Bài giảng Kinh tế vi mô - Phần 1: Thị trường và giá cả - Chương 1: Cung, cầu hàng hoá và giá cả thị trường
Ví dụ 2 Với đường cầu và cung như ví dụ 1: Đường cầu: Q = 10 - P Đường cung: Q = 2(P - 1) Giả sử lượng cầu tăng gấp đôi ở mỗi mức giá. Khi đó đường cầu mới có công thức như sau: Q = 2(10-P) (a) Cầu thay đổi có ảnh hưởng đến mức giá cao nhất mà người mua có thể trả hay độ dốc của cầu hay không? (b) Tìm giá và sản lượng cân bằng mới?
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Phần 1: Thị trường và giá cả - Chương 1: Cung, cầu hàng hoá và giá cả thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 1: Cung, cầu hàng
hoá và giá cả thị trường
Phần 1: Thị trường
Và giá cả
I. Thị trường
Thị trường là những thoả thuận giữa
người mua và người bán
Trong một nền kinh tế thị trường, giá
cả của hàng hoá được quyết định bởi
sự tác động của cung và cầu
II. Cầu
Cầu (của người mua) đối với một loại
hàng hoá nào đó là số lượng của loại
hàng hoá đó mà người mua muốn mua
tại mỗi mức giá chấp nhận được trong
một thời gian nhất định nào đó tại một
điểm nhất định
Mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu
Giá Lượng cầu
Đường cầu
Giá
Lượng
Quy luật cầu
Giá cả và lượng cầu của một loại hàng
hoá có mối quan hệ tỷ lệ nghịch trong
một khoản thời gian nhất định, ceteris
paribus- các yếu tố khác không đổi.
Nguyên nhân
Ảnh hưởng của sự thay thế
Ảnh hưởng bởi thu nhập
2Sự thay đổi về lượng cầu khác
với sự thay đổi về cầu
Thay đổi lượng cầu
Giá
Lượng
Giá
Lượng
Cầu thay đổi
Đường cầu thị trường
Đường cầu thị trường là tổng hợp các đường
cầu cá nhân theo đường nằm ngang
Giá
Lượng
Giá
Lượng
Giá
Lượng
Đường cầu cá nhân A Đường cầu cá nhân B Đường cầu thị trường
Hàm số cầu
QD= f (P)
QD= a + bP hay P = α + ßQD
QD: số cầu
P: giá cả
a,b, α, ß: hằng số (b<= 0, ß <= 0)
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá
Thị hiếu người tiêu dùng
Giá cả của hàng hoá có liên quan
Thu nhập của người tiêu dùng
Số lượng người tiêu dùng (quy mô thị trường)
Giá cả hàng hoá đó ở tương lai
Các ảnh hưởng khác
Cầu - Thị hiếu người tiêu dùng
Ảnh hưởng bởi sở thích:
Giá
Lượng
Cầu - Giá cả của hàng hoá có liên quan
Hàng hoá thay thế
Hàng hoá cùng thoả mãn một nhu cầu
Hàng hoá có cùng chức năng và công dụng
Một sự tăng lên về giá của hàng hoá
này sẽ làm tăng lượng cầu của hàng
hoá thay thế.
3 Hàng hoá bổ sung – Là những hàng
hoá được sử dụng song hành với nhau
để bổ sung cho nhau nhằm thoã mãn
một nhu cầu nhất định nào đó
Một sự tăng về giá của hàng hoá này
làm giảm lượng cầu đối với hàng hoá
bổ sung.
Sự thay đổi giá cả của hàng
hoá thay thế
Giá cà phê tăng:
Giá
cà
phê
Lượng cầu cà phê
Thị trường cà phê Thị trường trà
Giá
trà
Lượng cầu trà
Sự thay đổi giá cả của hàng
hoá bổ sung
Giá DVD tăng:
Thị trường DVD
Giá
DVD
Lượng DVD
Giá
đầu
DVD
Lượng đầu máy DVD
Thị trường đầu máy DVD
Thu nhập - Cầu: Hàng hoá thông thường
Một hàng hoá là hàng hoá thông thường nếu thu
nhập tăng lên làm tăng lượng cầu của hàng hoá đó.
Giá
Lượng
Một hàng hoá là hàng hoá cấp thấp nếu thu nhập
tăng làm giảm cầu của hàng hoá đó
Thu nhập - Cầu: Hàng hoá cấp thấp
Giá
Lượng
Cầu - Quy mô thị trường
Số lượng khách hàng tăng lên làm tăng lượng cầu.
Giá
Lượng
4Giá cả hàng hoá ở tương lai
Giá của một loại hàng hoá được kỳ
vọng tăng ở tương lai làm tăng lượng
cầu hiện tại của hàng hoá đó.
Giá của một loại hàng hoá được kỳ
vọng giảm ở tương lai làm giảm lượng
cầu hiện tại của hàng hoá đó.
Các nhân tố khác
Các ảnh hưởng quốc tế
Tỷ giá – Là tỷ lệ mà một loại tiền được
trao đổi với loại tiền khác.
Đồng tiền tăng giá – Một sự tăng giá trị
của đồng tiền này so với đồng tiền
khác.
Tiền giảm giá – Một sự giảm giá của
đồng tiền này so với đồng tiền khác.
Các ảnh hưởng quốc tế
(tiếp theo)
Đồng tiền quốc nội tăng giá làm cho giá
cả của hàng hoá và dịch vụ nội địa đắc
đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước
ngoài.
Giá trị đồng US tăng làm giảm cầu đối
với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ.
Nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ
của Mỹ tăng lên nếu đồng US giảm giá.
Hàm số cầu mở rộng :
QD = f (PX, PY, I, H ) = a + bXPX + bYPY
+ bII + bHH,
trong đó: PX là giá của X ;
PY là giá của hàng hóa có liên
quan Y ;
I là thu nhập của người tiêu
dùng; và
H là các yếu tố khác có liên
quan.
Thí dụ: QD = 12.000 – 3PX + 4PY – I +
2A, với A là chi phí quảng cáo. Nhận xét ?
III Cung
Cung của một loại hàng hoá nào đó chính là số lượng
của loại hàng hoá đó mà người bán muốn bán ra thị
trường trong một khoảng thời gian nhất định ứng với
mỗi mức giá tại một địa điểm nhất định nào đó.
Giá
Lượng
Mối quan hệ giữa giá cả và lượng
cung
Giá Lượng cung
5Quy luật cung
Một mối quan hệ tỷ lệ thuận tồn tại
giữa giá và lượng cung của một loại
hàng hoá trong một khoản thời gian
nhất định, ceteris paribus.
Lý do của quy luật cung
Quy luật cung là kết quả của
quy luật chi phí gia tăng.
Khi lượng hàng hoá được sản
xuất tăng lên, chi phí biên tăng
lên.
Người bán sẽ chỉ sản xuất và
bán thêm 1 đơn vị hàng hoá khi
giá của hàng hoá đó tăng cao
hơn chi phí biên để sản xuất ra
hàng hoá đó.
Giá
Lượng
Cung thay đổi khác với lượng
cung thay đổi.
Cung thay đổi Lượng cung thay đổi
Giá
Lượng
Giá
Lượng
Đường cung cá nhân và
đường cung thị trường
Đường cung thị trường là đường tổng
hợp nằm ngang các đường cung cá
nhân. (Mối quan hệ giữa đường cung cá
nhân và thị trường giống với mối quan
hệ giữa đường cầu cá nhân và đường
cầu thị trường.)
Hàm số cung
Qs= f (P)
Qs= a + bP hay P = α + ßQs
Qs: số cung
P: giá cả
a, b, α, ß: các hằng số dương
Các nhân tố ảnh hưởng cung
Giá cả các yếu tố đầu vào,
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật
Các dự báo của nhà sản xuất,
Quy mô thị trường,
Giá cả các hàng hoá và dịch vụ liên quan
Các nhân tố khác
Lưu ý là các nhân tố liên quan đến mối quan
hệ trong sản xuất, không phải trong tiêu thụ
6Giá cả các yếu tố đầu vào
Khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng, lợi nhuận giảm
dẫn đến lượng cung giảm ở bất kỳ mức giá nào.
giá
lượng
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật (và bất kỳ sự thay đổi
nào làm tăng năng suất của người lao động) làm cho
chi phí sản xuất thấp hơn và tăng lợi nhuận.
giá
lượng
Các dự báo
Giá cả của một loại hàng hoá hay dịch
vụ được dự báo tăng ở tương lai làm
giảm cung ở hiện tại.
Số lượng nhà sản xuất tăng lên
giá
lượng
Giá hàng hoá khác
Các công ty sản xuất và bán nhiều hơn một
hàng hoá.
Các công ty phản ứng với lợi nhuận của các
loại hàng hoá khác nhau mà họ bán.
Quyết định cung đối với một loại hàng hoá cụ
thể không chỉ ảnh hưởng bởi giá của chính
loại hàng hoá đó mà còn bởi giá cả của các
hàng hoá và dịch vụ khác mà công ty có thể
sản xuất.
Các nhân tố khác
Các ảnh hưởng quốc tế
Các công ty nhập khẩu nguyên liệu thô (và
các sản phâm cuối cùng) từ các doanh nghiệp
nước ngoài. Chi phí của hàng hoá nhập khẩu
này chịu tác động của tỷ giá.
Khi giá trị trao đổi của VNĐ tăng, giá nội địa
của các yếu tố đầu vào nhập khẩu giảm và
cung nội địa của hàng hoá cuối cùng sẽ tăng.
Khi giá trị trao đổi của VNĐ giảm, giá của các
yếu tố đầu vào nhập khẩu tăng và cung nội
địa của hàng hoá cuối cùng sẽ giảm.
7Hàm số cung mở rộng:
QS = f (PX, v, w, H ),
trong đó: PX là giá của hàng hóa X;
v là giá của yếu tố đầu vào;
w là tiền lương; và
H là các yếu tố khác (trình độ công nghệ,
số doanh nghiệp, thuế, v.v.)
Thị trường cân bằng
Giá
Lượng
E
Tại điểm cân bằng E, số lượng
hàng hoá, dịch vụ mà người
mua muốn mua bằng với số
lượng hàng hoá hay dịch vụ
mà người bán muốn bán
Giá trên mức cân bằng
Nếu giá vượt quá giá cân bằng, sự dư thừa sẽ xãy ra.
Giá
Lượng
thừa
E
Giá dưới mức giá cân bằng
Nếu giá dưới mức giá cân bằng, sự thiếu hụt xãy ra
Giá
Lượng
thiếu
E
Thị trường cân bằng
P
Q
D S
E
P’
P*
P’’
0 Q’d Q’’d Q’sQ’’s Q*
E: điểm cân bằng thị trường
- Ở mức giá P’: Q’s>Q’D =>P
- Ở mức giá P’’: Q’’D> Q’’s =>P
Chỉ ở mức giá P*, tại điểm cắt
nhau giữa đường cung và đường
cầu, sản lượng mà người mua
muốn mua chính xác bằng sản
lượng mà người bán muốn bán Q*
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ CÂN BẰNG VÀ
SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
Giá cả và số lượng cân bằng thay đổi là
do sự dịch chuyển của ít nhất đường
cung hay đường cầu.
8Cầu tăng
Giá
Lượng
E
E’
Cầu tăng
⇒ P* , Q*
Cầu giảm
Giá
Lượng
E
E’
Cầu giảm
=>P* , Q*
Cung tăng
Giá
Lượng
E
E’
Cung tăng
⇒ P* , Q*
Cung giảm
Giá
Lượng
E
E’
Cung giảm
⇒ P* , Q*
Cung và cầu tăng
P
Q
D
S
P*
0 Q*
P1
Q1
D1
S1
D3
Q3
P3
Cung và cầu cùng tăng
⇒ Q*
P* , hoặc không đổi
D2
Q2
P2=
Phân tích cung-cầu bằng toán học
Đường cung và đường cầu là đường thẳng
Ví dụ 1:
Đường cầu: P = 10 – Q (1)
Đường cung: P = 1 + Q/2 (2)
Tính giá và sản lượng cân bằng?
9 Đường cầu thẳng: P = a – bQD
a: Điểm cắt của đường cầu và trục tung, là giá cao
nhất mà người mua có thể mua, khi P = a, QD = 0
-b: độ dốc của đường cầu
Đường cung thẳng: P = c + dQs
c: Điểm cắt của đường cung và trục tung, là giá thấp
nhất mà người bán có thể bán, khi P = c, Qs = 0
d: Độ dốc của đường cung
Phân tích cung-cầu bằng toán học Ví dụ 2
Với đường cầu và cung như ví dụ 1:
Đường cầu: Q = 10 - P
Đường cung: Q = 2(P - 1)
Giả sử lượng cầu tăng gấp đôi ở mỗi mức giá. Khi đó
đường cầu mới có công thức như sau: Q = 2(10-P)
(a) Cầu thay đổi có ảnh hưởng đến mức giá cao
nhất mà người mua có thể trả hay độ dốc của cầu
hay không?
(b) Tìm giá và sản lượng cân bằng mới?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_1_cung_cau_hang_hoa_va_gia_ca.pdf