Bảo quản ngư cụ & vật tư nguyên liệu của ngư cụ
Xơ, sợi, chỉ lưới, phao nhựa cần để nơi
râm mát, thoáng gió, tránh ánh sáng mặt trời,
nơi nóng hoặc ẩm
Nếu là kim loại thì tháo rời khỏi vàng lưới,
tẩm dầu chống sét
Ngư cụ sau sử dụng phải rửa sạch, loại bỏ
rác bám, đem hong khô và trep mắc lên cao
Lưới lâu ngày nên nhuộm lại để giữ tính bền,
dẻo và diệt khuẩn.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 3 Thành phần cấu tạo ngư cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG
Phần 3. Thành phần cấu tạo ngư cụ
Các khái niệm
Ngư cụ: là công cụ để khai thác thủy sản
Vật liệu nghề cá: nguyên vật liệu tự nhiên
hoặc nhân tạo để làm ngư cụ.
Hệ thống ngư cụ: được liên kết bởi nhiều bộ
phận và chi tiết khác nhau (áo lưới, dây
giềng, phao chì), với những vật liệu, công
nghệ chế tạo và yêu cầu kỹ thuật tương
thích.
Vật liệu ngư cụ
Xơ
Sợi
Chỉ
Thừng, cáp
Nút lưới
Ván lưới
Phao, chì, lưỡi câu
Dây giềng
Xơ
Xơ là vật liệu cơ bản ban đầu để chế tạo nên sợi và
chỉ lưới, cũng như các loại dây dùng trong nghề cá.
Phân loại xơ:
Xơ tự nhiên: các loại xơ thực vật lấy từ quả bông, vỏ
cây đay, gaivà từ động vật như tơ tằm.
Xơ tổng hợp: (xơ nhân tạo / xơ hóa học hoặc xơ pô-li-
me): là sản phẩm do trùng hợp các chất và hợp chất
hóa học. Số lượng phân tử pô-li-me, liên kết theo dạng
xích, có thể đạt tới hàng trăm hoặc hàng ngàn. Cấu
trúc như thế của phân tử pô-li-me đã tạo nên xơ tổng
hợp có tính chất rất đặc biệt.
Xơ bông
lấy từ quả bông, đường kính xơ khoảng 0,01mm, chiều dài
1,5-5,0cm.
độ hút ẩm nhỏ hơn các loại xơ thực vật khác.
Sau khi hút ẩm, đường kính tăng lên 40-50% nhưng chiều
dài chỉ tăng 1-2%.
Xơ bông có chất sáp sẽ chảy ở nhiệt độ 80°C, cản trở việc
giữ màu khi nhuộm, nên cần luộc kỹ sợi bông để tẩy sáp
trước khi nhuộm màu.
So với các loại xơ thực vật khác, xơ bông có lực đứt khá
cao, độ mảnh nhỏ đồng đều, độ bền ma sát và tính chống
mục nát cao.
Tuy nhiên, do chiều dài của xơ bông ngắn, nên khi gia
công chỉ lưới có độ xoắn lớn.
chiều dài ngắn từ 8-40mm, đường kính 0,016-
0,032mm.
Lực đứt của xơ khá cao.
thường dùng xơ đay để làm chỉ lưới, dây giềng
hoặc dây giềng hỗn hợp cáp thép bọc đay.
Trong xơ đay có chất gỗ (lignin) nên xơ có tính
chất đàn hồi và dễ mục nát
độ ẩm lớn
Xơ đay
Xơ gai: Loại xơ dùng phổ biến trong nghề cá Việt
Nam trước đây. Chiều dài xơ từ 50-250mm, đường
kính từ 0,016-0,08mm. Lực đứt của xơ gai khá lớn
và tính hút ẩm nhỏ là ưu thế của loại xơ này so với
các loại xơ thực vật khác. Trong xơ gai chất gỗ ít nên
độ bền cao, dễ gia công. Tuy vậy, trong xơ cũng có
chất sáp nên dễ bị phá hoại khi ẩm
Tơ tằm: Xơ dài từ 600-700m có khi tới 1.000m,
đường kính từ 0,013-0,026mm. Tơ tằm có lực đứt
khá cao, độ đàn hồi tốt, mặt ngoài nhẵn bóng nên
trước đây người ta sử dụng nó làm lưới rê và một số
ngư cụ khác
Xơ gai và tơ tằm
Xơ tổng hợp (1)
Các loại xơ tổng hợp thường dung trong nghề cá thuộc các
nhóm như:
Poliamit, ký hiệu PA, gồm các loại kapron, nylon
Polieste, ký hiệu PES, có tên thường gọi là laptan, tertoron
Polivinin ancolon, ký hiệu PVA, có tên thường gọi là vinilon.
Polivinin clorit, ký hiệu PVC, có tên thường gọi là clorin, envilon
Polipropilen, ký hiệu PP, có tên thường gọi là polipropilen, pro-tex.
Poliethylen, ký hiệu PE, có tên thường gọi là polietilen, etylon
Xơ tổng hợp nhẹ hơn xơ tự nhiên: các loại xơ tổng hợp có trọng
lượng riêng từ 950-1.150kg/m3, còn xơ tự nhiên từ 1.400-
1.500kg/m3.
Độ nặng, nhẹ của xơ dùng trong nghề cá có ảnh hưởng đến
hiệu quả khai thác cá của ngư cụ, đến độ chìm của lưới, đến
quá trình lao động, sản xuất như thao tác nặng nề, gây cản trở
trong chuyển động của ngư cụ. Với lưới nhuộm, tốc độ chìm
nhanh hơn lưới chưa nhuộm.
Xơ tổng hợp (2)
Độ bền của xơ tổng hợp khi khô và khi ẩm cao hơn so với xơ tự
nhiên từ 1,3-2,0 lần.
Xơ tổng hợp không bị thối rữa khi bị ẩm do vi khuẩn phá hoại.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, xơ tổng hợp
lại bị giảm cường độ nhanh hơn so với xơ tự nhiên. Qua thực
nghiệm, nếu chiếu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trong 150
ngày, độ bền của xơ poliamit giảm từ 15-25% trong khi đó sợi
bông chỉ giảm 18%. Xơ poliethylen cũng tương tự.
Khi sử dụng lưới bằng xơ tổng hợp, không để lưới phơi ánh
nắng qua lâu, cần che nắng cho lưới khi không làm việc.
Độ hút ẩm của xơ tổng hợp thấp hơn so với xơ tự nhiên từ 1,5-2
lần, độ ngậm nước ít hơn, độ thoát nước nhanh hơn.
Nhiệt độ nóng chảy của xơ tổng hợp từ 125-250°C. Trong nước
sôi, xơ tổng hợp bị mềm và co ngắn.
Xơ tổng hợp, nói chung không bị hóa chất thông thường phá
hỏng. Tuy nhiên, HCl 37%, Axit sulfuaric 97-98% có thể hòa tan
được xơ poliamit, còn xơ polietilen không bị tác dụng.
Chiều dài xơ
Xơ ngắn: có độ dài khoảng vài cm, vd: bông
xơ
Xơ dài trung bình: có độ dài khoảng vài chục
cm, vd: đay, chuối, dứa,...
Xơ dài: có độ dài khoảng vài trăm cm, vd: tơ
tằm.
Xơ dài tùy ý: là các xơ tổng hợp
Sợi
Sợi là sản phẩm trung gian giữa xơ và chỉ lưới.
Sợi là nguyên liệu cơ bản dùng trong chế tạo ngư cụ,
ngoài ra sợi còn có thể dùng để bện, buộc trong các
hoạt động khác.
Sợi có thể trực tiếp dùng để đan lưới hoặc được se
xoắn thêm (một hay nhiều lần) để tạo nên chỉ hoặc
thừng
Do sợi làm từ xơ nên các tính chất lý, hóa học của
sợi thường giống như các tính chất của xơ, nhưng
khác hơn về mặt cơ học, như độ bền (hay cường độ
đứt) tương đối của sợi thì lớn hơn xơ.
Các loại sợi
Sự khác biệt của công đoạn chế tạo từ nguyên liệu
ra sợi dẫn đến sự phân biệt về sản phẩm sợi:
Sợi thô (sợi nguyên): là sản phẩm từ xơ chắp nối lại và
xoắn ở mức độ nào đó. Từ vài sợi nguyên có thể xoắn
lại với nhau tạo thành sợi con hoặc chỉ xe đơn
Sợi đơn: là sợi dài vô hạn (chỉ có đối với sợi tổng
hợp), không có vòng xoắn, trơn bóng (thường gọi là
cước). Sợi đơn là thành phẩm đầu tiên từ nguyên liệu.
Sợi đơn có thể dùng trực tiếp để đan (lưới rê), làm dây
câu, hoặc bện tết một vài lần để tạo thành chỉ lưới, dây
có độ thô khác nhau (chỉ lưới, dây giềng)
Sợi poliethylen thường được sản xuất dưới dạng sợi
đơn (cước), có màu trắng, trắng xanh hoặc màu kem
Chỉ lưới
Chỉ lưới là thành phần cơ bản cấu tạo nên lưới. Ngoài ra chỉ
lưới còn được dùng để buộc, liên kết các phần lưới hoặc dây
giềng với nhau.
Do chỉ lưới được se xoắn từ sợi và xơ nên:
tính chất vật lý, hóa học của chỉ cũng giống như sợi và xơ
nhưng cường độ đứt tương đối của chỉ thì lớn hơn nhiều lần
so với sợi và xơ.
Tùy theo phương thức se xoắn mà chỉ còn phân biệt:
chỉ se đơn
chỉ se kép
chỉ se 3 lần
hay được gọi là chỉ se thuận (chiều phải)
hoặc chỉ se nghịch (chiều trái).
Cách xe chỉ
Chỉ se đơn: xơ hoặc sợi đơn được chãi, chắp nối và
xếp song song nhau, sau đó được xe theo chiều phải
hoặc trái qua 1 lần xe mà thành, ký hiệu Z hoặc S.
Chỉ xe kép: các chỉ xe đơn có cùng chiều xoắn được
sắp song song nhau, sau đó qua 1 lần xe ngược
chiều với chiều xoắn trước đó mà thành, ký hiệu Z/S
hoặc S/Z
Chỉ se 3 lần: quá trình tương tự chỉ xe 2 lần, các chỉ
xe kép được xếp song song nhau, sau đó qua 1 lần
xe ngược chiều với chiều xoắn trước đó mà thành,
ký hiệu S/Z/S hoặc Z/S/Z
Độ thô của chỉ lưới
Độ thô là một đặc trưng kỹ thuật của chỉ lưới.
Độ thô (độ to, nhỏ) của chỉ lưới, có thể biểu diễn bằng đường
kính, hoặc diện tích hoặc chu vi mặt cắt ngang của chỉ, dây lưới.
Do cấu trúc của chỉ lưới khá đặc biệt, mặt ngoài của chỉ không
đều nhau do tạo thành vòng xoắn, hơn nữa vật liệu chỉ lưới lại
mềm, kích thước ngang nhỏ, vì vậy, gây khó khăn trong việc đo
đạc chính xác độ thô của chỉ lưới.
Để khắc phục khó khăn đó, có thể sử dụng các đại lượng gián
tiếp, biễu diễn độ thô của chỉ lưới.
Nếu chỉ xe từ sợi thô hoặc sợi đơn, độ thô của chỉ lưới được
quyết định bởi độ thô của sợi và số lượng sợi được xe thành
chỉ.
Các số liệu độ thô của chỉ lưới sử dụng trong kỹ thuật sau này
có thể sử dụng chỉ số độ thô của sợi hay của chính chỉ lưới đó.
Các đại lượng đo độ thô chỉ lưới
Số chi của sợi: là chiều dài tính bằng mét của một gam sợi hoặc
chỉ đó
N = L/G; trong đó N là Số chi (m/g); L - Chiều dài mẫu
đo (m); G - Khối lượng mẫu đo (g)
Chỉ số Text của sợi: hệ thống Text dùng chiều dài 1.000m các
sợi con có trong chỉ rồi cân trọng lượng tương ứng, ký hiệu là T
hay Tex
T = G/L.1000; trong đó T - Độ thô đo bằng Tex (g/m);
G - Khối lượng mẫu (g); L - Chiều dài mẫu (m)
Chỉ số Denier của sợi: hệ thống Denier dùng chiều dài 9.000m
các sợi con có trong chỉ rồi cân trọng lượng tương ứng.
D = G/L.9000; trong đó: D - Số Đơ-ni-ê (g/m); G - Khối
lượng mẫu sợi (g); L - Chiều dài mẫu (m)
Khi số Tex hoặc số Denier càng lớn, độ thô của sợi chỉ càng lớn
Diễn giải kết cấu chỉ
Biểu thị trên nhãn 1 loại chỉ, vd: 210D/9 hoặc 210D/3
x 3 hoặc 210D/12 hay 210D/4 x 3
210D/9 hoặc 210D/12: cân 9.000 m chiều dài của sợi
con có trong chỉ đó sẽ có trọng lượng 210 gr, với 9
hoặc 12 sợi con xe xoắn lại với nhau
210D/3 x 3 hoặc 210D/4 x 3: diễn tả chi tiết hơn,
trong chỉ đó có 9 hoặc 12 sơi con được xe 2 lần (xe
kép), lần 1 gồm 3 hay 4 sợi con se lại thành chỉ se
đơn, sau đó 3 chỉ se đơn cùng chiều xoắn được xếp
song song nhau để xe thêm lần nữa thành chỉ xe
kép.
Dây lưới
Dây lưới: là một dạng của chỉ lưới.
Dây lưới được sản xuất bằng cách bện tết
một số lần từ chỉ sợi thô, sợi con, sợi đơn,
thậm chí từ chỉ lưới.
Dây lưới to hơn nhiều lần chỉ lưới, có đường
kính khác nhau tùy theo từng yêu cầu công
việc.
Trong nghề cá, dây lưới thường sử dụng với
các chức năng khác nhau như dây giềng, dây
kéo lưới, dây neo
Thừng
Thừng dùng trong các việc cần sức chịu lực lớn:
làm dây giềng lực hoặc dây cáp kéo trong chế tạo vàm
lưới,
dùng lên kết tàu với neo
dùng để cố định tàu (dây cột tàu)
Chế tạo thừng: dùng số lượng lớn các xơ hoặc sợi,
chấp nối xếp song song với nhau rồi qua 1 hoặc 2
lần se xoắn mà thành
Phân loại: giống như chỉ, phân biệt thành thừng se
đơn và se kép, hiếm có thừng se 3 lần.
Cáp
Cáp có chức năng như thừng, dùng trong các việc
cần lực chịu tải lớn, nhưng sức chịu lực của cáp lớn
hơn thừng ở cùng đường kính.
Cáp được tạo thành từ các sợi kim loại (D: 0,2-5mm)
được xếp song song với số lượng lớn và được se
qua 1 hoặc 2 lần
Ưu điểm: độ bền cơ học lớn, chịu tải trọng năng,
hoạt động tốt trong môi trường ẩm ướt
Nhược: dễ gỉ sét, khó bảo quản trong môi trường
ẩm; khi bị đứt khó nối; dễ gây tai nạn lao động
Ván lưới
Ván lưới là bộ phận tạo lực mở ngang trong quá trình kéo lưới để mở
miệng lưới kéo đơn (lưới kéo một tàu).
Ván lưới có dạng là hình chữ nhật, bầu dục, đĩa, hình chữ V và thường
được chế tạo bằng gỗ, gỗ nẹp sắt hoặc bằng sắt hoặc các hợp kim
khác.
Ván lưới được liên kết với đầu cánh lưới và được tàu kéo đi bằng dây
cáp kéo.
Khi chuyển động trong nước, do có góc nghiêng nhất định so với
phương chuyển động, áp lực của nước lên ván lưới đựơc phân thành
hai phần: lực cản và lực mở ngang.
Để giảm bớt lực cản của ván lưới, người ta thường làm các khe hở ở
giữa ván, hoặc là sử dụng loại ván lưới hình đĩa.
Để cho ván lưới luôn làm việc ổn định người ta sử dụng hệ thống gọng
ván và cách liên kết đặc biệt với đầu cánh lưới.
Kích thước ván lưới được lựa chọn phù hợp với cỡ loại tàu thuyền,
ngư cụ và độ sâu lưới kéo làm việc.
Hiện nay nghề lưới kéo Việt Nam thường dùng cỡ ván lưới: 1,0 x
0,5m-1,5 x 0,75m (loại nhỏ); 20 x 1,0m (loại trung bình); 3,0 x 1,5m
hoặc lớn hơn.
Phao
Phao dùng cho nghề cá là trang bị ngư cụ để tạo lực
nổi.
Phao thường được làm bằng tre, nhựa tổng hợp, xốp
hóa học, thủy tinh, kim loại,
Có nhiều loại phao:
nếu gọi theo tên gọi của ngư cụ có phao lưới rê, phao
lưới vây, phao lưới kéo,
theo tính chất lực nổi có phao thủy tỉnh, phao thủy
động,,
theo vật liệu làm phao có phao thủy tinh, phao nhựa,
phao gỗ
Phao có nhiều hình dạng khác nhau và thường có lỗ
hoặc tai để buộc vào ngư cụ
Chì
Chì dùng cho nghề cá là vật nặng lắp vào
giềng chì của lưới để tạo lực chìm,
Chì thường làm bằng đá, gang, thép, chì
(Pb), gỗ
Tùy thuộc vào nguyên lý hoạt động của từng
loại ngư cụ mà sử dụng vật liệu, kích thước,
hình dạng chì khác nhau
Lưỡi câu
Lưỡi câu là bộ phận chủ yếu của ngư cụ dùng trong
họ nghề câu, với sự đa dạng về kích thước và hình
dạng.
Lưỡi câu thường được làm bằng thép mạ kẽm (để
chống gỉ), đồng thau hoặc thép không gỉ.
Có nhiều loại lưỡi câu, hình dạng và kích thước của
lưỡi câu phụ thuộc vào đối tượng đánh bắt.
Phân loại lưỡi câu:
theo hình dạng có lưỡi câu hình tròn và hình góc cạnh;
phân loại lưỡi câu theo số lượng lưỡi (có lưỡi câu 1
lưỡi hay lưỡi câu nhiều lưỡi);
phân loại lưỡi câu theo đối tượng đánh bắt (có lưỡi
câu mực và lưỡi câu cá).
Dây giềng
Dây giềng là loại dây dùng để định hình lưới và chịu
lực trong quá trình thao tác lưới.
Dây giềng được xe, bện tết từ các loại vật liệu xơ sợi
thực vật, tổng hợp hoặc các loại dây cáp thép.
Độ thô dây giềng lớn hơn độ thô chỉ lưới, đường kính
dây giềng thường bằng 3mm đến 30mm hoặc lớn
hơn.
Có nhiều loại dây giềng:
dựa vào vật liệu chế tạo có dây đay, gai, malina, xơ
dừa, nilon, kapron, PE, PP, dây cáp thép,
theo kết cấu của dây giềng xe xoắn hoặc bện tết.
Đối với ngư cụ thường có các loại dây giềng sau:
giềng phao, giềng chì, giềng biên, giềng lực
Bảo quản ngư cụ & vật tư nguyên liệu
của ngư cụ
Xơ, sợi, chỉ lưới, phao nhựa cần để nơi
râm mát, thoáng gió, tránh ánh sáng mặt trời,
nơi nóng hoặc ẩm
Nếu là kim loại thì tháo rời khỏi vàng lưới,
tẩm dầu chống sét
Ngư cụ sau sử dụng phải rửa sạch, loại bỏ
rác bám, đem hong khô và trep mắc lên cao
Lưới lâu ngày nên nhuộm lại để giữ tính bền,
dẻo và diệt khuẩn.
Tài liệu tham khảo
Chính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động
khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
HN, 31/3/2010.
Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại
Học Thủy Sản Nha Trang.
F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 pp
Friman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News
Books, University Press, Cambridge. 241pp.
Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn
Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC.
Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy
Sản Nha Trang.
Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản -
Hội Nghề cá Việt Nam
Hà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_thac_3_thanh_phan_ngu_cu_0115.pdf