Tài liệu tham khảo
Luật nhà ở 2005
Nghị định 90/CT hướng dẫn luật nhà ở
Nghị quyết 23/ 2003 QH 26/11/2003 qui định về nhà đất do nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách nhà ở và cải tạo xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 755/ 2005 UBTVQH ngày 2/4/2005 qui định một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 58 /1998 UBTVQH ngày 24/8/1998 qui định giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/ 1991 không có người Việt nam ở nước ngòai tham gia
Nghị quyết 1037 /2006 UBTVQH ngày 27/7/2006 qui định giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt nam ở nước ngòai tham gia
Nghị quyết 19/2008 ngày 22/5/2008 QH qui định thí điểm cho người nước ngòai được sở hữu nhà ở Việt nam
BÀI 1
KHÁI QUÁT GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở
I Khái niệm và phân lọai
1 Khái niệm
Giao dịch dân sự về nhà ở là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương của cá nhân tổ chức nhằm làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự.
2 Phân lọai giao dịch
Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của chủ thể trong việc làm phát sinh hậu quả pháp lý, giao dịch về nhà ở được chia ra 2 lọai :
Hợp đồng về nhà ở : là sự thỏa thuận của các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, thế chấp và ủy quyền.
Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của 1 bên chủ thể nhằm làm phát sinh một hậu quả pháp lý.
II Điều kiện có hiệu lực của giao dịch và giao dịch vô hiệu
1 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Đối với cá nhân tham gia giao dịch về nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự ( Đ17-23 Luật dân sự qui định về năng lực hành vi dân sự).
Đối với tổ chức thì tổ chức phải có chức năng kinh doanh phù hợp với qui định của pháp luật.
Nội dung và mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Nội dung của giao dịch là tổng hợp các điều khỏan về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong giao dịch. Tùy từng loại giao dịch mà các bên có thể thỏa thuận các điều khỏan sau : đối tượng, số lượng, giá cả, thời gian, địa điểm, phương thức phạt, vi phạm bảo hành
Người tham gia giao dịch phải tự nguyện, là có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Các giao dịch không có sự tự nguyện bao gồm:
+ Hợp đồng do giả tạo : hợp đồng trong đó các bên thiết lập để nhằm che giấu 1 hợp đồng khác.
+ Giao dịch do nhầm lẫn : là sự hình dung sai của chủ thể mà giao kết hợp đồng
+ Hợp đồng do bị lừa dối : là việc 1 bên hay bên thứ ba cố ý làm cho bên kia hiểu sai mà giao kết hợp đồng
+ Giao dịch do bị đe dọa : là việc 1 bên hay bên thứ ba làm cho bên kia sợ hãi mà phải giao kết hợp đồng để nhằm tránh 1 thiệt hại về vật chất hay tinh thần của mình hay của người thân thích mà giao kết
+ Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, do người có năng lực hành vi dân sự nhưng giao kết vào thời điểm giao kết không nhận thức được hành vi của mình
Hình thức của giao dịch phải bằng văn bản, trong trường hợp pháp luật có qui định phải chứng nhận, chứng thực thì các bên phải tuân thủ hình thức đó.
Ngòai ra, luật nhà ở còn qui định những điều kiện sau ( điều 91 luật nhà ở )
Nhà tham gia giao dịch phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu ( bắt buộc )
Nhà này không có tranh chấp
Nhà không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hay chấp hành quyết định của cơ quan hành chính
2 Giao dịch vô hiệu và hậu quả của giao dịch vô hiệu
A Giao dịch vô hiệu
Là giao dịch vi phạm 1 trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
B Phân lọai giao dịch vô hiệu
Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm hợp đồng vô hiệu được chia ra 2 lọai:
Vô hiệu tuyệt đối :
Những hợp đồng có sự vi phạm nghiêm trọng, hậu quả xảy ra không chỉ tác động đến các bên giao dịch mà còn đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Các hợp đồng này đương nhiên vô hiệu từ khi cam kết.
Các hợp đồng vô hiệu tuyệt đối gồm hợp đồng do giả tạo, hợp đồng do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Vô hiệu tương đối
Những hợp đồng có sự vi phạm nhưng không nghiêm trọng, hậu quả xảy ra chủ yếu tác động đến các bên. Vì vậy hợp đồng chỉ bị tuyên bố vô hiệu nếu có yêu cầu của chủ thể.
Các hợp đồng vô hiệu tương đối gồm hợp đồng do bị lừa dối, đe dọa, nhẫm lẫn, do người hạn chế năng lực hành vi xác lập thực hiện, giao dịch do vi phạm về hình thức
Căn cứ vào phạm vi vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được chia ra 2 lọai:
Hợp đồng vô hiệu tòan bộ : tất cả những nội dung của hợp đồng không có giá trị, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
Hợp đồng vô hiệu 1 phần : chỉ 1 phần của hợp đồng không có giá trị, các phần khác vẫn có hiệu lực
Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền, hợp đồng vô hiệu được chia ra 2 lọai:
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết không có thẩm quyền ( Đ145 Luật dân sự )
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết vượt quá thẩm quyền ( Đ146 luật dân sự )
Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực, hợp đồng vô hiệu được chia ra 4 lọai:
Giao dịch vô hiệu do vi phạm về chủ thể. Ví dụ : người bán không có năng lực hành vi, bị bịnh tâm thần
Giao dịch vô hiệu do có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Giao dịch vô hiệu vô hiệu do không có sự tự nguyện. Ví dụ bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Giao dịch vô hiệu do vi phạm về hình thức.
C Hậu quả của hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực, kể từ thời diểm giao kết các bên phải hòan trả cho nhau những gì đã nhận, không hòan trả được bằng hiện vật thì hòan trả bằng tiền, bên có lỗi để hợp đồng vô hiệu phải bồi thường.
Ví dụ Chỉ chồng A ký văn bản bán nhà cho C mà không cho vợ mình là B biết
Hợp đồng có vô hiệu không Vô hiệu tòan bộ
B đã nhận tiền tuy không ký ( thậm chí chỉ khi đôn đốc thực hiện chứ chưa nhận tiền ) Hợp đồng vẫn có hiệu lực do được tiến hành dựa trên sự đồng thuận tại thời điểm đó và sự vi phạm về hình thức không gây vô hiệu thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí ( điều 388, 122, 150, 145 luật dân sự )
A, B đã ký nhưng chưa công chứng Áp dụng điều 134 ?
9 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng luật nhà ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhuanhphong@yahoo.com
Tài liệu tham khảo
Luật nhà ở 2005
Nghị định 90/CT hướng dẫn luật nhà ở
Nghị quyết 23/ 2003 QH 26/11/2003 qui định về nhà đất do nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách nhà ở và cải tạo xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 755/ 2005 UBTVQH ngày 2/4/2005 qui định một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 58 /1998 UBTVQH ngày 24/8/1998 qui định giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/ 1991 không có người Việt nam ở nước ngòai tham gia
Nghị quyết 1037 /2006 UBTVQH ngày 27/7/2006 qui định giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt nam ở nước ngòai tham gia
Nghị quyết 19/2008 ngày 22/5/2008 QH qui định thí điểm cho người nước ngòai được sở hữu nhà ở Việt nam
BÀI 1
KHÁI QUÁT GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở
I Khái niệm và phân lọai
1 Khái niệm
Giao dịch dân sự về nhà ở là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương của cá nhân tổ chức nhằm làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự.
2 Phân lọai giao dịch
Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của chủ thể trong việc làm phát sinh hậu quả pháp lý, giao dịch về nhà ở được chia ra 2 lọai :
Hợp đồng về nhà ở : là sự thỏa thuận của các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, thế chấp và ủy quyền.
Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của 1 bên chủ thể nhằm làm phát sinh một hậu quả pháp lý.
II Điều kiện có hiệu lực của giao dịch và giao dịch vô hiệu
1 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Đối với cá nhân tham gia giao dịch về nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự ( Đ17-23 Luật dân sự qui định về năng lực hành vi dân sự).
Đối với tổ chức thì tổ chức phải có chức năng kinh doanh phù hợp với qui định của pháp luật.
Nội dung và mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Nội dung của giao dịch là tổng hợp các điều khỏan về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong giao dịch. Tùy từng loại giao dịch mà các bên có thể thỏa thuận các điều khỏan sau : đối tượng, số lượng, giá cả, thời gian, địa điểm, phương thức phạt, vi phạm bảo hành …
Người tham gia giao dịch phải tự nguyện, là có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Các giao dịch không có sự tự nguyện bao gồm:
+ Hợp đồng do giả tạo : hợp đồng trong đó các bên thiết lập để nhằm che giấu 1 hợp đồng khác.
+ Giao dịch do nhầm lẫn : là sự hình dung sai của chủ thể mà giao kết hợp đồng
+ Hợp đồng do bị lừa dối : là việc 1 bên hay bên thứ ba cố ý làm cho bên kia hiểu sai mà giao kết hợp đồng
+ Giao dịch do bị đe dọa : là việc 1 bên hay bên thứ ba làm cho bên kia sợ hãi mà phải giao kết hợp đồng để nhằm tránh 1 thiệt hại về vật chất hay tinh thần của mình hay của người thân thích mà giao kết
+ Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, do người có năng lực hành vi dân sự nhưng giao kết vào thời điểm giao kết không nhận thức được hành vi của mình
Hình thức của giao dịch phải bằng văn bản, trong trường hợp pháp luật có qui định phải chứng nhận, chứng thực thì các bên phải tuân thủ hình thức đó.
Ngòai ra, luật nhà ở còn qui định những điều kiện sau ( điều 91 luật nhà ở )
Nhà tham gia giao dịch phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu ( bắt buộc )
Nhà này không có tranh chấp
Nhà không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hay chấp hành quyết định của cơ quan hành chính
2 Giao dịch vô hiệu và hậu quả của giao dịch vô hiệu
A Giao dịch vô hiệu
Là giao dịch vi phạm 1 trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
B Phân lọai giao dịch vô hiệu
Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm hợp đồng vô hiệu được chia ra 2 lọai:
Vô hiệu tuyệt đối :
Những hợp đồng có sự vi phạm nghiêm trọng, hậu quả xảy ra không chỉ tác động đến các bên giao dịch mà còn đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Các hợp đồng này đương nhiên vô hiệu từ khi cam kết.
Các hợp đồng vô hiệu tuyệt đối gồm hợp đồng do giả tạo, hợp đồng do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Vô hiệu tương đối
Những hợp đồng có sự vi phạm nhưng không nghiêm trọng, hậu quả xảy ra chủ yếu tác động đến các bên. Vì vậy hợp đồng chỉ bị tuyên bố vô hiệu nếu có yêu cầu của chủ thể.
Các hợp đồng vô hiệu tương đối gồm hợp đồng do bị lừa dối, đe dọa, nhẫm lẫn, do người hạn chế năng lực hành vi xác lập thực hiện, giao dịch do vi phạm về hình thức
Căn cứ vào phạm vi vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được chia ra 2 lọai:
Hợp đồng vô hiệu tòan bộ : tất cả những nội dung của hợp đồng không có giá trị, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
Hợp đồng vô hiệu 1 phần : chỉ 1 phần của hợp đồng không có giá trị, các phần khác vẫn có hiệu lực
Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền, hợp đồng vô hiệu được chia ra 2 lọai:
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết không có thẩm quyền ( Đ145 Luật dân sự )
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết vượt quá thẩm quyền ( Đ146 luật dân sự )
Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực, hợp đồng vô hiệu được chia ra 4 lọai:
Giao dịch vô hiệu do vi phạm về chủ thể. Ví dụ : người bán không có năng lực hành vi, bị bịnh tâm thần
Giao dịch vô hiệu do có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Giao dịch vô hiệu vô hiệu do không có sự tự nguyện. Ví dụ bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Giao dịch vô hiệu do vi phạm về hình thức.
C Hậu quả của hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực, kể từ thời diểm giao kết các bên phải hòan trả cho nhau những gì đã nhận, không hòan trả được bằng hiện vật thì hòan trả bằng tiền, bên có lỗi để hợp đồng vô hiệu phải bồi thường.
Ví dụ Chỉ chồng A ký văn bản bán nhà cho C mà không cho vợ mình là B biết
Hợp đồng có vô hiệu không à Vô hiệu tòan bộ
B đã nhận tiền tuy không ký ( thậm chí chỉ khi đôn đốc thực hiện chứ chưa nhận tiền ) à Hợp đồng vẫn có hiệu lực do được tiến hành dựa trên sự đồng thuận tại thời điểm đó và sự vi phạm về hình thức không gây vô hiệu à thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí ( điều 388, 122, 150, 145 luật dân sự )
A, B đã ký nhưng chưa công chứng à Áp dụng điều 134 ?
3 Giao kết thực hiện và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch
Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau để đi đến thống nhất làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Về nguyên tắc hợp đồng được giao kết tự do, tự nguyện thiện chí trung thực hợp tác và ngay thẳng.
Thực hiện hợp đồng là khi hợp đồng đã được giao kết, chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện đúng như cam kết về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm, phương thức …
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là 1 hậu quả pháp lý bất lợi dành cho người vi phạm. Trong trách nhiệm có 2 lọai:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( điều 604 luật dân sự )
+ Trách nhiệm phạt vi phạm ( điều 422 luật dân sự )
BÀI 2
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở
I Khái niệm và đặc điểm
1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên bán giao nhà và làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán
2 Đặc điểm pháp lý
Hợp đồng mua bán nhà là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có đền bù
Hợp đồng mua bán nhà có sự chuyển dịch tài sản, chuyển quyền sở hữu
II Chủ thể hình thức và thời điểm chuyển quyền sở hữu
1 Chủ thể
Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, tổ chức.
Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự và không phụ thuộc nơi đăng ký hộ khẩu.
Cá nhân có thể là người Việt nam định cư ở nước ngòai theo điều 126 luật nhà ở, bao gồm:
+ Ngừơi có công đóng góp với đất nước
+ Nhà khoa học có nhu cầu họat động thường xuyên ở Việt nam
+ Người được phép về sống ổn định ở Việt nam
Tổ chức có thể là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ( để kinh doanh ) và tổ chức không có chức năng kinh doanh (để sử dụng )
2 Hình thức và thời điểm chuyển quyền sở hữu
A Hình thức :
Phải bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với nhà giao dịch ở vùng nông thôn thì phải có chứng thực của UBND cấp xã.
Trường hợp tổ chức có chức năng kinh doanh thì khi bán nhà không cần công chứng, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản à là điểm mới so với luật dân sự
B Thời điểm chuyển quyền sở hữu
Là thời điểm hợp đồng được chứng nhận, chứng thực ( thời điểm hợp đồng có hiệu lực )
Đối với tổ chức có chức năng kinh doanh thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm giao nhà
à Thời điểm chuyển quyền sở hữu giữa cá nhân và cá nhân khác với thời điểm chuyển quyền sở hữu giữa tổ chức và cá nhân.
III Những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán nhà ở
1 Đối tượng và giá cả
Đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở là nhà ở theo qui định pháp luật, tại điều 1 luật nhà ở
Gía cả do các bên thỏa thuận, trong trường hợp nhà nước có qui định về khung giá thì các bên thỏa thuận trong phạm vi khung giá đó
2 Nghĩa vụ của các bên
A Nghĩa vụ của Bên bán ( điều 451 luật dân sự )
Bên bán phải thông báo về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán
Bên bán phải bảo quản nhà cho đến khi giao
Bên bán phải giao nhà đúng như cam kết và làm các thủ tục pháp lý theo qui định của pháp luật
Bên mua có nghĩa vụ trả tiền như cam kết, nếu chậmtrả thì phải chịu lãi suất theo lãi suất cơ bản do ngân hàng qui định
Bên mua có nghĩa vụ nhận nhà đúng như cam kết, nếu chậm nhận gây thiệt hại thì phải bồi thường
Bên mua phải làm các thủ tục pháp lý theo qui định của pháp luật
Ví dụ A có 3 người con B, C, D. Sau khi A chết, D dự định bán quyền đồng thừa kế căn nhà cho E ( 1/3 giá trị căn nhà )
B, C, D là chủ sở hữu ngay từ thời điểm mở thừa kế ( điều 636 luật dân sự ). Nhưng nếu muốn bán quyền sở hữu bất động sản thì phải chờ cho đến khi có giấy chứng nhận nhà ở được cấp cho từng chủ sở hữu ( khỏan 4 điều 12, điều 91 luật nhà ở )
Tuy vậy, B, C có quyền yêu cầu D ưu tiên bán phần quyền sở hữu cho mình. Khi đó, E chỉ có thể khởi kiện D bồi thường thiệt hại ( chênh lệch so với thời giá + lãi suất ngân hàng ??)
Trong trường hợp bán nhà đang cho thuê( trừ nhà cá nhân và sở hữu chung ), người thuê được quyền ưu tiên mua trong thời hạn 1 tháng kể từ khi thông báo, nếu người thuê đã hòan tất các nghĩa vụ và chưa có chỗ ở khác. ( Điều 97 luật nhà ở )
Trong trường hợp mua bán nhà giữa các chủ thể đã được giao kết nhưng xét thấy cần thiết mua căn nhà này để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định về việc ưu tiên mua trước : các quyền và nghĩa vụ của người mua được chuyển cho ủy ban. Các thiệt hại của người mua, nếu có, sẽ được nhà nước bồi thường.
BÀI 3 HỢP ĐỒNG TẶNG CHO NHÀ Ở
I Khái niệm và đặc điểm
1 Khái niệm
Hợp đồng tặng cho nhà là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên tặng cho làm các thủ tục pháp lý chuyển giao quyền sở hữu nhà còn bên được tặng cho hợp đồng ký nhận
2 Đặc điểm pháp lý
Hợp đồng tặng cho là hợp đồng đơn vụ, không có đền bù
Hợp đồng tặng cho có sự chuyển dịch tài sản và chuyển quyền sở hữu
II Chủ thể hình thức và thời điểm có hiệu lực
1 Chủ thể
Là các bên tham gia, có thể là cá nhân tổ chức theo qui định của pháp luật
2 Hình thức
Hợp đồng tặng cho nhà phải bằng văn bản có chứng nhận chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền : đối với tặng cho nhà nông thôn cấp xã là ủy ban nhân dân xã ( khỏan 3 điều 93 luật nhà ở )
3 Thời điểm có hiệu lực và chuyển quyền sở hữu
Thời điểm có hiệu lực và chuyển quyền sở hữu là thời điểm hợp đồng được chứng nhận chứng thực trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
Tổ chức có chức năng kinh doanh nhà không cần phải chứng nhận chứng thực hợp đồng tặng cho vàthời điểm chuyển quyền sở hữu là khi thực hiện việc giao nhà
BÀI 4 HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở
I Khái niệm và đặc điểm
1 Khái niệm
Hợp đồng thuê nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê sử dụng còn bên thuê có nghĩa vụ trả tiền
2 Đặc điểm pháp lý
Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có đền bù
Có sự chuyển giao nhà, chuyển quyền sở dụng nhưng không chuyển quyền sở hữu
II Chủ thể hình thức và thời điểm có hiệu lực hợp đồng
1 Chủ thể
Chủ thể có thể là cá nhân tổ chức. Cá nhân có thể là người nước ngòai với điều kiện là phải cư trú tại Việt nam từ 3 tháng trở lên
2 Hình thức
Hợp đồng phải lập thành văn bản ( khỏan 3 điều 93 luật nhà ở ). Đối với hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên phải có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ tổ chức có chức năng kinh doanh, đồng thời người cho thuê phải nộp cho UBND cấp cơ sở 1 bản sao hợp đồng.
3 Thời điểm hiệu lực của hợp đồng
Là thời điểm công chứng hợp đồng, nếu hợp đồng không phải công chứng thì là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản ( khỏan 5 điều 93 luật nhà ở )
III Những nội dung cơ bản của hợp đồng thuê nhà ở
1 Đối tượng và giá cả
Đối tượng của hợp đồng là nhà ở theo qui định của pháp luật và thỏa mãn các điều kiện giao dịch ( phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nhà không bị tranh chấp, phải bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho bên thuê ) ( điều 91 luật nhà ở )
Gía cả do các bên thỏa thuận, trong trường hợp nhà nước có qui định về khung giá thì các bên thỏa thuận trong phạm vi khung giá đó ( điều 99 luật nhà ở )
2 Nghĩa vụ của các bên
A Nghĩa vụ của bên cho thuê ( điều 493 luật dân sự )
Giao nhà đúng như tình trạng đã cam kết, đúng thời hạn
Phải bảo đảm nhà cho thuê ổn định không có tranh chấp
Phải sửa chữa những hư hỏng lớn, sửa chữa định kỳ
B Nghĩa vụ của bên thuê ( điều 495 luật dân sự)
Sử dụng nhà đúng mục đích
Bảo quản nhà cho thuê, nếu làm hư hỏng tiêu hủy thì phải bồi thường
Phải sửa chữa những hư hỏng nhỏ theo tập quán
Tôn trọng qui tắc sinh họat nếu vi phạm nhiều lần thì bên cho thuê có quyền đơn phương
Phải trả tiền đúng thời hạn
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng ( điều 103 luật nhà ở, điều 498 luật dân sự )
Bên cho thuê có quyền đơn phương trong trường hợp sau
Bên thuê không trả tiền thuê trong 3 tháng liên tiếp mà không có lý do chính đáng
Bên thuê sử dụng nhà không đúng mục đích, gây ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự công cộng nhiều lần ( hơn 3 lần có biên bản của khu phố )
Bên thuê có quyền đơn phương trong trường hợp sau
Bên cho thuê không sửa chữa hư hỏng lớn, tăng giá thuê bất hợp lý hay không thông báo về quyền của người thứ 3
IV Thuê mua nhà ở xã hội ( điều 53 luật nhà ở )
BÀI 5 HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP NHÀ Ở
I Khái niệm đặc điểm
1 Khái niệm
Là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên có nghĩa vụ dùng nhà của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
2 Đặc điểm pháp lý
Hợp đồng thế chấp là hợp đồng song vụ, ưng thuận và là dạng của hợp đồng bổ sung
Trong hợp đồng thế chấp không có giao nhận tài sản
II Những nội dung cơ bản
1 Đối tượng và hình thức của hợp đồng
Đối tượng
Đối tượng là nhà ở theo qui định của pháp luật được phép giao dịch
Một nhà có thể được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ nếu tổng các giá trị vào thời điểm giao kết nhỏ hơn giá trị căn nhà, trừ trường hợp có thỏan thuận khác ( Điều 114 luật nhà ở )
Hình thức
Phải bằng văn bản có chứng nhận chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khỏan 3 điều 93 luật nhà ở )
2 Nghĩa vụ các bên
Bên thế chấp ( Điều 348 luật dân sự )
Phải giao những giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu nhà, phải bảo quản nhà
Phải thông báo về quyền của người thứ ba nếu có
Bên nhận thế chấp ( điều 350 luật dân sự )
Phải bảo quản giấy tờ liên quan đến nhà thế chấp và trả lại khi nghĩa vụ chính đã được thực hiện
ĐẶT CỌC
Điều 358 luật dân sự qui định đặt cọc nhằm
Đảm bảo giao kết
Đảm bảo thực hiện
Đảm bảo giao kết và thực hiện
BÀI 6 HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ
I Khái niệm đặc điểm và hình thức hợp đồng
1 Khái niệm
Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên được ủy quyền sẽ quản lý nhà trong 1 thời hạn còn bên ủy quyền phải thanh tóan 1 khỏan tiền trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2 Đặc điểm
Là dạng hợp đồng song vụ ưng thuận, có hay không có đền bù
Có sự giao nhà để quản lý mà không chuyển quyền sử dụng hay sở hữu
3 Hình thức
Phải bằng văn bản, có chứng nhận chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
II Những nội dung cơ bản
1 Đối tượng và thời hạn ( điều 121 luật nhà ở )
Đối tượng của hợp đồng ủy quyền quản lý nhà là công việc phải làm
Thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì có thời hạn là 1 năm
2 Nghĩa vụ của các bên
Nghĩa vụ của bên ủy quyền ( Điều 586 luật dân sự )
Phải giao nhà đúng như cam kết,
Thông báo về các quyền của người thứ 3 nếu có
Trả tiền thù lao nếu có thỏa thuận
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền ( điều 584 luật dân sự )
Phải thực hiện công việc đúng như cam kết
Nếu làm hư hỏng thì phải bồi thường
Trả lại nhà khi có yêu cầu
BÀI 7 ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT VỀ NHÀ Ở XẢY RA TRƯỚC NGÀY 1/7/1991
I Đối với nhà đất bị quản lý và cải tạo XHCN
Nghị quýết 23/2003 QH ngày 26/3/2003
Nghị quyết 755/2005 ngày 2/4/2005 của UBTVQH
1 Những qui định chung
Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách về việc quản lý nhà đất và quá trình cải tạo XHCN ban hành trước ngày 1/7/1991 ( pháp lệnh về nhà đất bắt đầu có hiệu lực )
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà mà nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà nước vàcải tạo XHCN
Nhà nước sẽ hòan tất các thủ tục pháp lý về sở hữu tòan dân đối với các lọai nhà mà nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cụ thể sau
Ở miền Bắc, ngày 19/6/1960 Hội đồng chính phủ ban hành nghị định 19/CP qui định về việc cho thuê nhà của tư nhân ở các thành phố thị xã. Các đối tượng bị quản lý bao gồm tư sản, phú nông, địa chủ bị quy trong chính sách cải cách ruộng đất, những người có nhà cho thuê mà diện tích từ 120 m2 trở lên.
Nhà nước sẽ tiến hành quản lý và làm thủ tục cho thuê còn chủ sở hữu chỉ được hưởng 15-50% số tiền thuê.
Đối với nhà vắng chủ mà có vợ chồng con cha mẹ đang quản lý thì những người này tiếp tục quản lý, nếu không có thì nhà nước sẽ quản lý.
Ở miền Nam, sau khi giải phóng, nhà nước đã ban hành quyết định 119/CP ngày 14/4/1977 về quản lý và cải tạo XHCN.
Cụ thể là nhà nước quốc hữu hóa tòan bộ nhà cho thuê của tư sản mại bản, địa chủ, thương gia lớn, những người phạm tội năng về chính trị, nhà của các tổ chức phản động.
Đối với nhà cho thuê của cá nhân tổ chức Đòan hội, nhà nước sẽ tổ chức quản lý và cho thuê lại. Chủ sở hữu được hưởng 25% số tiền thuê
Để cụ thể hóa nghị quyết 23 của Quốc hội, UBTVQH đã ban hành nghị quyết 755/2005 cụ thể như sau
Đối với nhà đất đã bị quản lý nhưng nhà nước chưa bố trí sử dụng thì trả lại
Đối với nhà thuộc diện quản lý nhưng chưa quản lý thì không ra quyết định quản lý
II Giao dịch về nhà ở được xác lập truớc ngày 1/7/991 thuộc sở hữu tư nhân không có người Việt nam định cư ở nước ngòai thì áp dụng nghị quyết 58/1998 để giải quyết
Việt nam thiếu luật trong 1 thời gian dài Trải qua 2 cuộc chiến tranh, 2 cuộc cải cách 1954, 1975
Chế độ sở hữu tòan dân
III Giao dịch về nhà ở được xác lập truớc ngày 1/7/991 thuộc sở hữu tư nhân có người Việt nam định cư ở nước ngòai thì áp dụng nghị quyết 1037/2006 để giải quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai giang luat nha o5c.doc