Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

CÁN CÂN THANH TOÁN Cán cân thanh toán là một bảng số liệu, được ghi chép một cách có hệ thống tất cả các giao dịch quốc tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm Các giao dịch này có thể được thực hiện bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của nước đó

pdf102 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sự gia tăng dân số  Dân số tăng  cạnh tranh trong thị trường lđ tăng, thất nhiệp cao  chấp nhận W thấp hơn  SAS dịch chuyển sang phải  Động lực  Tăng trợ cấp thất nghiệp  giảm động cơ tìm việc  SAS dịch chuyển sang trái  Các cơ chế khuyến khích, khen thưởng  làm việc năng suất hơn, làm nhiều giờ hơn  SAS dịch chuyển sang phải. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG SAS Y=F(P)  Phương trình đường SAS phải thoả các điều kiện: P W Wr  LD = f (Wr ) Y= f (L) • Ví dụ: Tiền lương danh nghĩa: W = 2000 => Tiền lương thực tế: Wr = 2000/P Hàm cầu lao động: LD = 25 – Wr Hàm sản xuất : Y = 4600 + 2000/ LD => Hàm SAS có dạng: P 2000P25 2000 4600Y   TỔNG CUNG DÀI HẠN (LAS) Trong dài hạn giá của các yếu tố có thể điều chỉnh theo cùng một tỉ lệ thay đổi của mức giá Mỗi XN hoạt động ở năng lực tối ưu Nền kinh tế đạt sự toàn dụng Sản lượng đạt được là sản lượng tiềm năng Đường tổng cung dài hạn là một đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng. 4/7/2015 10 TỔNG CUNG DÀI HẠN (LAS) + Đạt được ở mức sản lượng mà chi phí trung bình cho mỗi sản phẩm là thấp nhất + Việc tăng giá bán không có kích thích tăng sản lượng của doanh nghiệp do: Trong dài hạn, giá các yếu tố cũng tăng cùng mức tăng của giá bán  không tăng được lợi nhuận khi tăng sản lượng, do đó sẽ duy trì mức sản lượng như cũ + Sản lượng quốc gia không đổi, nền kinh tế hoạt động trên đường tổng cung thẳng đứng, ở mức sản lượng tiềm năng. Mỗi XN hoạt động ở năng lực tối ưu Nền kinh tế đạt sự toàn dụng TỔNG CUNG DÀI HẠN (LAS) + Ngang bằng giữa khối lượng lao động yêu cầu và khối lượng lao động cung ứng  nền kinh tế chỉ có thất nghiệp tự nhiên + Sự tăng giá có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp? Trong ngắn hạn, nếu tiền lương không đổi thì tiền lương thực tế giảm, các XN tuyển dụng nhiều, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp Trong dài hạn, tiền lương sẽ thay đổi theo cùng một tỉ lệ với sự thay đổi của mức giá, tiền lương thực tế không đổi, tỉ lệ thất nghiệp không đổi, và duy trì ở mức tỉ lệ tự nhiên, tức là có sự toàn dụng ĐO LƯỜNG TỔNG CUNG DÀI HẠN (LAS) GDP thực chỉ đo khối lượng sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, không đo được tổng cung dài hạn Thông thường, ta chỉ có thể ước lượng tổng cung dài hạn dựa theo xu hướng tăng trưởng: Từ mức tăng của GDP thực trong nhiều năm, ta tính mức tăng trưởng bình quân hàng năm, từ đó ước lượng mức tổng cung dài hạn cho các năm tiếp theo  Không thể xác định chính xác đường tổng cung dài hạn. SỰ HÌNH THÀNH TỔNG CUNG DÀI HẠN (LAS) SL DL W/P L L0 L Y Yp Y Y Yp Y P P1 P0 LAS 450 A(Yp, P1) E(Yp, P0) Y L0 4/7/2015 11 TỔNG CUNG DÀI HẠN (LAS) LAS là một đường thẳng đứng vì nền kinh tế chỉ có duy nhất một tình trạng toàn dụng lao động và mức sản lượng lúc này sẽ là mức sản lượng tiềm năng với mọi mức giá. LAS Mức giá GDP thực YP SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG (LAS) Các nhân tố có thể làm dịch chuyển đường LAS:  Nguồn nhân lực (số lượng và chất lượng)  Vốn tích luỹ (cơ sở vật chất kỹ thuật)  Công nghệ  Các yếu tố khác:  Nguồn nguyên liệu  Chính sách: vd thuế tăng không khuyến khích làm việc, tiết kiệm, hoặc tích lũy vốn  ... Vốn tích luỹ, nguồn nhân lực tăng lên hay trình độ công nghệ phát triển ... sẽ làm gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn Hàm sản xuất dịch lên trên Đường LAS dịch qua phải L Y YP1 E1 Y1 L L D L0 Y Y YP E P0 P LAS1 LS P W E1 E1 0 0 P W YP E YP1 LAS E1 LD1 E L1 Y E SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG (LAS) CÂN BẰNG AS - AD TRONG NGẮN HẠN Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn khi mức giá và sản lượng được duy trì tại mức sao cho thị trường hàng hóa và tiền tệ cân bằng, đồng thời các doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Mức giá (P) Y YA Y0 YB P1 P0 P2 SAS AD thừa thiếu A B E Mọi điểm nằm trên đường tổng cầu AD thể hiện thị trường hàng hóa và tiền tệ cân bằng Mọi điểm nằm trên đường tổng cung ngắn hạn SAS thể hiện các cặp (Y, P) mà doanh nghiệp luôn tối đa hóa lợi nhuận 4/7/2015 12  Cân bằng KTVĩ Mô trong ngắn hạn không nhất thiết ứng với mức toàn dụng  Khi sản lượng cân bằng (GDP thực) thấp hơn sản lượng tiềm năng Yp (năng lực sx tối ưu), ta có chênh lệch suy thoái  Khi sản lượng cân bằng cao hơn Yp, ta có chênh lệch lạm phát  Khi sản lượng cân bằng ngang bằng với Yp, ta có nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng CÂN BẰNG AS - AD TRONG NGẮN HẠN CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TRONG NGẮN HẠN Khi cân bằng ngắn hạn dưới mức sản lượng tiềm năng: AD0 LAS SAS Sản lượng Giá Yp Ycb AD1 A B + Mở rộng chính sách tài khóa: Tăng G, giảm T  AD dịch chuyển sang phải  sản lượng tăng và giá tăng + Mở rộng chính sách tiền tệ: Tăng M  r giảm  AD dịch chuyển sang phải  sản lượng tăng và giá tăng + Chính sách tỷ giá hối đoái: Tăng E  XK tăng, NK giảm  AD dịch chuyển sang phải  sản lượng tăng và giá tăng + Trợ cấp cho các doanh nghiệp AD0 LAS SAS’ Sản lượng Giá Yp Ycb A B B’ Chính phủ gia tăng trợ cấp cho các doanh nghiệp: trợ cấp trực tiếp, giảm thuế, hỗ trợ thông tin, giảm giá các đầu vào sản xuất (điện, nước, nguyên vật liệu khác)  SAS dịch chuyển sang trái  sản lượng tăng và giá giảm Hạn chế của chính sách về phía cung? CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TRONG NGẮN HẠN SAS * Khi cân bằng ngắn hạn vượt mức sản lượng tiềm năng: AD0 LAS SAS Sản lượng Giá Yp Ycb AD1 A B + Chính sách tài khóa thắt chặt + Chính sách tiền tệ thu hẹp + Giảm tỷ giá hối đoái Đường AD dịch chuyển sang phải  sản lượng giảm và giá giảm CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TRONG NGẮN HẠN 4/7/2015 13 AD0 LAS SAS Sản lượng Giá Yp Ycb A B + Cắt giảm trợ cấp doanh nghiệp, tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng thuế NK NVL phục vụ sản xuất  Đường SAS sẽ dịch chuyển sang trái và sản lượng trở về sản lượng tiềm năng như mức giá tăng CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TRONG NGẮN HẠN SAS’ P Y LAS SAS AD Sự cân bằng trong dài hạn là giao điểm của 3 đường: tổng cầu, đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài hạn CÂN BẰNG AS - AD TRONG DÀI HẠN Sản lượng là sản lượng tiềm năng Tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên P* Yp Nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn khi giá cả và sản lượng được duy trì mở mức mà thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động đề cân bằng và các doanh nghiệp đều đạt tối đa hóa lợi nhuận ĐIỀU CHỈNH TRONG DÀI HẠN Sự điều chỉnh trong dài hạn là một quá trình điều chỉnh liên tục trong ngắn hạn Giả sử ban đầu đang cân bằng tại E0(Yp, P0) Một cú sốc về phía cầu (gia tăng tổng cầu tự định)  AD dịch chuyển sang phải (từ AD0 sang AD1) AD0 SAS LAS E0 Yp P0 Y P Giá phải tăng lên P1  lương thực (Wr) giảm  doanh nghiệp thuê thêm lao động  sản lượng tăng lên đáp ứng cầu  cân bằng tại E1(Y1, P1) (ngắn hạn) AD1 E1 P1 Y1 ĐIỀU CHỈNH TRONG DÀI HẠN AD0 SAS LAS Yp P1 Y P E1 Y1 Dài hạn: Đối phó với suất tiền lương thực giảm, CN yêu cầu tăng lương danh nghĩa để đạt Wr như cũ Thị trường lao động cân bằng, thất nghiệp tự nhiên, sản lượng sản xuất tại Yp Tăng lương (tăng chi phí sản xuất)  doanh nghiệp giảm sử dụng lao động  đường SAS dịch chuyển sung trái Lúc này, thị trường đang nằm tại điểm nào trên đồ thị? SAS1 A B C 4/7/2015 14 ĐIỀU CHỈNH TRONG DÀI HẠN Nền kinh tế sản xuất tại A nhưng tiêu dùng tại E1  dư cầu  giá sẽ gia tăng để gia tăng sản lượng đáp ứng lượng cầu dư này Giá tăng (Wr giảm)  người lao động sẽ yêu cầu tăng lương danh nghĩa để Wr không đổi  SAS lại dịch chuyển sang trái Sản xuất sẽ di chuyển từ A sang B, tiêu dùng sẽ di chuyển từ E1 sang B  cân bằng ngắn hạn tại B --------- AD0 SAS LAS Yp P1 Y P E1 Y1 SAS1 A B ĐIỀU CHỈNH TRONG DÀI HẠN AD0 SAS LAS Yp P1 Y P E1 Y1 Quá trình điều chỉnh giữa giá và tiền lương danh nghĩa tiếp diễn đến khi đường SAS dịch chuyển đến vị trí SAS*, với lương danh nghĩa là W* và mức giá là P* sao cho W*/P* = W0/P0 SAS* P* Nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn mới E*, với thị trường lao động cân bằng, sản lượng đạt Yp đúng bằng tổng cầu tại mức giá P*  Không còn áp lực thay đổi E* ĐIỀU CHỈNH TRONG DÀI HẠN Như vậy, chính sách tác động về phía cầu theo Keynes chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn trong dài hạn, tác động lên cầu chỉ làm mức giá thay đổi còn sản lượng vẫn đạt sản lượng tiềm năng  Muốn thúc đẩy kinh tế trong dài hạn, các chính sách tác động về phía cung - Khuyến khích đầu tư: giảm thuế và lãi suất, đặc biệt đối với những lĩnh vực khuyến khích phát triển (tăng K) - Nâng cao chất lượng nguồn lao động: tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, đầu tư cho các trường (tăng năng suất lao động) - Chính sách hỗ trợ, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới (tăng Tec) 4/7/2015 1 CHƯƠNG VIII LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP NỘI DUNG 1. Tìm hiểu về lạm phát (Khái niệm, chỉ tiêu đo lường, phân loại, nguyên nhân, tác động và biện pháp khắc phục) 2. Tìm hiểu về thất nghiệp (Khái niệm, chỉ tiêu đo lường, phân loại, nguyên nhân, tác động và biện pháp khắc phục) 3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 1. LẠM PHÁT Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khái niệm về lạm phát Năm 2010, giá 1 cái áo sơ mi là 300.000 VNĐ; năm 2011, giá 1 cái áo sơ mi tương tự là 350.000 VNĐ...  lạm phát Năm 2010, 1 triệu đồng mua được 3 cái áo sơ mi; năm 2011, 1 triệu không đủ mua 3 cái áo sơ mí ...  lạm phát Khi so sánh với các nền kinh tế khác nhau, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát: là trình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định. 1. LẠM PHÁT Khái niệm về lạm phát Năm 2010, 20000 VNĐ đổi được 1 USD; năm 2011 thì 21000 VNĐ mới đổi được 1 USD Việt Nam lạm phát so với Mỹ Ví dụ về giảm phát xảy ra trên TG? 4/7/2015 2 1. LẠM PHÁT Mỹ: Giai đoạn 1870 – 1898, sau nội chiến Hoa Kỳ, sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, tuyến đường sắt và lưới điện phủ khắp nước, nhiều công nghệ mới ra đời...GDP thực tế tăng 4,5%/năm, tiêu dùng bình quân đầu người tăng 2,3%/năm và giá tiêu dùng giảm 2,5%/năm  Giảm phát tốt Nguyên nhân là tình trạng cung và cầu đều tăng, và cung tăng nhanh hơn lượng tăng của cầu 1. LẠM PHÁT Cuộc đại suy thoái xảy ra trong những năm 1930, do cầu bị đẩy xuống thấp hơn cung rất nhiều  hàng tồn kho ứng đọng  giá cả tất cả các mặt hàng đều giảm đáng kể và kéo theo nó là sản xuất sụt giảm mạnh (sản xuất công nghiệp giảm 45% ở Mỹ, 34% ở Áo, 41% ở Đức, 23% ở Italia và 12% ở Anh thất nghiệp gia tăng lên mức 25%  Giảm phát xấu Nguyên nhân là có thể là do cầu thiếu hụt, hoặc do chính sách bảo hộ quá mức ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT Lạm phát được đo lường thông qua sự thay đổi chỉ số giá hàng năm Các loại chỉ số giá thông dụng Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI - Producer Price Index) Chỉ số giảm phát GDP (D% - GDP deflator) CHỈ SỐ GIÁ HÀNG TIÊU DÙNG (CPI - Consumer Price Index) Đo lường mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ thông thường mà một gia đình điển hình tiêu dùng ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc. P i 0 : Giá hàng hóa i ở thời điểm gốc Q i 0 : Lượng hàng hóa i ở thời điểm gốc P i t : Giá hàng hóa i ở thời điểm hiện hành 4/7/2015 3 CHỈ SỐ GIÁ HÀNG TIÊU DÙNG (CPI - Consumer Price Index) Loại hàng hóa Năm 2009 (kỳ gốc) Năm 2013 QI 0 PI 0 QI 0 x P I 0 PI t QI 0 x P I t Thực phẩm 100 100 10000 150 15000 Quần áo 40 250 10000 350 14000 Xem phim 20 300 6000 500 10000 Tổng 26000 39000 Nghĩa là mức giá bình quân của giỏ hàng hóa năm 2013 bằng 1,5 lần (150%) so với mức giá của giỏ hàng hóa ở năm gốc CPI CỦA VIỆT NAM Chỉ tiêu CPI của Việt Nam được theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với kỳ cơ sở, gồm 4 bước như sau: Bước 1: Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng cách so sánh chi phí để mua giỏ hàng hoá ở kỳ so sánh và kỳ gốc CPI CỦA VIỆT NAM Giỏ hàng hóa tính CPI của Việt Nam hiện có 573 mặt hàng, so với 396 mặt hàng năm 2000 và 296 mặt hàng năm 1995 STT Các nhóm hàng hóa và dịch vụ Tỷ trọng 1 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93% 2 Đồ uống và thuốc lá 4,03% 3 May mặc, mũ nón, giầy dép 7,28% 4 Nhà ở và vật liệu xây dựng (điện, nước, chất đốt) 10,01% 5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65% 6 Thuốc và dịch vụ y tế 5,61% 7 Giao thông 8,87% 8 Bưu chính viễn thông 2,73% 9 Giáo dục 5,72% 10 Văn hoá, giải trí và du lịch 3,83% 11 Hàng hóa và dịch vụ khác 3,34% Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100.00% CPI CỦA VIỆT NAM Chỉ số giá CPI có 3 hạn chế chủ yếu: 1. Lệch thay thế: Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn  Với lượng hàng cố định Q0, CPI đã đánh giá cao hơn thực tế sự tăng lên của mức giá chung.  Parkin (1996), Mankiw (2001): Lạm phát thực tế < Lạm phát công bố từ 1 – 2%. Tổng cục Thống Kê định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung giỏ hàng hóa. Hiện nay, kỳ gốc đang áp dụng tính CPI của Việt Nam là năm 2009 4/7/2015 4 CPI CỦA VIỆT NAM 2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới thay thế hàng hóa cũ  nếu giá hàng hóa mới thấp hơn thì sẽ tiêu dùng hàng mới nên giá hàng hóa cũ không ảnh hưởng nhiều  Với giỏ hàng cố định, CPI đánh giá mức giá cao hơn thực tế 3. CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá CPI CỦA VIỆT NAM Hiện nay, tổng cục Thống kê có trách nhiệm tính chỉ tiêu CPI hàng tháng (theo QĐ 305/2005/TTg) Tổng cục Thống Kê tính CPI theo 2 phương pháp Phương pháp 1 (truyền thống): CPI hàng tháng được tính bằng cách lấy giá bình quân tháng hiện tại so với giá bình quân tháng trước đó, so với tháng 12 năm trước đó, so với kỳ gốc (2009). Phương pháp 2 (mới): CPI được tính bằng cách lấy trung bình nhân của CPI các thàng từ đầu năm đến tháng hiện hành với CPI mỗi tháng này là so với cùng kỳ năm trước đó. CPI CỦA VIỆT NAM CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 9 NĂM 2013 SO VỚI 9 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 Kỳ gốc năm 2009 Tháng 9 năm 2012 Tháng 12 năm 2012 Tháng 8 năm 2013 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 153,63 106,30 104,63 101,06 106,83 I, Hàng ăn và dv ăn uống 156,65 103,55 103,04 100,65 102,02 1- Lương thực 139,82 99,11 98,57 100,41 96,89 2- Thực phẩm 159,24 104,32 103,95 100,87 102,27 3- Ăn uống ngoài gia đình 167,20 105,56 104,65 100,19 106,64 II, Đồ uống và thuốc lá 137,34 104,24 103,50 100,22 104,20 .. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê) CPI tính theo phương pháp 1 CPI tính theo phương pháp 2 CPI tính theo phương pháp 2 bắt đầu vào 9/2007 khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh Xem thêm «Bàn về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng» của PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc CHỈ SỐ GIÁ HÀNG SẢN XUẤT (PPI - Producer Price Index) Chỉ số giá hàng sản xuất đo lường mức giá trung bình trong giỏ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất dùng làm đầu vào cho sản xuất ở thời kỳ này so với thời kỳ gốc. Cách tính PPI tương tự CPI Khi nhà sản xuất phải chi trả nhiều hơn thì họ sẽ chuyển khoảng phí nhiều hơn này vào giá hàng hóa bán cho người tiêu dùng 4/7/2015 5 PPI CỦA VIỆT NAM Khác biệt giữa PPI và CPI là PPI không bao gồm các dịch vụ như giao thông, y tế, giáo dục...và không bao gồm hàng hóa nhập khẩu. Giỏ hàng hóa tính PPI của Việt Nam bao gồm: hàng tiêu dùng chiếm 40%, thực phẩm chiếm 26%, năng lượng chiếm 9% và trang thiết bị chiếm 25%. Nếu loại bỏ hóa năng lượng và thực phẩm ra khỏi giỏ hàng hóa thì ta có PPI lõi CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP (D% - GDP deflator) Chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả cc hàng hóa dịch vụ mà một nền kinh tế sản xuất được, ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc. 𝑫% = 𝑷𝒊 𝒕 𝑸𝒊 𝒕 𝒏 𝒊=𝟏 𝑷𝒊 𝟎 𝑸𝒊 𝒕 𝒏 𝒊=𝟏 ∗ 𝟏𝟎𝟎% 𝑫% = 𝑮𝑫𝑷 𝒅𝒏𝒈 𝑮𝑫𝑷 𝒕𝒕 ∗ 𝟏𝟎𝟎% Chỉ số giảm phát GDP được tính dựa trên giỏ hàng hóa thay đổi do vậy D% phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP (D% - GDP deflator) D% không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó Ví dụ: Sau dịch cúm gà  giá gà tăng cao  chuyển sang thịt heo mặc dù thích thịt gà hơn  phúc lợi giảm Trong khi CPI chỉ tập trung vào hàng tiêu dùng còn D% bao gồm cả doanh nghiệp và chính phủ mua  phản ánh sự biến động của mức giá chung đúng hơn. CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP (D% - GDP deflator) D% chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu. Trong đo lường lạm phát, chỉ số giảm phát GDP sẽ cho kết quả chính xác với thực tế hơn. Tuy nhiên nhược điểm là phải có số liệu GDP (cuối năm)  chậm Thông thường, tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều nước áp dụng tính lạm phát hàng tháng 4/7/2015 6 TỶ LỆ LẠM PHÁT Tỷ lệ lạm phát (If) là tỷ lệ phần trăm sự gia tăng của mức giá chung thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. 𝑻ỷ lệ lạm phát = 𝑷𝒕 − 𝑷𝒕 −𝟏 𝑷𝒕 −𝟏 * 100% Ví dụ: Một nền kinh tế năm 2010 có các số liệu sau: GDP danh nghĩa là 600 tỷ USD, GDP thực tế là 450 tỷ USD. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2006 so với năm 2005 biết chỉ số giảm phát GDP năm 2005 là 1,15. Trong đó: Pt là chỉ số giá kỳ hiện hành Pt-1 là chỉ số giá kỳ trước đó TỶ LỆ LẠM PHÁT 4.5 3.6 9.2 0.1 -1.6 -0.4 4 3 9.5 8.4 6.6 12.63 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 9.3 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 -5 0 5 10 15 20 25 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng GDP TỶ LỆ LẠM PHÁT Sản phẩm 2010 2011 P Q P Q Gạo 10 2 11 3 Vải 20 3 22 4 Áo 40 4 42 5 Yêu cầu: 1. Nếu năm 2010 là năm gốc, tính chỉ số giá CPI năm 2011. 2. Tính chỉ số giảm phát GDP năm 2011 3. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 so với 2010 theo chỉ số CPI 4. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 so với 2010 theo chỉ số D% PHÂN LOẠI LẠM PHÁT Lạm phát thường được phân thành 3 loại dựa theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, bao gồm: Làm tình trạng lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát < 10%/năm). Với lạm phát này, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, nền kinh tế ổn định Lạm phát vừa phải Nguyên nhân: do sức ỳ và do kỳ vọng Sức ỳ: trong một số sự kiện, giá cả gia tăng  khi sự kiện kết thúc, giá cả giảm nhưng vẫn cao hơn so với trước sự kiện. Do sự ảnh hưởng của lạm phát dự kiến  điều chỉnh các chỉ tiêu danh nghĩa 4/7/2015 7 Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tỷ lệ lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm (từ 10% - dưới 1000%/năm) PHÂN LOẠI LẠM PHÁT Tác động: - Đồng tiền mất giá nhanh chóng - Giữa tiền mặt giảm, tăng dữ trữ vàng và ngoại tệ, các giao dịch kinh tế được điều chỉnh theo lạm phát hoặc tính theo ngoại tệ. - Đầu tư dài hạn trở nên rủi ro cao  các hoạt động kinh tế ngắn hạn trở nên phổ biến. - Đầu cơ tích trữ hàng hóa  tình trạng khan hiếm hàng hóa tăng - Gây bất an trong dân chúng do tiền lương không điều chỉnh kịp theo lạm phát Siêu lạm phát PHÂN LOẠI LẠM PHÁT Tỷ lệ lạm phát rất lớn, từ 50%/tháng hoặc 1000%/năm trở lên Tác động: - Hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia bị hủy hoại - Nền kinh tế bị tàn phá, sản xuất đình trệ Đặc điểm - Siêu lạm phát chỉ tồn tại trong hệ thống tiền pháp định - Thường xảy ra do những biến cố chính trị hoặc sau giai đoạn chiến tranh Trên thế giới đã diễn ra 56 trường hợp siêu lạm phát PHÂN LOẠI LẠM PHÁT Những vụ siêu lạm phát điển hình: - Đức (1921 – 1923): tháng 10/1923 tỷ lệ lạm phát đạt 29.500%/tháng  Giải quyết bằng cách phát hành tiền mới với tỷ lệ quy đổi 1 mark mới = 1.000.000.000.000 mark cũ. Nguyên nhân: in tiền trả nợ chiến tranh - Hy Lạp (1943 – 1946): tháng 10/1944 tỷ lệ lạm phát đạt 13.800%/tháng  Giải quyết bằng cách phát hành tiền mới với tỷ lệ quy đổi 1 đồng tiền mới = 50.000.000.000 drachma cũ. Nguyên nhân: in tiền chi cho thế chiến II - Hungary (1945 – 1946): tháng 7/1946 tỷ lệ lạm phát đạt 4,19x10^16%/tháng (207%/ngày)  Giải quyết bằng cách phát hành tiền mới. Nguyên nhân: thế chiến II PHÂN LOẠI LẠM PHÁT - Trung Quốc (1948 – 1949): tháng 5/1949 tỷ lệ lạm phát đạt 2.178%/tháng  Giải quyết bằng cách phát hành tiền mới với tỷ lệ quy đổi 1 NDT mới = 10.000 NDT cũ. Nguyên nhân: in tiền chi cho chiến tranh với Nhật và nội chiến với Mao Trạch Đông - Bolivia (1984 – 1985): tỷ lệ lạm phát đạt 60.000%/năm  Giải quyết bằng cách cải cách hệ thống tiền tệ và tài khóa, ngừng in tiền. Nguyên nhân do tình hình chính trị bất ổn làm sản xuất đình trệ. - Nicaragua (1987 – 1990): tỷ lệ lạm phát đạt 30.000%/năm  Giải quyết bằng cách cải tổ kinh tế, ngừng in tiền. Nguyên nhân do nội chiến và cấm vận 4/7/2015 8 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT - Nam Tư cũ (1989 – 1994): tháng 4/1994 tỷ lệ lạm phát đạt 313 triệu%/tháng, trước và sau lạm phát giá cả tăng 5 triệu tỷ lần  Giải quyết bằng cách phát hành tiền mới với tỷ lệ 1 dinar mới = 1,3 triệu dinar cũ. Nguyên nhân do xung đột trong khu vực, in tiền và trừng phạt quốc tế. - Zimbabwe (2000 – 2009): đỉnh điểm đạt 516x10^18%/tháng,  Giải quyết bằng cách từ bỏ nội tệ và sử dụng đồng Rand của Nam Phi và USD. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Lạm phát do cầu kéo Nhìn chung có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát được dự đoán/ Lạm phát do sức ỳ LẠM PHÁT DO CẦU KÉO Khi tổng cầu tăng lên trong điều kiện tổng cung không đổi  mức giá chung của hàng hóa tăng lên  lạm phát do cầu kéo Khi tổng cầu tăng sẽ làm đường AD dịch chuyển sang phải  trong ngắn hạn sẽ làm sản lượng tăng, mức giá tăng, thất nghiệp giảm Y Yp P ① Y3 P1 P2 AD1 AD2 ② P3 SAS ③ Y1 Y2 AD3 LP cao LP thấp LẠM PHÁT DO CẦU KÉO Tại điểm ③, mức sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng  thất nghiệp < tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên  Đòi hỏi tăng lương Tiền lương tăng  đường SAS dịch chuyển sang trái đến đường SAS1  cân bằng tại ④ Sản lượng bằng sản lượng tiềm năng và mức giá tiếp tục tăng lên đến P4. Vậy tổng cầu gia tăng trong dài hạn sẽ là giá tăng mạnh, tiền lương tăng; sản lượng, việc làm và lãi suất không đổi Y Yp P Y3 P3 SAS ③ AD3 SAS1 ④ P4 4/7/2015 9 LẠM PHÁT DO CẦU KÉO Vòng xoáy lạm phát: giá – lương Nếu chính phủ liên tục bội chi ngân sách (do chi phí chiến tranh)  tổng cầu tăng là liên tục AD1 – AD2 – AD3 thì lạm phát sẽ liên tục gia tăng Y Yp P P1 P2 AD1 AD2 P3 SAS1 AD3 SAS2 SAS3 P4 Mức giá và tiền lương danh nghĩa sẽ liên tục gia tăng  vòng xoáy giá lương  xuất hiện siêu lạm phát Khi chi phí sản xuất tăng (tiền lương tăng, giá nguyên nhiên vật liệu tăng, lãi suất tăng...)  hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp (SAS dịch chuyển sang trái)  sản lượng giảm (thất nghiệp tăng) và mức giá chung của hàng hóa sẽ tăng lên  Gọi là lạm phát do cung/lạm phát đình đốn/lạm phát do chi phí đẩy LẠM PHÁT DO CUNG (LẠM PHÁT ĐÌNH ĐỐN – LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY) Y Yp P P1 P2 AD1 SAS1 SAS2 ① ② LẠM PHÁT DO CUNG (LẠM PHÁT ĐÌNH ĐỐN – LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY) Y Yp P P1 P2 AD1 SAS1 SAS2 ① ② ③ AD2 P3 Để thoát khoải tình trạng khiếm dụng của nền kinh tế tại ②  chính phủ có thể thực hiện chính sách tài khoá/tiền tệ mở rộng  đường tổng cầu dịch chuyển sang phải tới AD2  cân bằng tại ③. Sản lượng tăng trở lại Yp nhưng mức giá tăng lên đến P3 (lạm phát nghiêm trọng hơn) Vòng xoáy lạm phát chi phí – giá cả LẠM PHÁT DO CUNG (LẠM PHÁT ĐÌNH ĐỐN – LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY Nếu tình trạng suy giảm tổng cung tiếp tục diễn ra (do chiến tranh tàn phá, mất ổn định chính trị)  có thể diễn ra siêu lạm phát do vòng xoáy chi phí – giá. Y Yp P P1 P2 AD1 SAS1 SAS2 AD3 P3 P4 P5 AD2 4/7/2015 10 LẠM PHÁT DO CUNG (LẠM PHÁT ĐÌNH ĐỐN – LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY) Thế lưỡng nan của ngân hàng trung ương Nếu NHTW thực hiện tăng cung tiền nhằm khôi phục mức sản lượng toàn dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khiếm dụng thì nó sẽ gây ra tình trạng lạm phát cao Nếu NHTW không thực hiện tăng cung tiền nhằm khôi phục mức sản lượng toàn dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khiếm dụng thì nền kinh tế lại rơi vào tình trạng suy thoái, thất nghiệp gia tăng nhưng lạm phát thì được kìm chế Ví dụ như trường hợp NHTW Mỹ vào những năm 1980 đã không thực hiện việc gia tăng cung tiền khi OFEC đẩy giá dầu lên cao  kết quả là mặc dù lạm phát được kiềm chế nhưng nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái: sản lượng giảm sút và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng LẠM PHÁT ĐƯỢC DỰ ĐOÁN Nếu mức giá hàng năm tăng tương đối ổn định trong 1 khoảng thời gian và tình hình cung cầu trên thị trường không có sự biến động lớn  Dân chúng sẽ dự đoán 1 cách duy lý rằng lạm phát sẽ tương tự cho năm tiếp theo Dân chúng sẽ điều chỉnh các chỉ tiêu danh nghĩa theo mức độ lạm phát dự kiến này  Lạm phát thực tế sẽ diễn ra gần đúng với dự đoán này. LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT Lãi suất danh nghĩa (ký hiệu i) là lãi suất cho vay trên thị trường, được thể hiện trong các hợp đồng tín dụng. Lãi suất thực (ký hiệu r) là lãi suất đã được điều chỉnh loại trừ tác động của lạm phát Phương trình Fisher: i = r + If Lãi suất thực sẽ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát trong năm.  Khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng tương ứng 1% để lãi suất thực không đổi. LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT Giả sử khi nền kinh tế không có lạm phát, lãi suất danh nghĩa (và cũng là lãi suất thực) là 5% Nếu lạm phát tăng lên là 20% thì lúc này với lãi suất danh nghĩa 5% thì lãi suất thực sẽ là -15% (khi đó người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa nhưng nhu cầu vay tiền lại rất lớn  mất cân đối cung – cầu vốn vay  các ngân hàng luôn muốn duy trì lãi suất thực không đổi hoặc thay đổi ít nhằm đảm bảo cân bằng cung – cầu vốn vay) Để đảm bảo mức lãi suất thực không đổi  các ngân hàng phải tăng lãi suất danh nghĩa lên là 25% để lãi suất thực vẫn là 5%. 4/7/2015 11 LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT Trong các hợp đồng kinh tế, lãi suất được xác định dựa trên lãi suất thực mong muốn + tỷ lệ lạm phát dự kiến  i = re + If e hay re = i - If e Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế = dự kiến  lãi suất thực = lãi suất thực mong muốn  không ai bị thiệt trong các hợp đồng kinh tế Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế ≠ dự kiến  lãi suất thực ≠ lãi suất thực mong muốn  sẽ có người được lợi và người chịu thiệt trong các hợp đồng kinh tế TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT Hiệu ứng tích cực Theo các nhà kinh tế học, lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế, nó là “dầu bôi trơn“ của nền kinh tế. Mức lạm phát vừa phải  giá tăng dần nhưng tiền lương sẽ có sự cứng nhắc nhất định  doanh thu tăng, suất tiền lương thực giảm  khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm và do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. HIỆU ỨNG TIÊU CỰC – LẠM PHÁT DỰ ĐOÁN ĐƯỢC Chi phí mòn giày Lạm phát tác động làm giảm nhu cầu giữ tiền của người dân do chi phí cơ hội của việc giữ tiền quá cao  họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát Chi phí thực đơn Lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm một cách liên tục. Đôi khi khoảng chi phí này là khá tốn kém ví dụ như chi phí để thay đổi đơn giá trong các trạm xăng, trong các máy bán hàng tự động... HIỆU ỨNG TIÊU CỰC – LẠM PHÁT DỰ ĐOÁN ĐƯỢC Một số tác động tiêu cực khác Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: khi doanh nghiệp này tăng giá nhưng doanh nghiệp khác lại không tăng giá (do không muốn phát sinh chi phí thực đơn) thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc phân phối nguồn lực xét trên góc độ vi mô. Mặc dù thu nhập thực tế không đổi hoặc suy giảm nhưng lạm phát làm gia tăng thu nhập danh nghĩa của cá nhân nên khoản thuế thu nhập mà cá nhân đó phải nộp tăng lên. Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình. 4/7/2015 12 HIỆU ỨNG TIÊU CỰC – LẠM PHÁT KHÔNG ĐƯỢC DỰ ĐOÁN Lạm phát không được dự đoán có tác động phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa, khi lạm phát khác thực tế ≠ lạm phát dự đoán  r ≠ re Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn. Khi lạm phát thực re  người cho vay, người bán chịu hàng hóa, người nhận lương được lợi Khi lạm phát thực > lạm phát dự đoán  r < re  người đi vay, người mua chịu hàng hóa, người trả lương được lợi HIỆU ỨNG TIÊU CỰC – LẠM PHÁT KHÔNG ĐƯỢC DỰ ĐOÁN Giả sử lạm phát dự kiến năm 2014 là 8%, ngân hàng (người cho vay) mong muốn lãi suất thực là 4%  lãi suất danh nghĩa trong các hợp đồng vay vốn i = 12%. Nếu lạm phát thực tế năm 2014 là 18%  lãi suất thực mà ngân hàng hưởng lúc này là r = i – If = -6% Ngân hàng chịu thiệt 4%+6% =10% đúng bằng phần lạm phát không dự đoán. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT * Lạm phát vừa phải: tốt cho nền kinh tế, không cần khắc phục. Chỉ khi lạm phát tăng cao mới cần khắc phục * Lạm phát do cầu  giảm tổng cầu??? * Lạm phát do cung  khích thích tổng cung, giảm chi phí sản xuất - Giảm thuế, giảm lãi suất - Trợ cấp cho nhà sản xuất - Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay cho nguyên liệu đắt tiền - Áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và quản lý  tăng năng suất lao động, giảm chi phí THẤT NGHIỆP Khái niệm: Một người thất nghiệp là một người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có đăng ký tìm việc hoặc đang nỗ lực tìm việc và sẵn sàng làm việc nhưng chưa có việc làm. Chi tiêu đo lường mức độ thất nghiệp là tỷ lệ thất nghiệp (U%): 𝑼% = 𝑺𝑵𝑻𝑵 𝑳𝑳𝑳Đ × 𝟏𝟎𝟎% Các loại thất nghiệp: + Thất nghiệp tạm thời/Thất nghiệp cọ sát + Thất nghiệp cơ cấu + Thất nghiệp chu kỳ 4/7/2015 13 THẤT NGHIỆP Căn cứ theo tính chất, ta có 2 loại thất nghiệp: + Thất nghiệp tự nguyện: là những người thất nghiệp do đòi hỏi mức lương cao hơn hiện hành + Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức lương hiện hành nhưng không có việc làm We W* TN không tự nguyện DL SL L* TN tự nguyện TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP * Đối với người thất nghiệp: + Thu nhập thấp  khó khăn trong cuộc sống + Kỹ năng chuyên môn bị mai một  càng khó tìm việc làm Tác động tiêu cực Tác động tích cực + Một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sẽ khuyến khích tính cạnh tranh trong lực lượng lao động  tăng năng suất của lượng nhân dụng. + Thất nghiệp cọ sát, thất nghiệp cơ cấu là cần thiết để nâng cao năng suất lao động và phân phối lao động hiệu quả hơn. TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP * Đối với xã hội: + Lãng phí tài nguyên nhân dụng của nền kinh tế  sản lượng sẽ giảm. + Thất nghiệp làm gia tăng tệ nạn xã hội  chi phí cho trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội cũng gia tăng. + Thất nghiệp làm giảm nguồn thu thuế do giảm sản lượng và thu nhập  gia tăng gánh nặng ngân sách + Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể dẫn đến mất ổn định chính trị  suy giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế  gia tăng thất nghiệp ĐƯỜNG CONG PHILLIPS Đường phillip ngắn hạn Đường phillip ngắn hạn là một đường cong chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn. Mỗi đường Phillips tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát dự đoán cho trước Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát A C B SRPC Trong ngắn hạn, một sự gia tăng ngoài dự kiến của tổng cầu  mức giá cao hơn và mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng (nghĩa là thất nghiệp dưới mức thất nghiệp tự nhiên) Phát biểu lại theo đường Phillip như sau: Khi lạm phát tăng cao hơn mức dự kiến thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên  nền kinh tế từ điểm A trên đường cong phillip sẽ di chuyển đến điểm B 4/7/2015 14 ĐƯỜNG CONG PHILLIPS Đường phillip dài hạn Trong dài hạn, khi nền kinh tế có đủ thời gian thực hiện các quá trình điều chỉnh.  nền kinh tế luôn đạt mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát LRPC Un  đường phillip dài hạn là một đường thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tiềm năng. ĐƯỜNG CONG PHILLIPS Dịch chuyển đường phillip ngắn hạn Giả sử mức lạm phát dự kiến là 10% và đường Phillip ngắn hạn là SRPC0 và cắt đường Phillip dài hạn tại A Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát A B B SRPC0 LRPC SRPC1 B’ Nếu NHTW và chính phủ thực hiện chính sách chống lạm phát (thắt chặt CSTT và TK)  lạm phát giảm xuống còn có 8% Nhưng mức giảm lạm phát ngoài dự kiến của người dân  mức lương vẫn tiếp tục tăng như những dự kiến lạm phát ban đầu là 10%  đường tổng cung dịch chuyển sang trái và sản lượng giảm, thất nghiệp gia tăng Nền kinh tế dịch chuyển từ điểm A xuống điểm B cũng trên đường SRPC0 với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tỷ lệ lạm phát thấp hơn ĐƯỜNG CONG PHILLIPS Dịch chuyển đường phillip ngắn hạn Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát A B B SRPC0 LRPC SRPC1 B’ Nếu mức lạm phát được duy trì ở mức 8% thì nó sẽ trở thành tỷ lệ lạm phát dự kiến  mức lương được điều chỉnh theo mức lạm phát 8%  tổng cung dịch chuyển sang phải  trở lại mức sản lượng tiềm năng (thất nghiệp = thất nghiệp tự nhiên) Đường cong Phillip ngắn hạn dịch chuyển xuống dưới thành đường SRPC1. Và mức lạm phát thực tế đúng bằng mức lạm phát dự kiến và toàn dụng được phục hồi, nền kinh tế cân bằng tại điểm B’ ĐƯỜNG CONG PHILLIPS Do những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, những chính sách bảo trợ xã hội tác động làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi đó đường Phillip dài hạn dịch chuyển sang phải do tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên gia tăng (đường phillip dài hạn là đường thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên). Với đường phillip ngắn hạn, lúc này với cùng một mức lạm phát nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng  đường phillip ngắn hạn dịch chuyển sang phải. 4/7/2015 1 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHÂN TÍCH TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ) NỘI DUNG Tìm hiểu về thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái Cung cầu ngoại tệ và sự cân bằng trên thị trường ngoại hối Các cơ chế tỷ giá Tỷ giá hối đoái thực Cán cân thanh toán và các thành phần của nó Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác  thị trường mua bán ngoại tệ. Hàng hóa trên thị trường ngoại hối: tiền Giá cả: tỷ giá hối đoái Đối tượng tham gia: ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các định chế tài chính, các công ty, nhà đầu cơ tiền tệ Nghiệp vụ hối đoái: giao ngay (Spot), kinh doanh chênh lệch tỷ giá, kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap), tương lai (Future), quyền chọn (Options). Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate – e) là mức giá mà tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau  tỷ giá hối đoái danh nghĩa. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - Các khái niệm Cách niêm yết (yết giá): Tỷ giá hối đoái được niêm yết bởi số lượng đồng tiền yết giá (quote currency) trên 1 đơn vị của đồng tiền cơ sở (base currency). e = 21.000 VND / USD Đồng tiền yết giá Đồng tiền định giá/cơ sở 4/7/2015 2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - Các khái niệm Cách yết giá trực tiếp - lấy đồng ngoại tệ làm cơ sở: là tỷ số phản ánh số lượng đơn vị nội tệ cần thiết đổi lấy một đơn vị ngoại tệ Ví dụ: 1 USD đổi được 21000 VND USDVNĐe /000.21 Nghĩa là cần 21000 VNĐ để đổi lấy 1 USD - lấy ngoại tệ làm chuẩn Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều yết giá theo cách trực tiếp Quy ước: Đối với Việt Nam, ta sẽ sử dụng cách tính tỷ giá hối đoái theo cách trực tiếp VNĐUSD USDVNĐ e /0000476,0 /000.21 1  Nghĩa là cần 0,0000476 USD để đổi lấy 1 VNĐ - lấy nội tệ làm chuẩn THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - Các khái niệm Cách yết giá gián tiếp - lấy đồng nội tệ làm cơ sở: là tỷ số phản ánh số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết đổi lấy một đơn vị nội tệ Ví dụ: 1 USD đổi được 21000 VND Được sử dụng phổ biến ở Anh, Úc và New Zealand Tỷ giá hối đoái của một nước thường gồm 3 ký tự U S D V N D Tên quốc gia Đơn vị tiền tệ Việt Nam Đồng Ví dụ: JPY SGD THB CAD EUR AUD THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - Các khái niệm Tỷ giá thường được niêm yết USD / VND = 21.000/ 21.030 Tỷ giá mua: Một đôla Mỹ được mua vào với giá là 21.000 VND Tỷ giá bán: Một đôla Mỹ được bán ra với giá là 21.030 VND Ví dụ: EUR/USD = 28560/890  diễn giải như thế nào? THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - Các khái niệm 4/7/2015 3 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - Các khái niệm Tăng giá tiền tệ (appreciation) : là sự gia tăng giá trị của mộ đồng tiền được đo bằng lượng ngoại tệ mà đồng tiền đó có thể mua. Giảm giá tiền tệ (depreciation): là sự sụt giảm giá trị của mộ đồng tiền được đo bằng lượng ngoại tệ mà đồng tiền đó có thể mua. Tỷ giá hối đoái tăng: đồng ngoại tệ tăng giá và đồng nội tệ giảm giá Tỷ giá hối đoái giảm: đồng ngoại tệ mất giá và đồng nội tệ tăng giá CUNG NGOẠI TỆ Ngoại tệ đến từ đâu? Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ có trong nước ứng với mỗi mức tỷ giá Xuất khẩu Đầu tư nước ngoài Viện trợ ODA Kiều hối Người nước ngoài đi DL Người nước ngoài mua tài sản tài chính, vay nước ngoài TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CUNG NGOẠI TỆ 1 tấn gạo VN giá: 4.000.000 đồng/tấn e = 16.000 VNĐ/USD giá xuất khẩu 1 tấn gạo = 250 USD e = 16.500 VNĐ/USD giá xuất khẩu 1 tấn gạo = 242 USD  Gạo VN trở nên rẻ hơn đ/v người nước ngoài  XK tăng 1 tấn bộ mì ở nước ngoài giá 250 USD e = 16.000 VNĐ/USD giá nhập khẩu 1 tấn bột mì = 4 triệu e = 16.500 VNĐ/USD giá nhập khẩu 1 tấn bột mì = 4.125 triệu Bột mì đ/v người VN trở nên mắc hơn  NK giảm TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CUNG NGOẠI TỆ Tỷ giá hối đoái tăng Các dịch vụ nội địa đ/v người NN trở nên rẻ hơn  sử dụng nhiều hơn  cung ngoại tệ tăng Các tài sản tài chính nội địa cũng rẻ hơn  cung ngoại tệ tăng Chuyển lợi nhuận về nội địa có lợi hơn  lượng kiều hối tăng  cung ngoại tệ tăng  Khi tỷ giá hối đoái tăng thì cung ngoại tệ tăng  đường SE là đường dốc lên 4/7/2015 4 CẦU NGOẠI TỆ Là lượng ngoại tệ mà nền kinh tế cần có tại mỗi mức tỷ giá. Ngoại tệ cần để làm gì? Nhập khẩu Đầu tư ra nước ngoài Trả nợ vay Lợi nhuận chuyển ra NN Đi DL, đi học NN Mua sản tài chính, và cho nước ngoài vay TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CẦU NGOẠI TỆ Hàng hóa của NN mắc hơn  Giảm Nhập khẩu  cầu ngoại tệ giảm Tỷ giá hối đoái tăng Các dịch vụ trả bằng ngoại tệ (DL, Học tập, chữa bệnh...) mắc hơn  cầu ngoại tệ giảm Các tài sản tài chính ở NN cũng mắc hơn  cầu ngoại tệ giảm Chuyển lợi nhuận ra NN cũng tốn kém hơn  hoãn chuyển  cầu ngoại tệ giảm  Khi tỷ giá hối đoái tăng thì cầu ngoại tệ giảm  đường DE là đường dốc xuống THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI SFC 0 M DFC Ecb E E1 S1 D1 Thị trường ngoại hối cân bằng khi cung ngoại tệ = cầu ngoại tệ  Ecb E1> Ecb  SE > DE: có thặng dư cung ngọai tệ, nên tỉ giá có thể có xu hướng giảm E2 E2 < Ecb  SE < DE: có thặng dư cầu ngọai tệ, nên tỉ giá có thể có xu hướng tăng Sự thay đổi của tỷ giá không chỉ phụ thuộc cung cầu ngoại tệ mà còn phũ thuộc và cơ chế tỷ giá đang áp dụng CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Cơ chế tỷ giá hối đoái là tất cả những quy định pháp luật do Chính phủ và NHTW quy định để điều tiết, kiểm soát, quản lý thị trường ngoại hối Có 3 loại cơ chế tỷ giá trên TG Cơ chế tỷ giá thả nổi Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát 4/7/2015 5 CƠ CHẾ TỶ GIÁ THẢ NỔI Chính phủ cho phép tỷ giá hối đoái tự do biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào từ ngân hàng trung ương Đồng tiền nội tệ của quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi được gọi là đồng tiền thả nổi Tỷ giá hối đoái thả nổi Thay đổi theo cung cầu thị trường  không bóp méo các hoạt động kinh tế Tỷ giá thường xuyên thay đổi  rủi ro về tỷ giá cao Khó thực hiện được chiến lược thương mại của CP E 0 M DE SE E0 DE’ E1 CƠ CHẾ TỶ GIÁ THẢ NỔI Khi cầu ngoại tệ tăng  tỷ giá hối đoái tăng nhằm gia tăng cung ngoại tệ để = cầu ngoại tệ mới. E2 Khi cung tệ tăng  tỷ giá hối đoái giảm nhằm gia tăng cầu ngoại tệ để = cung ngoại tệ mới. SE’ CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định ( tỷ giá hối đoái neo) là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định là ngân hàng trung ương duy trì khả năng chuyển đổi đồng nội tệ ở một mức giá cố định. Khi có sự chênh lệch cung - cầu ngoại tệ gây áp lực thay đổi tỷ giá  NHTW sẽ can thiệp nhằm triệt tiêu áp lực này CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH Ban đầu, thị trường ngoại hối cân bằng tại A với tỷ giá cố định tại E0 E 0 M DE SE E0 DE’ SE’ E1 e0  e1 rồi quay trở về e0 A Một sự gia tăng cầu ngoại tệ  gây sức ép lên tỷ giá phải tăng lên E1 Để tỷ giá không tăng, NHTW bán ngoại tệ ra đáp ứng cầu tăng  Se dịch chuyển sang phải  tỷ giá không đổi. Ngược lại khi cung ngoại tệ tăng  gây sức phải giảm E  NHTW can thiệp bằng cách mua bớt lượng ngoại tệ dư này. 4/7/2015 6 CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH Ưu điểm Loại trừ được rủi ro tỷ giá  thúc đẩy thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài Dễ dàng thực hiện được các chiến lược thương mại quốc tế của mình Nhược điểm Đòi hỏi quốc gia phải có một lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào Ngân hàng trung ương đã mặc nhiêu vô hiệu hóa các chính sách tiền tệ của mình BỘ BA CHÍNH SÁCH BẤT KHẢ THI Tự do hóa nguồn vốn (nguồn vốn tự do đi vào đi ra khỏi quốc gia) Mở rộng tiền tệ khuyến khích phát triển kinh tế Áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái cố định tạo sự an tâm cho nhà đầu tư Tại sao các quốc gia không thể cùng đồng thời thực hiện ba chính sách này cùng một lúc? Bộ ba chính sách bất khả thi CƠ CHẾ TỶ GIÁ THẢ NỔI CÓ KIỂM SOÁT Tỷ giá hối đoái vừa được thả nổi cho dao động theo cung cầu ngoại tệ nhưng vẫn kiểm soát sao cho sự dao động của tỷ giá ở một mức vừa phải Nếu những biến động trên thị trường ngoại hối là nhỏ thì ngân hàng trung ương sẽ để tỷ giá tự do điều chỉnh Với những biến động lớn làm tỷ giá dao động vượt ngưỡng cho phép thì ngân hàng trung ương sẽ can thiệt thông qua việc mua hoặc bán ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Tỷ giá hối đoái thực (Er) là mức giá tương đối của hàng hóa giữa 2 nước khi chúng được quy về một trong hai loại tiền của hai nước này. Er = Chỉ số giá nước ngoài (P*) Chỉ số giá trong nước (P) x E (Chỉ số giá nước ngoài/chỉ số giá trong nước) được gọi là tỷ lệ lạm phát tương đối giữa hai quốc gia 4/7/2015 7 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Một cái máy vi tính nếu được bán tại Mỹ có giá là 600USD, giá bán cũng cái máy vi tính như thế tại Việt Nam có giá là 10.800 ngàn đồng Xét ví dụ sau: Nếu E = 18.000 VND/USD Er = 600 x 18000 VND/USD 10.800.000 VND = 1 Giá máy vi tính ở Mỹ bằng với giá máy vi tính ở Việt Nam  Việt Nam không có sức mạnh cạnh tranh đối với Mỹ trong việc Sx Máy vi tính và tương tự Mỹ cũng không có sức mạnh cạnh tranh với VN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Nếu giá máy vi tính tại Mỹ giảm xuống còn 550 USD Er = 550 x 18000 VND/USD 10.800.000 VND = 0,917 Tỷ lệ 0,917 cho ta biết rằng máy vi tính tại Mỹ chỉ bằng 91,7% so với tại Việt Nam, hay nói cách khác là rẻ hơn 8,3% Sức cạnh tranh quốc tế của máy vi tính VN đã trở nên kém cạnh tranh hơn so với Mỹ  Mỹ dễ dàng XK sang VN nhưng VN không thể XK sang Mỹ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Nếu giá máy tính ở VN giảm còn 9 triệu/máy Er = 600 x 18000 VND/USD 9.000.000 VND = 1,2 Tỷ lệ 1,2 cho ta biết rằng máy vi tính tại Mỹ trở nên mắc hơn máy tại VN 20% Sức cạnh tranh quốc tế của máy vi tính VN đã trở nên mạnh hơn so với Mỹ  VN dàng XK sang Mỹ nhưng Mỹ không thể XK sang VN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Nếu giá máy tính ở Mỹ và VN không đổi vẫn là 600 USD và 10.800 ngàn đồng. Nhưng E tăng lên 19.000 VND/USD Er = 600 x 19000 VND/USD 10.800.000 VND = 1.056 Tỷ lệ 1,056 cho ta biết rằng máy vi tính tại Mỹ trở nên mắc hơn máy tại VN 5,6% Sức cạnh tranh quốc tế của máy vi tính VN đã trở nên mạnh hơn so với Mỹ  VN dàng XK sang Mỹ nhưng Mỹ không thể XK sang VN 4/7/2015 8 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Sức cạnh tranh quốc tế (Er) phụ thuộc vào Tỷ giá hối đoài danh nghĩa (E) Tỷ lệ lạm phát tương đối giữa hai quốc gia E tăng  Er tăng  XK tăng, NK giảm P* tăng  Er tăng  XK tăng, NK giảm P tăng  Er giảm  XK giảm, NK tăng CPI CPI eer * . TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ Một quốc gia có mức LP cao hơn các nước khác, NHTW lại cố định tỷ giá. Hãy đề ra các biện pháp làm tăng sức cạnh tranh của quốc gia này trên thị trường thế giới? CPI CPI eer * . E r ↑ ↑E :↓giaù noäi teä  P↑: LP ↑ ↓CPI : ↑ saûn xuaát trong nöôùc, ↑NSLÑ ñeå↓P CÁN CÂN THANH TOÁN Cán cân thanh toán là một bảng số liệu, được ghi chép một cách có hệ thống tất cả các giao dịch quốc tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm Các giao dịch này có thể được thực hiện bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của nước đó Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản Dòng tiền vào: + Dòng tiền ra: - CÁN CÂN THANH TOÁN Các hạng mục trong cán cân thanh toán Ký hiệu Ghi chú 1. Tài khoản vãng lai CA CA = (1) - (2) + (3) + (4) Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ X (1) Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ M (2) Chuyển nhượng ròng NTr (3) Thu nhập ròng tư nước ngoài NFFI (4) 2. Tài khoản vốn K K = (5) + (6) Đầu tư ròng (5) Giao dịch ròng về tài chính (6) 3. Sai số thống kê EO (7) 4. Cán cân thanh toán BP =CA + K + EO 5. Tài trợ chính thức OF = - BP 6. Cân đối cán cân thanh toán BP + OF = 0 4/7/2015 9 CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ MỞ - CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH - Chính sách tài khóa mở rộng IS dịch phải i ↑ >i* Vốn vào ↑ Y Cung ngoại tệ ↑  E giảm NHTW mua ngoại tệ, bán nội tệ LM dịch phải  i = i*  ↑ Y2 Y i IS 1 LM 1 i 1 = i* Y 1 IS 2 i 2 LM 2 Y 2 CSTK có hiệu quả CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ MỞ - CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH - IS 1 LM 1 LM 2 i 1 = i* i 2 Y 1 Y2 Chính sách tiền tệ mở rộng LM dịch phải i ↓ >i* Vốn ra ↑ Y2 Cầu ngoại tệ ↑  E tăng NHTW bán ngoại tệ, mua nội tệ LM dịch trái  ↑ i = i*  ↓ Y1 CSTT không có hiệu quả CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ MỞ - CƠ CHẾ TỶ GIÁ THẢ NỔI - Chính sách tài khóa mở rộng IS dịch phải i ↑ >i* Vốn vào ↑ Y2 Cung ngoại tệ ↑  E giảm XK ↓ và NK ↑ IS dịch trái  ↓ i = i*  ↓ Y1 Sản lượng không đổi nhưng cán cân thương mại xấu đi CSTK không có hiệu quả Y i IS 1 LM 1 i 1 = i* Y 1 IS 2 i 2 Y 2 CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ MỞ - CƠ CHẾ TỶ GIÁ THẢ NỔI - Chính sách tiền tệ mở rộng LM dịch phải i ↓ >i* Vốn ra ↑ Y Cầu ngoại tệ ↑  E tăng CSTT có hiệu quả XK ↑ và NK ↓ IS dịch phải ↑ i = i*  ↑ Y2 Sản lượng tăng và cán cân thương mại được cải thiện IS 2 LM 1 LM 2 i 1 = i* i 2 Y 1 Y 2 IS 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktvm1_1392.pdf
Tài liệu liên quan