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị- Tiền 500 – Các khoản phải trả người bán 8000- Các khoản phải thu 7000 – Các khoản nợ khác 1000- Hàng tồn kho 9000 – Vốn lưu động ròng 1000- Tài sản lưu động khác 500 – Vay Ngân hàng 7000Tổng 17000 Tổng 17000Hãy xác định mức cho vay tối đa của Ngân hàng, nếu chính sách tín dụng của Ngân hàng qui định vốn lưu động ròng phải tham gia tối thiểu:A-30% Chênh lệch giữa tài sản lưu động và tài sản nợ lưu động phi Ngân hàngB-10% so với tổng tài sản lưu động.Đáp án: Xác định mức cho vay tối đa:A – Vốn lưu động ròng phải tham gia tối thiểu 30% chênh lệch giữa tài sản lưu động và tài sản nợ lưu động phi Ngân hàng.-Vốn lưu động ròng phải tham gia tối thiểu: 30% * (17000 –8000 –1000) = 2400- Mức cho vay tối đa của Ngân hàng: 17000 – 8000 – 1000 – 2400 = 5600B – Vốn lưu động ròng phải tham gia tối thiểu 10% so với tổng tài sản lưu động- Vốn lưu động ròng phải tham gia: 10% * 17000 = 1700- Mức cho vay tối đa của Ngân hàng: 17000 – 8000 – 1000 – 1700 = 6300
Tình huống 30: Có phướan tài chính về nhu cầu tài sản lưu động của doanh nghiệp như sau:
Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị- Tiền 400 – Các khoản phải trả người bán 1400- Các khoản phải thu 3000 – Các khoản nợ khác 600- Hàng tồn kho 800 – Vốn lưu động ròng 500- Tài sản lưu động khác 300 – Vay Ngân hàng 2000Tổng 4500 Tổng 4500Chính sách tín dụng của Ngân hàng quy định: tỉ lệ số dư tiền gởi bù trừ là 10% so với hạn mức cam kết và 10% so với hạn mức sử dụng. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp phải tham gia: 20% chênh lệch của tài sản lưu động với vốn vay phi Ngân hàng.Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng gộp khi khách hàng được vay theo phương thức thấu chi? Quỹ cho vay qòng là bao nhiêu, nếu nếu khách hàng sử dụng hết hạn mức tín dụng?Đáp án:a. Xác định hạn mức tín dụng gộp.4500 – 1400 – 600 = 2500b. Quỹ cho vay ròng, khi khách hàng sử dụng hết hạn mức tín dụng:-Tiền gửi theo hạn mức: 2500 * 10% = 250-Nếu sử dụng hết hạn mức thì tiền gửi theo hạn mức đã sử dụng: 2500 * 10% = 250-Tổng tiền gửi bù trừ: 250 + 250 = 500- Quỹ cho vay ròng: 4500 – 1400 – 600 – 500 = 2000Nếu tính theo phương pháp hạn mức tín dụng ròng, ta có:Mức cho vay: 4500 – 1400 – 600 – (20% * 2500) = 2000Kết luận: Mức cho vay ròng là như nhauTình huống 31: Từ phương án vay vốn của hộ A có các số liệu sau:a) Tổng chi phí cho vụ hè thu là: 3.600.000đb) Vốn tự có: ( ruộng – 1ha, công cày và chăm sóc, thu hoạch, phân chuồng) 2.400.000đ hộ A có nhu cầu vay để thực hiện chi phí thuỷ lợi, mau lúa giống, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật.Hãy xác định mức cho vay đối với hộ này? Biết theo quy định định mức cho vay tối đa bằng 30% trong tổng doanh số thu. Sản lượng dự kiến là 5,2 tấn/ha, giá bán là 1,2 tr đồng /tấn.Đáp án:- Các chi vay là chấp nhận được, trừ chi phí thuỷ lợi chưa rõ là thuỷ lợi nội đồng hay tưới tiêu.- Nhu cầu vay: 3.600.000 – 2.400.000 =1.200.000- Nhu cầu vay nhỏ hơn mức cho vay: 1.200.000< 5,2*1.200.000*0,3Tình huống 32: Hồ sơ vay của khách hàng X đã được đưa về loại VI, cùng lúc có tài sản đảm bảocủa khách hàng có trạng thái E ( trị giá phát mãi còn tương đương 20% so với dư nợ trên hồ sơ) – đồng thời thoả thuận vay nợ giữa Ngân hàng và khách hàng có sự sơ hở về mặt Pháp lý. Hãy cho biết:A. Hồ sơ dạng VI có đặt trưng gì?B. Đưa biện pháp sử lý với khách hàng X và bảo vệ ý kiến của mình?Đáp án:A. Hồ sơ dạng VI có đặc trưng như sau: là hồ sơ có tên gọi – KHÊ ĐỌNG TOÀN PHẦN.Với đặc trưng là:Khách hàng đang trong tình trạng xấu kinh niên (mãn tính). Cao hơn thế là có khả năng mất cả vốn lẫn lãi, thậm chí cả các khỏan chi phí nếu áp dụng các biện pháp xử lý.B – Đưa biện pháp xử lý, với trường hợp này: vào tình huống này khi tài sản đảm bảo của khách hàng thấp hơn dư nợ (20%) đồng thời thoả thuận vay nợ có sơ hở về mặt pháp lý. Ngân hàng đang ở tình trạng yếu hơn khách hàng, nếu đua khách hàng vào sự can thiệp pháp lý. Do vậy, thông thường Ngân hàng thường dùng giải pháp thoả hiệp, tức là chấp nhận một múc trả thấp hơn dư nợ(thoả hiệp). Ý nghĩa của hành vi này là:+ Được thanh toán tức thời một phần nợ đã được thoả thuận – mà ra Toà chưa biết kết quả thế nào.+ Giải phóng thời gian để tập trung vào công việc khác.+ Tránh được dư luận không có lợi trong chiến dịch khách hàng.Tình huống 33: Doanh nghiệp A tr4ong kỳ có các số liệu sau:Doanh thu thuần: 11.000Trong đó: Giá vốn hàng bán = 80%Các chi phí ngoài sản xuất: 1.300Thuế lợi tức: 20% lãi ròngTỷ số nợ: 60%Tổng tài sản: 10.000Hãy xác định các chỉ tiêu sinh lợi của doanh nghiệp, điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ số nợ giảm xuống một nữa trong khi các số liệu khác không đổi?Đáp án:Lãi gộp: = 11.000 * 20% = 2.200Lãi ròng trước thuế = 2.200 – 1.300 =900Lãi ròng sau thuế = 900 – 900 * 20% = 720Mức sinh lời trên doanh thu – hoặc doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.= lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần = 720/11.000 = 6,5%Thu nhập trên tổng tài sản = Lãi ròng sau thuế/Tổng tài sản=720/10.000 = 7,2%Thu nhập trên vốn thuần – hay doanh lợi vốn tự có= LÃi ròng sau thuế/vốn tự có =720/(10.000 * 40%) = 18%Mọi số liệu không đổi nếu tỷ số nợ giảm một nữa = 30% thì thu nhập trên vốn sẽ giảm đi = 720/(10,000 * 70%) = 10,3%Tình huống 34: Phương án bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A như sau :KHOẢN MỤC ĐẦU KỲ CUỐI KỲ-Tài sản lưu động-Tài sản cố định-Cộng tài sản- Nợ ngắn hạn+ Phải trả+ Vay ngắn hạn- Nợ dài hạn+ Phát hành chứng khoán+ Vay Ngân hàng- Vốn chủ sở hữuCộng nguồn vốn 300400700300502505050…350700 4006001.000?100?150501003501.000Hãy xác định nhu cầu vay ngắn hạn trong kỳ, điền kết quả vào những ô có dấu? Và cho nhận xét về tính hợp lý của nhu cầu vay.
Đáp án:Tăng tài sản lưu động trong kỳ : 100Tăng tài sản cố định trong kỳ : 200Vậy tăng tài sản trong kỳ là : 300Nguồn đáp ứng: tăng phải trả : 50Tăng vay dài hạn : 100Do đó vay ngắn hạn trong kỳ tăng : 150Dư nợ vay ngắn hạn cuối kỳ : 250 + 150 = 400Nhu cầu vay 150 không hợp lý vì sử dụng để tăng tài sản cố định
Tình huống 35: Ngân hàng công thương phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của công ty HUY HOÀNH về việc cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp thương mại Tân Hòa. Giá trị của hợp đồng là 1000 triệu VNĐ.Tỷ lệ phạt vi phạm 10%. Hàng được giao thành 2 đợt: đợt một 40% giá trị hợp đồng, đợt hai giao nốt phần còn lại. Do công ty chậm trể trong đợt giao hàng lần thứ hai, người thu hưởng yêu cầu ngân hàng thực hiện cam kết bảo lãnh.Hãy lựa chọn một trong ba mức thanh toán: 100, 60, 40 triệu VNĐ mà anh/chị cho là ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện và giải thích.Đáp án:Ngân hàng sẽ thanh toán 60 triệu VNĐ cho người thụ hưởng bảo lãnh. Lý do theo điều khoản giảm thiểu trong bảo lãnh: sau khi hoàn thành đợt giao hàng lần 1, giá trị bảo lãnh giảm xuống, chỉ còn tương đương 10% giá trị hàng hóa chưa giao = 10% * (100% – 40%) * 1000 triệu VNĐ.Tình huống 36: Tóm tắt lưu chuyển tiền tệ quý 1 của doanh nghiệp A như sau:Khoản mục Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3Thu 1.000 1.300 2.100Chi 1.200 1.800 1.500Dư tiền mặt đầu kỳ 50Dư tiền mặt cuối kỳ 100 120 120Hãy dự kiến mức vay, trả trong quý (từng tháng và luỹ kế), biết dự nợ cuối năm trước chuyển qua là 130.Đáp án: Mức vay trả trong kỳ:= dư tiền mặt đầu kỳ + thu trông kỳ – chi trong kỳ – dư cuối kỳdùng công thức này tìm được tháng 1 vay 250; tháng 2 vay 520; tháng 3 trả 580. Số luỹ kế dư nợ: tháng 1 = 130 + 250 = 380; tháng 2 = 380 + 520 = 900; tháng 3 = 900 – 580 = 320.Tình huống 37: Công ty ACC trúng thầu thực hiện một dự án tầm cở quốc gia. Phía chủ đầu tư yêu cầu phải có một bảo lãnh ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro về chất lượng và thời hạn hoàn thành dự án. Theo yêu cầu của Công ty ACC, ngân hàng công thương phát hành bảo lãnh, nhưng giá trị quá lớn nên họ đề nghị ba ngân hàng khác cùng tham gia.Hãy cho biết tên loại bảo lãnh được phát hành, các thành phần tham gia; phương thức phát hành, quá trình xữ lý khi Công ty ACC vi phạm hợp đồng.Đáp án:Đây là loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Công ty ACC người được bảo lãnh, chủ đầu tư là người thụ hưởng và 4 ngân hàng tham gia là người phát hành bảo lãnh.Phương thức phát hành là đồng bảo lãnh, trong đó ngân hàng công thương đóng vai trò là đầu mối, các ngân hàng tham gia liên đới chịu trách nhiệm trên toàn bộ giá trị bảo lãnh.Khi Công ty ACC vi phạm hợp đồng, người thụ hưởng đòi thanh toán ở ngân hàng đầu mối, sau đó ngân hàng này truy đòi các ngân hàng thành viên. Nếu ngân hàng đi không thực hiện được thì có quyền đòi một trong các ngân hàng thành viên, ngân hàng nào trả sau đó có được quyền truy đòi các ngân hàng còn lại.
Bài 1:Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:Ngày 5/3 rút vốn 80 trđNgày 10/4 rút vốn 90 trđNgày 3/5 rút vốn 30 trđNgày 15/7 trả nợ 50 trđNgày 10/8 trả 70 trđSố còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ thực tế và theo số tiền trả gốc.
Một năm tính lãi theo 360 ngày.
Trả lời:
5/03 – 15/07 : 4 tháng 10 ngày : 131 ngày10/4 – 15/07 : 3 tháng 5 ngày : 95 ngày3/5 – 15/07 : 2 tháng 12 ngày :72 ngàyDư nợ đến ngày 15/07 là 150 tr15/07 – 10 /08 : 25 ngàyDư nợ đến 10/8 : 80 tr10/08 – 05/09 ( ngày đáo hạn HD) : 25 ngày
Lãi tính theo số dư thực tế :80* 1%*131/30 + 90*1%*95/30 + 30*1%*72/30 + 150* 1%*25/30 + 80*1%*25/30
Lãi tính theo dư nợ BQ :Tổng((Di*Ni)* i)/N : ( 80* 131 + 90*95+30*72+150*25+80*25 )* 1%)/( 131+95+72+25+25)
Bài 2:Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng (từ 18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào 18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và ngày 18/6/NLịch trả nợ gốc như sau:Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc và lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?
Trả lời:
1)Dư nợ 18/3 – 3/5 : 46 ngày là 100 trDư nợ 03/05 – 18/06 : 46 ngày là 58
Có thể tính theo 2 cách :100* 1%* 46/30 + 58* 1%*46/30 === 2.423 trhoặc : 42 *1% * 46/30 + 58*1%*92/30 === 2.423 tr2)03/05 trả 42 tr cho cả gốc và lãi.Lãi phải trả : 100* 1%* 46/30 =1.5333 tr
=> Dư nợ gốc là : 100 -( 42 – 1.53333 ) = 59.5333Cuối kì Kh còn phải trả : 59.5333 * ( 1+ 1%*46/30 ) = 60.446 tr
Bài 3:Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một số giao dịch như sau:Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 tr đNgày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 tr đNgày 18/3, DN A trả nợ: 230 tr đNgày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 tr đHãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ bình quân). Biết dư nợ TK cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay của NH là 0,95%/tháng.
Trả lời:(Lập bảng trong Excel)
Bài 4: Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện sau:Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD,02 tháng sau rút tiếp 50.000 USD. Sau thời gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút vốn lần 2,khách hàng trả nợ gốc 60.000 USD, số còn lại được trả sau 03 tháng tiếp theo.- Lãi suất cho vay: 6% năm;- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và cho nhận xét?Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng, khách hàng đã trả hết nợ.
Trả lời:
Phí suất = ((thu nhập NH) / ( số tiền KH thực nhận * kì dư nợ BQ )) * 100%= (( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*3*0.1 + 100 *(0.2%+0.1%)) / ( 100 -( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*6%*3/12+100* 0.1))*((50*2+100*7)/100)= (Tự tính)
Bài 6:Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm N+1, gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)
1 Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.6212 Doanh thu dự kiến năm N+1 102.0003 Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm4 Chi phí:Nguyên nhiên vật liệu 94.623Chi lương 15.554Chi phí máy 3.888Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481Chi phí trực tiếp khác 1.944Chi phí quản lý 2.592Lãi vay vốn 1.440
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết rằng VLĐ ròng và vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của NH khác năm N+1 là 40 tỷ đồng.
Trả lời:
Dưới đây là cụm công thức PHẢI NHỚ khi làm các BT về tính HMTD
HMTD = Nhu cầu vốn LD – Vốn TC tham gia – Nguồn tham gia khácVốn TC tham gia = TSLĐ – Nợ Ngắn hạnNhu cầu VLĐ =CHi phí SXKD/ vòng quay vốn LDVòng quay vốn LĐ = DT thuần / TSLD BQ
+ Tổng chi phí SXKD :Nguyên nhiên vật liệu 94.623Chi lương 15.554Chi phí máy 3.888Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481Chi phí trực tiếp khác 1.944=122.490Vòng quay VLD : 2 vòng / năm=> nhu cầu VLD =122.490/2=61.245=> HMTD = 61.245 – 40.000 = 21.245 tr
Bài 7: Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn mức tín dụng cho quý IV/N, để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế hoạch kinh doanh quý IV/N gửi cho ngân hàng có một số nội dung như sau:
Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,9%/tháng. Khi thực hiện hạn mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ tài khoản cho vay là: 4.647 triệu đồng. Trong tháng 12/N có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:Ngày 1/12:- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N.- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N.Ngày 10/12:- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước: 653 triệu đồng- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1.- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.Ngày 15/12:- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.Ngày 18/12:- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải trả trong tháng 12/N?Biết rằng:1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi đến hạn.3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản vốn khác được sử dụng trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay vốn lưu động trong năm N là 6 vòng.4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán nợ.
Trả lời:
Vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N => Đồng ý cho vay
Ngày 1/12 :dư nợ 5211 triệu đồng ( tồn dư 9 ngày )
Vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N => Từ chối
Lý do: Đây ko thuộc vay VLĐ mà từ nguồn vay khác
Trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước: 653 triệu đồng => Đồng ý
Ngày 10/12 : dư nợ 4581 tr trong 5 ngày
Vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1=> Từ chối
Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng (=> Ko liên quan)
Ngày 15/12, dư nợ 4606, số ngày 3
Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4626 tr, số ngày 7
Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Từ chối
Vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4646 tr, số ngày 7
***********Vòng quay vốn LD theo quý 6/4 = 1.5 vòng / quýTổng chi phí ngắn hạn=> nhu cầu VLD =nguồn vốn CSh và nguốn vốn khác tham gia 6.045HMTD =
**********Lãi tính theo dư nợ BQ : (tổng ( Di*Ni)*i)/31
Lãi tính theo dư nợ thực tế ;5211* 0.9% *9 /30 + 4581 * 0.9%*5/30 + 4606*0.9%*3/30 + 4626*0.9%*7/30 = (Tự tính)
Bài 8:Một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được NH cho vay theo phương thức CV theo HMTD. Sau khi xem xét kế hoạch vay VLĐ quý 4/N, NH đã thống nhất một số tài liệu như sau:
- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 14.895,5 trđ
- Chi phí khác của khách hàng trong quý là: 655 trđ
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 13.233,5 trđ
- TSLĐ:
+ Đầu kỳ: 3.720 trđ, trong đó vật t hàng hoá kém phẩm chất chiếm 15%+ Cuối kỳ: 4.650 trđ, trong đó dự trữ vật liệu xây dựng cơ bản 250 trđ
- VLĐ tự có và các nguồn vốn khác dùng vào kinh doanh: 2.730 trđ- Giá trị TSĐB: 2.812 trđ – Từ ngày 1/10/N đến hết ngày 26/12/N trên TK cho vay theo
HMTD của DN:
+ Doanh số phát sinh nợ: 4.500 trđ
+ Doanh số phát sinh có: 3.820 trđ
Trong 5 ngày cuối quý có phát sinh một số nghiệp vụ:
- Ngày 27/12: Vay mua vật tư: 450 trđ- Thu tiền nhận gia công sản phẩm: 70 trđ- Ngày 28/12: vay thanh toán tiền điện khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: 25 trđ- Ngày 29/12: Vay thanh toán sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị: 38 trđ- Thu tiền bán hàng:458 trđ- Ngày 30/12: vay mua vật liệu xây dựng cho công trình mở rộng sản xuất: 65 trđ- Ngày 31/12: Vay mua vật tư: 160 trđ- Vay thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 20 trđ
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý 4/N của doanh nghiệp2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 5 ngày cuối tháng
Biết rằng:
Số dư TK cho vay theo HMTD của doanh nghiệp cuối ngày 30/9/N: 560 trđ
DN không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý là nợ lành mạnh
Bài 1. (Dạng bài tập môn “Thị trường tiền tệ”)
Giả sử NH có các số liệu sau về huy động vốn trong tháng 2/2004
(ĐVT: tỷ đồng)
Loại tiền gửi
Tổng số dư tiền gửi ngày
Tiền gửi ko kì hạn
2.000
Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng
3.000
Tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng – dưới 24 tháng
500
Tiền gửi kì hạn trên 24 tháng
150
Tổng cộng
5.650
Hãy xác định DTBB của NH để xem thừa thiếu và tiền lãi được hưởng hoặc tiền phạt mà NH phải chịu là bao nhiêu? Biết rằng:Tỷ lệ DTBB mà NHNN quy định như sau:
Đối với tiền gửi ko kì hạn và có kì hạn dưới 12 tháng: 10%
Đối với tiền gửi kì hạn từ 12 tháng đến 24 tháng: 4%
Trên 24 tháng: 0%
NH đã trích nộp 5.5 tỷ đồng DTBB
Mức LS NHNN áp dụng cho số tiền được hưởng lãi là 0.1% và LS tái cấp vốn là 0.55%/tháng
GIẢI:
Số ngày của tháng 2/2004 là 29 ngày.
Mức Dự trữ bắt buộc (DTBB) xác định (theo quy định của NHNN đối với NH) là= (2000 + 3000) x 10%/29 + 500 x 4%/29 + 150 x 0%/29 = 17,9 (tỷ VNĐ)
Mức DTBB mà NH đã duy trì (theo gt) là
= 5,5 (tỷ VNĐ)
Như vậy, Mức DTBB đã duy trì (5,5 tỷ) NH đã duy trì thiếu DTBB theo quy định với NHNN. Xử lý là phạt vi phạm hành chính & phần thiếu DTBB bị phạt nợ quá hạn (= 150% lãi suất tái cấp vốn), phần DTBB đã duy trì được hưởng lãi theo quy định.
+) Phạt vi phạm hành chính số thiếu = (17,9 – 5,5) x 150% x 0,55% = 0,1023 (tỷ VNĐ/ tháng)
+) Lãi NH được hưởng trên số DTBB đã duy trì = 5,5 x 0,1 % = 0,0055 (tỷ VNĐ/ tháng)
Đ/S:…
Bài 2.Ngày 15/9/07 Cty CP A gửi đến chi nhánh NHTM B hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn với mức đề nghị hạn mức tín dụng quý 4/07 là 3.000 tr đồng để phục vụ kế hoạch sản xuất của cty trong quý.Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ngân hàng đã thống nhất với cty các số liệu sau đây:
Nội dung
Số tiền (triệu đông)
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào
12.910
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong quý
9.875
TS lưu động bình quân
6.150
Doanh thu thuần
21.525
Vốn lưu động tự có và huy động khác của cty
3.660
Tổng giá trị TS thế chấp của cty
4.150
Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định hạn mức tín dụng quý 4 cho cty là 2.905 triệu đồng.Trong 10 ngày đầu tháng 10/07, cty đã phát sinh 1 số nghiệp vụ và cán bộ tín dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với cty:
Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu
Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr
Ngày 8/10: cho vay để mua oto tải: 464 tr
Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr
Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Yêu cầu:
Nhận xét về thủ tục hồ sơ vay vốn của cty.
Nhận xét về những đề nghị của cán bộ tín dụng là đúng hay sai? Tại sao?
Biết rằng:
Nguồn vốn của NH đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của Cty
Cty sản xuất kinh doanh có lãi và là KH truyền thống của NH.
Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TS thế chấp.
Dư nợ vốn lưu động đầu quý 4/07 của cty là 700 tr đồng.
Trả lời: 1 – Nhận xét về đơn đề nghị xin vay vốn của công ty A:Công ty A cần xuất trình đầy đủ 3 loại hồ sơ sau:a) Hồ sơ pháp lý của công ty A cần có:
Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: ( Bản sao công chứng nhà nước)
1) Quyết định thành lập (nếu có);2) Giấy đăng ký kinh doanh;3) Giấy phép hành nghề (nếu có);4) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có);5) Điều lệ hoạt động (nếu có);6) Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;7) Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN).Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.9) Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể).10) Có vốn điều lệ theo qui định.11) CMND của người đại diện vay vốn.12) Đăng ký mã số thuế13) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
b) Hồ sơ khoản vay:Hồ sơ , Phương án, dự án vay vốn, trong đó nêu rõ:
1) Đơn đề nghị vay vốn.2) Mục đích sử dụng vốn vay;3) Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án;4) Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ);
Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể:
Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh;
Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn);
Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định;
Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.
c) Hồ sơ Tài sản bảo đảm cho khoản vay:Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có như nhà đất, máy móc thiết bị (trường hợp vay vốn để mở rộng hoạt động hiện tại) và hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 có thể được coi như là tài sản đảm bảo.Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản mà khách hàng dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại BIDV. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm:
Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với động sản: Giấy đăng ký tài sản (như Đăng ký xe ô tô), Hoá đơn tài chính, Tờ khai hải quan hàng hoá, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản của cơ quan chủ quản/ cơ quan có thẩm quyền (nếu có áp dụng), hoặc các giấy phép liên quan đến tính chất đặc biệt của tài sản.
Các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các văn bản pháp lý khác; quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên; các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có).
Các giấy tờ khác: giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật); giấy phép xây dựng (nhà, xưởng) các giấy phép sử dụng đặc biệt của cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố thế chấp.
2 – Xác định Hạn mức tín dụng & thời gian cấp cho Công ty A => để xem Cán bộ tín dụng đã làm đúng hay sai:
B1: Xác định Hạn mức tín dụng (HMTD) theo giá trị TS thế chấp:
HMTD = 70% x 4.150 = 2.905 (triệu đồng)
B2: Xác định HMTD cho quý 4 dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
HMTD = Nhu cầu vốn lưu động trong quý 4 của DN – Vốn tự có của DN – Các nguồn vốn huy động khác của DN
Trong đó:
- Nhu cầu vốn lưu động trong Q4 của DN = Tổng CPSX trong quý / Vòng quay VLĐ trong quý
- Vòng quay VLĐ trong quý = Tổng doanh thu Q4 / Tài sản lưu động bình quân Q4
= 21.525 / 6.150 = 3,5 (vòng)
=> Nhu cầu vốn lưu động trong Q4 của DN = (12.910 + 9.875) / 3,5 = 6510 (triệu đồng)
Thay vào Công thức “xanh đỏ” ở trên:
=> HMTD = 6510 – 3660 = 2850 (triệu đồng)
Theo giả thiết, NH đủ vốn, Cty A kinh doanh có lãi, do đó:
HMTD cấp cho Cty A = Min (HMTD ở B1; HMTD ở B2) – Dư nợ Vốn lưu động của Cty A
= Min (2905; 2850) – 700
= 2850 – 700 = 2150 (triệu đồng)
=> Cty A được cấp HMTD là 2150 triệu đồng, thời gian vay là từ 1/10/2007 đến hết 31/12/2007.
3 – Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh
Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu => Không cho vay
Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr => cho vay, vì NVL là nguyên liệu phục vụ SXKD, thuộc diện cho vay
Ngày 8/10: cho vay để mua oto tải: 464 tr => Không cho vay, vì đây là chi phí trang trải TS cố định
Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr => Không cho vay
Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr => Cho vay, vì chi lương CNV thuộc chi phí SXKD ngắn hạn
Bài 3.
Doanh nghiệp X xuất trình hồ sơ vay NH A để thực hiện mua hàng xuất khẩu, các số liệu được thu thập như sau:
Chi phí thanh toán cho người cung cấp theo hợp đồng là 1.200 tr đồng (trong đó thanh toán 70% phần nợ còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ xong toàn bộ hàng hóa).
Chi phí tiêu thụ đi kèm: 100 tr đồng.
Vốn của DN tham gia vào phương án: 200 tr đồng.
TS đảm bảo nợ vay được định giá là: 2.100 tr (tỷ lệ cho vay tối đa là 50%).
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức cho vay đối với DN nếu các quy định khác về điều kiện vay và nguồn vốn của NH đều thỏa mãn.
2. Cho biết các xử lý của NH trong các TH sau:
a. Trong lần tái xét khoản vay sau 2 tháng, NH nhận thấy DN có biểu hiện giảm sút về tài chính, nguồn thu nợ thừ bán hàng không rõ ràng, TS ĐB sụt giảm tới 20% so với giá trị ban đầu.b. Trong thời gian cho vay, DN thực hiện đúng các cam kết, ko có dấu hiệu xấu, nhưng khi khoản vay đáo hạn, DN ko trả được nợ, NH đã áp dụng 1 số biện pháp khai thác nhưng ko thành công. Mặt khác, do thị trường bieena động mạnh nên giá trị TS ĐB chỉ còn khoảng 70% số nợ gốc.
Trả lời:
1. Nhu cầu VLĐ = 1.200 x 0,7 +100 = 940 tr đồng.
Nhu cầu vay vốn = 940 – 200 = 740 tr đồng.
Mức cho vay tối đa = 50% x 2.100 = 1.050 > 740
Vậy mức cho vay tối đa là 740 tr đồng.
2.a) DN có biểu hiện giảm sút về tài chính, như vậy rủi ro tín dụng tăng, khả năng thanh toán của DN có thể bị sụt giảm.
Nguồn thu nợ từ bán hàng không rõ ràng, như vậy có thể có dấu hiệu chiếm dụng vốn.Giá trị TSĐB sụt giảm
=> NH cần xem xét đánh giá lại mức độ rủi ro để đưa ra quyết định tín dụng
- Nếu đây chỉ là những biểu hiện tạm thời và DN là khách hàng truyền thống có uy tín của NH thì cần nhắc nhở, đưa ra những biện pháp để giúp DN giải quyết khó khăn này.
- Nếu sau khi thu thập điều tra nhận thấy rủi ro có thể xảy ra thì cần căn cứ vào mức độ rủi ro để đưa ra các quyết định tín dụng:
Giảm hạn mức tín dụng
Thu hồi vốn vay trước hạn
Không cho vay tiếp, thu hồi vốn vay trước hạn.
Không cần bổ sung TSĐB vì giá trị TS sụt giảm 20%, vậy Giá trị món vay có thể được đảm bảo bằng TS là 2100 x 80% x 0,5 = 840 > 740 tr đồng.
b) Trong thời gian cho vay, DN thực hiện đúng cam kết, ko có dấu hiệu xấu, nhưng khi khoản vay đáo hạn, DN ko trả đc nợ, NH áp dụng 1 số biện pháp khai thác nhưng ko thành công. Mặt khác giá trị TSDB chỉ còn 70% số nợ gốc. NH nên xem xét nguyên nhân của việc DN ko trả được nợ.
Nếu DN ko trả đc nợ vì lý do khó khăn tài chính tạm thời nhưng vẫn có ý chí trả nợ thì NH có thể hỗ trợ gia hạn nợ.
Nếu DN có dấu hiệu chây ỳ, muốn chiếm dụng vốn, NH áp dụng chính sách thanh lý như bán TSTC, tiếp tục tận thu phần nợ gốc chưa thu hồi được.
Bài 4.Ngày 15/12/08 cty M gửi tới NH E phương án tài chính ngày 31/12/08 của cty như sau:
(ĐVT: tr đồng)
TS
Số tiền
NV
Số tiền
1. TS lưu động
1. Nợ phải trả
Tiền mặt
200
Nợ ngắn hạn
45.000
Các khoản phải thu
21.000
- Vay ngắn hạn
45.000
Hàng hóa tồn kho
78.000
- Phải trả ng bán
24.000
- Hàng mất phẩm chất
2.000
- phải trả khác
16.000
TS lưu động khác
1.000
2. Nợ dài hạn
12.500
2. TS CĐ
37.300
3. Vốn chủ sở hữu
40.000
Tổng cộng
137.500
Tổng cộng
137.500
Biết rằng:
Vòng quay hàng tồn kho tối thiểu của cty là 4 vòng: vòng quay các khoản phải thu là 15 vòng.
Doanh thu dự kiến của năm 2008 là 240.000 tr
GVHB bằng 75% so với doanh thu.
Quy chế cho vay của NH yêu cầu phải có 10% vốn lưu động của DN tham gia trong TS lưu động.
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp pháp của phương án tài chính mà cty đã gửi NH.
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho cty M trên cơ sở phương án tài chính hợp lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập - Bài giải Tín dụng Ngân hàng Thương mại (Khoa Ngân hàng - ĐH Đà Nẵng).doc