Quản lý hành chính - Chuyên đề: Pháp luật về phá sản

Thứ tự phân chia tài sản khi có Quyết định mở thủ tục thanh lý đối với DN, HTX. Đ35, 37 LPS 2004. 1. Ưu tiên thanh toán bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố cho các khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục PS 2. Phân chia giá trị tài sản: a) Phí phá sản; b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo Thoả ước lao động tập thể và theo hợp đồng lao động đã ký; c) Các khoản nợ không có bảo đảm theo danh sách chủ nợ. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ theo tỷ lệ tương ứng. Sau khi đã thanh toán đủ các khoản, tài sản còn lại thuộc về xã viên HTX, chủ DNTN,thành viên các công ty, cổ đông công ty cổ phần, chủ sở hữu DNNN. Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. (Đ85) Thẩm phán ra Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp: + DN, HTX không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; + Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.

ppt12 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý hành chính - Chuyên đề: Pháp luật về phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Chuyên đề Pháp luật về Phá sản Ths luật Đinh Hoài Nam Giảng viên Chính - khoa luật ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Hội thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội * Giải thể doanh nghiệp (1) Hậu quả pháp lý của giải thểNhững trường hợp giải thể. Đ157 LDN 2005 + Tự nguyện giải thể: - Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không gia hạn; - Theo quyết định của chủ DNTN, của tất cả thành viên hợp danh, của HĐTV, chủ sở hữu công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông công ty CP + Bắt buộc giải thể: - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; -Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Điều kiện cơ bản của việc giải thể: Phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác* Giải thể doanh nghiệp (2) Thủ tục giải thể (Thủ tục hành chính). Đ158 LDN 2005 1. Quyết định giải thể - Trong đó có phương án thanh lý các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ với thời hạn không quá 6 tháng từ ngày ra Quyết định giải thể, phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động. - Gửi Quyết định giải thể đến cơ quan ĐKKD, các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong DN và niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh DN. Trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì Quyết định giải thể phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp 2. Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp - Nếu Điều lệ công ty không quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng, chủ DNTN, HĐTV hoặc chủ sở hữu công ty, HĐQT trực tiếp thanh lý tài sản - Thứ tự thanh toán các khoản nợ a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động b) Nợ thuế và các khoản nợ khác 3. Hồ sơ giải thể DN. Gửi đến cơ quan ĐKKD 4. Xoá tên DN trong Sổ ĐKKDTrường hợp giải thể vì bị thu hồi ĐKKD: DN phải giải thể trong thời hạn 6 tháng. Sau 6 tháng mà không nhận được Hồ sơ giải thể DN thi DN đó coi như đã được giải thể.Người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty TNHH, chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, các thành viên HĐQT công ty cổ phần,các thành iên công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.* Giải thể doanh nghiệp (3) Những hành động bị cấm kể từ khi có Quyết định giải thể + Cất giấu, tẩu tán tài sản; + Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; + Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nựo có bảo đảm bằng tài sản của DN; + Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng để thực hiện giải thể DN; + Cầm cố, thế chấp, tặng, cho, cho thuê tài sản; + Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; + Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.* Pháp luật về phá sản Văn bản: Luật Phá sản 2004Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, HTX lâm và tình trạng phá sản (Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn) So sánh: Tổng số tài sản có thể thanh toán ngay tại một thời điểm với tổng số nợ (Không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần) đến hạn và các chủ nợ có yêu cầu thanh toán tại thời điểm đó.Ý nghĩa. + Đối với doanh nghiệp chủ nợ; + Đối với doanh nghiệp con nợ; + Đối với Nhà nước; + Đối với người lao động Thủ tục phá sản (Thủ tục tư pháp): 4 giai đoạn cơ bản 1. Nộp đơn và mở thủ tục phá sản 2. Phục hồi kinh doanh 3. Thanh lý tài sản, thanh toán nợ theo giới hạn trách nhiệm 4. Ra Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản.*Giai đoạn 1. Nộp đơn và mở thủ tục phá sản (1)Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục PS. Đ13—20 LPS 2004 + Người có quyền nộp đơn + Người có nghĩa vụ nộp đơn + Tạm ứng phí phá sảnThụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục PS. Đ22—29 LPS 2004 + TA cấp Giấy báo đã thụ lý đơn + Trả lại đơn, khiếu nại việc trả lại đơn, chuyển việc giải quyết PS cho TA khác, tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu PS +Quyết định mở (hoặc không mở) thủ tục PS đối với DN, HTX + Thông báo Quyết định mở thủ tục PS + Thẩm phán (hoặc Tổ thẩm phán) tiến hành thủ tục PS + Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Đ9--11 LPS 2004 + Kiểm sát quá trình tiến hành thủ tục PSHoạt động của DN, HTX sau khi có Quyết định mở thủ tục PS. Hộp ? + Tài sản và kiểm kê tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng PS. Đ49 +50 LPS 2004 + Điều hành, giám sát, kiểm tra DN, HTX + Các hoạt động của DN, HTX bị cấm, bị hạn chế sau khi có Quyết định mở thủ tục PS. *Giai đoạn 1. Nộp đơn và mở thủ tục phá sản (2)Các biện pháp bảo toàn tài sản. Đ43—60 LPS 2004 + Các giao dịch bị coi là vô hiệu + Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực + Bù trừ nghĩa vụ + Kiểm kê tài sản + Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản cho vay + Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời + Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án* Giai đoạn 2. Phục hồi kinh doanh Hội nghị chủ nợ + Gửi Giấy đòi nợ, lập Danh sách chủ nợ, Danh sách người mắc nợ. Đ51—53 LPS 2004 + Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất và các Hội nghị chủ nợ tiếp theo + Quyền tham gia, nghĩa vụ tham gia HNCN. Đ62-63 LPS 2004 + Triệu tập Hội nghị chủ nợ, điều kiện hợp lệ của HNCN, hoãn HNCN, đình chỉ tiến hành thủ tục PS. Đ61, 65,66, 67 LPS 2004 + Nội dung HNCN lần thứ nhất, Nghị quyết của HNCN. Đ64, 69 LPS 2004Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh (Đ68)Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Đ68—70 LPS 2004Hội nghị chủ nợ và Nghị quyết về Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Đ71 LPS 2004Công nhận Nghị quyết về Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài san. Đ72, 73 LPS 2004Giám sát thực hiện Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Đ73 LPS 2004Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Đ76 + 77 LPS 2004* Giai đoạn 3. Thanh lý tài sản (1)Các trường hợp ra Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản + Trường hợp đặc biệt. (Đ78) + Khi HNCN không thành. (Đ79) + Sau khi có Nghị quyết của HNCN lần thứ nhất. Đ(80)Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. (Đ83+84) Xác định tài sản và nghĩa vụ về tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản + Tài sản của DN. Đ49 LPS 2004. Hộp ? + Nghĩa vụ về tài sản. Đ33 LPS 2004; NQ 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-4-2005. Hộp ? + Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn. (Đ34) + Hoàn trả tài sản cho Nhà nước. (Đ36) + Xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền. (Đ38) + Trả lại tài sản thuê hoặc mượn. (Đ40) + Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh. (Đ39) +Cấm đòi lại tài sản. (Đ41) + Nhận lại hàng hoá đã bán. (Đ42)* Giai đoạn 3. Thanh lý tài sản (2)Thứ tự phân chia tài sản khi có Quyết định mở thủ tục thanh lý đối với DN, HTX. Đ35, 37 LPS 2004. 1. Ưu tiên thanh toán bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố cho các khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục PS 2. Phân chia giá trị tài sản: a) Phí phá sản; b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo Thoả ước lao động tập thể và theo hợp đồng lao động đã ký; c) Các khoản nợ không có bảo đảm theo danh sách chủ nợ. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ theo tỷ lệ tương ứng. Sau khi đã thanh toán đủ các khoản, tài sản còn lại thuộc về xã viên HTX, chủ DNTN,thành viên các công ty, cổ đông công ty cổ phần, chủ sở hữu DNNN.Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. (Đ85) Thẩm phán ra Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp: + DN, HTX không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; + Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.* Giai đoạn 4. Tuyên bố DN, HTX bị phá sản (1)Những trường hợp ra Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản. (Đ86+87) 1. Đồng thời với việc ra Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản 2. Những trường hợp đặc biệt: +Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Toà án ấn định, chủ DN hoặc đại diện hợp pháp cua DN, HTX nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản; + Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các tài liệu, giấy tờ do các bên liên quan gửi đến, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ thanh toán phí phá sản.Thông báo Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản. (Đ89) + Thông báo như đối với Quyết định mở thủ tục phá sản; + Gửi cho cơ quan ĐKKD để xoá tên DN, HTX trong Sổ ĐKKD. * Giai đoạn 4. Tuyên bố DN, HTX bị phá sản (2)Nghĩa vụ về tài sản sau khi có Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản. (Đ90) + Chủ DNTN, thành viên hợp danh công ty hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Liên quan: Điều 642 Bộ Luật dân sự 2005 quy định về từ chối nhận di sản. + Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và của pháp luật có liên quan.Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản. (Đ94) (Không áp dụng với DN, HTX bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng) + Đối với GĐ, TGĐ, Chủ tịch và các thành viên HĐQT của công ty, TCT 100% vốn nhà nước: Không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ DNNN nào + Đối với người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở DN khác: Không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ DN nào có vốn của Nhà nước + Đối với chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, GĐ, TGĐ, Chủ tịch và các thành viên HĐQT, HĐTV, chủ nhiêm, các thành viên Ban quản trị HTX: Không được quyền thành lập DN, HTX, không được làm người quản lý DN, HTX trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày DN, HTX bị tuyên bố phá sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptpha_san_dn_4357.ppt