Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chuyên đề 5: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở - Nguyễn Văn Dư
7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
• Trường hợp 2: hàng mà SX trong nước kém lợi thế.
• Giá trong nước sẽ cao hơn giá thế giới.
• Khi có tự do thương mại, người tiêu dùng trong nước sẽ
nhập khẩu từ bên ngoài với giá rẻ hơn.
• Giá trong nước sẽ giảm xuống bằng với giá thế giới P2w.
Khi đó, lượng hàng nhập khẩu bằng với lượng dư cầu trong
nước (Q1' - Q1).
• Tóm lại: khi có sự tự do thương mại và chi phí vận
chuyển không đáng kể, giá cả hàng hóa của một quốc
gia nào đó sẽ dần thay đổi để đạt giá cân bằng trên
thị trường thế giới.
15 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chuyên đề 5: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở - Nguyễn Văn Dư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/1/2016
CHUYÊN ĐỀ V
DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
NỘI DUNG
1. Ngoại thương
2. Lợi thế so sánh
3. Tỷ giá hối đoái
4. Bảo hộ thương mại
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6. Chuyển giao quốc tế về công nghệ
7. Cân bằng trên thị trường thế giới
1
9/1/2016
1 NGOẠI THƯƠNG
• Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch
vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các
quốc gia nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
• Đối với một số nước thương mại quốc tế tương đương
với một tỷ lệ lớn trong GDP.
• Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử
loài người (Con đường Tơ lụa) nhưng gần đây nó phát
triển mạnh hơn, nhất là khi ngành giao thông phát
triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và vấn đề
toàn cầu hóa đang đang diễn ra trên mọi mặt.
1 NGOẠI THƯƠNG
• Nguyên nhân có ngoại thương
• Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và trình độ KHCN
của các quốc gia tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất
hàng hóa và dịch vụ.
• Sự đa dạng hóa về nhu cầu, thị hiếu.
• Sự chênh lệch về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu
vào giữa các quốc gia.
2
9/1/2016
1 NGOẠI THƯƠNG
• Chức năng của hoạt động ngoại thương
• Thỏa mãn nhu cầu của cả người sản xuất và tiêu dùng về giá
cả, chất lượng, số lượng, địa điểm và thời gian phù hợp.
• Giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước: Vốn,
việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả.
• Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường
thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
• Nâng cao năng lực trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
• Cho phép chuyên môn hóa, góp phần làm tăng sản lượng dựa
vào lợi thế của mỗi quốc gia. VD: Việt Nam có đất nông
nghiệp, ít vốn, lao động giá rẻ
1 NGOẠI THƯƠNG
• Rủi ro trong thương mại quốc tế
• Người mua không có khả năng thanh toán hoặc nợ
quá hạn không đòi được.
• Rủi ro liên quan đến việc thay đổi chính sách.
• Rủi ro không chấp nhận hàng do đối tác gửi.
• Rủi ro liên quan đến việc hủy bỏ hoặc không gia hạn
giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
• Rủi ro chiến tranh, chủ quyền chính trị.
• Rủi ro liên quan đến tài sản của người nhập khẩu bị
quốc hữu hóa hoặc sung công.
• Rủi ro liên quan đến việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu
sau khi hàng đang trên đường vận chuyển.
3
9/1/2016
2. LỢI THẾ SO SÁNH
• Lợi thế so sánh là tình huống mà dựa vào những điều
kiện thuận lợi dẫn đến một quốc gia có thể sản xuất ra
những sản phẩm giá rẻ hơn quốc gia khác.
• Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên
môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất
hiệu quả nhất.
• Mô hình Hechscher-Ohlin dựa vào sự khác biệt giữa
các yếu tố nguồn lực. Các nước sẽ xuất khẩu những
sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó
có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng
nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm.
2. LỢI THẾ SO SÁNH
• Mô hình lực hấp dẫn mô phỏng theo định luật vạn
vập hẫp dẫn của Newton trong đó ngoài vấn đề lợi
thế cạnh trạnh còn xem xét đến nhiều yếu tố khác
như khoảng cách giữa các quốc gia, quan hệ ngoại
giao và chính sách thương mại của mỗi nước.
• Như vậy, lợi thế so sánh cùng các yếu tố khác là
nguyên nhân thúc đẩy ngoại thương.
4
9/1/2016
2. LỢI THẾ SO SÁNH
3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
• Là số đơn vị tiền của nước này đổi được từ một đơn vị tiền của
nước khác.
• Được xác định theo “Lý thuyết sức mua tương đương”.
• Tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bới: tốc độ tăng giá, mức độ tăng
trưởng nền kinh tế, lãi suất, xuất khẩu và v.v.
• Nếu tốc độ tăng giá ở nước A cao hơn nước B thì giá đồng
tiền của nước A sẽ giảm so với giá đồng tiền của nước B.
• Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước cao hơn tốc độ
của thế giới thì đồng tiền của nước này sẽ có xu hướng bị
mất giá.
• Lãi suất tăng lên sẽ dẫn tới tăng giá đồng tiền của nước đó,
và lãi suất giảm sẽ dẫn đến sụt giá đồng tiền của nước đó
5
9/1/2016
3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
• Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động XNK : Khi
đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng XK
của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng
hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao.
• Trong khi đó, giá hàng NK từ nước ngoài trở nên đắt hơn,
do đó hạn chế NK. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm
nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân thương mại
và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
• Thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch
XNK và cán cân thương mại quốc tế.
• Vì sao nhà nước muốn giữ ổn định tỷ giá hối đoái?
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
a. Hạn ngạch nhập khẩu
b. Thuế quan
c. Tác động của chính sách bảo hộ thương mại
6
9/1/2016
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
a. Hạn ngạch xuất - nhập khẩu
• Là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một
mặt hàng hay một nhóm hàng được phép XNK trong một
thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.
• Hạn ngạch NK gây ảnh hưởng đến giá cả của mặt hàng
đó tại thị trường nội địa.
• Hạn ngạch NK có thể biến một DN trong nước thành một
nhà độc quyền.
• Nếu không minh bạch, hạn ngạch XK có thể gây ra tình
trạng mất công bằng, tiêu cực.
• Hạn ngạch không đem lại thu nhập cho Chính phủ nhưng
lại đem lại lợi nhuận lớn cho người xin được giấy
phép XNK theo hạn ngạch và bảo hộ SX trong nước.
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
b. Thuế quan
• Để bảo hộ thương mại Chính phủ có thể sử dụng công cụ
thuế quan hoặc phi thuế quan.
• Công cụ bảo hộ từ thuế quan là hình thức tăng mức thuế
cho hàng xuất nhập khẩu, trong đó gồm cả thuế quá cảnh.
• Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu
dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước.
• Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa
bỏ hàng rào thuế quan
7
9/1/2016
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
b. Thuế quan
• Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp mang
tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên
cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng.
• Các hình thức áp dụng thường là nâng cao các tiêu
chuẩn về vệ sinh thực phẩm, an toan, môi trường, trợ
giá hàng sản xuất trong nước, v.v.v. Đây là các hình
thức nhằm bảo vệ hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong
nước, tạo công ăn việc làm.
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
c. Tác động của chính sách bảo hộ thương mại
• Ngoài vấn đề kinh tế, bảo hộ thương mại được
vận dụng vì lý do an ninh quốc gia (không phụ
thuộc hoàn toàn vào nước ngoài) hoặc trả đũa về
một chính sách của nước ngoài có liên quan.
• Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi
ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước,
đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được
công ăn việc làm cho một số nhóm người lao
động nào đó.
8
9/1/2016
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
c. Tác động của chính sách bảo hộ thương mại
• Ngoài vấn đề kinh tế, bảo hộ thương mại được vận dụng
vì lý do an ninh quốc gia (không phụ thuộc hoàn toàn
vào nước ngoài) hoặc trả đũa về một chính sách của nước
ngoài có liên quan.
• Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất
thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục
tiêu xã hội nhất là vấn đề công ăn việc làm cho một số
lao động.
4. BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
c. Tác động của chính sách bảo hộ thương mại
• Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ
hội đầu cơ trên giá bán hàng ở mức có lợi nhất cho họ, không
có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm và điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng.
• Ngày nay, nhiều tổ chức thương mại được hình thành với
những qui tắc, luật lệ về thuế được thông qua nhưng nhiều
hàng rào phi thuế quan khác được dựng lên và làm cho một số
nước chịu thiệt thòi, nhất là các nước kém phát triển.
9
9/1/2016
5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư của
cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách
thiết lập cơ sở SX, KD và nắm quyền quản lý.
• Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu
tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư
trong nước đó là:
• Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.
• Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
• Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu
sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng
ngoại tệ.
5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
• Những mặt tích cực
• FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước
tiếp nhận đầu tư như ODA, vay thương mại hoặc phát
hành trái phiếu ra nước ngoài.
• Tăng nguồn vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài tự
bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh
doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.
• FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư
• FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là
công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho
phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường
mới cho nước tiếp nhận đầu tư .
10
9/1/2016
5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
• Những mặt tích cực
• Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều
kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ
thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này.
• FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên
nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ
cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu
vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động.
• Với những ưu thế quan trọng như trên ngày càng có nhiều
nước coi trọng FDI hoặc ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận
FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác.
5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
• Một số hạn chế
• Sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến tình
trạng thiếu chú trọng vào việc huy động tối đa vốn
trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư,
có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn
đầu tư nước ngoài.
• Tình trạng các công ty FDI cạnh tranh bằng con đường
bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc
chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các DN trong
nước.
11
9/1/2016
5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
• Một số hạn chế
• Tình trạng công ty FDI trốn thuế diễn ra thường xuyên.
• Vấn đề tác động đến môi trường. Các nước nhận FDI
thường là nước kém phát triển. Đây là chỗ trũng cho
những dự án và mô hình sản xuất gây ô nhiễm và ảnh
hưởng đến môi trường sống.
• Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện
pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế,
giảm thiểu những tác động tiêu cực này và xử lý hài
hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích
quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.
6. CHUYỂN GIAO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ
• Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ
thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó.
• Chuyển giao công nghệ là các hoạt động thương mại
và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có
được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ.
• Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng
phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy
trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế,
công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật
có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.
12
9/1/2016
6. CHUYỂN GIAO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ
• Nguyên nhân xuất hiện là do các nước trên thế giới có
mặt băng công nghệ khác nhau dẫn đến năng suất, hiệu
quả khác nhau, vì vậy nhu cầu chuyển giao công nghệ là
rất lớn.
• Hình thức chuyển giao có thể là:
• Xuất khẩu sản phẩm
• Đầu tư trực tiếp 100% ở các chi nhánh
• Thỏa thuận về quyền sử dụng sáng chế (Leasing,
Franchising, ủy thác, hỗ trợ kỹ thuật)
• Thỏa thuận hợp tác..
7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
• Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, các DN
còn phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường thế giới.
• Giá của một mặt hàng buôn bán trên thị trường thế
giới sẽ phụ thuộc vào giá của nó ở nước khác. Trong
trường hợp đặc biệt, "Quy luật một giá" sẽ xuất hiện.
• Nếu không có cản trở đối với mậu dịch và không có
chi phí vận chuyển, thì xuất hiện quy luật một giá
nghĩa là giá của một mặt hàng nhất định sẽ giống
nhau trên tòan thế giới.
13
9/1/2016
7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Thị trường
sẽ cân bằng
tại điểm E,
ứng với mức
giá là P0 và
sản lượng
Q0.
7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
• Trường hợp 1: hàng sx trong nước có lợi thế hơn.
• Giá trong nước sẽ thấp hơn, các nhà sản xuất trong
nước sẽ muốn bán hàng hóa của mình trên thị trường
thế giới.
• Cung trong nước sẽ giảm dần->giá trong nước tăng lên.
• Khi giá trong nước tăng lên đúng bằng P1w, sẽ không
còn động lực cho người bán bán hàng ra nước ngoài
nữa -> giá của thị trường trong nước sẽ ổn định tại mức
giá thế giới.
• Nhà cung ứng trong nước xuất khẩu một lượng (Q1' -
Q1), là lượng dư cung trong nước.
14
9/1/2016
7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
• Trường hợp 2: hàng mà SX trong nước kém lợi thế.
• Giá trong nước sẽ cao hơn giá thế giới.
• Khi có tự do thương mại, người tiêu dùng trong nước sẽ
nhập khẩu từ bên ngoài với giá rẻ hơn.
• Giá trong nước sẽ giảm xuống bằng với giá thế giới P2w.
Khi đó, lượng hàng nhập khẩu bằng với lượng dư cầu trong
nước (Q1' - Q1).
• Tóm lại: khi có sự tự do thương mại và chi phí vận
chuyển không đáng kể, giá cả hàng hóa của một quốc
gia nào đó sẽ dần thay đổi để đạt giá cân bằng trên
thị trường thế giới.
15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_hoc_quan_ly_chuyen_de_5_doanh_nghiep_trong.pdf