Tất cả các công ty đều có nghĩa vụ cung cấp những sản
phẩm an toàn cho khách hàng:
Không có hại cho sức khỏe
Không để lại hậu quả xấu cho xã hội
Không hủy hoại môi trường sống
Đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn (TCVSATTP).
Tất cả các công ty đều có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin
về các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng:
95 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý chiến lược và lợi thế cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 1
1. Quản lý chiến lược và lợi thế cạnh tranh
Giới thiệu sơ lược 7-Eleven
7 – Eleven là một chuỗi cửa hàng bán lẻ của tập
đoàn Southland đã đạt được những thành công đáng
kể trong giai đoạn khá dài từ những năm 1970 đến
những năm 1990.
7 – Eleven với mực đích “Nâng cao sự tiện dụng
khách hang” đã xây dựng một chuỗi của hàng nhỏ
trong mỗi khu vực và 7 – Eleven cũng kéo dài thời gian
phục vụ.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 2
Giới thiệu sơ lược 7-Eleven
Ưu điểm của 7-Eleven
i) Đầu tiên, vì của hàng của nó nhỏ hơn siêu thị thông
thường nên người mua ít gặp khó khăn trong việc xác định
hàng hoá (tìm hàng dễ hơn)
ii) Thứ hai, thanh toán nhanh hơn vì khách hàng chỉ mua
một vài thứ một lúc (dòng chờ cửa ra thường ngắn hơn).
iii) Thứ ba, vì của hàng 7-11 hoạt động với nhiều đơn vị
trong một khu vực địa lý, nên nó gần gũi hơn với khách hàng
so với các cơ sở lớn của các tập đoàn lớn.
iiii) Cuối cùng, thông qua việc mở cửa thời gian lâu hơn, nó
có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn trong ngày.
1. Quản lý chiến lược và lợi thế cạnh tranh
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 3
1. Quản lý chiến lược và lợi thế cạnh tranh
Giới thiệu sơ lược 7-Eleven
Nhượcđiểm của 7-Eleven
Nhược điểm ban đầu của 7-Eleven là thu hút khách hàng bị
giảm vì 2 yếu tố then chốt: ít lựa chọn và giá cả cao. Các cửa
hàng nhỏ của nó thường có ít hàng hoá và nhãn hiệu hơn các
siêu thị thông thường, chính vì vậy khách hàng ít có sự lựa chọn
hơn khi mua hàng hoá. Phương pháp của 7-Eleven cũng dẫn đến
năng suất thấp hơn mô hình cửa hàng lớn của các siêu thị nên
muốn có lợi nhuận trong bối cảnh chi phí cao hơn, nó phải bán
đắt hơn (10 -15% so với trung bình).
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 4
1. Quản lý chiến lược và lợi thế cạnh tranh
Giới thiệu sơ lược 7-Eleven
• Vửa mới ra đời 7-Eleven đã phát triển nhanh chóng, đạt được vị trí
thống trị trong ngành công nghiệp phân phối.
• Vào cuối những năm 1980s, 7-Eleven chịu sức ép cạnh tranh ngày
càng gia tăng bởi các hãng trong ngành (như Safeway,
Albertson’s, Kroger, Tom Thumb, Fred Meyer, Randall’s, H.E.B.,
Giant Food, và Piggly Wiggly) và các đổi thủ mởi gia nhập ngành
bán lẻ thực phẩm như Wal-Mart và K-Mart, đã bắt đầu cung cấp
một loại các loại hàng hoá với giá giảm bất ngờ.
• 7- Eleven đã mất thị phần trên nhiều khu vực vào đầu những năm
1990.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 5
Giới thiệu sơ lược 7-Eleven
Trước tình hình đó 7-Eleven thực hiện các biện pháp chiến lược
của mình để củng cố năng lực cạnh tranh và giành lại thị
trường đã mất:
Giảm giá sản phẩm, liên tục bổ sung những mặt hàng mới và
đưa ra nhiều những nhãn hiệu sản phẩm mới có chất lượng.
Có chiến dịch quảng cáo rầm rộ với sự tham gia của cả những
diễn viên hài nổi tiếng.
Vào năm 1990, liên minh giữa công ty Ito-Yokado của Nhật với
7-Eleven do tập đoàn Southland đã gặp khó khăn về tài chính
vào cuối những năm 1980
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 6
Giới thiệu sơ lược 7-Eleven
Ito-Yokado giúp nâng cao hoạt động ở Mỹ của 7-Eleven bằng
cách chuyển giao các kinh nghiệm quản lý có sự tích hợp của
máy tính đã rất phát triển ở Nhật tới các cửa hàng ở Mỹ.
• Khi đã được áp dụng trên toàn nước Mỹ, thông tin do mỗi cửa
hàng của 7-Eleven xử lý sẽ cho phép các nhà quản lý đưa ra
quyết định hàng hoá nào loại bỏ và hàng hoá nào thì thêm vào?
khi nào thì đặt hàng? và mức hàng hoá dự trữ nào là thích hợp
đối với mỗi loại hàng hoá?.
• Thiết lập mối quan hệ mới với các nhà cung cấp (như Coke,
Pepsi, Frito-Lay, Interstate Bakeries) tốt hơn.
Sau đó 7-Eleven đã thành công lớn trở lai trên thị trường Nhật
và Mỹ
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 7
1. Giới thiệu nội dung chương
2. Các phương pháp để xây dựng lợi thế cạnh tranh
Các chiến lược dẫn đầu chi phí thấp,
Các chiến lược khác biệt
Các chiến lược tập trung
3. Một viễn cảnh chiến lược
Sản xuất theo yêu cầu – khối lượng lớn
Khả năng đặc biệt và quản lý chất lượng
4. Chiến lược và lợi thế cạnh tranh qua vòng đời sản
phẩm
5. Nhận thức đạo đức
Chương 3
Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 8
Chương 3
CHIẾN LƯỢC ĐƠN VỊ KINH DOANH
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 9
1- Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh đề cập đến việc công
ty cạnh tranh như thế nào trong một lĩnh vực
kinh doanh nào đó (chủ yếu là chiến lược
cạnh tranh)
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 10
2. Các phương pháp để xây dựng lợi ích
cạnh tranh
Có 3 phương pháp cơ bản xây dựng lợi thế cạnh tranh
sau đây:
i) Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp,
ii) Chiến lược khác biệt,
iii) Chiến lược tập trung.
Cả ba chiến lược này nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn
so với các đối thủ.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 11
2.1 Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp
2.1.1 Khái niệm
Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp nhằm cung cấp sản phẩm
và dịch vụ với chi phí thấp so với đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược này tạo ra lợi nhuận cao bằng cách:
Bán rẻ hơn đối thủ, chiếm được thị phần cao (khối
lượng lớn).
Bán giá trung bình trên thị trường với suất lợi nhuận
cao hơn.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 12
Logic của chiến lược giá rẻ
KINH NGHIỆM
ƯU THẾ VỀ GIÁ
THÀNH HẠ
ƯU THẾ VỀ GIÁ
BÁN
CHIẾM ĐƯỢC
THỊ PHẦN
ƯU THẾ VỀ
SUẤT LỢI
NHUẬN
ƯU THẾ VỀ ĐẦU TƯ SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 13
Điều kiện áp dụng chiến lược giá rẻ khối
lượng lớn
A- Các điều kiện liên quan đến thị trường
Giá thấp là quan trọng đối với một tỷ lệ đáng kể các
khách hàng.
B- Các điều kiện liên quan đến công ty
Khối lượng sản phẩm lớn dẫn đến tiết kiệm chi phí.
Có khả năng thiết kế, sản xuất & tiêu thụ những sản
phẩm tiêu chuẩn hoá với chi phí thấp.
Có khả năng tạo dựng và duy trì lợi thế về giá lâu dài.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 14
Tìm cách tiết kiệm chi phí, giảm giá thành trong các
hoạt động tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách sử
dụng các yếu tố kinh tế hoặc kỹ thuật ảnh hưởng có
tính quyết định đến chi phí thực hiện hoạt động tạo ra
giá trị đó (a cost driver) .
2.1.2 Phương pháp xây dựng lợi thế giá rẻ
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 15
Các nhân tố làm giảm chi phí
(1) Kinh tế quy mô và kết quả kinh nghiệm
(2) Mức độ liên kết dọc
(3) Địa điểm diễn ra các hoạt động.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 16
Sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn và tích lũy kinh
nghiệm giúp các công ty có thể thành công trong
việc hạ thấp các chi phí đơn vị bởi:
Tiết kiệm chi phí cố định
Rút ra những bài học quý báu xử lý vấn đề tốt hơn
Làm ít sai sót hơn (chất lượng tốt hơn)
Thực hiện công việc nhanh hơn (năng suất cao)
Hưởng các khoản chiết khấu trong mua sắm vật tư.
Chuyên môn hóa sâu hơn nên tiết kiệm vật tư và lao động.
Mức sử dụng năng lực sản xuất cao hơn.
Tránh được các khoản thiết hại (ngừng sản xuất, thiếu hàng
bán....)
a- Kinh tế quy mô và kết quả kinh nghiệm
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 17
Liên kết dọc là một khái niệm kinh tế đề cập đến
mức độ kiểm soát hay mức tự chủ trong việc cung
cấp các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của
doanh nghiệp như:
Tự sản xuất lấy các yếu tố đầu vào.
Tự tiêu thụ các sản phảm đầu ra.
Liên minh với các nhà cung cấp và các nhà phân phối.
Hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các nhà cung
cấp và các nhà phân phối.
Liên doanh...
Nhờ đó mà doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với đối thủ
cạnh tranh
b- Liên kết dọc (tích hợp dọc)
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 18
Tăng quy mô sản xuất
Lợi ích cộng hưởng (sự tương tác)
Tận dụng năng lực dư thừa
Khai thác khả năng đặc biệt
Tự chủ tăng quyền kiểm soát chi phí và chất lượng
Chủ động về tiến độ và thời gian
Hạn chế sự ảnh hưởng xấu từ môi trường cạnh tranh
Như vậy, liên kết dọc ở cấp độ cao là một nhân tố dẫn dắt chi
phí quan trọng của chiến lược dẫn đầu chi phí thấp.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp mua rẻ hơn tự làm, mua tốt hơn tự
làm vì sao?
Lợi ích của chiến lược liên kết dọc
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 19
c- Địa điểm thực hiện các hoạt động
Địa điểm thực tế nơi hoạt động tạo giá trị gia tăng
được thực hiện có thể là một nhân tố quan trọng
trong việc tạo ra lợi thế chi phí của một công ty:
Sản xuất gần nguồn cung cấp sẽ tiết kiệm chi phí vận
chuyển
Sản xuất gần thị trường tiêu thụ sẽ giảm hàng hóa tồn kho,
giảm chi phí vận chuyển
Giao hàng nhanh hơn
Kiểm soát chất lượng tốt hơn
Bán hàng được nhiều hơn
Nâng cao chất lượng sản phẩm khi địa điểm phù hợp
Tiết kiệm nhiều loại chi phí (tiền lương, năng lượng, vật
liệu...
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 20
2.1.2 Lợi ích chiến lược dẫn đầu
chi phí thấp
Cho phép doanh nghiệp chiếm được thị phần cao nên mức
lợi nhuận cao, tích lũy kinh nghiệm nhanh, quyền lực
thương trường lớn.
Tạo ra sự trung thành của khách hàng, cải thiện hình ảnh
doanh nghiệp trong tâm chí khách hàng.
Tạo ra rào cản nhập ngành lớn nhằm hạn chế sự tham gia
của đối thủ mới.
Kiểm soát hành vi cạnh tranh của các đối thủ chống lại
cuộc chiến giá cả.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 21
Chống lại tốt hơn trước sức ép cạnh tranh của
khách hàng, các nhà cung cấp.
Có điều kiện để đầu tư nhiều hơn cho phát triển
sản xuất và mạng phân phối để tạo ra ưu thế về
giá nhiều hơn.
Có điều kiện đầu tư nuôi dưỡng các sản phẩm
mới.
2.1.2 Lợi ích chiến lược dẫn đầu
chi phí thấp
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 22
2.1.3 Chi phí chiến lược dẫn đầu
chi phí thấp
Chiến lược đòi hỏi sử dụng nhiều tài sản và các hoạt động cần
nhiều vốn, nên vốn đầu tư cho chiến lược cao.
Khó bảo vệ được các ưu thế cạnh tranh: Các phương pháp
giảm chi phí dễ bị các công ty khác bắt chước hoặc sao chép,
các lợi thế nhanh chóng mất đi.
Chiến lược dựa trên sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn hóa
nên dẫn đến tình trạng ngại thay đổi, giảm tính linh hoạt.
Cạnh tranh về giá dễ dẫn đến chiến tranh giá cả ở đó mọi
doanh nghiệp đều thiệt hại (lợi ích của ngành đe doạ)
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 23
2.2 Chiến lược khác biệt
2.2.1 Khái niệm
Chiến lược khác biệt nhằm cung cấp cho người mua
các sản phẩm và dịch vụ có những thuộc tính độc
đáo, duy nhất nhờ đó
Giá bán cao hơn,
Bán được nhiều sản phẩm hơn,
Doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với
đối thủ cạnh tranh
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 24
KHÁC BIỆT HOÁ LÀ CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM VÀ DV
ĐỘC ĐÁO VỚI CHI PHÍ CAO HƠN, ĐƯỢC THỪ A NHẬN LÀ CÓ GIÁ TRỊ
CHI PHÍ (MỘT LOẠI
NÀO ĐÓ) CAO HƠN
ƯU THẾ CẠNH
TRANH
CÓ GIÁ TRỊ
CAO HƠN VỀ:
- CHẤT
LƯỢNG
- TIỆN DỤNG
- TIẾT KIỆM...
KHÁCH HÀNG
ĐÁNH GIÁ CAO
BÁN ĐƯỢC
NHIỀU SẢN PHẨM
GIẢM CHI PHÍ TĂNG GIÁ
BÁN
TRÁNH ĐƯỢC SỰ
CẠNH TRANH
ĐỐI ĐẦU
L Ợ I N H U Ậ N C A O
2.2.1 Logic của chiến lược khác biệt
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 25
Điều kiện áp dụng chiến lược khác biệt
A- Các điều kiện liên quan đến thị trường
Những đặc điểm về chất lượng như độ bền, màu sắc, hương
vị, kiểu dáng, dịch vụ, bố cục, hình ảnh ..vv là quan trọng đối
với một tỷ kệ đáng kể khách hàng.
Có sự đồng nhất của nhu cầu không dẫn đến phân đoạn thị
trường.
B- Các điều kiện liên quan đến công ty
Quy mô của công ty cho phép phục vụ toàn bộ thị trường.
Khả năng xây dựng những lợi thế cạnh tranh về sản phẩm dịch
vụ
Có nguồn lực tài chính để bảo vệ các lợi thế cạnh tranh lâu dài.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 26
2.2.2 Phương pháp xây dựng lợi thế dựa
trên sự khác biệt
(1) Hạ thấp chi phí sử dụng sản phẩm.
(2) Tăng sự thoả mãn của người mua thông qua cải
tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
(3) Thay đổi quan điểm giá trị của khách hàng.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 27
a- Hạ thấp chi phí của người mua trong
quá trình sử dụng sản phẩm
Để hạ thấp chi phí sử dụng của người mua cần thiết
kế sản phẩm sao cho:
Người dùng tốn ít thời gian,
Tốn ít năng lượng hơn,
Giảm chi phi tài chính,
Thuận tiện trong vận hành,
Chi phí bảo dưỡng sửa chữa sản phẩm giảm,
Dễ mua phụ tùng thay thế, dễ chuyển đổi công năng sử dụng...
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 28
b-Tăng sự thoả mãn của người mua
đối với sản phẩm
Muốn tăng sự thoả mãn của người mua, thông qua các thuộc tính
chất lượng, thì:
- Sản phẩm phải gọn nhẹ hơn,
- Cần đa dạng hóa mẫu mã kiểu dáng,
- Có màu sắc đẹp hơn,
- Sử dụng có độ tin cậy cao hơn,
- Kiểu dáng đẹp hơn,
- Bền hơn,
- Hương vị độc đáo hơn,
- Dễ mua hơn,...
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 29
c- Thay đổi nhận thức của người mua về
quan điểm giá trị.
Cuối cùng, các doanh nghiệp có thể tìm được cơ hội tạo sự khác
biệt bằng cách tăng giá trị cảm nhận của khách hàng:
- Phù hợp với nhận thức của thời đại (toàn cầu hóa, cuộc sống
số...)
- Nâng cao vị thế xã hội của người dùng (tự tin, sang trọng,
đẳng cấp...)
- Phù hợp với các trào lưu xã hội (kinh tế, văn hóa, phong tục
tập quán...)
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 30
2.2.3 Lợi ích của chiến lược khác biệt
- Cho phép các doanh nghiệp tự bảo vệ trước sự tấn công của
các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Các khách hàng ít nhạy cảm hơn về giá cả nên doanh nghiệp
có thể tăng giá bán.
- Không có chuẩn so sánh nên tránh cạnh tranh đối đầu.
- Tăng thị phần do bán được nhiều sản phẩm.
- Tạo ra rào cản lớn mà các doanh nghiệp mới muốn nhập
ngành kinh doanh
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 31
2.2.4 Chi phí của chiến lược khác biệt
• Độc đáo có thể bị đánh cắp hoặc bắt chước bởi đối thủ cạnh
tranh.
• Đòi hỏi chi phí lớn cho hoạt động R&D.
• Dễ mắc một số bãy chiến lược sau:
n CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT CÓ THỂ LÀ THỪA:
Khác biệt không có giá trị đối với khách hàng
Mục tiêu lựa chọn quá đặc biệt hoặc loại trừ quá nhiều khúc thị trường
n GIÁ BÁN QUÁ CAO;
Khách hàng không chấp nhận, họ thích các sản phẩm bình dị hơn.
n KHÁC BIỆT NHƯNG THÔNG TIN KÉM
Khách hàng không nhận biết được tính đặc biệt đó.
n CHI PHÍ CỦA CHIẾN LƯỢC ĐÁNH GIÁ SAI
Doanh nghiệp không xác định chính xác cần bao nhiêu tiền để thực thi
chiến lược
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 32
Mua
s¾m
S¶n
xuÊt
HẬU
CẦN
BÁN
HÀNG
DÞch
vô
TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TRA QUẢN LÝ
NGHIÊN CỨU, PHÁTRIỂN, PHƯƠNG PHÁP
QUẢN LÝ NHÂN SỰ
LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆPHOẠT ĐỘNG CHỨC
NĂNG CHO PHÉP CÁC
HOẠT ĐỘNG TẠO RA
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO SẢN PHẨM ĐẦU RA
GIÁ TRỊ
GIA TĂNG
CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP
2.2.5 Thực hiện chiến lược tạo sự khác biệt
Chuỗi giá trị là công cụ phát hiện điểm tạo ra sự khác biệt
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 33
Hai hướng khác biệt
n Khác biệt hoá về trên:
Doanh nghiệp đưa ra một loại sản phẩm hay
dịch vụ chất lượng tốt nhất hoặc hiếm có, nhờ
vậy mà có thể tăng giá bán cao hơn tăng giá
thành
n Khác biệt hoá về dưới:
Hạn chế một số tính chất của sản phẩm
(thường là các dịch vụ đi kèm) nhờ đó có thể
giảm giá thành nhiều hơn giảm giá bán.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 34
MỨC ĐỐI CHIẾU
KHÁC BIỆT VỀ
PHÍA DƯỚI
TA GIẢM GIÁ
THÀNH NHIỀU HƠN
GIÁ BÁN
KHÁC BIỆT VỀ PHÍA
TRÊN TA NÂNG GIÁ
BÁN CAO HƠN PHẦN
TĂNG GIÁ THÀNHGIÁ
B
Á
N
Hai hướng khác biệt
GIÁ BÁN,
GIÁ THÀNH
G
IÁ
TH
À
N
H
LỢI ỚCH CỦA CHIẾN
LƯỢC
LỢI ỚCH CỦA CHIẾN
LƯỢC
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 35
Một số ví dụ về tạo sự khác biệt
KHÁC BIỆT CÔNG DỤNG (MÁY TÍNH SÁCH TAY TOSHIBA,
CHIẾN TRANH GIỮA HONĐA VÀ YAMAHA, SHARP VÀ
CASINO VỀMÁY TÍNH...)
KHÁC BIỆT VỀ KIỂU DÁNG (SONNY, HONĐA, SWATCH,
THOMSON...)
KHÁC BIỆT VỀ CẢI TIẾN (CANON, 3M, DUPONT, MERCK...
KHÁC BIỆT HOÁ DỊCH VỤ ĐI KÈM (CADILAC, OTIS VÀ
SCHINDLER ĐỐI VỚI THANG MÁY...)
KHÁC BIỆT VỀ TỐC ĐỘ (CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, DƯỢC PHẨM,
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 36
Hai phương thức khác biệt
Khác biệt là độc đáo:
Tạo ra một sự độc đáo và có giá trị trên một hoặc một vài
chức năng cơ bản của chuỗi giá trị.
Khác biệt là hợp lý:
Tạo ra sự khác biệt bởi sự phối hợp tốt nhất của yếu tố của
chuỗi giá trị
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 37
2.2.6 Điều kiện thành công của
chiến lược khác biệt
CHIẾN LƯỢC CHỈ THÀNH CỤNG KHI CÚ:
1. TỚNH BIỂU LỘ
2. CÚ GIỎ TRỊ
3. BẢO VỆ ĐƯỢC
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 38
a- Tính biểu lộ của chiến lược khác biệt
Khác biệt, độc đáo phải nhận biết được bởi khách
hàng.
Cần tạo ra ưu thế trên các thuộc tính dễ nhận
dạng và dễ so sánh trước con mắt người tiêu
dùng.
Nếu khó nhận biết thì phải đầu tư nhằm biểu
lộ lợi ích cho người dùng (giới thiệu, quảng
cáo, thử nghiệm...).
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 39
b- Tính có giá trị của chiến lược khác biệt hoá
ƯU THẾ
CẠNH TRANH
DUY NHẤT
LỢI ÍCH
ĐƯỢC TẠO
RA VÀ ĐƯỢC
NHẬN BIẾT
PHÁT SINH
CÁC CHI PHÍ
ĐẶC BIỆT
THƯỞNG GIÁ
TĂNG GIÁ
THÀNH
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 40
Không gian chiến lược
MIỀN TIẾN
BỘ
Xuất phỏt
MIỀN KHÔNG
TỒN TẠI VỀ
MẶT KINH TẾ
Giá trị tăng
Chi phí
tăng
MIỀN KHÔNG
TỒN TẠI VỀ
MẶT KINH TẾ
MIỀN KHÔNG
TỒN TẠI VỀ
MẶT KINH TẾ
Miền tiến bộ
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 41
QUY TẮC:
n Ưu tiên những khác biệt ít hoặc không đắt.
n Tìm những khác biệt dế thể hiện, dễ nhận
biết.
n Giảm chi phí cho những chức năng không tạo
giá trị cho khách hàng.
n Ưu tiên những chức năng khác biệt mà lại
giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tính có giá trị của chiến lược khác biệt hoá
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 42
Một chiến lược có tính chất bảo vệ được lâu dài khi:
n Nhận dạng được ích lợi bởi người mua
n Khó hoặc không thể bắt chước được bởi đối
thủ cạnh tranh
c- Tính bảo vệ được của chiến lược khác biệt
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 43
Tính bảo vệ được của chiến lược khác biệt
QUY TẮC:
n Bảo vệ sự khác biệt bởi các rào chắn (bản
quyền, chiến lược quan hệ...)
n Tạo ra sự khác biệt về chi phí (kết quả kinh
nghiệm) đối thủ không theo kịp.
n Tạo ra sự khác biệt do kết hợp các hoạt động,
khó nhận ra, khó hiểu,và khó bắt chước.
n Chiến lược khác biệt làm thay đổi luật chơi.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 44
2.3 Chiến lược tập trung
2.3.1 Khái niệm
Chiến lược tập trung theo đó doanh nghiệp định
hướng vào một khu vực đặc biệt trong một ngành.
Chiến lược tập trung không giống như chiến lược dẫn đầu
chi phí thấp hay chiến lược tạo sự khác biệt nhằm phục vụ
một thị trường rộng lớn mà nó chỉ tập trung vào một khu
vực nhỏ của thị trường.
Sức mạnh của chiến lược tập trung thể hiện ở mức độ
thích hợp cao của doanh nghiệp trong việc tạo ra ưu thế
cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị
trường hẹp đó
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 45
2.3.1 Khái niệm
Thế nào là tập trung?:
Theo chiến lược này doanh nghiệp chỉ giới hạn hoạt
động:
Vào một khúc thị trường đặc biệt (một nhóm khách
hàng hay một ngách thị trường)
Vào một loại sản phẩm đặc biệt hoặc một chi tiết hay
bộ phận sản phẩm
Vào hoạt động hẹp trong chuối giá trị của ngành
Vào một phương pháp công nghệ sản xuất và phân
phối đặc biệt
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 46
2.3.1 Khái niệm
Các công ty có thể xây dựng chiến lược tập trung
dựa trên một trong hai lợi ích:
Trong khu vực đặc biệt đó doanh nghiệp có ưu
thế về chi phí nên doanh nghiệp có thể sản xuất
và cung cấp dịch vụ rẻ hơn.
Trong khu vực đặc biệt đó doanh nghiệp có ưu
thế về khả năng tạo ra sự khác biệt nên doanh
nghiệp có thể sản xuất và cung cấp dịch vụ với
giá trị cao hơn đối thủ.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 47
2.3.2 ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC
CHIẾN LƯỢC GIÁ THẤP TRÊN MỘT KHÚC
THỊ TRƯỜNG
A- Các điều kiện liên quan đến thị trường
Sự không đồng nhất đáng kể của nhu cầu dẫn đến các phân
đoạn ngành với các nhu cầu đặc trưng.
Sự nhạy cảm về giá trong đoạn thị trường, ở đó giá là tiêu
chí quan trọng duy nhất cho việc mua sắm.
B- Các điều kiện liên quan đến công ty
Thế mạnh để đáp ứng nhu cầu riêng của một đoạn thị trường
đặc biệt
Quy mô và cơ cấu Công ty phù hợp để phục vụ đoạn thị
trường đó.
Khả năng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm với giá thấp
cho đoạn thị trường đó.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 48
A- Các điều kiện liên quan đến thị trường
Sự không đồng nhất của nhu cầu dẫn đến phân đoạn
thị trường.
Những đặc điểm về chất lượng như độ bền, màu sắc,
hương vị, kiểu dáng, dịch vụ, bố cục, hình ảnh ..vv là
quan trọng đối với một tỷ kệ đáng kể khách hàng ở
một đoạn thị trường.
B- Các điều kiện liên quan đến công ty
Quy mô và cấu trúc công ty thích hợp để phục vụ
những yêu cầu đặc biệt của một khúc thị trường.
Khả năng xây dựng những lợi thế cạnh tranh trên sản
phẩm-thị trường trên khúc thị trường đặc biệt.
Các nguồn lực tài chính để bảo vệ các lợi thế cạnh
tranh về sản phẩm lâu dài.
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC
CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ SẢN PHẨM
TRÊN MỘT KHÚC THỊ TRƯỜNG
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 49
2.3.3. Những lợi ích của chiến lược tập trung
Có thể duy trì lợi nhuận cao, thậm chí khi mà một
ngành công nghiệp nào đó đang có xu hướng không
còn hấp dẫn.
Đầu tư có trọng điểm nên tránh giàn trải nguồn lực,
vốn đầu tư ít, dễ quản lý, mật độ cạnh tranh thấp.
Giảm thiểu những nguy cơ đối với những thay đổi
lớn trong môi trường cạnh tranh.
Tránh được đối thủ cạnh tranh lớn. Trong khúc thị
trường đặc biệt đó họ làm tốt hơn các đối thủ lớn và
đối thủ lớn ít quan tâm đến thị trường nhỏ.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 50
2.3.4 Nhược điểm của chiến lược tập trung.
Quy mô bị giới hạn do tính chất “hẹp” của chiến
lược nên thường áp dụng cho những doanh nghiệp
không lớn.
Rủi ro lớn khi có sự chuyển dịch dần dần của thị
hiếu thị trường.
Tính linh hoạt trong kinh doanh kém.
Khả năng áp dụng công nghệ mới và phát triển sản
phẩm bị hạn chế
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 51
3. Một viễn cảnh của chiến lược cạnh tranh
MASS CUSTOMIZATION FOR BEST VALUE
Sản xuất quy mô lớn theo yêu cầu của khách hàng
BẢN CHẤT: Là chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm
nhưng đa dạng hóa mẫu mã và các thuộc tính chất
lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng cao nhất
và sử dụng ưu điểm của sản xuất quy mô lớn với
chi phí sản xuất thấp.
Chiến lược này kết hợp lợi ích của chi phí thấp và
khác biệt bằng cách:
Với mỗi khách hàng là một khúc thị trường nên có
vô số khúc thị trường mục tiêu
Mỗi khách hàng có những yêu cầu đặc biệt (đa
dạng hoá) nhưng cũng có rất nhiều các yêu cầu
chung (sản xuất quy mô lớn).
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 52
3.1 Sản xuất quy mô lớn theo yêu cầu của
khách hàng
Sản xuất theo yêu cầu là cơ sở cho những phản ứng nhanh,
giải pháp tổi ưu và sự linh hoạt trong việc thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng mới.
Tận dụng ưu điểm và khắc phục được hạn chế của chiến lược
chuyên môn hóa và chiến lược tập trung.
Cơ sở của chiến lược này là dựa trên khả năng công nghệ
để sản xuất, phân phối và quảng bá sản phẩm với quy mô
nhỏ (từng chiếc) nhưng chi phí thấp bao gồm :
(1) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến
(2) Thiết kế sản phẩm theo mô đun
(3) Hệ thống phân phối qua Internet.
(4) Các kỹ thuật phân đoạn thi trường mới.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 53
3.1.1 Sự phát triển công nghệ
sản xuất tiên tiến
Công nghệ sản xuất tiên tiến có sự tích hợp của máy tính
trong thiết kế sản phẩm và trong sản xuất như CAD, CAM,
CIM, FMS đã giảm thời gian chu kỳ cung cấp sản phẩm.
Công nghệ mới đem lại là khả năng đáp ứng được nhiều đoạn
thị trường hơn, nhiều nhu cầu khác nhau hơn.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 54
KHÁI NIỆM VỀ TỰ ĐỘNG HOÁ:
Tự động hoá là sự tích hợp đầy đủ thông tin
hiện đại với các phát minh kỹ thuật tiên tiến
trong quá trình sản xuất cho mục đích chiến
lược.
MỤC ĐÍCH CỦA TỰ ĐỘNG HOÁ
Tiết kiệm chi phí lao động
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sản xuất nhanh chóng
Làm tăng tính linh hoạt của sản phẩm.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 55
Máy điều khiển số (N/C)
Rôbốt (người máy)
Hệ thống tự động giám sát kiểm tra chất lượng
Điều khiển quy trình tự động
Hệ thống nhận dạng tự động (AIS)
CÁC LOẠI TỰ ĐỘNG HOÁ
12/5/2013
Máy điều khiển số (N/C):
Là loại máy được chương trình hóa trước bằng băng từ
hay máy vi tính nhằm thực hiện 1 chu kỳ hoạt động 1
cách lặp đi lặp lại.
Quá trình phát triển của các thế hệ máy N/C:
Dụng cụ máy điều khiển số
Dụng cụ tự động thay đổi
ĐK số bằng máy tính
ĐK số trực tiếp
Khi chương trình hoạt động của máy N/C được lập
trình một cách tối ưu thì thiết bị này tỏ ra hết sức linh
hoạt trong quá trình sản xuất các sản phẩm khác
nhau. Vì vậy chúng được sử dụng một cách rộng rãi
trong các phân xưởng gia công các loại sản phẩm cần
nhiều nguyên công
12/5/2013
Dụng cụ điều khiển số: có tác dụng trợ giúp người thực hiện công
việc vận hành của máy.
Các chuyển động của máy được điều khiển nhờ các chỉ dẫn trên các
dải băng. Tuy nhiên người vận hành thiết bị vẫn phải chọn lựa dụng
cụ và bốc dỡ hàng.
Thông tin
Dụng cụ
Công nhân
Đối tượng
Băng
Máy móc
12/5/2013
Dụng cụ tự động thay đổi: Trong hệ thống này các dải băng hướng dẫn
cách vận hành của máy móc thiết bị và đưa ra các thông tin lựa chọn
đúng dụng cụ từ một kho dữ liệu từ 20 tới 100 dụng cụ khác nhau.
Thời gian thay đổi dụng cụ có thể không quá 2 giây
Thông tin
Dụng cụ
Công nhân
Đối tượng
Băng
Máy móc
12/5/2013
Điều khiển số bằng máy tính: Là quá trình chuyển kho lưu trữ
thông tin từ dải băng tới bộ nhớ của máy tính để bộ nhớ của máy tính
hoạt động linh hoạt hơn và chứa được nhiều thông tin hơn. Sự thay
đổi này không chỉ sắp xếp và biến đổi để chương trình hoạt động dễ
dàng hơn mà máy tính còn có khả năng thực hiện nhiều công việc
khác nhau.
Thông tin
Dụng cụ
Công nhân
Đối tượng
Máy tính
Máy móc
12/5/2013
Điều khiển số trực tiếp: Đặt một bộ thiết bị dưới sự điều khiển của
một máy tính. Những chiếc máy này có thể là những chủng loại máy
khác nhau và được lập trình để hoàn thành công việc.
Công
nhân
Đối tượng
Máy tínhMáy II
Máy I
Máy III
Dụng
cụ
Dụng
cụ
Dụng
cụ
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 61
NGƯỜIMÁY - RÔ BỐT
Đ/N: RÔBỐT LÀ NGƯỜI ĐA CHỨC NĂNG, CÓ THỂ TỰ LẬP
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC THIẾT KẾ THÔNG QUA
CÁC CỬ ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC LẬP TRÌNH SẴN ĐỂ THỰC HIỆN
NHIỀU LOẠI CÔNG VIỆC KHÁC NHAU.
KHI GIÁ RÔ BỐT GIẢM --> SỐ LƯỢNG SỬ DỤNG NGƯỜI MÁY
TĂNG --> THIẾT BỊ PHỔ BIẾN HƠN.
KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜIMÁY:
+ LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG TIỆN NGHI ĐỐI VỚI
CON NGƯỜI
+ CÓ THỂ SX NHỮNG SP CÓ CHẤT LƯỢNG CAO HƠN KHẢ NĂNG
CỦA CON NGƯỜI
+ KHẢ NĂNG LẬP TRÌNH VÀ TÁI LẬP TRÌNH CỦA RÔ BỐT --> TẠO
KHẢ NĂNG LINH HOẠT LỚN KHI CHUYỂN SANG SX CÁC SP
KHÁC HOẶC THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC KHÁC
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 62
HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG GIÁM SÁT KIỂM
TRA CHẤT LƯỢNG
Là những thiết bị được tích hợp trong quá
trình kiểm tra các SP nhằm mục đích quản lý
chất lượng.
Ưu điểm:
Xác định các SP sản xuất ra có đáp ứng các
quy định về kỹ thuật chất lượng không.
Cải thiện chất lượng SP, giảm các chi phí
giám sát, kiểm tra chất lượng.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 63
HỆ THỐNG NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG (AIS)
AIS sử dụng các mã code, tần suất âm
thanh, mã vạch từ trường, đặc tính quang
học, và hình ảnh về máy móc để cảm nhận
và đưa các dữ liệu vào máy tính. Các dữ liệu
được đọc từ các SP, tài liệu, bộ phận,
container chở hàng.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 64
Hệ thống nhận dạng tự động
Automatic Identification System
(AIS)
Mã vạch, tần số radio, hoặc những ký tự đặc biệt
được thiết kế để thể hiện những số liệu, được đọc
bởi máy quét (scanners) và truyền các số liệu đến
các máy tính. Hệ thống này ta thấy khá phổ biến ở
các cửa hàng, nơi tính tiền của các siêu thị... Mã
vạch trên các hàng hoá đưa ngang qua máy quét là
các số liệu về giá, quy cách sản phẩm, số hiệu lưu
giữ và các số liệu khác được đọc, lưu trữ trên máy và
truyền về trung tâm thông tin.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 65
Sử dụng cỏc cảm biến để thực hiện cỏc phộp đo
hiệu suất của cỏc quỏ trỡnh SX cụng nghiệp.
Chỳng được so sỏnh với 1 hệ thống chuẩn được
lưu trong chương trỡnh phần mềm mỏy tớnh, khi
cú độ sai lệch lớn so với hệ thống chuẩn, thiết bị
này sẽ thay đổi cỏc thụng số cài đặt cho quỏ trỡnh
SX.
ĐIỀU KHIỂN QUY TRÌNH TỰ ĐỘNG
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 66
HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
Có bốn dạng cơ bản:
1- Dây chuyền sản xuất tự động
2- Hệ thống lắp ráp tự động
3- Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS)
4- Hệ thống lưu trữ và xuất hàng tự động (ASRS).
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 67
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG:
LÀ DÂY CHUYỀN GỒM NHIỀU THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA ĐƯỢC LIÊN
KẾT VỚI NHAU BỞI NHỮNG THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ DI CHUYỂN
CÁC BỘ PHẬN TỰ ĐỘNG HÓA.
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ SX 1 LOẠI SP HOẶC
BÁN SP
DÂY CHUYỀN SX ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI SP CÓ NHU CẦU CAO, ỔN
ĐỊNH VÀ CÓ XU HƯỚNG VẪN TỐT TRONG TƯƠNG LAI.
HỆ THỐNG LẮP RÁP TỰ ĐỘNG:
LÀ HỆ THỐNG GỒM NHỮNG THIẾT BỊ LẮP RÁP TỰ ĐỘNG ĐƯỢC
LIÊN KẾT VỚI NHAU BỞI THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN NGUYÊN VẬT LIỆU
TỰ ĐỘNG HÓA.
ƯU ĐIỂM:
+ CHI PHÍ / 1SP THẤP
+ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SP
+ TĂNG TÍNH LINH HOẠT CỦA SP
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 68
HỆ THỐNG
SẢN XUẤT
LINH HOẠT
(FMS)
HỆ THỐNG SẢN
XUẤT LINH HOẠT
(FMS) THUỘC
NHÓM NHỮNG
THIẾT BỊ SẢN
XUẤT, ĐƯỢC LẮP
ĐẶT THÀNH MỘT
CHUỖI, ĐƯỢC NỐI
BỞI NHỮNG THIẾT
BỊ VẬN CHUYỂN
VÀ ĐIỀU KHIỂN
NGUYÊN VẬT LIỆU
TỰ ĐỘNG HÓA VÀ
ĐƯỢC NỐI VỚI
NHAU BỞI MỘT HỆ
THỐNGMÁY TÍNH. Công
nhân
Đối tượng
Máy tính
Máy I
Dụng
cụ
Máy II
Dụng
cụ
Máy III
Dụng
cụ
Máy IV
Dụng
cụ
HT chuyển tấm
nâng hàng
Dỡ hàng
Tấm nâng bán thành phầm
Bán TP
Chất hàng
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 69
Hệ thống dự trữ và xuất hàng tự động
Automated Storage and Retrieval System (ASRS)
trong kho hàng
Các kho hàng được điều khiển bằng máy tính bao gồm
việc xếp đặt tự động các hàng hoá vào kho. Xuất hàng
hoá tự động theo đúng yêu cầu của sản xuất hoặc tiêu
thụ hoặc xếp dỡ lên xe, vận chuyển tự động đến kho
hàng hoặc từ kho hàng đi. Ví dụ: Westinghouse’s College
Station, Texas.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 70
Là hệ thống nhận lệnh về các nguyên vật liệu từ các khâu hoạt động,
thu nhận nguyên vật liệu từ các vị trí tại các phân xưởng và phân
phối đến các khu sản xuất trong các quá trình hoạt động.
3 yếu tố chính của ASRS:
Hệ thống giao tiếp và máy tính
HT phân phối và điều khiển NVL tự động
HT dự trữ và xuất hàng tự động ở kho xưởng
Mục đích của ASRS:
Tăng khả năng dự trữ
Tăng khả năng đưa NVL vào quá trình SX
GIảm CP nhân công
Cải thiện chất lượng sản phẩm
HỆ THỐNG DỰ TRỮ VÀ XUẤT HÀNG TỰ ĐỘNG (ASRS)
trong sản xuất
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 71
CÁC NHÀ MÁY TRONG TƯƠNG LAI
1- Hệ thống sản xuất và hệ thiết kế có sự trợ giúp của
máy tính (CAD/CAM).
2 - Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính (CIM).
CAD: Là việc sử dụng máy tính để vẽ kỹ thuật và lưu trữ
các bản vẽ. Các chương trình này hoàn thiện các bản vẽ,
phép biến đổi hình học, hình chiếu, xoay chiều, phóng
đại, và những mặt cắt của một bộ phận và mối liên quan
của nó đến các bộ phận khác.
CAM: Là việc sử dụng máy tính để lập trình, hướng dẫn,
và điều khiển các thiết bị sản xuất ở những mặt hàng sản
xuất chế tạo.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 72
CAD có liên quan đến quá trình TĐH của những giai đoạn nhất định
trong việc thiết kế SP.
CAM có liên quan đến TĐH việc lập kế hoạch và điều khiển quá trình
SX
CAD/CAM: Sự tích hợp 2 HT nói trên --> Quá trình TĐH chuyển từ
thiết kế SP sang SX. Nó hứa hẹn khả năng linh hoạt cao trong sản
xuất, CP thấp, chất lượng SP được cải thiện.
CIM (SX tích hợp máy tính): ứng dụng máy tính để nối và liên kết
các hệ thống khác nhau thành 1 tổng thể hoà nhập và chặt chẽ.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 73
Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính
Computer- Aided Design CAD
Phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho phép các kỹ
sư thiết kế sản phẩm trực tiếp trên các máy tính. Những
máy này nối liền với mạng máy tính lớn hơn, vì vậy thiết
kế sản phẩm có thể thông tin với các máy khác. Những
công ty hiện có hệ thống CAD là General Electronic,
Texas Intrruments, Exxon, Eastman Kodak, Xerox,
General Motors, Boeing, Dupont and Caterpillar. Chi phí
cho hệ thống này khoảng 300,000USD đến 500,000USD.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 74
Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính
Computer Aided Manufacturing (CAM)
Hệ thống máy tính dịch thông tin CAD thành những tài
liệu hướng dẫn kỹ thuật cho các máy sản xuất tự động
• Hệ thống CAM chưa phát triển rộng như CAD.
• Cần phải có các bộ vi xử lý là bộ não của máy tự động (hiện có
bán rộng rãi trên thị trường) Nhưng cần phải có những phần mềm
chuyên dụng để dịch từ các bản thiết kế thành các hướng dẫn kỹ
thuật sản xuất. Phần mềm này hiện chưa phổ cập rộng rãi)
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 75
Hệ thống sản xuất linh hoạt Flexible
Manufacturing System (FMS)
Các nhóm máy sản xuất tự động điều khiển bằng máy
tính, có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau trên
cùng một máy. Máy tính cung cấp các hướng dẫn về quy
trình sản xuất còn rôbốt điều khiển hoạt động. Vật liệu
và các bộ phận chi tiết và máy móc được cài đặt tự
động, và thay đổi theo yêu cầu cầu để sản xuất nhiều
loại sản phẩm.
Nhà máy chế tạo thiết bị đo điện ở New Hampshire đã
sản xuất trên 2000 loại dụng cụ đo khác nhau trên cùng
một thiết bị linh hoạt. Đây là mô hình sản xuất của
tương lai
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 76
1
CIM
---------------------------
Hệ thống
máy tính và
cơ sở dữ liệu
CAM
CAD
Các chức năng
Kinh doanh
- Bán hàng
- Kế toán
- Đặt hàng
- Tiền lương
- .......
- Điều khiển
quy trình
-Mặt bằng
phân xưởng
- Giám sát
Lập KH
- Năng lực
- Vật liệu
- Các quy
trình
- Robot N/C
- Lập trình
SX TÍCH HỢP
MÁY TÍNH
12/5/2013
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ MÁY TRONG TƯƠNG LAI
1- Sản phẩm chất lượng cao
2- Tính chất linh hoạt cao
3- Thoả mãn nhanh theo yêu cầu của khách hàng
4- Quan điểm về kinh tế - sản xuất thay đổi
5- Hoạt động máy tính và hệ thống tích hợp máy
tính
6- Thay đổi cấu trúc tổ chức
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 78
TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG NGÀNH DỊCH VỤ
Ngành hàng không:
Hệ thống điều khiển hướng dẫn không lưu
Các hệ thống lái tự động
Hệ thống đặt chỗ trước
Đóng hàng tự động
Ngân hàng, tiết kiệm, cho vay, tài chính:
Máy rút tiền tự động
Chuyển tiền điện tử
Mã nhận biết đặc tính bằng mực điện tử (MICR)
Các máy quét quang học
Vi tính hoá hoạt động ngân hàng
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 79
3.1.2 Mô đun hóa thiết kế sản phẩm
Trong rất nhiều ngành công nghiệp, có một nguyên tắc mới
thiết kế và sản xuất các sản phẩm là thiết kế theo mô đun.
Mô đun là một bộ phận sản phẩm phù hợp với nhiều bộ phận
khác, khi liên kết giữa các mô đun với nhau có thể tạo ra
nhiều sản phẩm khác nhau.
Mô đun hoá là cơ sở cho sự đa dạng sản phẩm không phải
tốn các chi phí phát sinh khi kết hợp.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 80
3.1.3 Hệ thống phân phối có tham gia của
Internet.
Sự tăng trưởng của internet đã chứng minh sức mạnh của
kênh phân phối này, qua đó khách hàng có thể mua bán các
sản phẩm và dịch vụ.
Sự tăng trưởng và mở rộng của Internet đồng nghĩa với việc
khách hàng ngày càng tiếp xúc gần với nhà sản xuất hơn
điều mà trước đây không thể thực hiện được.
Internet góp phần thúc đẩy các hãng đưa ra các sản phẩm và
dịch vụ phù hợp với khách hàng, và khách hàng cũng sẽ mất
ít thời gian và chi phí hơn trong viêc tìm ra các sản phẩm phù
hợp với mình thông qua internet.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 81
3.1.4 Các kỹ năng và công cụ phân đoạn thi
trường
Các kỹ thuật thống kê mới phát triển do các công ty nghiên
cứu thị trường cùng với các công ty phần mềm máy tính giờ
đây đã cho phép nhân viên sàng lọc các đoạn thị trường tiềm
ẩn và nhu cầu khách hàng, điều này là không thể thực hiện
được với các kỹ thuật trước đây.
Thông qua việc sử dụng kỹ thuật phân đoạn thị trường mới,
các công ty sẽ không nhất thiết phải thiết kế ra một sản
phẩm mang tính thống nhất mà có thể tạo ra các loại sản
phẩm riêng lẻ thích hợp với từng đoạn thị trường nhỏ.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 82
3.2 Khả năng đặc biệt và tầm quan trọng của
quản lý chất lượng
4.2.1 Vai trò khả năng đặc biệt
Phát triển khả năng đặc biệt chính là chìa khóa tạo lợi thế
cạnh tranh.
Các khả năng đặc biệt bao gồm:
quy trình sản xuất chất lượng,
dịch vụ chất lượng,
phát triển sản phẩm nhanh,
kỹ thuật quản lý nhanh, hiệu quả,
hệ thống phân phối đặc biệt,
sự hiểu biết sâu rộng về sở thích khách hàng, và
các kỹ năng công nghệ cao...
Khó hiểu, khó bắt chước, cần đầu tư nhiều tiền, do ưu thế đặc biệt
của riêng doanh nghiệp tạo ra.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 83
3.2 Khả năng đặc biệt và tầm quan trọng của
quản lý chất lượng
4.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng
Một nguyên tắc nữa nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
cho chúng ta là quản lý chất lượng.
Bất kể các sản phẩm và dịch vụ nào mà một công
ty đưa ra thì chất lượng chính là chìa khóa để xây
dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh và vì thế nó là
một phần không thể thiếu được trong các chiến
lược của doanh nghiệp
Chất lượng cao nhằm duy trì được một lợi thế cạnh
tranh và mức lợi nhuận.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 84
4. Chiến lược và lợi thế cạnh tranh
qua vòng đời sản phẩm
Trong sản xuất kinh doanh, bất kỳ sản phẩm nào cũng trải
qua một chu kỳ với những giai đoạn kế tiếp nhau được gọi là
vòng đời của sản phẩm (hay còn gọi là chu kỳ sống của sản
phẩm). Vòng đời của sản phẩm gồm 4 giai đoạn kế tiếp
nhau:
i) Giới thiệu sản phẩm
ii) Phát triển
iii) Trưởng thành và bão hoà
iiii) Suy thoái (trì trệ, giảm sút)
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 85
4.1 Giới thiệu sản phẩm
Giai đoạn này của vòng đời sản phẩm thường được
mang dấu ấn về sự cố gắng của doanh nghiệp tiên
phong đưa sản phẩm mới ra thị trường, được thị
trường chấp nhận.
Một nhiệm vụ có tính chiến lược mà nhiều doanh
nghiệp đang đối mặt là tạo ra sự hiểu biết về sản
phẩm trên thị trường.
Doanh nghiệp tiên phong thường giành được thị
phần sớm trong cạnh tranh do vậy có thể duy trì lợi
thế cạnh tranh và rút khỏi thị trường sớm.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 86
4.1 Giới thiệu sản phẩm
Một số vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt trong giai đoạn
giới thiệu sản phẩm bao gồm:
(1) Khó khăn tiếp cận nguồn lực và nguồn nguyên liệu.
(2) Khó khăn trong khâu quản lý chất lượng
(3) Khó khăn trong việc tạo ra một chuẩn mực cho sản phẩm
được khách hàng chấp nhận
(4) Chi phí sản xuất và chi phí marketing cao và gặp sự phản
ứng của các doanh nghiệp đã có trước trên thị trường
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 87
4.2 Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển được đặc trưng bởi sự tăng nhanh nhu cầu
và mức độ cạnh tranh.
Nhiều doanh nghiệp tìm cách tham gia thị trường vì họ tịn tưởng
sản phẩm mới sẽ hứa hẹn nhiều khả năng thành công.
Lợi nhuận tăng đáng kế nhưng các các doanh nghiệp cũng chi
một số lượng tiền lớn vào tăng năng lực sản xuất nhằm phục vụ
nhu cầu đang tăng cao; cải tiến thiết kế sản phẩm và quy trình
sản xuất...
Nhiều doanh nghiệp nổi lên, mỗi doanh nghiệp cố gắng tạo ra
thiết kế của riêng mình và hình thành chuẩn mực chung của
ngành.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 88
4.2 Giai đoạn phát triển
Các doanh nghiệp cố gắng kiểm soát và mở rộng thị phần và
cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.
Chất lượng là chìa khóa then chốt để thu hút và giữ chân
khách hàng, tạo ra khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp với
sản phẩm đối thủ cạnh tranh.
Nhiều doanh nghiệp có chiếu hướng tăng giá để tăng lợi
nhuận. Dẫn đến nhiều người nhanh chóng gia nhập thị
trường kết quả là những nhà cạnh tranh yếu bị loại khỏi thị
trường.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 89
4.2 Giai đoạn phát triển
Cấn thiết phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các ứng dụng
mới của sản phẩm và tăng sức mua.
Doanh nghiệp trong giai đoạn này sử dụng một số lượng lớn
trang bị và máy móc, doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn.
Doanh nghiệp bắt đầu phải đối mặt với các thách thức tăng
lên về việc tìm kiếm và phát triển các ứng dựng thay thế cho
sản phẩm .
Giai đoạn này là giai đoạn mà khách hàng tăng sự hiểu biết
của mình về thiết kế, tiêu chuẩn và định dạng của sản phẩm .
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 90
4.3 Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này, người mua đã xác định rõ về sản phẩm, số lượng
các doanh nghiệp tham gia thị trường đông, nhu cầu phát triển
chậm lại. Một thiết kế chuẩn, một tiêu chuẩn kỹ thuật ngành
được hình thành; công nghệ sản xuất sản phẩm cũng được
chuẩn hóa.
Cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí, những đối thủ cạnh trạnh
yếu bị loại, và giá cả ổn định..
Doanh nghiệp cần phải kiểm soát được chi phí và so sánh giá cả
của mình với đối thủ cạnh tranh. Một số doanh nghiệp sử dụng
chính sách giá để loại bỏ những đối thủ yếu, số khác thì hạ giá
để bán được sản phẩm và duy trì công suất sản xuất...
Các doanh nghiệp cấn tìm kiếm thị trường khác cho sản phẩm
của mình. Mở rộng ra thị trường toàn cấu là lựa chọn hợp lý đối
với nhiều doanh nghiệp khi thị trường trong nước đã bão hòa.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 91
4.4 Giai đoạn suy thoái
Mọi sản phẩm đều sẽ đi đến giai đoạn suy thoái, suy thoái
diễn ra khi nhu cầu sản phẩm giảm sút mạnh, khi số lượng
hàng hóa thay thế tăng và khi nhu cầu khách hàng thay đổi.
Nhiều doanh nghiệp không còn lợi nhuận trong giai đoạn này
muốn rời khỏi ngành, có nhiều rào cản rời khỏi thị trường. Sự
xuất hiện của các rào cản lớn cùng với sự xuống dốc của thị
trường làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt.
Doanh nghiệp cần tập trung vào một trong các chiến lược
sau: rút vốn hoặc bán doanh nghiệp, cố gắng tận thu hoặc
tập trung vào khu vực thị trường thích hợp nhất (thị trường
ngách).
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 92
4.4 Giai đoạn suy thoái
Có gắng tận thu nghĩa là thôi đầu tư thêm, cố gắng thu được
nhiều tiền nhất từ việc bán hàng. Không tuyển dụng, cắt chi
cho đào tạo và phát triển, cắt chi phí R&D, tinh giản bộ
máy... để công nhân từ từ ra đi.
Cuối cùng ở giai đoạn ngày doanh nghiệp có thể tìm cho
mình một lĩnh vực nhỏ, thích hợp để tồn tại. Lựa chọn này
cững nhiều khó khăn bởi vì lĩnh vực rất nhỏ chỉ đủ chỗ cho
một lượng ít doanh nghiệp .
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 93
5. Nhận thức đạo đức
n Về mặt trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp phải đảm bảo
rằng sản phẩm và các dịch vụ của họ được bán với sự
toàn vẹn. Vì vây, chiến lược cạnh tranh mà một công ty
theo đuổi cũng phải thoả mãn các chỉ tiêu về mặt đạo
đức.
n Các tiêu chuẩn đạo đức là khác nhau trong mỗi xã hội và
giữa các cá nhân trong một xã hội. Tuy nhiên, điều tối
thiểu là một công ty cần thoả mãn nhu cầu khách hàng
một cách phù hợp (luật pháp, đạo lý) cung cấp một sản
phẩm an toàn với những thông tin chân thật nhất trong
khi chào bán sản phẩm.
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 94
5.1 Nhu cầu phù hợp:
Ưu tiên thỏa mãn khách hàng phù hợp:
Xếp hàng đảm bảo bình đẳng
Ưu tiên phụ nữ, trẻ em, người già
Ưu tiên cưu người...
Chỉ thỏa mãn nhu cầu hợp pháp:
Kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng khó mà
thanh minh về cơ sở đạo đức (kinh doanh đánh bạc, ma tuý...).
Kinh doanh phải đảm bảo luật môi trường
n Chỉ thỏa mãn nhu cầu hợp đạo lý:
n Không bán thêm rượu cho người đã uống say
n Không bán thuốc lá cho trẻ em
n Không tiêu thụ sản phẩm “không sạch”...
12/5/2013 Dr Nguyen Van Nghien 95
5.2 Sản phẩm an toàn và thông tin đầy đủ
Tất cả các công ty đều có nghĩa vụ cung cấp những sản
phẩm an toàn cho khách hàng:
Không có hại cho sức khỏe
Không để lại hậu quả xấu cho xã hội
Không hủy hoại môi trường sống
Đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn (TCVSATTP)...
Tất cả các công ty đều có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin
về các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng:
Cấu thành sản phẩm,
Công dụng,
Điều kiện sử dụng, bảo quản và sủa chữa..
Trong một số ngành nghề yêu cầu này được đưa vào luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c3_chien_luoc_canh_tranh_2007_0818.pdf