Bài giảng Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

- Xây dựng và lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu. - Sử dụng tài sản một cách tiết kiệm, không lãng phí thông qua việc triển khai các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến. - Nâng cao tốc độ chu chuyển tài sản bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp. - Giải quyết tốt quá trình thanh toán, đôn đốc thu hồi công nợ

ppt25 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 6379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* ThS. Nguyễn Thanh Huyền Chương 5 Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 5.1 Tổng quan về tài sản ngắn hạn của DN 5.2 Quản lý tài sản ngắn hạn của DN 5.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của DN * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.1 Tổng quan về tài sản ngắn hạn của DN 5.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn 5.1.2 Kết cấu tài sản ngắn hạn * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của DN. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.1.2 Kết cấu tài sản ngắn hạn Căn cứ vào các khâu của quá trình KD: + Tài sản ngắn hạn trong khâu dự trữ + Tài sản ngắn hạn trong khâu sản xuất + Tài sản ngắn hạn trong khâu lưu thông Căn cứ vào hình thái biểu hiện và khả năng thanh khoản: + Tài sản bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.2 Quản lý tài sản ngắn hạn 5.2.1 Quản lý hàng tồn kho 5.2.2 Quản lý tài sản bằng tiền và chứng khoán có tính thanh khoản cao 5.2.3 Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn 5.2.4 Quản lý tài sản ngắn hạn khác * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.2.1 Quản lý hàng tồn kho Khái niệm: Hàng tồn kho là tài sản doanh nghiệp mua vào hay sản xuất ra chờ để tiếp tục xuất dùng vào sản xuất hoặc chờ để bán trong một thời kỳ nhất định. Đặc điểm hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại khác nhau: NVL, hàng hóa, thành phẩm,… Trong quá trình tồn tại hàng tồn kho có thể phát sinh các CP liên quan: CP v/c, bảo quản, bảo hiểm và có thể phát sinh các rủi ro như giảm giá hàng tồn kho, biến chất,… Trong quá trình dự trữ hàng tồn kho có thể phát sinh CP cơ hội của bộ phận vốn đã đầu tư vào hàng tồn kho. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Nội dung quản lý hàng tồn kho Xác định quy mô hàng tồn kho tối ưu Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity) Các giả định để áp dụng mô hình: - Tốc độ tiêu thụ hàng hóa diễn ra tương đối đều đặn - Tổng nhu cầu lượng hàng tiêu thụ trong năm là một đại lượng có thể xác định trước và các yếu tố chi phí liên quan đến hàng tồn kho là tương đối ổn định. Các yếu tố chi phí liên quan đến hàng tồn kho: - Chi phí lưu kho - Chi phí đặt hàng. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Chi phí lưu kho: gồm - Chi phí hoạt động: như chi phí bốc dỡ hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí hao hụt, mất mát hàng hóa, chi phí do giảm giá trị hàng hóa… - Chi phí tài chính: như chi phí trả lãi tiền vay, chi phí cơ hội… Nếu gọi số lượng mỗi lần cung ứng hàng hóa là Q thì dự trữ trung bình sẽ là Q/2 Lượng hàng cung ứng Dự trữ trung bình Thời gian Nếu gọi C là chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hóa thì tổng chi phí lưu kho của doanh nghiệp sẽ là Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng lên nếu số lượng hàng mỗi lần đặt hàng tăng lên * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Chi phí đặt hàng: Đây là các chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng đặt mua một lần. Nếu gọi S là tổng lượng hàng hóa cần sử dụng trong kỳ thì số lần cung ứng hàng hóa sẽ là . Gọi F là chi phí mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng sẽ là: Tổng chi phí đặt hàng tăng lên nếu số lượng hàng hóa mỗi lần cung ứng giảm. Gọi TC là tổng chi phí cho hàng tồn kho: * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity) Xác định lượng hàng nhập tối ưu: Qua đồ thị trên ta thấy số lượng hàng hóa cung ứng mỗi lần là Q* thì tổng chi phí cho hàng tồn kho là thấp nhất. Tìm giá trị cực tiểu của hàm số TC theo Q ta có: Trong đó: S là tổng lượng hàng hóa cần sử dụng trong kỳ. F là chi phí cho mỗi lần đặt hàng. C là chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hóa. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Xác định số lần đặt hàng tối ưu trong năm: Số lần đặt hàng tối ưu trong năm = Tổng lượng hàng cần sử dụng trong năm / Lượng nhập hàng tối ưu mỗi lần (L* = S/Q*) Xác định khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng tối ưu trong năm: Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng = Số ngày trong năm/ Số lần đặt hàng tối ưu trong năm (N* = 365/ L*) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity) Ví dụ: Tại công ty MH có số liệu về hàng tồn kho dự tính trong năm kế hoạch như sau: Tổng nhu cầu hàng hóa cần sử dụng trong năm là 3600 đơn vị, chi phí cho mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho cho một đơn vị hàng hóa là 0,5 triệu đồng. Lượng hàng hóa mỗi lần cung ứng tối ưu là: (đơn vị) Số lần đặt hàng trong năm là: 3600 : 120 = 30 (lần) Chi phí đặt hàng trong năm: 30 x 1 = 30 (triệu đồng) Chi phí lưu kho hàng hóa trong năm 0,5 x120/2 = 30 (triệu đồng) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity) Điểm đặt hàng mới Về mặt lý thuyết người ta có thể giả định là khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới để sử dụng tiếp. Trong thực tế các doanh nghiệp phải tính toán lượng hàng thế nào để đủ dùng liên tục, không làm gián đoạn sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy doanh nghiệp cần chọn thời điểm đặt hàng mới. Thời điểm đặt hàng mới = Số lượng vật tư hàng hóa sử dụng mỗi ngày (x) Độ dài của thời gian giao hàng. Với ví dụ trên, lượng hàng hóa tiêu thụ mỗi ngày là 3600/365 = 10 đơn vị, nếu thời gian giao hàng là 3 ngày thì doanh nghiệp đặt hàng khi hàng trong kho còn: 10 x 3 = 30 (đơn vị). * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0. Về mặt lý thuyết các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp này có số tồn kho bằng 0. Vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa đã được đặt hàng trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung cấp mới đưa hàng đến và sau khi sản xuất xong thành phẩm, hàng hóa được chuyên chở đi ngay. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ, tuy nhiên đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và phải kết hợp với phương pháp quản lý khác. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.2.2 Quản lý tài sản bằng tiền và chứng khoán có tính thanh khoản cao Khái niệm và mục đích dự trữ tài sản bằng tiền Tài sản bằng tiền được hiểu là số tiền hiện có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Việc dự trữ một lượng tiền tệ nhất định nhằm các mục đích sau: Đảm bảo nhu cầu giao dịch hàng ngày Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong những trường hợp biến động bất thường của các khoản thu chi bằng tiền. Đặc điểm của tài sản bằng tiền - Tài sản bằng tiền có thể tồn tại nhiều dạng khác nhau: tiền VN, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và được bảo quản tại các địa điểm khác nhau như tại quỹ doanh nghiệp, gửi ở tổ chức tín dụng hay là tiền đang chuyển - Trong quá trình tồn tại, có thể nảy sinh các chi phí liên quan như chi phí bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm,... - Trong quá trình tồn tại, tiền mặt tại quỹ và tiền đang chuyển là tiền không sinh lợi, tiền gửi sinh lợi với tỷ lệ rất thấp, trong khi đó, tiền có xu hướng bị mất giá do lạm phát * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Mối quan hệ giữa tài sản bằng tiền và chứng khoán thanh khoản cao Trong điều kiện nền kinh tế có TTCK phát triển, việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng khoán đã trở thành một hình thức đầu tư tiền nhàn tạm thời nhàn rỗi khá thông dụng. Bởi lẽ, loại hình tài sản này cho phép doanh nghiệp có thể đầu tư sinh lợi trong ngắn hạn đồng thời có thể dễ dàng chuyển đổi thành tài sản bằng tiền dễ dàng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chi dùng của doanh nghiệp Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ sau: Dòng thu tiền: Thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ Vay nợ Tài sản bằng tiền Dòng chi tiền: Chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ Thanh toán các khoản nợ T.toán các n.vụ TC khác Các CK thanh khoản cao Bán những CK có tính thanh khoản cao để bổ sung cho TS bằng tiền Đầu tư tạm thời bằng cách mua CK có tính TK cao * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Lập kế hoạch ngân quỹ: Để xác định được lượng tiền dự trữ DN phải xây dựng được bảng dự toán thu, chi tiền tệ, bảng này bao gồm ba phần: Phần thu: Bao gồm các khoản tiền dự kiến thu được trong kỳ như tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ, tiền thu hồi nợ, tiền nhượng bán tài sản… Phần chi: Bao gồm các khoản dự kiến chi trong kỳ như mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả tiền lương, tiền thưởng, nộp bảo hiểm, nộp thuế vào NSNN; chi cho đầu tư dài hạn,… Phần số dư đầu kỳ, phần số dư cuối kỳ Xác định lượng tiền dự trữ tối ưu dựa vào mô hình EOQ Lượng dự trữ tài sản bằng tiền tối ưu M* được xác định: Trong đó: M*: Lượng tiền dự trữ tối ưu S: Tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ. F: Chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán i: Chi phí cơ hội tài sản bằng tiền trong năm * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.2.3 Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn Khái niệm và đặc điểm * Khái niệm Các khoản phải thu ngắn hạn được hiểu là số tiền doanh nghiệp phải thu hồi từ các doanh nghiệp mua chịu trong khoảng thời gian tối đa là 12 tháng * Đặc điểm Phải thu là công việc thường xuyên phát sinh trong quá trình kinh doanh của DN. Độ lớn và rủi ro của các khoản phải thu của DN phụ thuộc: - Chính sách tín dụng - Tốc độ thu hồi nợ cũ - Tốc độ tạo ra nợ mới - Sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của DN như: chu kỳ suy thoái của nền kinh tế; khủng hoảng tiền tệ. Trong quá trình tồn tại các khoản phải thu sẽ phát sinh các chi phí: chi phí quản lý nợ phải thu; chi phí thu hồi nợ; chi phí rủi ro,… * ThS. Nguyễn Thanh Huyền b. Nội dung quản lý các khoản phải thu ngắn hạn Xây dựng chính sách bán chịu (tín dụng thương mại) hợp lý: Tiêu chuẩn bán chịu Điều khoản bán chịu Quyết định bán chịu Thu thập thông tin về khách hàng Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng của KH Quyết định có bán chịu hay không Theo dõi quản lý nợ phải thu khách hàng Xác định kỳ thu tiền bình quân: Sắp xếp “tuổi” của các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết nợ khi đến hạn. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 5.3.1 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 5.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.3.1 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Số vòng chu chuyển của tài sản ngắn hạn - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: + Hiệu suất sử dụng TSNH + Hệ số sinh lời + Vòng quay các khoản phải thu + Kỳ thu tiền bình quân + Vòng quay hàng tồn kho + Kỳ nhập hàng bình quân * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Số vòng chu chuyển Doanh thu tiêu thụ trong kỳ TSNH Trị giá TSNH bình quân Hiệu suất sử dụng Doanh số trong kỳ TSNH Trị giá TSNH bình quân Hệ số sinh lời Lợi nhuận sau thuế Trị giá TSNH bình quân * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay = Doanh thu thuần + VAT đầu ra t/ư các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Vòng quay hàng tồn kho Kỳ nhập hàng bình quân * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Xây dựng và lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu. - Sử dụng tài sản một cách tiết kiệm, không lãng phí thông qua việc triển khai các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến. - Nâng cao tốc độ chu chuyển tài sản bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp. - Giải quyết tốt quá trình thanh toán, đôn đốc thu hồi công nợ - Xác định lượng hàng tồn kho hợp lý nhằm tiết kiệm các CP liên quan. - Xác định lượng tiền dự trữ hợp lý nhằm tạo cơ hội hưởng lãi từ đầu tư CK - Đẩy mạnh bán ra nhằm tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tcdn_2012_chuong_5_3634.ppt
Tài liệu liên quan