Định giá môi trƣờng là một nội dung khó vì nó liên quan đến việc làm thế nào để nội
hóa các tác động ngoại ứng cũng nhƣ đánh giá đƣợc giá trị hàng hóa - dịch vụ chất lƣợng
môi trƣờng vốn là hàng hóa phi thị trƣờng. Chƣơng này nhằm cung cấp cho ngƣời học
các khái niệm liên quan đến định giá môi trƣờng, sự cần thiết của viêc phải định giá môi
trƣờng thông qua đó phân tích ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng đến các dự án đầu tƣ và
phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở tiếp cận phân tích dự án kinh tế xem xét các bƣớc
dẫn đến định giá môi trƣờng và các phƣơng pháp định giá môi trƣờng thông thƣờng.
Bản chất chất lƣợng hàng hóa môi trƣờng là một ngoại ứng và không có thị trƣờng
giao dịch cụ thể nên việc phân tích để định giá môi trƣờng không thể không có một số
hạn chế phát sinh nhất định. Việc phân tích và nhìn nhận ra các vấn đề có thể phát sinh
trong định giá môi trƣờng giúp cho ngƣời học nhận dạng đƣợc các thiếu sót/hạn chế có
thể gặp phải khi phân tích một dự án/chƣơng trình cụ thể có liên quan đến khía cạnh môi
trƣờng
157 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Kinh tế môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trƣờng. Bởi vì hầu hết các ảnh hƣởng tới môi trƣờng thƣờng
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 124
không đƣợc ghi chép và phản ánh đầy đủ nên khó đo lƣờng. Hầu hết các dự án đƣợc tiến
hành hoặc là nguyên nhân làm hại tới dịch vụ môi trƣờng, hoặc có rất ít dự án mang lại
các lợi ích cho dịch vụ môi trƣờng.
Chính vì vậy mà các thông tin về giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng là
rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết định, thẩm định dự án
đƣa ra các quyết định có lợi nhất cho phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó việc tính toán các lợi
ích cũng nhƣ thiệt hại từ các dự án đối với dịch vụ môi trƣờng nhằm mục đích làm cho
con ngƣời hiểu biết và nhìn nhận đầy đủ hơn về các lợi ích do môi trƣờng mang lại, và có
thái độ đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trƣờng.
4.1.2 Phân tích kinh tế dự án
Về mặt thực tế khi phân tích và đánh giả hiệu quả của một dự án đầu tƣ các nhà kinh
tế chỉ chú ý đến dòng tiền tệ và tính hiệu quả tài chính thu đƣợc của mỗi dự án. Nói cách
khác, trong phân tích tài chính dự án, lợi ích hay chi phí của dự án đƣợc xem xét chủ yếu
ở góc độ cá nhân (chủ đầu tƣ) mà không quan tâm đến lợi ích hay thiệt hại (chi phí) mà
dự án đó mang lại hoặc gây ra cho môi trƣờng và xã hội. Điều này có nghĩa rằng phạm vi
đánh giá bị bó hẹp lại và không xem xét hết những tác động ngoại vi của dự án.
Ví dụ, để phân tích hiệu quả về khía cạnh tài chính của dự án đầu tƣ, các chủ đầu tƣ
thƣờng sử dụng đến các chỉ tiêu nhƣ giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) hoặc tỷ
suất hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return), hoặc tỷ suất lợi nhuận – chi phí BCR
(Benefit – Cost Rate) để xem xét giá trị ròng thu đƣợc của dự án.
Để khắc phục những thiếu sót này, khoa học kinh tế môi trƣờng sử dụng công cụ phân
tích kinh tế của dự án nhằm xác định đầy đủ hơn các lợi ích hoặc chi phí dự án. Trong
phân tích kinh tế dự án, lợi ích hay chi phí của dự án đƣợc xem xét từ góc độ môi trƣờng
và xã hội. Bằng việc sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: đánh giá tác động môi trƣờng EIA
(Environmental Impact Assessment) và đánh giá tác động xã hội SIA (Social Impact
Assessment), ảnh hƣởng môi trƣờng của dự án đƣợc định giá và đƣợc xem nhƣ là chi phí
hoặc lợi ích của dự án, làm cơ sở để quyết định lựa chọn các dự án đầu tƣ.
4.1.3 Sự cần thiết phải định giá môi trƣờng
Định giá môi trƣờng đƣợc tiến hành bởi các lý do chính sau đây:
Thứ nhất, định giá môi trƣờng giúp lƣợng hoá thành tiền các tác động môi trƣờng,
việc lƣợng hoá tác động của các quyết định lớn dựa trên tiêu chí tài chính hay kinh tế sẽ
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 125
có trọng lƣợng hơn trong việc thuyết phục các nhà hoạch định chính sách. Từ đó giúp họ
có đƣợc các quyết định tốt và công bằng hơn.
Thứ hai, đối với một quyết định dựa trên phân tích lợi ích – chi phí, định giá kinh tế
các lợi ích và chi phí sẽ giúp giảm đi những quyết định thuần túy định tính.
Thứ ba, định giá kinh tế có thể cung cấp dấu hiệu hoạt động kinh tế đúng hơn. Cần
nhận biết giá trị biên của hàng hoá môi trƣờng nhằm xác định khối lƣợng sử dụng tối ƣu.
Thứ tư, định giá môi trƣờng giúp hạch toán tài khoản tài nguyên quốc gia đầy đủ hơn
thông qua việc lƣợng hoá các dịch vụ mà môi trƣờng cung cấp cho con ngƣời. Những
dịch vụ này thƣờng không đƣợc tính đến trong tài khoản quốc gia vì chúng không có giá,
hay không có thị trƣờng. Tuy nhiên, khi những dịch vụ này mất đi, xã hội buộc phải chi
tiêu bảo vệ (Defensive expenditure) để thay thế chúng.
Ví dụ: làm sạch chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất, trồng thêm rừng tại các vị trí
quan trọng (mà rừng bị phá) để phòng chống lũ lụt. Hay một ví dụ khác, đối với các quốc
gia công nghiệp và bán công nghiệp, khi các nƣớc này sản xuất, làm cạn kiệt môi trƣờng
và gây ô nhiễm ngày càng nhiều, thì họ cần phải chi tiêu bảo vệ để kiểm soát ô nhiễm.
Thứ năm, nếu không định giá đƣợc các ảnh hƣởng môi trƣờng của dự án thì việc phân
tích kinh tế dự án sẽ không đầy đủ.
Tóm lại, việc định giá ảnh hƣởng môi trƣờng của dự án cho phép:
+ Cung cấp cái nhìn nhận đầy đủ và toàn diện về lợi ích và chi phí của dự án;
+ Tạo cơ sở để nâng cao chất lƣợng dự án;
+ Tạo cơ sở để lựa chọn dự án một cách đúng đắn cả về khía cạnh kinh tế lẫn xã hội;
Một khi đƣợc thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ, với hiểu biết về giới hạn của
định giá môi trƣờng, việc định giá giá trị kinh tế có thể tạo ra nền tảng khá an toàn cho
các chính sách để thuyết phục việc sử dụng môi trƣờng cẩn thận hơn.
Ví dụ: đối với chính sách thuế, phí, trợ cấp, để bảo đảm nguyên tắc “ngƣời gây ô
nhiễm trả tiền” thì chúng ta cần biết cụ thể ngƣời gây ô nhiễm phải trả bao nhiêu tiền.
Tƣơng tự, để đƣa ra mức thuế đánh vào lƣợng phát thải CO2, chúng ta phải biết “chính
xác”, hay thậm chí phải xác định đƣợc mức thuế tƣơng đối đánh vào lƣợng phát thải đó.
Định giá môi trƣờng có thể cung cấp thông tin cho những quyết định đó.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 126
4.2. Ảnh hƣởng môi trƣờng và các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng của môi
trƣờng.
4.2.1 Ảnh hƣởng môi trƣờng
Hầu hết các quyết định liên quan đến sản xuất, tiêu dùng hay các dự án đầu tƣ đều tác
động/ảnh hƣởng đến môi trƣờng, làm thay đổi chất lƣợng hoặc khả năng cung cấp dịch vụ
của môi trƣờng tự nhiên, những ảnh hƣởng này thƣờng biểu hiện dƣới nhiều dạng khác
nhau :
Ảnh hƣởng có lợi và ảnh hƣởng có hại.
Ảnh hƣởng tại chỗ và ảnh hƣởng bên ngoài địa bàn mà dự án thực hiện.
Ảnh hƣởng kinh tế - xã hội, ví dụ: làm mất đất canh tác, ảnh hƣởng trực tiếp thu
nhập ngƣời dân, tuy nhiên có thể tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động tại đó.
Ảnh hƣởng ngắn hạn và dài hạn.
Ảnh hƣởng nội tại (thƣờng dễ xác định) và ảnh hƣởng ngoại vi (thƣờng phức tạp
do vậy khó định giá).
Nhƣ vậy, do chịu nhiều yếu tố ảnh hƣởng nên không phải lúc nào chúng ta cũng có
thể nhận dạng đƣợc các tác động của dự án. Do đó, cần thu thập đủ dữ liệu, phân tích các
tác động, đƣa chúng về một trong các dạng trên hoặc các dạng khác đã đƣợc định giá kỹ.
Từ đó, tiến hành định giá các ảnh hƣởng, tính toán lợi ích (ảnh hƣởng tích cực) hoặc chi
phí (ảnh hƣởng tiêu cực) mà dự án mang lại.
4.2.2 Các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng môi trƣờng
Để định giá các ảnh hƣởng môi trƣờng, chúng ta có thể tiếp cận theo các bƣớc đƣợc
trình bày ở bảng 5.1 sau.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 127
Quá trình đánh giá các ảnh hƣởng của môi trƣờng có thể mất thời gian và thực tế
không thể đánh giá đƣợc tất cả các khía cạnh ảnh hƣởng của nó, do vậy cần phải xác định
và tiến hành sàng lọc các ảnh hƣởng môi trƣờng nhằm mục tiêu xác định đâu là ảnh
hƣởng quan trọng nhất dựa trên danh sách phân tích toàn bộ các ảnh hƣởng của dự án
đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng.
Nguyên tắc thực hiện một khi đã xác định rõ tác động và mức thiệt hại hay lợi ích,
chúng ta có thể đánh giá (lƣợng hóa) qua giá trị tiền tệ. Đây là một trong những công việc
khó, nhƣng nếu thực hiện đƣợc chúng ta có đầy đủ cơ sở để đánh giá dự án về mặt kinh
tế.
Các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng môi trƣờng Bảng 5.1
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 128
4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng
4.3.1 Các lợi ích thị trƣờng và phi thị trƣờng của tài nguyên môi trƣờng
Một tài nguyên môi trƣờng trong nhiều trƣờng hợp có thể cung cấp các dịch vụ trái
ngƣợc nhau. Ví dụ : một vùng đất hoang dã có thể đƣợc sử dụng vào những mục đích giải
trí mà không hề bị xâm phạm, hoặc khai thác cho mục đích thƣơng mại thông qua việc
khai thác gỗ. Mâu thuẫn đất ở đây là mâu thuẫn giữa lợi ích của sự phát triển (kinh tế) và
lợi ích của sự bảo tồn môi trƣờng. Các dạng mâu thuẫn này ở các nƣớc đang phát triển
ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải định ra giá trị bằng tiền của các
loại hình dịch vụ mà các tài nguyên môi trƣờng đem lại để có thể đo lƣờng đƣợc lợi ích
và chi phí trong việc sử dụng các tài nguyên môi trƣờng đó, từ đó có thể định đƣợc cách
sử dụng nào là tối ƣu. Nhìn chung việc tính toán các chi phí thƣờng là dễ hơn.
Lợi ích thị trường: rõ ràng việc kiểm soát đƣợc mức độ ô nhiễm môi trƣờng sẽ nâng
cao chất lƣợng môi trƣờng. Điều này có thể đƣợc gọi là lợi ích thị trƣờng. Ví dụ, việc nạo
vét một con sông sẽ làm tăng sản lƣợng cá, tạo ra sức hút lớn đối với các loại hình du
lịch; chi phí cho y tế và số ngày nghỉ việc do mắc bệnh từ sử dụng nƣớc của ngƣời lao
động cũng sẽ đƣợc giảm xuống. Cơ bản tất cả các lợi ích thị trƣờng này có thể tính đƣợc
ra thành tiền bởi vì các loại hàng hoá và dịch vụ này đều đã đƣợc định giá.
Lợi ích phi thị trường : tiếp tục với ví dụ trên, khi chất lƣợng dòng sông đƣợc tăng
lên các hoạt động vui chơi giải trí trên sông ví dụ nhƣ bơi thuyền, bơi lội, sẽ tăng lên;
chủng loại các loài sinh vật ở sông sẽ đa dạng hơn rất nhiều và số ngƣời chết sớm do mắc
các bệnh vì nguồn nƣớc bẩn sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, đáng tiếc là các loại “hàng hoá” trên không đƣợc đƣa ra kinh doanh trong
bất cứ thị trƣờng nào, do đó chúng không hề đƣợc định giá, đó là các loại hàng hoá phi thị
trƣờng. Để đánh giá lợi ích phi thị trƣờng chúng ta phải ƣớc lƣợng hay suy đoán số tiền
mà mọi ngƣời sẵn sàng chi trả (hay sẵn sàng chấp nhận) cho những lợi ích này.
Nói tóm lại, chúng ta cần phải xác định cách mọi ngƣời đánh giá về các lợi ích thị
trƣờng và phi thị trƣờng thu đƣợc từ các tài nguyên môi trƣờng. Tuy nhiên, việc đánh giá
lợi ích (của hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng) thƣờng có một số khó khăn nhất định. Cụ
thể :
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 129
- Các tài nguyên môi trƣờng là loại hàng hoá phi thị trƣờng, không có một thị trƣờng
nào mà ngƣời ta trao đổi hay mua bán chất lƣợng của môi trƣờng, cho nên chúng ta
không có giá cả sẵn có trên thị trƣờng để làm thƣớc đo tƣơng đối cho việc đánh giá giá trị
hay lợi ích.
- Các tài nguyên môi trƣờng thƣờng đem lại cả lợi ích thị trƣờng lẫn lợi ích phi thị
trƣờng.
- Nhu cầu của cá nhân đối với các tài nguyên môi trƣờng nhìn chung là không thể kiểm
soát đƣợc bởi vì đó là “hàng hoá” phi thị trƣờng.
4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng
Môi trƣờng có ba chức năng cơ bản là cung cấp tài nguyên, hấp thụ chất thải, là không
gian sống và tạo cảnh quan. Chức năng nào cũng có giá trị. Tuy nhiên, chức năng kinh tế
nhƣ cung cấp tài nguyên có giá trên thị trƣờng trong khi các chức năng hấp thụ chất thải,
là không gian sống và tạo cảnh quan tuy có giá trị nhƣng lại không có giá trên thị trƣờng.
Nhƣ vậy, hàng hóa và các dịch vụ môi trƣờng thông thƣờng không có giá thị trƣờng
và do đó khó xác định đƣợc giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng.
Ví dụ : Một công viên quốc gia đƣợc xây dựng để bảo tồn môi trƣờng thiên nhiên,
nhƣng môi trƣờng thì không thể đem ra mua bán trên thị trƣờng nên không có giá.
Các nhà kinh tế đã phát triển một nguyên tắc phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ
với môi trƣờng tự nhiên, đó là khái niệm tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value) của
các tài sản môi trƣờng giúp xác định giá trị kinh tế của tài sản môi trƣờng phi thị trƣờng.
Tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, khái quát nhƣ sau :
Bảng 5.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng
TEV
Giá trị
sử dụng
Giá trị phi
sử dụng
Giá trị
sử dụng
trực tiếp
Giá trị
sử dụng
gián tiếp
Giá trị
lựa chọn
Giá trị
kế thừa
Giá trị
tồn tại
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 130
a. Giá trị sử dụng: Là giá trị đƣợc hình thành từ việc thực sự sử dụng môi trƣờng. Giá
trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn.
Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct-Use Value) : là giá trị có đƣợc do việc sử dụng trực
tiếp hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng mang lại.
Ví dụ : Các giá trị trực tiếp mang lại từ rừng đầu nguồn đƣợc trồng và bảo vệ có thể là :
+ Sản phẩm từ trực tiếp và gián tiếp từ gỗ.
+ Cung cấp các loại cây thuốc chữa bệnh cho con ngƣời
+ Môi trƣờng sống cho con ngƣời.
Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value) : là giá trị có đƣợc do việc sử dụng
gián tiếp hàng hóa dịch vụ môi trƣờng.
Ví dụ : giá trị sử dụng gián tiếp từ rừng mang lại có thể là :
+ Cung cấp chuỗi thức ăn cho con ngƣời.
+ Hạn chế lũ lụt, xói mòn, bảo vệ mùa màng cho nông dân và các hộ dân ở khu vực hạ
lƣu.
+ Giảm ô nhiễm không khí các vùng xung quanh.
b. Giá trị phi sử dụng :
Là những giá trị có đƣợc không liên quan đến việc sử dụng thực tế (gián tiếp hay trực
tiếp) hàng hóa-dịch vụ môi trƣờng. Thay vào đó giá trị phi sử dụng phản ánh sự lựa chọn
của con ngƣời có tính đến sự quan tâm, đồng cảm và ghi nhận đối với phúc lợi của các
sinh vật khác ngoài con ngƣời. Giá trị không sử dụng bao gồm giá trị tồn tại, lựa chọn và
giá trị kế thừa.
Giá trị tồn tại (Existence Value) : các tài nguyên môi trƣờng đều có giá trị thực nội
tại của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên đƣợc gọi
là giá trị phi sử dụng.
Ví dụ 1: mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một
số loài nhƣ loài gấu trúc, loài cá voi xanh lƣng gù, hổ trắng. Hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời đều
coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú ngắm nhìn chúng.
Ví dụ 2: có nhiều ngƣời sẵn lòng trả cho sự tồn tại các tài sản môi trƣờng thông qua
các quỹ từ thiện bảo vệ động vật hoang dã hay môi trƣờng khác; Họ đánh giá cao sự tồn
tại của chính các loài vật này hay mọi ngƣời đều thấy rằng việc bảo vệ bờ biền khỏi
nhiễm bẩn là quan trọng dù sự ô nhiễm không có tác động trực tiếp đến cá nhân họ.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 131
Giá trị lựa chọn (Option Value): thể hiện bằng việc lựa chọn của cá nhân trong các
cách sử dụng môi trƣờng trong tƣơng lai. Có nghĩa là một cá nhân có thể không sử dụng
tài nguyên trong hiện tại nhƣng tƣơng lai coi trọng việc sử dụng nó.
Ví dụ : một ngƣời trẻ tuổi có thể sẵn sàng đóng góp vào việc duy trì công viên địa
phƣơng dù rằng hiện tại họ ít lui tới, nhƣng trong tƣơng lai khi họ về hƣu sẽ đến công
viên nghỉ ngơi và đi dạo.
Giá trị kế thừa (Bequest Value) : là mức giá sẵn lòng trả để bảo vệ môi trƣờng vì lợi
ích của các thế hế sau. Ví dụ cá nhân sẵn sàng trả chi phí để bảo vệ và duy trì công viên
mặc dù họ hiện tại không sử dụng các dịch vụ và lợi ích từ nó mang lại, nhƣ đi chơi, chạy
bộ và tập thể dục trong công viên. Nhƣng họ nghĩ rằng con cháu họ sau này sẽ thích và sử
dụng nó nên họ sẵn lòng chi trả trong hiện tại.
Nhƣ vậy có thể nói : Tổng giá trị kinh tế = giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng
Ví dụ : TEV của một khu rừng đó là : giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng
- Giá trị sử dụng : giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ) + giá trị sử dụng gián tiếp (hạn chế lũ
lụt, xói mòn)
- Giá trị không sử dụng : giá trị tồn tại (bảo tồn tính đa dạng sinh học) + giá trị kế thừa
(bảo tồn thiên nhiên cho các thế hệ tƣơng lai tiếp tục sử dụng)+ giá trị lựa chọn (tham
quan thắng cảnh/sử dụng dịch vụ rừng trong tƣơng lai)
4.4. Các phƣơng pháp định giá môi trƣờng
Để đánh giá giá trị của hàng hoá môi trƣờng, ngƣời ta xem xét các mặt sau:
(i) Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng. Lý tƣởng nhất là chúng ta có thể sử
dụng một phƣơng pháp mà đánh giá đƣợc cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng.
(ii) Lợi ích thu đƣợc từ sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của chất lƣợng môi trƣờng.
Ngƣời ta thƣờng sử dụng 2 phƣơng pháp sau để đánh giá những lợi ích thu đƣợc từ
việc cải tạo chất lƣợng môi trƣờng:
a. Đánh giá trực tiếp thông qua sự giảm xuống của những thiệt hại/chi phí về môi trƣờng.
Với phƣơng pháp này ta có thể tính đƣợc hàm số thiệt hại biên.
b. Đánh giá các loại lợi ích gián tiếp hoặc trực tiếp (định giá ngẫu nhiên). Với phƣơng
pháp này, ta tính đƣợc hàm số cầu.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 132
Tổng quan các phƣơng pháp định giá tài nguyên môi trƣờng có thể tóm tắt thông qua
bảng sau :
4.4.1 Phƣơng pháp định giá trực tiếp
Phƣơng pháp đánh giá trực tiếp cho ta biết các giá trị bằng cách phỏng vấn trực tiếp
các cá nhân. Ƣu điểm lớn của phƣơng pháp này là ngƣời ta có thể đo đƣợc cả giá trị sử
dụng lẫn giá trị không sử dụng. Phƣơng pháp định giá trực tiếp gồm hai phƣơng pháp:
a. Định giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method)
CVM mô phỏng hay tạo dựng một thị trƣờng giả định, trong đó hành vi của con ngƣời
đƣợc mô hình hoá trong một bảng phỏng vấn. Phƣơng pháp này dựa trên giả định rằng hành
vi ứng xử của ngƣời dân trong hoàn cảnh giả định cũng sẽ tƣơng tự nhƣ trong hoàn cảnh thực
tế.
Tổng giá trị kinh tế
(TEV)
Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng
Định giá trực tiếp Định giá gián tiếp
Mô hình
lựa chọn
(CM)
Định giá
ngẫu nhiên
(CVM)
Sử dụng thị
trƣờng thay thế
Sử dụng thị
trƣờng thông
thƣờng
PP Chi
phí du
hành
(TCM)
PP đánh
giá
hƣởng
thụ
(HPM)
PP
thay
đổi
năng
suất
PP chi
phí
bệnh
tật
Phƣơng pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit Transfer)
Tổng quan các phƣơng pháp định giá tài nguyên môi trƣờng Bảng 5.3
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 133
Cơ sở của phƣơng pháp tạo dựng thị trƣờng là tìm hiểu khả năng bằng lòng chi trả (WTP)
hay chấp nhận (WTA) của cá nhân về sự thay đổi của chất lƣợng hàng hoá dịch vụ môi
trƣờng đƣợc đặt ra trong một tình huống giả định.
Đặc điểm của phƣớng pháp CVM:
- Quan tâm tới điều kiện giả định, hoặc giả sử của mô hình/kịch bản đƣa ra.
- Thƣờng giải quyết với hàng hoá công cộng (chất lƣợng không khí, giá trị tồn tại của
động vật hoang dã, chất lƣợng nƣớc bán cho ngƣời tiêu dùng).
- CVM có thể áp dụng cho cả giá trị sử dụng (chất lƣợng nƣớc, tham quan các loài động
vật hoang dã) hoặc giá trị không sử dụng nhƣ giá trị tồn tại của tài nguyên môi trƣờng.
- Giá trị thể hiện của những ngƣời đƣợc phỏng vấn thể hiện trong phƣơng pháp CVM phụ
thuộc vào các yếu tố mô tả hàng hoá, cách thức nó đƣợc cung cấp, phƣơng thức trả.
Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp CVM có thể đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Bước 1: Chuẩn bị :
* Tạo lập thị trƣờng giả định: thiết lập tình huống để hỏi cá nhân sẵn lòng trả (WTP) hoặc
sẵn lòng chấp nhận (WTA) cho sự gia tăng hay giảm đi của một hàng hóa dịch vụ môi
trƣờng.
* Xác định cách thức đặt câu hỏi: thông qua các kỹ thuật sau
- Câu hỏi mở: Xác định mức WTP tối đa mà cá nhân sẵn lòng chi trả.
Ví dụ 1: Ông/bà sẵn lòng trả cao nhất hàng năm là bao nhiêu để cải thiện chất lƣợng
không khí ở TP. HCM lên mức A?
Ví dụ 2: Để đánh giá giá trị của một di sản thông qua mức sẵn lòng trả của cá nhân
cho việc bảo tồn di sản này, chúng ta có thể trực tiếp hỏi ý kiến cá nhân: “Ông (Bà)
sẵn lòng trả bao nhiêu cho hoạt động này?”.
- Câu hỏi đóng: Xác định có sẵn lòng chi trả cho một mức giá nhất định hay không?
- Câu hỏi đấu giá: Xác định có sẵn lòng chi trả cho một mức giá nhất định hay không. Sau
đó tăng dần mức WTP cho đến khi tìm đƣợc WTP cao nhất.
Ví dụ: Ông/bà có sẵn lòng trả 100.000 đồng hàng năm để cải thiện chất lƣợng không
khí ở TP. HCM lên mức A hay không? Nếu có tăng dần WTP cho đến khi trả lời không?
- Bước 2: Điều tra lấy mẫu.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 134
Mẫu điều tra phải đại diện cho tổng thể, tổng thể phải thể hiện đầy đủ đặc tính của hàng
hóa. Việc điều tra lấy mẫu có thể thực hiện thông qua các phƣơng pháp phỏng vấn (thƣ,
điện thoại, phỏng vấn trực tiếp).
- Bước 3: Tổng hợp WTP và Phân tích số liệu.
Tính tổng WTP bằng cách nhân WTP trung bình với tổng dân số khảo sát. Qua đó tính
đƣợc tổng giá trị kinh tế của khu vực đƣợc khảo sát.
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá độ chính xác của kết quả, tính hợp lý của toàn bộ quá trình.
- Bước 5: Dựa vào kết quả tìm được để suy luận và đề nghị.
Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phƣơng pháp CVM
Thuận lợi:
- Đánh giá đƣợc giá trị sử dụng và phi sử dụng (đo lƣờng đƣợc giá trị tồn tại và giá trị
lựa chọn).
- Các câu trả lời đối với phƣơng pháp CVM trực tiếp đo lƣờng các giá trị bằng tiền.
Khó khăn:
- Phƣơng pháp này rất tốn kém và đỏi hỏi một lƣợng mẫu lớn cho nên muốn áp dụng
đƣợc phƣơng pháp này đòi hỏi phải có thời gian, chi phí và tiến hành một cách cẩn
thận.
- Kết quả khảo sát còn phụ thuộc vào chất lƣợng bảng câu hỏi và kỹ năng điều tra,
phỏng vấn của ngƣời thực hiện.
- Ngƣời trả lời có thể không tin vào tính chính xác của thị trƣờng hay mô hình đƣợc giả
định.
- Không có sự chi trả thực nào nên WTP có thể không bằng với khoản giá trị thực tế trả
trên thực tế.
Tóm lại, Bên cạnh những khó khăn trên thì CVM là một phƣơng pháp định giá trực
tiếp đặc biệt hữu dụng trong trƣờng hợp một môi trƣờng hay một khu vực đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Phƣơng pháp này có thể phản ánh kết quả với độ chính xác cao khi
ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu đầy đủ về tính nghiêm trọng của vấn đề đƣợc đƣa ra trong mô
hình giả định. Hiện nay CVM là một phƣơng pháp đáng tin cậy để phản ánh các giá trị
phi sử dụng của tài nguyên môi trƣờng.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 135
b. Mô hình lựa chọn (CM – Choice Modelling)
CM là một phƣơng pháp tính toán các lợi ích của môi trƣờng bằng cách thiết lập một
hay nhiều kịch bản/mô hình – mỗi kịch bản/mô hình có nhiều thuộc tính khác nhau, và lợi
ích của môi trƣờng lúc này đƣợc đo lƣờng bằng mức sẵn lòng trả của cá nhân cho từng
từng kịch bản đó.
Ví dụ 1:
Một khu rừng có các thuộc tính: sự đa dạng sinh học, tuổi của cây rừng và các tiện
nghi giải trí.
Một dòng sông có thể có các thuộc tính: chất lƣợng nƣớc, chất lƣợng hệ sinh thái, giá
trị cảnh quan của dòng sông.
Quy trình tiến hành CM cũng bao gồm các bƣớc tƣơng tự nhƣ CVM. Cách thức thực
hiện: để xác định mức sẵn lòng trả cho một vấn đề nghiên cứu, ngƣời ta đƣa ra các thuộc
tính khác nhau của vấn đề đang nghiên cứu, mỗi thuộc tính sẽ đƣợc chia thành nhiều
mức, từ đó chúng ta tiến hành hỏi ý kiến cá nhân để biết đƣợc sự lựa chọn của họ.
Ví dụ 2: Để tiến hành đánh giá giá trị của dịch vụ cải thiện chất lƣợng nƣớc, ngƣời ta
xác định các thuộc tính của hoạt động cải thiện nƣớc và một số biến có liên quan và tiến
hành nhƣ sau:
Thuộc tính
Lựa chọn A – Sử dụng dịch
vụ cải thiện chất lƣợng nƣớc
Lựa chọn B – Giữ nguyên
hiện trạng
1. Chất lƣợng nƣớc
Có thể uống nƣớc trực tiếp từ
vòi – chất lƣợng cao
Cần phải đun sôi và lọc
nƣớc trƣớc khi uống – chất
lƣợng thấp
2. Áp lực nƣớc Áp lực nƣớc mạnh Áp lực nƣớc yếu
3. Tổng chi phí hóa đơn
nƣớc (hộ gia đình/tháng)
250.000 VND 100.000 VND
Câu hỏi phỏng vấn đƣa ra trong ví dụ này là: Chọn một lựa chọn (A/B)
Nhƣ vậy phƣơng pháp CM cũng tƣơng tự nhƣ phƣơng án CVM phỏng vấn ngƣời dân
dựa trên những kịch bản/tình huống giả định, tuy nhiên CM khác với CVM ở cách thức
đặt câu hỏi, các câu hỏi của phƣơng pháp CM buộc ngƣời trả lời phải có sựa lựa chọn,
đánh đổi trong các phƣơng án trả lời, thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp CM do vậy
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 136
nhiều hơn so với CVM. Từ đó đƣa ra cho nhà quản lý nhiều ý tƣởng để lựa chọn hƣớng
quản lý môi trƣờng khi đã có kết quả nghiên cứu.
Chú ý: trong một số phân tích chúng ta có thể sử dụng kết hợp cả CVM và CM, sau đó
có thể so sánh kết quả của hai phƣơng pháp định giá này để kiểm chứng kết quả.
4.4.2 Phƣơng pháp định giá gián tiếp
Phƣơng pháp đánh giá gián tiếp dựa trên sự lựa chọn của cá nhân. Số liệu liên quan
chứa đựng những thông tin về sự lựa chọn cá nhân dựa vào tầm quan trọng của môi
trƣờng.
Phƣơng pháp định giá gián tiếp đối với hàng hóa dịch vụ môi trƣờng đƣợc tìm ra từ
những giá trị của những thị trƣờng liên quan nhƣ thị trƣờng bất động sản, chi phí cho hoạt
động vui chơi giải trí,
Ví dụ :
- Giá nhà ở gần nhà máy, khu công nghiệp thấp hơn giá nhà ở xa các khu đó vì ô
nhiễm không khí, nguồn nƣớc sinh hoạt, đó là giá môi trƣờng họ mua.
- Những ngƣời sống gần khu công nghiệp thƣờng có chi phí vệ sinh, y tế cao hơn cho
các vùng khác, đó là giá môi trƣờng mà họ mua.
Nhƣợc điểm chính của phƣơng pháp tính gián tiếp này là chỉ đánh giá đƣợc giá trị sử
dụng chứ không đánh giá đƣợc giá trị không sử dụng.
4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thay thế
Phƣơng pháp này sử dụng thị trƣờng thay thế, nghĩa là hàng hoá môi trƣờng đang bàn
đến không có thị trƣờng cho nó, nhƣng có một thị trƣờng khác thể hiện đƣợc giá trị của
nó. Chúng ta đánh giá giá trị hàng hoá môi trƣờng thông qua việc sử dụng thị trƣờng thay
thế này.
Ví dụ: đối với hàng hoá “chất lƣợng môi trƣờng”, đây là loại hàng hoá không có giá
thị trƣờng. Có hai ngôi nhà có vật liệu và kiến trúc tƣơng tự nhau là (A) và (B). Ngôi nhà
(A) gần bãi rác (chịu ảnh hƣởng khá lớn của ô nhiễm), ngôi nhà (B) gần công viên (môi
trƣờng trong lành). Giá nhà (B) sẽ có phần cao hơn so với giá nhà (A). Chính chất lƣợng
môi trƣờng tạo ra sự khác biệt này. Mức chênh lệch trong giá nhà (A) và (B) là số tiền trả
cho chất lƣợng môi trƣờng.
Nhƣ vậy, chất lƣợng môi trƣờng không có giá, nhƣng thông qua thị trƣờng bất động
sản, ta có thể thấy đƣợc giá trị của hàng hoá “chất lƣợng môi trƣờng”.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 137
Phƣơng pháp định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thay thế có hai phƣơng pháp chính:
a. Phương pháp chi phí du hành (TCM – Travel Cost Method):
Xét trong mối quan hệ giữa chất lƣợng môi trƣờng và nhu cầu giải trí, khi chất lƣợng
môi trƣờng đƣợc cải thiện thì nhu cầu giải trí tăng lên. TCM dùng để đánh giá giá trị giải
trí của một tài sản môi trƣờng (hồ nƣớc, khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, vƣờn quốc
gia...) hoặc đánh giá thiệt hại ô nhiễm môi trƣờng thông qua việc quan sát sự thay đổi
lƣợng khách du lịch đến với địa điểm giải trí.
Nhƣ vậy, để đánh giá lợi ích của việc cải thiện môi trƣờng, chúng ta có thể đánh giá
thông qua giá trị giải trí của hàng hoá dịch vụ môi trƣờng mang lại. Bởi vì các chi phí cho
việc giải trí đƣợc định giá cụ thể trên thị trƣờng. Đây chính là việc sử dụng thị trƣờng
(giải trí) thay thế.
Phƣơng pháp này dựa trên giả định chi phí bỏ ra để tham quan một điểm giải trí nào
đó phản ánh giá sẵn lòng trả (WTP) cho điểm giải trí đó. Một cách tổng quát, chi phí du
lịch của du khách i đến địa điểm giải trí j (TCij) đƣợc xác định nhƣ sau :
TCij = TC (DCij, Tij, Fi) với i=1n, j = 1m
Trong đó :
- DCij là chi phí về khoảng cách. Chi phí này phụ thuộc vào độ dài quãng đƣờng tới
điểm du lịch và phụ thuộc chi phí cho mỗi km đi lại.
- Tij là chi phí thời gian. Chi phí này phụ thuộc vào thời gian để tới đƣợc điểm du
lịch và giá trị về thời của mỗi cá nhân.
- Fi là phí vào cửa địa điểm j.
Giả sử Vi là số lần tham quan của du khách i đến địa điểm j. Khi đó Vi là biến phụ
thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij). Hàm biểu thị số lƣợt tham quan của du khách nhƣ
sau : Vi = a+b.TCij + c. INCi + d. EDUi + e. AGEi + f. SEXi
Trong đó :
- Vi : số lần viếng thăm địa điểm du lịch j của du khách i ;
- TCij : chi phí một lần viếng thăm địa điểm j ;
- INC, EDU,AGE,SEX tƣơng ứng là thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi và giới tính
của du khách i.
- a,b,c ,d , e và f lần lƣợt là các hệ số cần đƣợc ƣớc lƣợng.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 138
Sau khi ƣớc lƣợng đƣợc các hệ số ta sẽ xây dựng đƣợc đƣờng cầu mô tả mối quan hệ giữa
số lƣợt tham quan và chi phí tham quan. Diện tích nằm dƣới đƣờng cầu chính sẽ thể hiện
giá trị cảnh quan của địa điểm giải trí.
TCM có hai dạng:
(1) Chi phí du hành cho cá nhân (Individual Travel Cost Method - ITCM ):
Mục đích xác định chi phí du hành cho từng cá nhân. Cách tiếp cận này xác định mối
quan hệ giữa số lần đến địa điểm du lịch hàng năm với chi phí du lịch mà cá nhân đó bỏ
ra : Vi = f (TCi , Si) , trong đó :
- Vi số lần đến địa điểm du lịch của cá nhân i trong 1 năm.
- TCij là chi phí du lịch của cá nhân i.
- Si các nhân tố khác có ảnh hƣởng đến cầu du lịch của cá nhân, ví dụ : thu nhập, chi phí
thay thế, độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,.
Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm địa điểm du lịch nên giá trị của
mỗi cá nhân là diện tích dƣới đƣờng cầu của họ. Vì vậy tổng giá trị kinh tế của khách du
lịch chính là tổng hợp các đƣờng cầu cá nhân.
Phƣơng pháp này đòi hỏi phải có sự dao động trong số lần đến địa điểm du lịch của
một cá nhân hàng năm để ƣớc lƣợng ra hàm cầu. Cách tiếp cận này sẽ gặp khó khăn khi
sự dao động là quá nhỏ hoặc khi cá nhân không đến địa điểm du lịch một lần trong năm.
Do vậy, cách tiếp cận này chỉ phù hợp với khu du lịch mà khách có thể đến nhiều lần
trong năm nhƣ: công viên, vƣờn thú,..
(2) Chi phí du lịch vùng (Zone Travel Cost Method – ZTCM)
Phƣơng pháp này tính chi phí du hành theo vùng, xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ
tham quan của vùng xuất phát tới vị trí cần nghiên cứu với tổng chi phí của vùng xuất
phát : Vi = V (TCi, POPi , Si), trong đó :
- Vi : Số lần thăm từ vùng i tới điểm du lịch.
- POPi : dân số vùng i.
- Si : các biến cố kinh tế xã hội của vùng i.
Thông thƣờng biến phụ thuộc Vi đƣợc thể hiện dƣới dạng (Vi/POPi) hay tỷ lệ số lần
tham quan trên 1000 dân- VR. Đơn vị quan sát của ZTCM là các vùng vì khi áp dụng
diện tích xung quanh điểm du lịch đƣợc chia thành các vùng với khoảng cách khác nhau
tới điểm du lịch. Do vậy phƣơng pháp ZTCM đã khắc phục đƣợc hạn chế của ITCM là sử
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 139
dụng tỷ số lần viếng thăm của vùng tới điểm du lịch (là điểm cần nghiên cứu) – VR nên
số lần viếng thăm đến điểm du lịch của một cá nhân thấp (tạo dao động quá nhỏ theo
ITCM) sẽ không ảnh hƣởng đến hàm.
Tuy nhiên, ZTCM cũng có những hạn chế của nó. Ví dụ : tổng hợp khách du lịch từ số
lƣợng lớn các cá nhân thành một vài vùng quan sát nên thống kê không hiệu quả và sau
đó xem tất cả cá nhân đến từ vùng quan sát đó có cùng chi phí du lịch nhƣ nhau trong khi
điều kiện này trong thực tế là không xảy ra.
(3) Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp TCM
Bước 1 : xác định vị trí mà chúng ta muốn đánh giá, sau đó chọn một số lƣợng ngƣời
thƣờng xuyên lui tới đó.
Bước 2 : Sau khi giới thiệu mục đích khảo sát, bảng câu hỏi nên phân tích đặc điểm chính
của chuyến đi cùng với các đặc điểm kinh tế xã hội của du khách. Tuỳ theo phƣơng pháp
tiếp cận (ITCM hay ZTCM) mà một số biến phụ thuộc sẽ đƣợc đƣa thêm vào.
Để hạn chế câu hỏi quá dài dòng, gây phiền hà cho ngƣời đƣợc phỏng vấn, các câu hỏi
nên chính xác và đủ ý mà thôi. Các câu hỏi bao gồm :
- Họ từ đâu tới thành phố nào, nƣớc nào.
- Số khách trên một phƣơng tiện chuyên chở tới.
- Phƣơng tiện chuyên chở (ô tô, máy bay, xe máy,..).
- Thời gian đi và đến.
- Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi.
- Thu nhập của khách .
- Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, thức ăn, chỗ ở,).
- Mục đích du lịch, sở thích du lịch.
Trong đó hai nội dung cơ bản không thể bỏ qua là quảng đƣờng họ lui tới và số lần lui tới
trong 1 năm.
Bước 3 : Tiến hành phân nhóm các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn dựa trên cơ sở khoảng cách
quảng đƣờng mà họ đi tới địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa những ngƣời đến từ các
vùng có khoảng cách tƣơng tự nhau thì chúng ta gộp chung vào một nhóm, tức là cách
điểm nghiên cứu một khoảng nhất định.
Bước 4 : ƣớc tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm. Đây là bƣớc quan
trọng nhất, cơ sở để định hàm cầu cho cảnh quan môi trƣờng.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 140
Chi phí chuyến đi : P = Vé vào cổng (entrance fee) + chi phí ăn uống (food and drink)
+ chi phí nghỉ ngơi (accomodation) + chi phí cơ hội (opportunity cost) + chi phí phƣơng
tiện (cost of transport)
Tính tỷ lệ thăm trên 1000 dân ở mỗi vùng = tổng lƣợt thăm mỗi năm từ vùng/dân số
của vùng (đơn vị 1000)
Bước 5 : Xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi - thể hiện nhu cầu giải trí.
Có nghĩa là chúng ta giả định chi phí đi lại thể hiện giá trị giải trí, số lần đi lại thể hiện
lƣợng giải trí. Vi = V (TCi, POPi, Si) hay VRi = V (TCi, Si)
Toàn bộ vùng có nhu cầu sẽ là : ni VRi = ni V(TCi, Si), trong đó : ni là số ngƣời vùng i tới
tham quan.
(4) Các giả thiết để áp dụng phƣơng pháp TCM
- Chi phí đi lại cùng với giá vé vào cổng có cùng ảnh hƣởng nhƣ nhau tới hành vi, nghĩa
là nhận thức và phản ứng của mỗi cá nhân với sự thay đổi trong chi phí đi lại và giá vé
là tƣơng tự nhau.
- Các lần viếng thăm có thời gian lƣu lại nhƣ nhau, có nhƣ vậy ta mới đánh giá đƣợc lợi
ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.
- Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong khoảng thời gian di chuyển tới điểm
giải trí để bảo đảm chi phí đi lại không bị tính vƣợt mức.
(5) Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp TCM
Ưu điểm :
- Là phƣơng pháp dễ chấp nhận về mặt lý thuyết và thực tiễn vì việc đánh giá môi
trƣờng thông qua hƣởng thụ là chính xác.
- ở góc độ kinh tế, phƣơng pháp TCM cho ta cách nhìn tƣơng đối dễ hiểu và dễ tiếp
cận.
- Nếu công việc điều tra và phỏng vấn là khách quan và đúng quy trình thì kết quả
mang lại sự phục vụ cho công tác chính sách.
Hạn chế :
- Khách du lịch đánh giá cao vị trị nghiên cứu nên thay vì thƣờng xuyên đến họ quyết
định mua luôn nhà ở gần vị trí đó. Trƣờng hợp này cần xem xét lại cự ly để tính toán
lại.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 141
- Các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn không phải bỏ chi phí (thƣờng ở gần vị trí nghiên
cứu) nhƣng vẫn đánh giá cao chất lƣợng môi trƣờng ở đó. Trƣờng hợp này cần phải
sử dụng phƣơng pháp khác.
- Các trở ngại khác nhƣ trả lời không chính xác theo mẫu, liên quan đến lợi ích của
ngƣời không sử dụng trực tiếp,.. Những trƣờng hợp này đòi hỏi ngƣời đánh giá phải
có cách xử lý kỹ thuật phù hợp.
Ví dụ : Các giá trị vƣờn quốc gia và một số địa danh du lịch khác ở Việt Nam nhƣ khu du
lịch Mũi Né (Phan Thiết), vƣờn quốc gia Bạch Mã, Cát Bà.. do việc đi lại thƣờng xuyên
đối với ngƣời dân nƣớc ta là khó khăn, đi du lịch thƣờng xuyên không phải là thói quen
thƣờng xuyên của ngƣời dân trong nƣớc, chính vì vậy ngƣời ta thƣờng áp dụng phƣơng
pháp ZTCM.
b. Phương pháp định giá hưởng thụ (HPM – Hedonic Pricing Method):
Phƣơng pháp đánh giá hƣởng thụ sử dụng khi đánh giá giá trị của chất lƣợng môi
trƣờng, do chất lƣợng môi trƣờng không có thị trƣờng, nên phải đánh giá thông qua một
thị trƣờng thay thế mà trong đó chất lƣợng môi trƣờng là một thuộc tính của sản phẩm khi
ta chọn đánh giá.
Phƣơng pháp HPM còn đƣợc gọi là phƣơng pháp chênh lệch giá trong một số tài liệu
khác.
Các bƣớc tiến hành
- Bƣớc 1: Xác định thị trƣờng hàng hoá (ví dụ: đất đai, nhà cửa, công việc) và các đặc
điểm của các loại hàng hoá này bao gồm cả các đặc điểm về môi trƣờng.
- Bƣớc 2: Xây dụng hàm giá hedonic, hàm này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị
trƣờng và tất cả các đặc điểm của hàng hoá nói trên.
- Bƣớc 3: Ƣớc tính hàm giá “hedonic” sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính.
- Bƣớc 4: Lấy đạo hàm riêng theo đặc điểm môi trƣờng tìm ra hệ số ảnh hƣởng.
Các lĩnh vực áp dụng phƣơng pháp này :
Xác định sự khác nhau về giá của tài sản, lao động ở hai khu vực có điều kiện môi truờng
khác nhau (ô nhiễm, không hoặc ít ô nhiễm).
Ví dụ: Nghiên cứu về tác động của tiếng ồn, tiếng ồn không có giá, nhƣng khi ta khảo
sát thông qua thị trƣờng nhà ở, việc ngƣời ta trả giá cho hai loại nhà, một loại nhà gần sân
bay (mức độ ô nhiễm tiếng ồn cao), một loại nhà gần khu công viên (có mức độ yên tĩnh
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 142
cao). Với điều kiện về kiến trúc và các điều kiện khác của hai ngôi nhà là giống nhau, thì
ta sẽ tính đƣợc sự chênh lệch trong giá của hai ngôi nhà, chênh lệch đó do sự ô nhiễm
tiếng ồn tạo ra, hay do chất lƣợng của môi trƣờng yên tĩnh tạo ra.
4.4.2.2 Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thông thƣờng:
a. Phương pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity):
Phƣơng pháp này xác định giá trị của các tác động (hay các ảnh hƣởng) môi trƣờng
bằng cách đo lƣờng thay đổi trong sản lƣợng sản xuất do những thay đổi môi trƣờng gây
nên.
Phƣơng pháp này dựa trên sự so sánh trƣớc và sau khi có ô nhiễm, hoặc nơi bị ô
nhiễm hoặc nơi không bị ô nhiễm. So sánh năng suất các loại cây trồng, vật nuôi của
nông – lâm – ngƣ nghiệp trƣớc và sau khi bị ô nhiễm, hoặc nơi bị ô nhiễm và nơi không
bị ô nhiễm (trong điều kiện các điều kiện khác giống nhau hoặc không thay đổi). Phần
giảm năng suất của cây trồng và vật nuôi sẽ đƣợc nhân với giá thị trƣờng và giá trị đó có
thể tạm gọi là phần doanh thu bị mất đi do ô nhiễm gây ra.
Nói cách khác, chất lƣợng môi trƣờng đƣợc xem nhƣ là một yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất. Sản phẩm tạo ra phải đƣợc trao đổi, mua bán trên một thị trƣờng cụ thể
mới đƣợc gọi là phƣơng pháp thay đổi năng suất, còn nếu sản phẩm làm ra mà không bán
hoặc trao đổi đƣợc thì không gọi là phƣơng pháp thay đổi năng suất.
Ví dụ: Việc cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới dẫn đến năng suất cây trồng tăng lên, từ đó
sản lƣợng tăng lên. Sau đó, sản phẩm đƣợc mua bán trên thị trƣờng. Giá trị của việc cải
thiện chất lƣợng nƣớc tƣới đƣợc đo lƣờng bằng phần giá trị sản lƣợng tăng lên sau khi có
sự cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới so với trƣớc khi có sự cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới
cho cây trồng.
Hạn chế của phƣơng pháp này thay đổi năng suất đó là: Năng suất các loại cây trồng,
gia súc bị ảnh hƣởng rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời tiết và khí hậu, chất
lƣợng đất đai, chính vì vậy, việc tách đƣợc các ảnh hƣởng do ô nhiễm làm ảnh hƣởng tới
năng suất vì vậy chỉ mang tính chất tƣơng đối và đòi hỏi một khoảng thời gian dài về
nguồn số liệu.
b. Phương pháp chi phí bệnh tật:
Xác định giá trị tác động hay ảnh hƣởng môi trƣờng bằng cách đo lƣờng các thay đổi
về tình trạng bệnh tật (tình trạng sức khoẻ) do tác động môi trƣờng gây nên.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 143
Ví dụ: số bệnh nhân bị bệnh đƣờng hô hấp tăng lên do ô nhiễm không khí tăng.
4.4.3 Phƣơng pháp chuyển đổi lợi ích
a. Khái niệm phướng pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit Transfer)
Các phƣơng pháp đánh giá giá trị, chi phí phí môi trƣờng đã trình bày bên trên có thể
đƣợc áp dụng vào các ảnh hƣởng cụ thể khác nhau, nhƣng thƣờng tƣơng đối tốn kém về
mặt thời gian và về mặt hành chính. Phƣơng pháp chuyển đổi lợi ích là phƣơng pháp
đƣợc sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí về mặt thời gian và tài chính cho quá trình đánh giá
tác động môi trƣờng.
Chuyển đổi lợi ích bởi vì các ƣớc lƣợng về lợi ích kinh tế (hay chi phí) đƣợc “chuyển”
từ khu vực đã nghiên cứu sang khu vực đang nghiên cứu hoặc có dự án. Nơi đã đƣợc
nghiên cứu trƣớc, dự án trƣớc đƣợc gọi là địa điểm đã nghiên cứu (study site), nơi cần
đƣợc ƣớc lƣợng và sử dụng các số liệu gần đúng gọi là địa điểm chính sách (policy site)
với điều kiện là điểm nghiên cứu và điểm chính sách có các điều kiện tƣơng tự nhau.
Giả sử mức sẵn lòng chi trả của một hộ gia đình i (WTPi) cho sự cải thiện chất lƣợng
môi trƣờng ban đầu từ Qban đầu, sang chất lƣợng môi trƣờng là Qcải thiện, ta có:
WTPi = f(Qcải thiện-Qban đầu, P, Ps,Si)
Trong đó:
- P là giá của sản phẩm, dịch vụ môi trƣờng
- Ps là giá của sản phẩm thay thế cho việc sử dụng tài nguyên môi trƣờng
- Si Các đặc tính kinh tế xã hội của hộ gia đình i
b. Các bước trong phương pháp chuyển đổi lợi ích
- Bƣớc 1: Các nhà nghiên cứu phải xác định một nghiên cứu đã có sẵn, trong đó đã dự
đoán trƣớc đƣợc các mối tƣơng quan về nhu cầu của địa điểm nghiên cứu và ngƣời
nghiên cứu phải xác định các giá trị trong hàm WTPi phía trên.
- Bƣớc 2: Xác định phạm vi, địa điểm nghiên cứu “chính sách” nhƣ: lãnh thổ, địa lý mà
các hộ gia đình sẽ hƣởng lợi từ việc thay đổi môi trƣờng.
- Bƣớc 3: Ngƣời phân tích phải thay thế giá trị các biến độc lập của các hộ gia đình tại địa
điểm có dự án vào công thức của WTPi phía trên để tính lợi ích của hộ gia đình i tại địa
điểm có dự án “chính sách”. Sau đó tập hợp ƣớc lƣợng của tất cả các hộ gia đình bị ảnh
hƣởng để tìm ra lợi ích tổng thể tại địa điểm của dự án “chính sách”.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 144
c. Ba phương pháp chuyển đổi lợi ích
Phƣơng pháp 1: Phƣơng pháp chuyển đổi giá trị trung bình : đây là phƣơng pháp dễ
nhất để chuyển đổi lợi ích từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác là giả định một cách
đơn giản rằng một ngƣời bình thƣờng tại địa điểm nghiên cứu, và một ngƣời bình thƣờng
tại địa điểm nghiên cứu có phúc lợi xã hội tƣơng đƣơng nhau.
Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp chuyển đổi lợi ích phức tạp hơn nhằm “hiệu chỉnh” các
giá trị trung bình tại khu vực đã nghiên cứu trƣớc khi chuyển sang địa điểm “chính sách”.
Chúng ta có thể thực hiện hai loại hiệu chỉnh.
- Một là, ngƣời phân tích có thể sử dụng giá trị các đơn vị sẵn có tại địa điểm nghiên
cứu, mà các giá trị này có sai lệch và ƣớc lƣợng không chính xác.
- Hai là, các giá trị phải đƣợc hiệu chỉnh để phản ánh rõ hơn các điều kiện tại địa điểm
chính sách. Trong loại hiệu chỉnh thứ hai này, cần phải xác định rõ ba sự khác biệt có
thể nảy sinh giữa địa điểm chính sách và địa điểm nghiên cứu: Đó là sự khác biệt về
thay đổi chất lƣợng môi trƣờng, chính sách, dự án hoặc các quy định tạo ra; các đặc
tính kinh tế xã hội của các hộ gia đình; và khả năng sẵn có của các sản phẩm và dich
vụ thay thế
Phƣơng pháp 3: Chuyển đổi các hàm cầu. Thay vì chuyển các đơn vị giá trị hiệu
chỉnh, hay không hiệu chỉnh, ngƣời phân tích có thể chuyển toàn bộ giá trị hàm cầu đã
đƣợc ƣớc lƣợng tại địa điểm nghiên cứu sang địa điểm chính sách. Phƣơng pháp này hữu
hiệu hơn vì nhiều thông tin đƣợc chuyển một cách hiệu quả. Các tƣơng quan của hàm cầu
đƣợc chuyển từ địa điểm nghiên cứu sang địa điểm chính sách có thể đƣợc ƣớc lƣợng lại
bằng cách sử dụng phƣơng pháp gián tiếp nhƣ phƣơng pháp TCM, phƣơng pháp HPM,
hay phƣơng pháp trực tiếp nhƣ phƣơng pháp CVM.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 145
4.5. Một số vấn đề trong định giá môi trƣờng
Trong quá trình định giá môi trƣờng, chúng ta sẽ gặp một số khó khăn nhất định, cần
phải thận trọng với những vấn đề này để có các cách thức xử lý thích hợp nhằm đạt đƣợc
một kết quả định giá tốt. Thông thƣờng các vấn đề thƣờng gặp phải nhƣ sau :
a. Bỏ sót
Thông tin về ảnh hƣởng môi trƣờng đƣợc đề xuất trong các dự án thƣờng không đầy
đủ, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển đây thực sự là một vấn đề lớn. Cho đến nay, hầu
hết các dự án đầu tƣ đều không có sự đánh giá đầy đủ các thông tin về ảnh hƣởng môi
trƣờng của dự án, do đó không có cơ sở để lựa chọn dự án một cách đúng đắn, gây ra các
hậu quả về ô nhiễm môi trƣờng.
Các thông tin về ảnh hƣởng môi trƣờng của các dự án thƣờng đƣợc cung cấp bởi bộ
phận Đánh giá tác động môi trƣờng (EIA). Do đó, nếu bộ phận EIA thu thập thông tin
không đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho quá trình định giá
b. Thiên lệch
Định giá sẽ có thể bị thiên lệch do điều kiện thực tế, do vấn đề mẫu nghiên cứu không
hợp lý, do phƣơng pháp định giá hoặc do việc lựa chọn phạm vi ảnh hƣởng và tỷ suất
chiết khấu.
+ Thiên lệch do điều kiện thực tế : Trong những hoàn cảnh phức tạp và xa lạ, ngƣời ta
có thể không thực hiện đƣợc việc lƣợng giá đúng. Các vấn đề về hành vi, sở thích, hoàn
cảnh, điều kiện nghiên cứu sẽ ảnh hƣởng đến quyết định việc định giá có đúng không.
+ Thiên lệch do mẫu nghiên cứu không hợp lý : Sự thiên lệch có thể xảy ra do việc
chọn mẫu, hoặc do số mẫu đƣợc chọn không hợp lý. Việc chọn đối tƣợng phỏng vấn phải
là các đối tƣợng có sự ảnh hƣởng, liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu.
+ Thiên lệch do phương pháp định giá : Kết quả định giá có thể bị thiên lệch do việc
lựa chọn phƣơng pháp định giá chƣa phù hợp. Điều này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân
nhận dạng chƣa đúng đối tƣợng để định giá (là các giá trị trong tổng giá trị kinh tế của tài
nguyên môi trƣờng). Ví dụ : Đối với một số phƣơng pháp định giá nhƣ Phƣơng pháp
chuyển giao giá trị, có thể do 2 địa điểm dự định chuyển giao giá trị kinh tế là điểm chính
sách và điểm nghiên cứu có những điều kiện nhất định không giống nhau, dẫn đến giá trị
chuyển giao có những sai số nhất định.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 146
+ Thiên lệch do việc lựa chọn phạm vi bị ảnh hưởng : Việc lựa chọn phạm vi ảnh
hƣởng của nghiên cứu không phù hợp sẽ dẫn đến việc tính toán các lợi ích và chi phí
không chính xác.
+ Thiên lệch do dùng tiền làm đơn vị quy đổi giá trị : bản thân tiền không phản ánh
đƣợc bản chất của tài nguyên môi trƣờng vì giá có sự biến động, và quan điểm của nhiều
ngƣời cho từng đơn vị hàng hoá (WTP/WTA) khác nhau là khác nhau (giá trị mang tính
cá nhân).
+ Thiên lệch do tỷ suất chiết khấu : tỷ suất chiết khấu đƣợc lấy dựa trên giả định do
các dự án thƣờng kéo dài và bản chất tỷ suất chiết khấu thƣờng biến động qua thời gian
và do các sự kiện bất ngờ (trong và ngoài nƣớc) khác dẫn đến các sai số hoặc không phản
ánh chính xác giá thị trƣờng.
c. Hiện tại hoá chi phí và lợi ích môi trƣờng
Trong định giá phải thực hiện hiện tại hoá (Present value) chi phí và lợi ích của dự án.
Chi phí (hoặc lợi ích) của ảnh hƣởng môi trƣờng của các dự án có thể xuất hiện ở những
thời điểm khác nhau và kéo dài trong những khoảng thời gian nhất định. Do đó điểm lƣu
ý ở đây là ta cần lựa chọn mức chiết khấu và lựa chọn khoảng thời gian hợp lý.
Các chi phí và thiệt hại môi trƣờng thƣờng không nhƣ các khoản mục chi phí khác.
Các chi phí về môi trƣờng có thể ở dạng các chi phí vô hình, tích luỹ lại trong một vật
chất nào đó trong một thời gian dài. Thậm chí sau khi dự án kết thúc nhiều năm thì thiệt
hại môi trƣờng mới bộc lộ ra bên ngoài. Do đó, để đánh giá các vấn đề về chi phí và lợi
ích, đặc biệt là thiệt hại môi trƣờng, cần xác định khoảng thời gian hợp lý. Từ đó đƣa ra
suất chiết khấu cho phù hợp.
d. Tính không chắc chắn
Việc định giá chỉ mang tính dự báo, trong khi nghiên cứu, chúng ta giả định rằng mỗi
lợi ích và chi phí có thể đƣợc ƣớc lƣợng với sự chắc chắn nhất định và do vậy đều xác
định đƣợc một giá trị về lợi ích xã hội ròng cho mỗi phƣơng án. Tuy nhiên, trên thực tế,
các lợi ích và chi phí có thể khác với những kết quả ƣớc lƣợng này. Do đó, nhà phân tích
và những ngƣời ra quyết định sẽ cần thông tin về việc lợi ích xã hội ròng sẽ thay đổi nhƣ
thế nào nếu có sự thay đổi về giá trị của một biến số nào đó.
Ví dụ: Lợi ích xã hội ròng sẽ thay đổi nhƣ thế nào nếu lợi ích thay đổi 10% so với giá
trị ban đầu hoặc tỷ suất chiết khấu đƣợc điều chỉnh thay đổi theo thời kỳ ?
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 147
Hay có nhiều câu hỏi khác đặt ra cho các nhà kinh tế: Vì một số nguyên nhân nào đó,
các dự án chậm triển khai so với tiến độ vậy các tác động khác của sự trì hoãn đối với
việc thực hiện dự án sẽ nhƣ thế nào?
Tất cả các câu hỏi xoay quanh vấn đề trên đòi hỏi các nhà phân tích và những ngƣời ra
quyết định phải tìm đến các phƣơng pháp để xử lý những khó khăn do tính không chắc
chắn của các lợi ích và chi phí trong tƣơng lai gây ra.
Bài Giảng Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn
Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 148
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Định giá môi trƣờng là một nội dung khó vì nó liên quan đến việc làm thế nào để nội
hóa các tác động ngoại ứng cũng nhƣ đánh giá đƣợc giá trị hàng hóa - dịch vụ chất lƣợng
môi trƣờng vốn là hàng hóa phi thị trƣờng. Chƣơng này nhằm cung cấp cho ngƣời học
các khái niệm liên quan đến định giá môi trƣờng, sự cần thiết của viêc phải định giá môi
trƣờng thông qua đó phân tích ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng đến các dự án đầu tƣ và
phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở tiếp cận phân tích dự án kinh tế xem xét các bƣớc
dẫn đến định giá môi trƣờng và các phƣơng pháp định giá môi trƣờng thông thƣờng.
Bản chất chất lƣợng hàng hóa môi trƣờng là một ngoại ứng và không có thị trƣờng
giao dịch cụ thể nên việc phân tích để định giá môi trƣờng không thể không có một số
hạn chế phát sinh nhất định. Việc phân tích và nhìn nhận ra các vấn đề có thể phát sinh
trong định giá môi trƣờng giúp cho ngƣời học nhận dạng đƣợc các thiếu sót/hạn chế có
thể gặp phải khi phân tích một dự án/chƣơng trình cụ thể có liên quan đến khía cạnh môi
trƣờng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, 2003.Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường. NXB
Hà Nội, Chƣơng 2.
2. TS. Nguyến Mậu Dũng – TS. Vũ Thị Phƣơng Thụy - PGS. TS. Nguyễn Văn Song,
2009. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường, Chƣơng 7.
3. TS Lê Ngọc Uyển- Ts Đoàn Thị Mỹ Hạnh - Ths Hoàng Đinh Thảo Vy, Kinh tế Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Mở Tp. HCM, Phần II.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao cần thiết phải định giá môi trƣờng ?
2. Ngƣời ta sử dụng khái niệm tổng giá trị kinh tê - TEV để làm gì ? Giá trị TEV bao
gồm những giá trị nào ? Cho ví dụ cụ thể.
3. Trình bày tóm tắt các phƣơng pháp định giá môi trƣờng trực tiếp.
4. Trình bày tóm tắt các phƣơng án định giá môi trƣờng gián tiếp.
5. Giá trị vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, khu thung lũng tình yêu (Đà Lạt) thƣờng nên áp
dụng phƣơng pháp TCM nào ? Tại sao ?
6. Các vấn đề thƣờng gặp trong định giá môi trƣờng là gì ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_moi_truong_10_2015_9137.pdf