Bài giảng kế toán tài chính - Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất
Điều kiện áp dụng: cho các khoản vay mà có vốn và lãi
được trả định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ.
+ Bản chất là: cân bằng giá trị hiện tại của các khoản thu
trong tương lai từ 1 công cụ nợ tính tới khi đáo hạn với số
tiền phải bỏ ra để có được công cụ nợ đó
32 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng kế toán tài chính - Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT
2I. Các lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường
1.1 Khái niệm
- Lãi suất là giá cả của tín dụng - giá cả của quan hệ vay
mượn hoặc cho thuê các dịch vụ về vốn dưới hình thức
tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau.
- Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc thì số tiền phải trả của
người đi vay vượt quá tiền gốc được gọi là tiền lãi.
- Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn được gọi
là lãi suất.
31.2 Các lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường
1.2.1 Lãi suất đơn (simple interest)
+ Điều kiện áp dụng: cho khoản vay đơn (thời hạn vay < 1
năm hay thời hạn vay trùng với chu kỳ tính lãi)
+ Ví dụ: NH cho người A vay số tiền $10.000 trong thời
hạn 12 tháng và khi đến hạn người A phải trả tổng số
tiền là $11.000. Vậy lãi suất đơn được tính là:
(11.000-10.000) / 10.000 = 0,1 hay 10%
+ Tổng quát:
i = (FV-PV)/PV
41.2.2 Lãi suất kép (compound interest)
Điều kiện áp dụng: cho khoản vay dài hạn (thời gian vay gồm
nhiều chu kỳ tính lãi)
Ví dụ: Người A vay của người B số tiền là 100đ với thời hạn
3 năm. Lãi suất là 10% một năm.
Ta có sự lớn dần của tổng số tiền cho vay sau mỗi năm:
Cuối N2Cuối N1 Cuối N3
B cho vay 100đ 110đ 121đ B nhận về 133,1đ
Vậy, tổng số tiền lãi sau 3 năm là 133,1 - 100 = 33,1đ
Đầu N1
5Tổng quát:
FVn = FVn-1 + FVn-1i = PV(1+i)
nCuối năm n (nhận về)
…………
FV3 = FV2 + FV2i = PV(1+i)
3Cuối năm 3
FV2 = FV1 + FV1i = PV(1+i)
2Cuối năm 2
FV1 = PV + PVi = PV(1+i)Cuối năm 1
PVĐầu năm 1 (cho vay)
Số tiềnThời gian
61.2.3 Lãi suất hoàn vốn (yield to maturity)
+ Điều kiện áp dụng: cho các khoản vay mà có vốn và lãi
được trả định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ.
+ Bản chất là: cân bằng giá trị hiện tại của các khoản thu
trong tương lai từ 1 công cụ nợ tính tới khi đáo hạn với số
tiền phải bỏ ra để có được công cụ nợ đó
71.2.3 Lãi suất hoàn vốn (yield to maturity) (tiếp)
a. Với khoản vay đơn:
Với i là lãi suất đơn ta có:
FV = PV (1+ i)n (1)
Để có được khoản FV nói trên, hiện tại phải bỏ ra một số
tiền là PV. Gọi i* là lãi suất hoàn vốn: FV = PV (1+ i*)n
PV = FV / (1+ i*)n (2)
Thay (1) vào (2): PV = PV (1+ i)n / (1+ i*)n i = i*
Kết luận: Với khoản vay đơn thì LS hoàn vốn chính là LS đơn
81.2.3 Lãi suất hoàn vốn (yield to maturity) (tiếp)
b. Với khoản vay trả từng phần cố định vào cuối mỗi kỳ
(Fixed payment loan)
Là khoản vay mà cả vốn và lãi được chia thành những
phần bằng nhau và hoàn trả định kỳ (hàng tháng hoặc
năm) cho đến hết thời hạn tín dụng
PV=FP / (1+ i*)1 + FP / (1+ i*)2 + FP /(1+ i*)3….+ FP /(1+ i*)n
Trong đó:
- PV: Giá trị hiện tại của khoản cho vay
- FP: khoản thanh toán hàng năm đã biết
- i*: lãi suất hoàn vốn
91.2.3 Lãi suất hoàn vốn (yield to maturity) (tiếp)
c. Với trái phiếu Coupon
(Trái phiếu có lãi được trả định kỳ hàng năm, hết hạn tín
dụng thì trả nốt gốc)
PV=C / (1+ i*)1 + C / (1+ i*)2 + C /(1+ i*)3….+ FV /(1+ i*)n
Trong đó:
- FV: mệnh giá của trái phiếu Coupon
- PV: Giá của trái phiếu Coupon tại thời điểm hiện tại
- C: Số tiền Coupon hàng năm (C=FV. ic )
- i*: lãi suất hoàn vốn
10
1.2.3 Lãi suất hoàn vốn (yield to maturity) (tiếp)
d. Với trái phiếu Consol:
(Trái phiếu vĩnh viễn, không có ngày đáo hạn và được trả
những khoản Coupon mãi mãi)
ic = C / Pc
Trong đó:
- ic: lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu Coupon
- Pc: Giá của trái phiếu Coupon
- C: tiền Coupon hàng năm
11
e. Với trái phiếu chiết khấu
(Trái phiếu được mua, bán với mức giá thấp hơn mệnh giá,
đến hạn thì được nhận cả mệnh giá)
+ Lãi suất hoàn vốn:
i* = (F - Pd ) / Pd
Trong đó:
- i*: lãi suất hoàn vốn
- F: mệnh giá của trái phiếu chiết khấu
- Pd: Giá bán của trái phiếu chiết khấu
12
+ Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm (LS chiết khấu)
itg = [ (F - Pd ) / F ] 360 / n
Trong đó:
itg : lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm
F: mệnh giá của trái phiếu chiết khấu
Pd: Giá bán của trái phiếu chiết khấu
n: số ngày đáo hạn
13
Một số lưu ý:
- Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm của 1 trái phiếu
chiết khấu luôn thấp hơn lãi suất hoàn vốn của nó.
- Cơ sở để so sánh lợi tức của khoản đầu tư là lãi suất hoàn
vốn chứ không phải là lãi suất hiện hành
- 3 mối quan hệ giữa i* và ic của trái phiếu coupon:
+ Nếu P = F i* = ic
+ Nếu P ic
+ Nếu P > F i* < ic
14
II. Một số phân biệt về lãi suất
2.1 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
a. Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh
nghĩa của tiền tệ tại thời điểm xem xét, được ghi trong
các hợp đồng tín dụng hoặc trên các công cụ nợ
b. Lãi suất thực tế: là lãi suất danh nghĩa đã loại trừ tỉ lệ LP
c. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và thực tế:
+ Trong TH tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 10%
ir = in - pi
+Trong TH tỷ lệ lạm phát lớn hơn 10%
ir = (in - pi) / (1 + pi)
15
2.2 Lãi suất và tỉ suất lợi tức
a. Lãi suất: là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền
vốn cho vay
b. Tỉ suất lợi tức: là tỉ lệ phần trăm của số thu nhập của
người có vốn trên tổng số vốn anh ta đã cho vay.
Công thức: RE = C/Pt + (Pt+1 - Pt)/ Pt
Trong đó:
- RE: Tỉ suất lợi tức
- Pt: Giá trái phiếu ở thời điểm t
- Pt+1: Giá trái phiếu ở thời điểm t+1
- C: Tiền lãi thu được trong thời gian giữ trái phiếu
16
Ví dụ:
1 trái phiếu có mệnh giá là $1.000 và thời hạn là 5 năm với
lãi suất coupon là 10% /năm. Trái phiếu được mua với giá
$1.000.
TH1: Trái phiếu được giữ đến ngày đáo hạn
RE=C/Pt + (Pt+1
- Pt)/ Pt = 100/1000 + (1000-1000)1000= 10%
TH2: Trái phiếu được giữ trong 1 năm rồi sau đó bán đi
a. Nếu trái phiếu được bán với giá $1.200
RE =C/Pt + (Pt+1
- Pt)/ Pt =100/1000+(1200 – 1000)/1000= 30%
b. Nếu trái phiếu được bán với giá $800
RE =C/Pt + (Pt+1
- Pt)/ Pt =100/1000+(800 – 1000)/1000= -10%
17
Kết luận:
- Khi thời gian nắm giữ trái phiếu = thời gian đáo hạn: Tỉ
suất lợi tức = lãi suất hoàn vốn hiện hành.
- Khi thời gian nắm giữ trái phiếu < thời gian đáo hạn:
+ Lãi suất thị trường tăng giá trái phiếu giảm tỷ
suất lợi nhuận có thể âm (thua lỗ) mặc dù nhà đầu tư
vẫn nhận đủ tiền lãi
+ Thời gian đáo hạn càng dài thì khả năng giá của trái
phiếu bị thay đổi (do lãi suất thị trường thay đổi) càng
lớn rủi ro càng lớn
18
2.3 Một số lãi suất của ngân hàng
a. Lãi suất tiền gửi ( itg )
Thông thường là lãi suất mà ngân hàng thương mại trả
cho người gửi tiền trên số tiền gửi ở tài khoản tiền gửi
tiết kiệm
itg = icb + pi
Trong đó:
- icb là tỷ lệ lãi cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền gửi
khác nhau
- pi: Tỉ lệ lạm phát
19
b. Lãi suất cho vay ( icv )
Tuỳ vào tính chất của khoản vay và thời gian vay vốn,
(icv) có nhiều loại khác nhau và thường được xác định
trên cơ sở lãi suất tiền gửi
icv = itg + X
Trong đó:
- itg
: Lãi suất tiền gửi
- X là chi phí nghiệp vụ ngân hàng (chi phí hoạt động,
phát triển vốn, dự phòng rủi ro…).
20
c. Lãi suất liên ngân hàng
Là loại lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay tiền
nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị
trường tiền tệ.
Ví dụ:
Lãi suất LIBOR (Lodon Inter-Bank Offered Rates là lãi
suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng London),
PIBOR, NIBOR, TIBOR, SIBOR.
21
III. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
1.3.1 Cấu trúc rủi ro của LS: Là mối quan hệ giữa lãi suất và
mức độ rủi ro của một khoản vay hay một dự án đầu tư
Người tiết kiệm quan tâm đến
tiền lãi sau thuế và phải được bù
đắp tiền thuế
tăngThuế
Người tiết kiệm mất nhiều chi phí
để đánh giá TS
tăngChi phí thông tin
Người cho vay tốn ít chi phí trong
việc đổi tài sản sang tiền mặt
giảmTính lỏng
Người cho vay phải được bù đắp
do phải gánh chịu thêm rủi ro
tăngRủi ro vỡ nợ
Bởi vì…Dẫn đến lãi suất
của tài sản…
Một sự gia tăng
…
22
1.3.2 Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất:
Là mức độ biến đổi của lãi suất đối với các trái phiếu có
liên quan mà khác nhau về thời gian đáo hạn
- Đường cong lãi suất: là đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa
lãi suất và kỳ hạn của nó.
- Các dạng đường cong lãi suất:
. Đường có độ dốc đi lên: LS dài hạn > LS ngắn hạn
. Đường có độ dốc đi xuống: LS dài hạn < LS ngắn hạn
. Đường nằm ngang: LS dài hạn bằng LS ngắn hạn
23
- 3 lý thuyết giải thích về hiện tượng đường cong lãi suất:
+ Lý thuyết thị trường bị phân khúc
+ Lý thuyết kỳ vọng
+ Lý thuyết lựa chọn kỳ hạn
24
LS của trái phiếu có n kỳ bằng
trung bình cộng các LS của
trái phiếu 1 kỳ qua n kỳ tiếp
theo cộng thêm phần bù rủi ro.
Các kỳ hạn được thay
thế nhưng không hoàn
hảo
Lựa chọn kỳ hạn
LS của trái phiếu có n kỳ bằng
trung bình cộng các LS của
trái phiếu 1 kỳ qua n kỳ tiếp
theo của đường cong lãi suất.
Các kỳ hạn được thay
thế hoàn hảo
Kỳ vọng
Lãi suất đối với các kỳ hạn
khác nhau được quyết định
trong các thị trường riêng biệt.
Các kỳ hạn không có sự
thay thế. Kỳ hạn ngắn
được ưa thích hơn kỳ
hạn dài
Thị trường bị
phân khúc
Tiên đoánGiả thiếtLý thuyết
Bảng tóm tắt các lý thuyết cấu trúc kỳ hạn LS
25
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
4.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu vốn vay
4.1.1 Cung vốn
a. Các nguồn cung vốn:
+ Tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình
+ Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp
+ Các khoản thu chưa sử dụng đến của ngân sách nhà nước
+ Vốn của chủ thể nước ngoài
Cung vốn vay biến động cùng chiều với sự thay đổi của LS
26
b. Các yếu tố tác động đến cung vốn
- Tài sản và thu nhập
- Lợi nhuận dự tính
- Rủi ro
- Khả năng thanh khoản
27
4.1.2 Cầu vốn
a. Các thành phần cầu vốn:
+ Doanh nghiệp và hộ gia đình vay để phục vụ sản xuất và
tiêu dùng
+ Chính phủ vay để bù đắp thiếu hụt ngân sách
+ Nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài
Cầu vốn vay biến động ngược chiều với sự thay đổi của LS
b. Các yếu tố ảnh hưởng
+ Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư
+ Lạm phát kỳ vọng
+ Tình trạng ngân sách chính phủ
28
4.2 Những thay đổi trong đời sống xã hội
- Sự phát triển của thị trường tài chính
- Tình hình kinh tế, chính trị
- Biến động tài chính quốc tế
29
V. Lãi suất (tín dụng) ở Việt Nam
5.1 Giai đoạn trước năm 1988-1989
- Lãi suất trần thấp và cố định (thậm chí lãi suất thực âm)
- Cơ chế bao cấp: Lãi suất do Nhà nước quy định, chỉ phục
vụ các doanh nghiệp Nhà nước
- Lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi
- Lãi suất dài hạn nhỏ hơn lãi suất ngắn hạn
Lãi suất không phát huy được vai trò là đòn bẩy thúc đẩy
kinh tế phát triển
30
5.2 Giai đoạn sau năm 1988-1989
Chính sách lãi suất có nhiều thay đổi đáng kể
- Quyết định 29NH/QĐ ngày 16/3/1989: quy định tăng
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lên 96%/năm; kỳ hạn 3
tháng là 114%/năm. Lần đầu tiên lãi suất cho vay cũng
được điều chỉnh theo lãi suất tiền gửi.
- Năm 1995 NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thực dương
- Năm 1996 NHNN dỡ bỏ quy định khống chế lãi suất tiền
gửi chuyển sang khống chế lãi suất trần cho vay; quy
định mức chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và
huy động là 0,35%/tháng
31
• Trong năm 1997-1998: NHTM buộc phải tăng lãi suất
huy động do ảnh hưởng khủng hoảng TTTT và giảm lãi
suất cho vay để tránh ứ đọng vốn nên mức chênh lệch
0,35%/tháng không còn phù hợp và được NHNN xoá bỏ.
• Năm 1999: nhằm thực hiện chính sách kích cầu, lãi suất
liên tục điều chỉnh giảm, cân bằng với lãi suất khu vực và
quốc tế..
• 15/08/2000 NHNN chính thức thay thế cơ chế điều hành
lãi suất trần bằng điều hành lãi suất cơ bản (đối với
VND) và lãi suất thị trường có quản lý (đối với ngoại tệ)
32
• Ngày 01/06/2002 chính thức áp dụng cơ chế lãi suất thoả
thuận, NHTM được quyền quyết định lãi suất tín dụng trên
cơ sở cung - cầu vốn của thị trường. NHNN tiếp tục công
bố lãi suất cơ bản nhưng chỉ mang tính tham khảo.
• Tháng 5/2008: Ngân hàng Nhà nước chính thức sử dụng lãi
suất cơ bản để điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ (lãi
suất cho vay không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ
bản)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai5_laisuat_lttctt_3574.pdf