Bài giảng Hán nôm I - Nguyễn Thị Mỹ Thuận

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nƣớc trong vùng để truyền bá các tƣ tƣởng và tìm ngƣời dùng các tƣ tƣởng đó. Có nơi ông đƣợc trọng dụng nhƣng cũng có nơi ông bị coi thƣờng. Năm 51 tuổi, ông quay lại nƣớc Lỗ và đƣợc giao coi thành Trung Đô, năm sau đƣợc thăng chức Đại tƣ khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tƣớng. Sau ba tháng, nƣớc Lỗ trở nên thịnh trị. Nhƣng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nƣớc Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là ngƣời thầy tƣ nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trƣớc thời ông, trƣờng học hoàn toàn là của nhà nƣớc. Khổng Tử sáng lập ra trƣờng học tƣ, thu nhận nhiều đồ đệ, đƣa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi. Từ trƣớc đến nay, ngƣời ta vẫn quan niệm Khổng Tử là ngƣời san định Lục Kinh, gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu và Kinh Dịch. Càng về sau, các học giả càng hoài nghi về quan niệm này. Do đó, chỉ có Luận ngữ là tài liệu đáng tin cậy nhất để khảo cứu về tƣ tƣởng của Khổng Tử. Luận ngữ là tập sách ghi lại ngôn ngữ, cử chỉ và quan điểm của Khổng Tử và một số học trò, là một tron những kinh điển quan trọng nhất của Nho gia. Luận ngữ không phải do đích thân Khổng Tử viết mà do học trò của ông ghi chép mà thành. Học nhi là thiên thứ nhất của sách Luận ngữ, gồm 16 tiết, nói về niềm vui trong học tập.

pdf76 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hán nôm I - Nguyễn Thị Mỹ Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn Vi đắc đạo thành tiên, thƣờng cƣỡi hạc vàng bay về đây. 4. 送 tống (bộ 辵辶 sƣớc): đƣa đi, chuyển đi, tặng, cho, biếu, tiễn. 送舊迎新 Tống cựu nghênh tân: Tiễn đi cái cũ, chào đón cái mới. 26 Từ đồng âm 宊: họ Tống, nƣớc Tống. 5. 孟 Mạnh (bộ 子 tử): tháng đầu trong một mùa, ngƣời con cả, họ Mạnh. 孟月 Mạnh nguyệt: tháng đầu mùa; 孟春 Mạnh xuân: tháng đầu xuân, tháng Giêng; 孟, 仲, 季 Mạnh, trọng, quý: Con trai cả, con thứ, con út. 6. 浩 Hạo (bộ 水氵 thủy): to lớn, rộng lớn, rầm rộ. 滈然之氣 Hạo nhiên chi khí: khí lớn lao, tinh thần hiên ngang bất khuất, quang minh chính đại. 7. 然 Nhiên (bộ 火, 灬 hỏa): đốt, nhƣ thế, phải (hay làm trợ từ, đứng ngay sau từ để chỉ trạng thái. VD: 天然 thiên nhiên, 突然 đột nhiên,) Mạnh Hạo Nhiên 689-740) là một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch; một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ƣa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch. 8. 之 chi (bộ 丿 phiệt) (nghĩa trong bài): đi, đến. Từ đồng âm 枝: cành, nhánh; 肢: chân tay 9. 廣 Quảng (bộ 广 nghiễm): rộng, họ Quảng, 10. 陵 Lăng (bộ 阜阝 phụ): gò lớn, đồi, lăng mộ Quảng Lăng: quận Quảng Lăng (còn gọi Dƣơng Châu, Giang Châu) nay là huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô. 11. 故 cố (bộ 攴 phốc) sự cố, tai nạn, cớ, nguyên nhân, cố ý, cố tình, xƣa cũ, chết 溫故矤新 Ôn cố tri tân: xem lại cái cũ để biết cái mới. Từ đồng âm 顧: ngoảnh lại, trông lại, nhìn; 固: cố định 27 12. 西 tây (bộ 襾 á): phía tây, hƣớng tây 東西南北 Đông Tây Nam Bắc 13. 辭 từ (bộ 辛 tân): từ biệt, từ giã; thể từ (một thể loại văn học); lời văn, ngôn từ; từ chối, khƣớc từ,... Từ đồng âm 詞: từ; lời (ca từ); 慈 hiền từ; 祠: đền thờ, nhà thờ họ. 14. 煙 yên (bộ 火, 灬 hỏa): khói 15. 月 nguyệt (bộ 月 nguyệt): trăng, tháng. 三月 tam nguyệt: tháng ba. 16. 下 há (bộ 一 nhất): đi xuống, xuống dƣới Hạ: phía dƣới, bên dƣới. Từ đồng âm 夏: mùa hạ, 賀: mừng, chúc mừng (慶 賀 khánh hạ: chào mừng; 祝賀 chúc hạ: chúc mừng) 17. 揚 Dương (bộ 手扌 thủ) giƣơng cao, khen ngợi, biểu dƣơng. Từ đồng âm 羊: con dê; 楊: cây dƣơng; 洋: đại dƣơng, biển khơi; 陽: thái dƣơng, mặt trời, âm dƣơng. 18. 州 Châu (bộ 川 xuyên) châu (đơn vị hành chính). Từ đồng âm 朱: màu son; 株: gốc cây (守株待兔 Thủ châu đãi thố: ôm cây đợi thỏ); 洲: cồn, bãi, cù lao, châu lục; 珠: châu ngọc. Dương Châu: một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đƣờng, nay là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. 19. 孤 cô (bộ 子 tử): mồ côi, một mình, cô đơn; ta (vƣơng hầu tự xƣng). 28 Từ đồng âm 姑: em hoặc chị gái của cha. 20. 帆 phàm (bộ 巾 cân): buồm, cánh buồm. 一帆風順 Nhất phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió. Từ đồng âm 凡: trần tục, phàm trần, bình thƣờng 21. 遠 viễn (bộ 辵辶 sƣớc) xa, sâu xa. 22. 影 ảnh (bộ 彡 sam): ảnh, bóng. 背 影 Bối ảnh: hình bóng sau lƣng. 23. 碧 bích (bộ 石 thạch): ngọc bích, màu xanh biếc. 24. 盡 tận (bộ 皿 mãnh): hết, tận, hết sức, vô cùng. 25. 見 kiến (bộ 見 kiến): thấy, trông thấy, nhìn thấy, xem, ý kiến. Từ đồng âm 建 xây dựng, thành lập, đề nghị. 見義不為無勇也 Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã: Thấy việc nghĩa mà không làm là ngƣời vô dũng. 26. 長 Trường (bộ 長 trƣờng): dài, xa, chiều dài, lâu dài, sở trƣờng, ƣu điểm. Trưởng: mọc, lớn lên, nhiều tuổi hơn, đứng đầu. Từ đồng âm 場: trƣờng, chợ, sân bãi; 腸: ruột, lòng. 27. 江 Giang (bộ 水氵 thủy): sông lớn (phân biệt với 河 hà), tên gọi tắt của sông Trƣờng Giang. 28. 際 tế (bộ 阜阝 phụ) bên cạnh, bờ, mép, lề; giữa. 天 際 Thiên tế: chân trời. 國 際 Quốc tế: giữa các nƣớc. 29 Từ đồng âm 祭: cúng tế, tế lễ; 細: nhỏ, bé, tinh vi (微 細 vi tế: nhỏ bé); 婿 chàng rể, chồng, phu quân (夫婿 phu tế: tiếng vợ gọi chồng); 蔽: che lấp. 29. 流 lưu (bộ 水氵 thủy): chảy, dòng nƣớc, lƣu truyền, đi đày, hạng ngƣời. Từ đồng âm 留: ở lại, giữ lại, chú ý, cẩn thận. 30. 李 Lý (bộ 木 mộc): cây mận, quả mận; hành lý; họ Lý. Từ đồng âm 履: giày (鄭人買履 Trịnh nhân mãi lý: ngƣời nƣớc Trịnh mua giày); 理 lý lẽ, chăm sóc, quản lý; 里: dặm, hàng xóm, láng giềng, quê hƣơng; 鯉 cá chép (鯉魚望月 Lý ngư vọng nguyệt: cá chép trông trăng). 31. 白 Bạch (bộ 白 bạch): trắng, màu trắng, rõ ràng, trong sạch, họ Bạch. IV. Ngữ pháp * Cách nói thời gian trong tiếng Hán Trong tiếng Hán, định vị và định lượng thời gian đều theo cách nói thống nhất là số từ bao giờ cũng đứng trƣớc danh từ chỉ đơn vị thời gian và tùy theo ngữ cảnh mà hiểu số từ ấy có chức năng định lƣợng hay định vị. Ví dụ: 一日不見如三秋兮 Nhất nhật bất kiến như tam thu hề: Một ngày không gặp nhau dài nhƣ ba mùa thu vậy. 三月 Tam nguyệt: tháng ba; 二十一日 Nhị thập nhất nhật: Ngày 21 二零一一年 Nhị linh nhất nhất niên: năm 2011 Khi nói thời điểm thì đơn vị lớn nói trƣớc, đơn vị nhỏ nói sau: Ví dụ: 丁卯 年, 十一月, 二十一日, 丙寅 時 Đinh Mão niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhất nhật, Bính Dần thời. 30 V. Bài tập 1. Viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận: 鶴, 陵, 辭, 遠, 際. 2. Dịch ra Hán ngữ các cụm và câu sau: a. Mƣời lăm năm b. Chín tháng mƣời ngày c. Ngày 24 tháng 6 năm 2014 d. Ngày Nhâm Thìn, tháng Tân Mùi, năm Giáp Ngọ. 3. Học thuộc bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng 31 Bài 3. TĨNH DẠ TỨ I. Chính văn 靜夜思 床前明月光, 疑是地上霜。 舉頭望明月, 低頭思故鄉。 李白 TĨNH DẠ TỨ Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. (LÝ BẠCH) Dịch nghĩa CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Trước giường, ánh trăng rọi sáng, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ. (LÝ BẠCH) II. Từ vựng 1. 思 tứ (bộ 心 tâm): nghĩ, suy nghĩ, cảm nghĩ, nghĩ ngợi; ý nghĩ, ý tứ. Từ đồng âm: 私 riêng tƣ Tư: nhớ, nhớ nhung 32 2. 床 sàng (bộ 木 mộc): giƣờng, sàn, giá, 臨床 lâm sàng: nguyên nghĩa là trực tiếp đến tận giƣờng bệnh để khám và chữa, sau mở rộng thành những gì trực tiếp quan sát đƣợc ở ngƣời ốm đang ở trên giƣờng bệnh. 同床異夢 Đồng sàng dị mộng: cùng ngủ chung 1 gƣờng nhƣng mộng khác nhau => không cùng quan điểm, bằng mặt nhƣng không bằng lòng. 3. 前 tiền (bộ 刀刂 đao): xƣa, trƣớc. 空前曠後 Không tiền khoáng hậu: trƣớc sau không có, độc nhất vô nhị. 前後不一 Tiền hậu bất nhất: trƣớc sau không thống nhất. Từ đồng âm: 錢 Tiền bạc, tiền tài. 4. 光 quang (bộ 儿 nhân): sáng, ánh sáng, quang cảnh, vẻ vang, rực rỡ. 5. 疑 nghi (bộ 疋 sơ): nghi ngờ, nghi vấn, lấy làm lạ. Từ đồng âm 儀: dáng điệu, phong thái, lễ nghi; 宜: thích hợp, vừa phải, thích nghi. 6. 是 thị (bộ 日 nhật): là, đó là ; đúng, phải, hợp lý. Từ đồng âm 侍: hầu hạ, săn sóc; 巿: chợ, thành thị; 柿: cây thị, quả thị; 氏: họ, dòng họ; 示: biểu hiện, tỏ rõ; 視: nhìn, trông, coi. 7. 地 địa (bộ 土 thổ): đất, mặt đất. 8. 上 thượng (bộ 一 nhất): bên trên, phía trên. Thướng: lên trên 9. 霜 sương (bộ 雨 vũ): sƣơng 33 Từ đồng âm 廂: chái nhà, mái nhà, nhà ngang. 10. 舉 cử (bộ 臼 cữu): ngẩng lên, đƣa lên, giƣơng lên, nâng lên; bầu, cử; cử động, hành động; thi đậu, trúng cử. 11. 頭 đầu (bộ 頁 hiệt): cái đầu; lúc đầu; đỉnh, chóp; đứng đầu, hạng nhất. Từ đồng âm 投: ném, quẳng, vứt; nhảy vào, lao vào, dốc vào. 12. 望 vọng (bộ 月 nguyệt): nhìn xa; mong mỏi; danh vọng; ngày rằm âm lịch ( 朔 望 sóc vọng: ngày mồng một và rằm âm lịch) 13. 低 đê (bộ 人亻 nhân): thấp; cúi, gục. 14. 鄉 hương (bộ 邑阝 ấp): thôn quê, nông thôn; quê hƣơng, quê quán. Từ đồng âm 香: thơm III. Ngữ pháp Cách dùng chữ 前, 上 - Tính từ: đứng trƣớc danh từ để làm định ngữ VD: 前輩 Tiền bối: ngƣời đi trƣớc, bậc tiền bối; 上客 Thượng khách: khách quý; 上山 thượng sơn: núi phía trên. - Danh từ: đứng sau danh từ để chỉ vị trí. VD: 床前 Sàng tiền: trƣớc giƣờng, 庭前 Đình tiền: trƣớc sân; 地上 Địa thượng: trên mặt đất, 山上 Sơn thượng: trên núi. * 上 còn làm động từ, đọc là thướng (tương tự như 下 hạ - há) VD: 上山 Thướng sơn: lên núi; 上旗 Thướng kỳ: kéo cờ 34 IV. Bài tập 1. Viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận: 靜, 疑,霜, 舉, 鄉. 2. Học thuộc bài Tĩnh dạ tứ. 35 Bài 4. KHUÊ OÁN I. Chính văn 閨怨 閨中少婦不矤愁, 春日凝妝上翠樓。 忽見陌頭楊柳色, 悔教夫婿覓封侯。 (王昌齡) Phiên âm KHUÊ OÁN Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu. Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu. (VƢƠNG XƢƠNG LINH) Dịch nghĩa NỖI OÁN NƠI KHUÊ PHÒNG Người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn, Ngày xuân trang điểm xong, bước lên lầu biếc. Chợt thấy màu dương liễu ở đầu đường, Hối hận đã khuyên chồng (đi tòng quân) để kiếm tước hầu. (VƢƠNG XƢƠNG LINH) II. Giới thiệu chung Vƣơng Xƣơng Linh (694 - 756) tự Thiếu Bá, ngƣời đất Giang Ninh (tỉnh Giang Tô). Năm 727 (đời Ðƣờng Huyền Tông), ông thi đậu tiến sĩ, đƣợc bổ làm chức hiệu Thƣ lang. Sau vì sơ suất về hành vi, bị biếm ra làm chức úy tại Long 36 Tiêu, ở phía Tây sông Tƣơng. Khi trở về quê nhà, gặp lúc loạn lạc, bị Thứ sử Lƣ Khâu Hiển giết chết vì tƣ thù. Vƣơng Xƣơng Linh đƣợc ngƣời đƣơng thời xƣng là Thi thiên tử. Ông sở trƣờng về thơ thất ngôn tuyệt cú, nội dung chủ yếu là tả sinh hoạt nơi biên tái và cung oán, khuê tình, phong cách thanh tân dịu dàng trong sáng. Nay còn một quyển thơ. Khác với những bài thơ thuộc chủ đề biên tái, miêu tả tâm trạng, tình cảm của ngƣời trực tiếp ra chiến trận, Khuê oán mang nỗi sầu của ngƣời thiếu phụ có chồng đang tham gia chinh chiến. Ngƣời đàn bà này trẻ tuổi ở nơi khuê các, vô tƣ không biết gì, chỉ khi thấy cảnh xuân mới biết là mình nhớ chồng. III. Từ vựng 1. 閨 khuê (bộ 門 môn): nhà trong, khuê phòng, phòng của ngƣời phụ nữ trong chốn đài các. Từ đồng âm 圭: ngọc khuê; 奎: sao Khuê (một ngôi trong nhị thập bát tú) 2. 怨 oán (bộ 心忄 tâm): nỗi oán, oán, oán hờn, oán giận, ai oán, trách cứ. 3. 少 thiếu (bộ 小 tiểu): trẻ tuổi, ngƣời trẻ tuổi. Thiểu: ít, thiếu. 4. 婦 phụ (bộ 女 nữ): phụ nữ, vợ. 少婦 thiếu phụ: ngƣời đàn bà trẻ đã có chồng Từ đồng âm 父: cha, bố; 負: gánh vác, giữ, chịu; bội, phụ, phụ lòng; 輔: phụ trợ, bổ trợ, giúp đỡ; 阜: gò đất; 附: kèm theo, kèm thêm (phụ kiện); lân cận, sát (phụ cận) 5. 不 bất (bộ 一 nhất): không, chẳng, chả (chỉ ý phủ định hoặc từ chối) 6. 矤 tri (bộ 矢 thỉ): biết, cho biết; tri thức, sự hiểu biết; chức quan đứng đầu một phủ hay một huyện (tri phủ). 37 Trí: khôn ngoan, thông minh, trí tuệ (nhƣ 智) 7. 愁 sầu (bộ 心忄 tâm): buồn, sầu, lo lắng, lo nghĩ, đau buồn. 8. 凝 ngưng (bộ 冫 băng): đông lại, đọng lại, rắn lại; dừng đột ngột; dừng khi đã xong việc. 9. 妝 trang (bộ 女 nữ): trang điểm, đồ trang sức. Ngưng trang: trang điểm xong, trang điểm hoàn tất. Từ đồng âm 莊: nhà trại, trang trại; làng, xóm (thôn trang); nghiêm trang, đứng đắn; 裝: quần áo, trang phục; giả (cải trang, giả trang, ngụy trang). 10. 翠 thúy (bộ 羽 vũ): xanh, xanh biếc, ngọc bích. Thúy lâu: lầu có ánh ngọc xanh, thƣờng nhà rất giàu có mới có. Từ đồng âm 邃: sâu sắc (về tƣ tƣởng và học thuật) 11. 忽 hốt (bộ 心忄 tâm): bỗng, chợt, thình lình, đột nhiên. 12. 陌 mạch (bộ 阜阝 phụ): đƣờng, con đƣờng, đƣờng bờ ruộng. Từ đồng âm 脈: mạch, mạch máu; 麥: lúa mạch, lúa mì. 13. 楊 dương (bộ 木 mộc): cây dƣơng 14. 柳 liễu (bộ 木 mộc): cây liễu Dương liễu: hai cây cùng họ, mới nhìn hơi giống nhau nhƣng dƣơng lá cứng (chỉ nam giới), liễu lá mềm, rũ (chỉ ngƣời phụ nữ). Từ đồng âm 了: kết thúc, chấm dứt. 15. 色 sắc (bộ 艮 cấn): màu, màu sắc; cảnh; vẻ mặt, sắc mặt; sắc đẹp. Từ đồng âm 敕: chỉ dụ, sắc lệnh của vua 38 16. 悔 hối (bộ 心忄 tâm): hối hận, ăn năn, ân hận. 悔之已往 Hối chi dĩ vãng: hối hận thì đã muộn, hối không kịp nữa. Từ đồng âm 匯 tiền gửi, hối đoái; 誨: dạy dỗ, khuyên răn; 賄 tặng tiền của, hối lộ, đút tiền. 17. 教 giao/giáo (bộ 攴 攵 phốc): dạy, dạy bảo, chỉ bảo; sai khiến, cho, cho phép, để cho; tôn giáo. 18. 夫 phu (bộ 大 đại): chồng, ngƣời đàn ông, nam nhi, phu phen. 19. 婿 tế (bộ 女 nữ): con rể, chồng. Phu tế: tiếng ngƣời vợ gọi chồng. 20. 覓 mịch (bộ 見 kiến): tìm, kiếm (尋覓 Tầm mịch: tìm kiếm) Từ đồng âm 糸: sợi tơ nhỏ 21. 封 phong (bộ 寸 thốn): phong tƣớc, ban tƣớc; phong kiến; đóng kín, bịt kín, niêm phong; phong bì. Từ đồng âm 峰: đỉnh núi, ngọn núi; 楓 cây phong; 烽: đốt lửa làm hiệu, khói lửa (烽火 phong hỏa: khói lửa, chiến tranh); 瘋: bệnh điên; 蜂: con ong; 豐: dồi dào, sung túc, phong phú (豐收 phong thu: đƣợc mùa); 鋒 : mũi nhọn, ngọn; 風: gió. 22. 侯 hầu (bộ 人亻 nhân): tƣớc hầu. Phong hầu: phong tƣớc hầu. Từ đồng âm 猴: con khỉ 23. 昌 Xương (bộ 日 nhật): phồn vinh, phát đạt, thịnh vƣợng. 39 24. 齡 Linh (bộ 齒 xỉ): tuổi, niên hạn. Từ đồng âm 零 số lẻ, lẻ tẻ, lặt vặt; 靈: nhanh nhẹn, linh hoạt; tâm thần, linh hồn; linh thiêng, kỳ diệu; hiệu nghiệm; linh cữu, quan tài. IV. Bài tập 1. Viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận: 閨,凝, 翠,陌, 齡 2. Học thuộc bài Khuê oán. 40 Bài 5. QUAN THƢ I. Chính văn 關雎 關關雎鳩, 在河之洲。 窈窕淑女, 君子好逑。 參差荇菜, 左右流之。 窈窕淑女, 寤寐求之。 求之不得, 寤寐思服。 悠哉悠哉, 輾轉反側。 參差荇菜, 左右採之。 窈窕淑女, 琴瑟友之。 參差荇菜, 左右芼之。 窈窕淑女, 鐘鼓樂之。 (詩經 - 周南) Phiên âm QUAN THƢ Quan quan thư cưu, Tại Hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, ( 41 Quân tử hảo cầu. Sâm si hạnh thái, Tả hữu lưu chi. Yểu điệu thục nữ, Ngụ mị cầu chi. Cầu chi bất đắc, Ngụ mị tư bặc. Du tai! Du tai! Triển chuyển phản trắc. Dịch nghĩa QUAN THƢ Chim thư cưu kêu quan quan. Trên cồn sông Hoàng Hà. Người con gái dịu hiền. Đẹp đôi cùng quân tử. Rau hạnh cọng ngắn dài. Vớt theo dòng tả hữu. Người con gái dịu hiền. Thức ngủ ta cầu mong. Cầu mong không được gặp. Ngày đêm ta nhớ trông. Dằng dặc, nhớ dằng dặc. Trăn trở ngủ không yên. Rau hạnh cọng ngắn dài. Hái theo dòng tả hữu. Người con gái dịu hiền. Ta gảy đàn cầm, đàn sắt để kết thân với nàng. Rau hạnh cọng ngắn dài. Vớt theo dòng tả hữu. Người con gái dịu hiền. Ta đánh tiếng chuông tiếng trống để làm vui lòng nàng. (Thi kinh – Chu Nam) (Theo bản dịch của Trần Văn Chánh) II. Giới thiệu chung Đây là bài đầu tiên trong phần “Quốc phong – Chu Nam” của Kinh Thi – một tập thơ cổ nhất của Trung Quốc, hiện còn đƣợc 305 bài, đều là những tác phẩm trong khoảng hơn 500 năm từ đầu đời Chu đến giữa Xuân Thu (770 TCN – 480 TCN). Bài này thuộc loại thơ trữ tình dân gian, miêu tả tình cảm thắm thiết của một 42 chàng trai đối với cô gái hiền dịu hái rau hạnh bên sông và ƣớc mơ của chàng về cuộc hôn nhân tốt đẹp trong tƣơng lai. III. Từ vựng 1. 關關 quan quan: (từ tƣợng thanh) tiếng chim kêu “quan quan”. 2. 雎鳩 thư cưu: một loài chim nƣớc, con trống và con mái sống không rời nhau. 3.窈窕 yểu điệu: xinh đẹp, duyên dáng, thùy mị, dịu dàng. 4. 淑 thục (bộ 水氵 thủy): nết na, hiền lành, hiền thục, thùy mị, dịu dàng. Từ đồng âm 熟: chín, kỹ càng, quen thuộc, hiểu rõ, thạo. 5. 君 quân (bộ 口 khẩu): vua; ông, anh, ngài (đại từ nhân xƣng ngôi thứ hai). 君子: ngƣời quân tử, trong bài chỉ ngƣời con trai. Từ đồng âm 均:đều, đều đặn, chia đều; 軍: quân lính, quân đội. 6. 好 hảo (bộ 女 nữ): tốt, lành, khá, hay, khéo, đúng. Hiếu: thích, ham, ƣa thích 7. 逑 cầu (bộ 辵辶 sƣớc): sánh đôi, kết đôi; vợ chồng, bạn đời, lứa đôi. Hảo cầu: đẹp đôi, tốt đôi. Từ đồng âm 求 nhờ, xin, yêu cầu mong cầu; ham, tìm; nhu cầu. 不求名利 bất cầu danh lợi: không màng danh lợi. 吹毛求疵 Xuy mao cầu tì: bới lông tìm vết 鳳求凰 phượng cầu hoàng: chim phƣợng tìm chim hoàng (con trai đi tìm vợ) – Tên khúc nhạc Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ tặng Trác Văn Quân (đời Hán) 球: quả bóng; địa cầu, quả đất. 8. 參 差 sâm si: không đều, so le nhau, dài ngắn không bằng nhau 43 10. 荇 hạnh (bộ 艸艹 thảo): rau hạnh (một loại rau mọc ở mặt nƣớc, lá đỏ tía) Từ đồng âm 幸 hạnh phúc, vui mừng, may mắn; 杏: quả mơ, quả hạnh; 行: phẩm hạnh, hạnh kiểm, đạo đức. 11. 菜 thái (bộ 艸艹 thảo): rau; cải, rau cải; thức ăn, món ăn. Từ đồng âm 太: to, lớn, rất, quá, lắm; 彩: màu sắc, sắc thái; 態: hình dạng, vẻ, thái, thái độ; 採: hái, bẻ, trảy, ngắt; 泰: bình yên, thái bình (國泰民 安 Quốc thái dân an); to lớn; nƣớc Thái. 12. 左 tả (bộ 工 công): tay trái; ngoan cố; không ngay thẳng, tà. Từ đồng âm 寫: viết, biên, sáng tác; miêu tả. 13. 右 hữu (bộ 口 khẩu): bên phải, bên tay phải, phía hữu. Từ đồng âm 友: bạn bè, hữu hảo, thân ái, hòa thuận; 有: có, sở hữu. 14. 流 lưu (bộ 水氵 thủy): (nghĩa cổ) hái 15. 寤 ngụ (bộ 宀 miên): thức dậy. Từ đồng âm 寓: cƣ trú, ở, nơi ở, nhà ở, gửi gắm. 16. 寐 mị (bộ 宀 miên): ngủ Từ đồng âm 魅: làm mê hoặc, làm mê muội Ngụ mị: thức ngủ, khi thức khi ngủ. 17. 得 đắc (bộ 彳 xích): đƣợc, hƣởng, đƣợc hƣởng; nổi, đƣợc; rất hợp, hay, trúng. 44 蚌鷸相持,漁翁得利 Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi. Nghĩa đen: Con trai và con cò giành nhau phần thắng khiến ngƣ ông đƣợc lợi; Nghĩa bóng: Sự tranh chấp kéo dài giữa hai bên, khiến cho ngƣời thứ ba đƣợc hƣởng lợi. Sống trên đời cần biết nhƣờng nhịn tôn trọng nhau. 18. 思服 tư bặc: nhớ 19. 悠 du (bộ 心忄 tâm): lâu dài, dằng dặc xa xôi, đu đƣa. 20. 哉 tai (bộ 口 khẩu) (trợ từ): ƣ, nhỉ, đâu (biểu thị nghi vẫn hoặc phản vấn); thay, hỡi. Từ đồng âm 災: thiên tai, tai nạn, điều không may 21. 輾 triển (bộ 車 xa) quay nghiêng, quay nửa vòng Từ đồng âm 展: giƣơng, mở, giở ra. 22. 轉 chuyển (bộ 車 xa) quay, xoay, ngoảnh; chuyển biến, thay đổi; uyển chuyển. => 輾轉: trằn trọc 23. 反 phản (bộ 又 hựu): chuyển biến, lật qua lật lại, đảo ngƣợc; trái lại. 反敗為勝 Phản bại vi thắng: chuyển bại thành thắng. 易如反掌 Dị như phản chưởng: dễ nhƣ trở bàn tay. 24. 側 trắc (bộ 人亻 nhân): phía cạnh, bênh, nghiêng, lệch về một phía. Từ đồng âm 惻: xót xa, thƣơng xót; 測: đo đạc, lƣờng tới, ngờ đến. Phản trắc:trăn trở, nghiêng bên này rồi lại nghiêng bên kia. Triển chuyển phản trắc: trăn qua trở lại ngủ không yên, trăn trở mãi không ngủ đƣợc. 45 25. 採 thái (bộ 手扌 thủ): hái. 26. 琴 cầm (bộ 玉 ngọc): đàn cầm (loại đàn có 5 dây hoặc 7 dây). Từ đồng âm 擒: bắt giữ; 禽: loài chim 27. 瑟 sắt (bộ 玉 ngọc): đàn sắt (loại đàn có 15 dây hoặc 50 dây). Cầm sắt: hai loại đàn hòa âm với nhau, dùng chỉ vợ chồng 28. 友 hữu (bộ 又 hựu): bạn bè, hữu hảo, thân ái, hòa thuận. 29. 芼 mạo (bộ 艸艹 thảo): rau cỏ ăn đƣợc; lựa lấy, chọn lấy. Từ đồng âm 冒: sủi lên, bốc lên; mạo hiểm, xông pha, bất chấp; giả mạo, mạo xƣng; hấp tấp, làm càn; 貌: tƣớng mạo, dáng vẻ, vẻ mặt. 30. 鐘 chung (bộ 金 kim): đồng hồ, cái chuông. Từ đồng âm 終: hết, cuối cùng, kết cục, dứt. 31. 鼓 cổ (bộ 鼓 cổ): cái trống. Từ đồng âm 古: xƣa, cổ; 賈: nhà buôn, thƣơng nhân, buôn bán, mua; 股: phần, bộ phận, cổ phần. 32. 樂 lạc (bộ 木 mộc): vui, mừng, vui mừng, thích thú. Nhạc: âm nhạc. Nhạo: yêu thích. IV. Ngữ pháp 4.1. Cách dùng chữ 之 - Giới từ: Danh/đại từ/ngữ + 之 + danh/ngữ = ngữ 之 thƣờng đƣợc dịch là “của” 46 Ví dụ: 河之洲 Hà chi châu: cồn sông Hoàng Hà 民之父母 Dân chi phụ mẫu: Cha mẹ của dân. 惻隱之心 Trắc ẩn chi tâm: lòng trắc ẩn. - Đại từ: Chữ 之 làm đại từ thay thế cho đối tƣợng đã đƣợc nói trƣớc đó. Ví dụ: 惻隱之心, 人皆有之 Trắc ẩn chi tâm, nhân giai hữu chi: lòng trắc ẩn mọi ngƣời ai cũng có (nó). 左右流之 Tả hữu lưu chi (之 thay thế cho 參差荇菜). 三人行必有我師焉, 擇其善者而從之, 不善者而改之 Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, bất thiện giả nhi cải chi: Ba ngƣời cùng đi thì tất có thầy ta ở trong đó, chọn cái tốt của ngƣời ta mà noi theo, lấy cái không tốt mà sửa nó (sửa mình). - Đại từ chỉ thị: 之子于歸, 宜其室家 Chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia: Cô gái kia về nhà chồng, hòa hợp với nhà chồng. - Trợ từ: đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu. Danh/đại từ (chủ)+ 之 + động từ/tính từ (vị) Ví dụ: 皮之不存,毛將安附 Bì chi bất tồn, mao tương an phụ? Da mà không còn thì lông bám vào đâu? 孤 之 有孔明,猶 魚 之 有 水 也 Cô chi hữu Khổng Minh, do ngư chi hữu thủy dã: Ta mà có Khổng Minh thì nhƣ cá gặp nƣớc vậy. 桃之夬夬 Đào chi yêu yêu: Cây đào non xanh mơn mởn. 德之不修, 學之不講, 是吾憂也 Đức chi bất tu, học chi bất giảng, thị ngô ưu dã: Đức mà không chịu trau dồi, học mà không suy xét, đó là nỗi lo của ta. 47 Tác dụng của chữ 之 là nhấn mạnh, tạo ngữ khí. 4.2. Danh từ dùng như động từ VD: 琴瑟友之 Cầm sắt hữu chi Ở đây, cầm sắt vốn là hai danh từ chỉ nhạc cụ đƣợc chuyển thành động từ với ý là “Gảy đàn cầm đàn sắt”. Tƣơng tự với trƣờng hợp 鐘鼓樂之 秦師遂東 Tần sư toại đông: Quân Tần bèn đi về hƣớng đông. 生歺而肉骨 Sinh tử nhi nhục cốt: Làm cho ngƣời chết sống lại và làm cho xƣơng trở nên thịt. 4.3. Tính từ dùng như động từ 琴瑟友之 Cầm sắt hữu chi Hữu ở đây là tính từ, nghĩa là “thân thiết”, “hữu hảo”, “thân ái” đƣợc chuyển thành động từ với ý nghĩa “kết thân”, “làm thân”. 鐘鼓樂之 Lạc: vui => làm vui, làm vui lòng. 叟不遠天里而來 Tẩu bất viễn thiên lý nhi lai: cụ không ngại đƣờng xa vạn dặm mà đến đây. 大學之道, 在明明德 đại học chi đạo, tại minh minh đức: cái đạo học rộng cốt ở làm sáng cái đức sáng của mình V. Bài tập 1. Xác định từ loại và chức năng ngữ pháp của chữ 之 trong bài 2. Viết lại chữ Hán, học thuộc phiên âm, dịch nghĩa bài Quan thư 48 Bài 6. THỦ CHÂU ĐÃI THỐ I. Chính văn 守株待兔 宊 人 有 耕田 者。田 中 有 株 ,兔 走 觸 株 ,折 頸 而 歺。因 釋 其 耒 而 守 株 ,冀 復 得 兔 。兔 不 可 復 得,而 身 為 宊 國 笑 。 (韓非子) Phiên âm THỦ CHÂU ĐÃI THỐ Tống nhân hữu canh điền giả. Điền trung hữu châu, thố tẩu xúc châu, chiết cảnh nhi tử. Nhân thích kỳ lỗi nhi thủ châu, ký phục đắc thố. Thố bất khả phục đắc nhi thân vi Tống quốc tiếu. (HÀN PHI TỬ) Dịch nghĩa ÔM GỐC CÂY ĐỢI THỎ Người nước Tống có kẻ đang cày ruộng. Trong ruộng có gốc cây, con thỏ chạy đụng vào gốc cây, gãy cổ mà chết. Nhân đó người ấy bỏ cày mà ôm gốc cây, mong lại bắt được thỏ. Nhưng thỏ không thể bắt lại được nữa mà bản thân thì bị người nước Tống chê cười. (HÀN PHI TỬ) II. Giới thiệu chung Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN) là công tử của nƣớc Hàn (một trong 7 nƣớc thời Chiến Quốc). Hàn Phi Tử là ngƣời phát triển tƣ tƣởng của Tuân Tử, là đại biểu xuất sắc nhất của phái Pháp gia thời Tiên Tần. Lý thuyết của ông đƣợc Tần Thủy Hoàng sử dụng để thống nhất Trung Quốc. Về sau học thuyết này còn trở thành một hệ thống lý thuyết cơ bản của nền quân chủ phong kiến Trung Hoa trong hơn 2000 49 năm tồn tại nhƣng bao giờ cũng đƣợc che giấu dƣới cái vỏ của Nho gia (陽儒音 法 Dương Nho âm Pháp). Truyện ngụ ngôn Thủ châu đãi thố phê phán tính câu nệ, không biết biến báo, khi làm việc cần chú tâm vào công việc, không nên có tâm lý cầu may. III. Từ vựng 1. 守 thủ (bộ 宀 miên): coi, giữ, ôm, giữ không để mất. Thú: tên một chức quan Từ đồng âm 取: lấy, chuốc lấy; 手: tay; 首: cái đầu. 2. 株 châu (bộ 木 mộc): gốc cây; lƣợng từ dùng cho cây cối (一株 nhất châu: một cái cây) 3. 待 đãi (bộ 彳 xích): chờ đợi, đối xử, tiếp đãi. 4. 兔 thố (bộ 儿 nhân): con thỏ. 玉兔 ngọc thố: con thỏ ngọc, mặt trăng. 金烏 kim ô: con quạ lửa, mặt trời. 兔歺狗烹 Thố tử cẩu phanh: thỏ chết thì chó săn cũng bị nấu. Nuôi chó cốt là để săn thỏ, nay thỏ chết thì chó săn cũng bị làm thịt, ý nói việc lợi dụng đƣợc thì lợi dụng, không có thì bắt tội. Đây là một trong những thủ đoạn của các bậc quân vƣơng ngày trƣớc. 5. 宊 Tống (bộ 宀 miên): họ Tống, tên một triều đại, tên một nƣớc thời Xuân Thu. 6. 耕 canh (bộ 耒 lỗi): cái cày, cày ruộng. 漁樵耕牧 Ngư tiều canh mục: 4 hạng ngƣời trong xã hội. Từ đồng âm 庚: tên 1 can; 更: thay đổi; 羹: canh (thức ăn) 50 7. 田 điền (bộ 田 điền): ruộng; đi săn. 蒼海桑田 Thương hải tang điền: biển xanh hóa ruộng dâu. Từ đồng âm 填: điền vào, lấp vào. 8. 者 giả (bộ 老 lão): (đại danh từ), (trợ từ) 9. 走 tẩu (bộ 走 tẩu): chạy, đi, cƣỡi. 走馬看花 Tẩu mã khán hoa: cƣỡi ngựa xem hoa. Từ đồng âm 嫂: chị dâu 10. 觸 xúc (bộ 角 giác): húc, lấy sừng húc; phạm vào, đụng tới; tiếp xúc, cảm xúc. 11. 折 chiết (bộ 手扌 thủ): gãy, cong, bẻ gãy, vấp phải; phán đoán; trừ bớt. 折桂 Chiếc quế: bẻ quế, chỉ sự thi đỗ. 折柳 Chiếc liễu: bẻ cành liễu, chỉ sự tiễn biệt. 12. 頸 cảnh (bộ 頁 hiệt): phía trƣớc cổ, cổ trƣớc. 項 hạng: phía sau cổ. Từ đồng âm 境: bờ cõi; 景: phong cảnh; 警: răn bảo. 13. 而 nhi (bộ 而 nhi): và, mà, mà còn. Từ đồng âm 兒: trẻ con, ngƣời trẻ, con, cái (chữ đệm dùng để chỉ những vật nhỏ). 14. 歺 tử (bộ 歹 ngạt): chết, mất; kiên quyết, đến cùng (歺守 tử thủ: giữ đến cùng, bảo vệ đến cùng). 15. 因 nhân (bộ 囗 vi): nguyên nhân, căn do; bởi, do, vì; vì thế, do đó, nhân đó. 51 Từ đồng âm 人: ngƣời, con ngƣời; 仁: lòng nhân từ, lòng thƣơng ngƣời, đức nhân; 姻: hôn nhân. 16. 釋 thích (bộ 釆 biện): buông, thả, giảng cho rõ nghĩa; họ Thích. Từ đồng âm 刺: mũi nhọn; 戚: bà con, họ hàng bên ngoại; 適: hợp, phù hợp. 17. 耒 lỗi (bộ 耒 lỗi): cái cày. 18. 冀 ký (bộ 八 bát): mong mỏi, hy vọng. Từ đồng âm 寄: gửi; 記: ghi chép. 19. 可 khả (bộ 口 khẩu): có thể, đƣợc; đáng đƣợc (可愛 Khả ái: dễ thƣơng, đáng yêu) 20. 身 thân (bộ 身 thân): ngƣời, mình mẩy, thân thể, tính mạng; bản thân, đích thân, tự mình. Từ đồng âm 親: thân thích, thân thuộc, họ hàng bên nội. 21. 為 vi (bộ 爫爪 trảo): là, làm; cho là, gọi là; bị, đƣợc. Vị: vì. Từ đồng âm 圍: vây, bao vây, vây bắt; 微: nhỏ, bé; 薇: hoa tƣờng vi. 22. 國 quốc (bộ 囗 vi): nƣớc, quốc gia 23. 笑 tiếu (bộ 竹 trúc): cƣời. 24. 韓 Hàn (bộ 韋 vi): họ Hàn, nƣớc Hàn 25. 非 Phi (bộ 非 phi): trái, không phải, lỗi lầm. Từ đồng âm 妃: vợ lẽ của vua, vợ chính của thái tử; 飛: bay. 52 IV. Ngữ pháp 4.1. Cách dùng chữ 者 1. Giả đứng sau động từ, tính từ, cụm từ tạo thành nhóm từ tƣơng đƣơng với nhóm danh. VD: 耕田者 Canh điền giả: ngƣời cày ruộng (tƣơng đƣơng với 耕田之 人) 記者 Ký giả: ngƣời ghi chép, nhà báo 2. Câu phán đoán A 者 B 也 者 là trợ từ, đặt sau một danh từ hay một mệnh đề để tỏ ý tạm ngừng, rồi chữ cuối cùng câu sau đó có chữ 也 để giải thích danh từ hoặc mệnh đề trên. 好者德之本也 Hiếu giả đức chi bản dã: Hiếu là gốc của đức vậy. 三才者天地人也 Tam tài giả Thiên Địa Nhân dã: Tam tài gồm Trời, Đất, Ngƣời. 4.2. Cách dùng chữ 其 - Đại từ chỉ người, sự vật nói chung: VD: 其生也榮, 其歺也哀 Kỳ sinh dã vinh, kỳ tử dã ai: Lúc ngài còn sống thì đƣợc mọi ngƣời tôn kính, khi ngài mất thì ai cũng tiếc thƣơng. 鳥, 吾矤其能飛 Điểu, ngô tri kỳ năng phi: Chim, ta biết nó có thể bay - Đại từ sở hữu: chữ 其 đặt trƣớc một từ hay một ngữ để chỉ định mối quan hệ có tính sở hữu giữa từ và ngữ đó với đối tƣợng mà nó thay thế ở tiền văn. Nghĩa là 其 làm định ngữ cho động từ đó. 其 thƣờng đƣợc dịch là “của”. 53 VD: 桃之夬夬, 灼灼其華 Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa: Cây đào non xanh mơn mởn, hoa của nó đỏ hồng rực rỡ. 君子恥其言而過其行 Quân tử sỉ kỳ ngôn nhi quá kỳ hành: Ngƣời quân tử hổ thẹn vì lời nói của mình vƣợt quá việc làm của mình. - Đại từ chỉ thị: dịch là “ấy”, “đó”, “kia” VD: 爾愛其羊, 我愛其禮 Nhĩ ái kỳ dương, ngã ái kỳ lễ: Nhà ngƣơi tiếc con dê kia, còn ta thì tiếc cái lễ kia. V. Bài tập 1. Viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận: 觸, 釋, 冀, 韓. 3. Phân loại chữ Thủ trong các từ ghép sau: Thủ môn, thủ tướng, thủ trưởng, thủ thư, thủ quỹ, cầu thủ, sát thủ, hung thủ, tiến thủ, thủ phạm, pháo thủ, thủ thế, thủ đô, phòng thủ, thủ bại. 2. Đặt 4 câu với cấu trúc A 者 B 也 4. Xác định từ loại và chức năng ngữ pháp của chữ 其 trong bài 3. Viết lại chữ Hán bài Thủ châu đãi thố. 54 Bài 7. KHẮC CHU CẦU KIẾM I. Chính văn 刻舟求劍 楚 人 有 涉 江 者 ,其 劍 自 舟 中 墜 於 水 。遽 契 其 舟 , 曰 :“是 吾 劍 之 所 從 墜”。舟 止 ,從 其 所 契 者 入 水 求 之 。舟 已 行 矣 ,而 劍 不 行 。求 劍 若 此 ,不 亦 惑 乎 ! (呂氏春秋) Phiên âm KHẮC CHU CẦU KIẾM Sở nhân hữu thiệp giang giả, kỳ kiếm tự chu trung trụy ư thủy. Cự khế kỳ chu, viết: “ Thị ngô kiếm chi sở tòng trụy”. Chu chỉ, tòng kỳ sở khế giả nhập thủy cầu chi. Chu dĩ hành hĩ, nhi kiếm bất hành. Cầu kiếm nhược thử, bất diệc hoặc hồ! (LÃ THỊ XUÂN THU) Dịch nghĩa KHẮC THUYỀN TÌM GƢƠM Người nước Sở có kẻ đi qua sông. Cây gươm của người đó từ trong thuyền rơi xuống nước. Ngay lập tức ông ta đánh dấu vào mạn thuyền và nói rằng: “Đây là nơi mà cây gươm của ta theo đó rơi xuống”. Thuyền dừng lại, ông ta bèn theo dấu khắc cũ, xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi rồi mà gươm thì chẳng dời. Tìm gươm như thế không phải là lầm lẫn hay sao! (LÃ THỊ XUÂN THU) II. Giới thiệu chung Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋) còn gọi là Lã Lãm (呂覽) là bộ sách tƣơng truyền do Lã Bất Vi – thừa tƣớng nƣớc Tần cùng các môn khách soạn ra, hợp 55 lại thành sách. Bộ sách này hoàn thành trƣớc khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Lã Thị Xuân Thu đƣợc chia thành 3 phần, bao gồm 十二紀 Thập nhị kỷ (60 thiên), 八覽 Bát lãm (64 thiên), 六論 Lục luận (36 thiên), tổng cộng 160 thiên. Lã Thị Xuân Thu lấy học thuyết của Đạo gia là chủ, học thuyết của Nho gia là phụ, kết hợp với các học thuyết của Mặc gia, Pháp gia, Danh gia, Nông gia, đƣợc xem nhƣ tác phẩm tiêu biểu của Tạp gia. Bộ sách này đã tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các triều đại trƣớc cũng nhƣ kế thừa các tƣ tƣởng tiến bộ của các trƣờng phái đi trƣớc, giúp nhà Tần thống nhất Trung Quốc, an dân, trị quốc, bình thiên hạ. Câu chuyện Khắc chu cầu kiếm trích dẫn từ thiên Sát kim, phần Lục luận. Câu chuyện phê phán ngƣời cố chấp, đầu óc hẹp hòi nhƣng chỉ cho ý kiến của mình là đúng, không chịu suy xét, tìm hiểu sự việc. III. Từ vựng 1. 刻 khắc (bộ 刀刂 đao): tạo hình bằng vật nhọn; 1 khoảng thời gian; cay nghiệt. 苛刻 hà khắc: nghiêm ngặt; 頃刻 khoảnh khắc: chốc lát; 雕刻 điêu khắc: chạm trổ. Từ đồng âm 克: đánh, chế phục (克己 khắc kỷ: gò mình, ép mình). 2. 劍 kiếm (bộ 刀刂 đao): cây gƣơm, một loại binh khí. 口密腹劍 khẩu mật phúc kiếm: miệng ngọt, bụng chứa gƣơm. 劍拔弩張 kiếm bạt nỗ trương: kiếm đã tuốt ra, cung đã giƣơng lên (ý nói tình thế khẩn trƣơng) 3. 楚 Sở (bộ 木 mộc): bụi gai; đau đớn, khổ sở; rõ ràng; tên nƣớc Sở. 楚館秦樓 Sở quán Tần lâu: chỉ nơi kỹ viện 56 4. 涉 thiệp (bộ 水氵 thủy): lội qua sông, đi qua sông. 干涉 can thiệp: dính dáng đến việc của ngƣời khác. 5. 自 tự (bộ 自 tự): tự, tự mình; từ Từ đồng âm 字: chữ; 寺: chùa; 似: giống nhƣ, nhƣ; 序: thứ tự, lời tựa, lời nói đầu; 祀: tế, cúng bái, lễ (tế tự) 6. 墜 trụy (bộ 土 thổ): rơi, rớt từ trên cao xuống. 墜落 trụy lạc: rớt xuống chỗ thấp hèn, sa đọa. 7. 於 ư (bộ 方 phƣơng): ở, vào lúc (chỉ nơi chốn, thời gian) 8. 遽 cự (bộ 辵辶 sƣớc): vội vàng, bèn, nhanh chóng. Từ đồng âm 巨: to lớn (巨富 cự phú: giàu có; 巨名 cự danh: nổi danh); 拒: chống lại (抗拒 kháng cự: chống lại); 距: khoảng cách (距離 cự ly: khoảng cách) 9. 契 khế (bộ 大 đại): văn tự, văn khế; cắt, khắc, chạm. 10. 曰 viết (bộ 曰 viết): nói, gọi là, là, rằng 11. 吾 ngô (bộ 口 khẩu): tôi, ta (đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất) Từ đồng âm 吳: nƣớc Ngô, họ Ngô; 梧: cây ngô đồng, cây dông. 12. 從 tòng (bộ 彳 xích): theo, đi theo. 三從四德 Tam tòng tứ đức: ba điều phải theo và bốn đức hạnh. 13. 止 chỉ (bộ 止 chỉ): ngừng, dừng, thôi, nghỉ. 57 Từ đồng âm 旨: tờ lệnh; 只: cái, con (lƣợng từ); 址: nền nhà, địa chỉ; 指: ngón tay; 趾: ngón chân; 紙: giấy. 14. 入 nhập (bộ 入 nhập): vào, tham gia; thu nhập; hợp với, thích ứng với. 入家隨俗 Nhập gia tùy tục: vào nhà nào thì phải theo thói tục của nhà đó 入情入理 Nhập tình nhập lý: hợp tình hợp lý. 15. 行 hành (bộ 行 hành): đi, làm; lƣu hành, lƣu động. Hàng: hàng, dòng; nghề nghiệp; cửa hàng, hàng Hạnh: phẩm hạnh, đức hạnh, hạnh kiểm 16. 矣 hĩ (bộ 矢 thỉ): vậy (trợ từ cuối câu) 17. 若 nhược (bộ 艸艹 thảo): nếu, giả sử, giá mà; nhƣ, dƣờng nhƣ, giống nhƣ. Từ đồng âm 弱: yếu, suy, non yếu (弱冠 nhược quán: chỉ thanh niên khoảng 20 tuổi) 18. 亦 diệc (bộ 亠 đầu): cũng 19. 惑 hoặc (bộ 心忄 tâm): nghi ngờ, mê lầm, lầm lẫn. 20. 乎 hồ (bộ 丿 phiệt): vậy, ƣ, ôi, sao (trợ từ cuối câu) 21. 呂 Lã (bộ 口 khẩu): âm luật, xƣơng sống, họ Lã 22. 氏 Thị (bộ 氏 thị): họ. 23. 春 Xuân (bộ 日 nhật): mùa xuân 24. 秋 Thu (bộ 禾 hòa): mùa thu 春秋 xuân thu: thời gian trong 1 năm, sách lịch sử. 58 秋波 thu ba: sóng mùa thu, ánh mắt ngƣời đẹp 秋扇 thu phiến: quạt mùa thu, chỉ ngƣời phụ nữ đã lỡ duyên. 秋試 thu thí: kỳ thi đƣợc tổ chức vào mùa thu, kỳ thi hƣơng. IV. Ngữ pháp 4.1. Cách dùng chữ 所 a. Tiền tố/đại từ đứng trước động từ hoặc tính từ tạo thành danh từ. 所 đƣợc dịch là “điều”, “nơi”, “cái” 目所視 Mục sở thị: những điều mắt nhìn thấy 耳所聞 Nhĩ sở văn: những điều tai nghe đƣợc 所長 Sở trường: mặt mạnh 所短 Sở đoản: mặt yếu b. Hậu tố/danh từ bổ nghĩa cho từ phía trước tạo thành danh từ ghép. 所 đƣợc dịch là “nơi”, “chỗ” 公所 Công sở: nơi làm việc chung 任所 Nhiệm sở: nơi làm việc 住所 Trú sở: nơi ở 公安所 Công an sở: sở công an c. Dùng trong câu bị động 為 + 所 + động từ 柳昇為我軍所攻 Liễu Thăng vi ngã quân sở công: Liễu Thăng bị quân ta đánh. 59 衛太子為江充所敗 Vệ thái tử vi Giang Sung sở bại: Thái tử nƣớc Vệ bị Giang Sung đánh bại. 茅屋為秋風所破 Mao ốc vi thu phong sở phá: Mái nhà tranh bị gió thu thổi đổ. 4.2. Cấu trúc câu 不 亦 乎? (Chẳng phải sao?/cũng chẳng ƣ?): biểu thị sự phản vấn. 不 亦 惑 乎? Bất diệc hoặc hồ?: chẳng phải là lầm lẫn hay sao? 不亦君子乎 Bất diệc quân tử hồ? Chẳng phải là bậc quân tử ƣ? V. Bài tập 1. Xác định từ loại và chức năng ngữ pháp của chữ 之, 其 xuất hiện trong bài. 2. Đặt 3 câu với cấu trúc 為 + 所 + động từ. 3. Đặt 3 câu với cấu trúc 不 亦 乎? 4. Viết lại chữ Hán bài Khắc chu cầu kiếm. 60 Bài 8. HỌC NHI THỜI TẬP CHI I. Chính văn 學而時習之 子曰:“學而時習之,不亦悅乎? 有朋自遠方來,不亦樂乎? 人不矤,而不慍,不亦君子乎?” (論語 - 學而) Phiên âm HỌC NHI THỜI TẬP CHI Tử Viết: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri, nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?” (Luận ngữ - Học nhi) Dịch nghĩa HỌC MÀ THƢỜNG XUYÊN LUYỆN TẬP NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC Khổng Tử nói: “Học mà thường xuyên luyện tập những điều đã học, chẳng phải là vui thích sao? Có bạn từ phương xa đến (để học hỏi với mình), chẳng phải là vui sướng ư? Người đời không biết đến mình, mà mình chẳng hề oán giận, chẳng phải là bậc quân tử sao?” (Luận ngữ - Học nhi) II. Giới thiệu chung Khổng Tử (孔子) tên thật là Khổng Khâu, tự Trọng Ni 仲尼, sinh năm 551 TCN tại ấp Trâu, làng Xƣơng Bình, nƣớc Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhƣng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nƣớc Tống dời đến nƣớc Lỗ. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả 61 để nuôi mẹ, nhƣng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lƣơng công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trƣờng chăn nuôi, súc vật sinh trƣởng rất tốt. Nhờ vậy ông đƣợc thăng chức lên làm quan Tƣ không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nƣớc trong vùng để truyền bá các tƣ tƣởng và tìm ngƣời dùng các tƣ tƣởng đó. Có nơi ông đƣợc trọng dụng nhƣng cũng có nơi ông bị coi thƣờng. Năm 51 tuổi, ông quay lại nƣớc Lỗ và đƣợc giao coi thành Trung Đô, năm sau đƣợc thăng chức Đại tƣ khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tƣớng. Sau ba tháng, nƣớc Lỗ trở nên thịnh trị. Nhƣng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nƣớc Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là ngƣời thầy tƣ nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trƣớc thời ông, trƣờng học hoàn toàn là của nhà nƣớc. Khổng Tử sáng lập ra trƣờng học tƣ, thu nhận nhiều đồ đệ, đƣa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi. Từ trƣớc đến nay, ngƣời ta vẫn quan niệm Khổng Tử là ngƣời san định Lục Kinh, gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu và Kinh Dịch. Càng về sau, các học giả càng hoài nghi về quan niệm này. Do đó, chỉ có Luận ngữ là tài liệu đáng tin cậy nhất để khảo cứu về tƣ tƣởng của Khổng Tử. Luận ngữ là tập sách ghi lại ngôn ngữ, cử chỉ và quan điểm của Khổng Tử và một số học trò, là một tron những kinh điển quan trọng nhất của Nho gia. Luận ngữ không phải do đích thân Khổng Tử viết mà do học trò của ông ghi chép mà thành. Học nhi là thiên thứ nhất của sách Luận ngữ, gồm 16 tiết, nói về niềm vui trong học tập. III. Từ vựng 1. 學 học (bộ 子 tử): học, học tập, bắt chƣớc. 62 2. 習 tập (bộ 羽 vũ): lặp đi lặp lại, học tập, luyện tập, ôn tập. Từ đồng âm 集: tập hợp, thu góp, nhặt nhạnh; tập sách 3. 悅 duyệt (bộ 心忄 tâm): vui vẻ, vui thích, đẹp lòng, hớn hở. 4. 朋 bằng (bộ 月 nguyệt): bạn, bạn cùng chí hƣớng; tụ họp nhau, kết bè kéo cánh. 三朋四友 Tam bằng tứ hữu: Lắm bạn nhiều bè, bạn bè đàn đúm 5. 方 phương (bộ 方 phƣơng): phƣơng hƣớng; hình vuông. 6. 來 lai (bộ 人 nhân): tới, đến, lại 7. 慍 uấn (bộ 心忄 tâm): giận, hờn, oán giận 8. 論 luận (bộ 言 ngôn): luận, bàn luận, nói về, kinh luận 9. 語 ngữ (bộ 言 ngôn): tiếng nói, lời nói, ngữ; nói. 不言不語 Bất ngôn bất ngữ: chẳng nói chẳng rằng IV. Bài tập 1. Xác định từ loại và chức năng ngữ pháp của chữ 之 xuất hiện trong bài. 2. Học thuộc bài Học nhi thời tập chi. 63 PHỤ LỤC 214 BỘ THỦ HÁN NGỮ 1.一 Nhất: Một, thứ nhất, khởi đầu các số đo. 2.丨 Cổn: Nét sổ, đƣờng thẳng đứng trên thông xuống dƣới. 3.丶 Chủ: Nét chấm, một điểm. 4.丿 Phiệt: Nét phảy, nét nghiêng từ phải qua trái, chỉ động tác. 5.乙 Ất: Can thứ hai trong mƣời can 6.亅 Quyết: Nét sổ có móc, cái móc. Bộ 02 nét: 23 bộ. 7.二 Nhị: Số hai, số của đất, thuộc về âm. 8.亠 Đầu: Không có nghĩa, thƣờng là phần trên của một số chữ khác. 9.人 Nhân: Ngƣời, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng. 10.儿 Nhân (đi): Ngƣời, nhƣ hình ngƣời đang đi. 11.入 Nhập: Vào, tƣợng hình rễ cây đâm sâu vào đất. 12.八 Bát: Nguyên nghĩa là phân chia, còn có nghĩa là số tám. 13.冂 Quynh: Đất ở xa ngoài bờ cõi, nhƣ vòng tƣờng bao quanh thành lũy. 14.冖 Mịch: Khăn trùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ. 15.冫 Băng: Nƣợc đóng băng, nƣớc đá. 16.几 Kỷ: Cái ghế, bảo thủ không biến đổi, ích kỷ. 17.凵 Khảm: Há miệng, vật để đựng đồ nhƣ máng chậu đấu 18.刀 Đao: con dao hoặc hình thức khác 刂 thƣờng đứng bên phải các bộ khác. 19.力 Lực: Sức, nhƣ hình bàn tay đánh xuống. 64 20.勹 Bao: Bọc, gói, khom lƣng ôm một vật. 21.匕 Tỷ (bỉ): Cái thìa. 22.匚 Phƣơng: Đồ đựng, cái hộp, hình khoanh gỗ khoét ở giữa 23. 匸 Hễ (hệ): Che đậy. 24.十 Thập: Số mƣời, đầy đủ 25.卜 Bốc: Bói, Ggiống nhƣ những vết nứt trên yếm rùa để xem hung cát 26.卩 Tiết: Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoắc hiện tƣợng. 27.厂 Hán: Chỗ sƣờn núi có mái che ngƣời xƣa chọn làm chỗ ở. 28.厶 Tƣ: Riêng tƣ. 29.又 Hựu: Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa. Bộ 03 nét: 31 bộ. 30.口 Khẩu: Miệng (hình cái miệng). 31.囗 Vi: Vây quanh (phạm vi, gianh giới bao quanh). 32.土 Thổ: Gồm bộ nhị 二 với bộ cổn 丨 nhƣ hình cây mọc trên mặt đất. 33.士 Sĩ: Học trò, sĩ tử, những ngƣời nghiên cứu học vấn. 34.夊 Truy (Trĩ): Theo sau mà đến kịp ngƣời đi trƣớc. 35.夂 Tuy: Dáng đi chậm. 36.夕 Tịch: buổi tối (nửa chữ nguyệt- mặt trăng vừa mọc phần dƣới chƣa thấy rõ). 37.大 Đại: lớn. hình ngƣời dang rộng hai tay và chân. 38.女 Nữ: Con gái. 39.子 Tử: Con. 40. 宀 Miên: Mái nhà. 65 41.寸 Thốn: Tấc, một phần mƣời của thƣớc. 42.小 Tiểu: Nhỏ bé, ít 43.尢 Uông: Què. Hình ngƣời đứng có chân không thẳng, cách viết khác:兀. 44.尸 Thi: Thây ngƣời chết, thi thể. 45.屮 Triệt: Cây cỏ mới mọc (mới đâm chồi có hai lá và rễ cây). 46.山 Sơn (san): Núi. 47.巛 Xuyên: Sông cách viết khác:川, dòng sông có nhiều nhánh chảy vào. 48.工 Công: Việc, ngƣời thợ ( hình dụng cụ đo góc vuông). 49.己 Kỷ: Can thứ sáu trong mƣời can. 50.巾 Cân: Khăn (hình cái khăn cột ở thắt lƣng hai đầu buông xuống). 51.干 Can: Phạm đến. 52. 幺 Yêu: Nhỏ (hình đứa bé mới sinh). 53.广 Nghiễm: Nhân chỗ sƣờn núi làm nhà( cái chấm ở trên là nóc nhà). 54.廴 Dẫn:Đi xa ( chữ 彳- xích là bƣớc thêm nét dài để chỉ việc đi xa). 55.廾 Củng: Chấp hai tay cung kính ( cách viết hai chữ hựu 又 gộp lại). 56.弋 Dực (dặc): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật. 57.弓 Cung: Cái cung để bắn tên. 58.彐 Kệ (k í): đầu con heo,cách viết khác: 彑. 59.彡 Sam: Lông dài (đuôi sam). 60.彳 Xích: Bƣớc ngắn, bƣớc chân trái. Bộ 04 nét: 34 bộ. 61.心 Tâm: Tim(hình quả tim) cách viết khác:忄 66 62.戈 Qua: Cái kích bằng đầu. 63.戶 Hộ: Cửa một cánh. (Một nửa chữ môn 門 cửa rộng hai cánh). 64.手 Thủ: Tay. Cách viết khác: 扌, 才. 65.支 Cành cây ( Hựu 又- tay cùng nửa chữ trúc-竹 là cành cây). 66.攴 Phốc: Đánh nhẹ, cách viết khác 攵. 67.文 Văn: Nét vẽ. Đƣờng giao nhau. 68.斗 Đấu: Cái đấu, đơn vị đo lƣờng lƣơng thực. (Đấu thóc, đấu gạo). 69.斤 Căn: Cái rìu (Hình cái rìu để đốn cây). 70.方 Phƣơng: Vuông, Phƣơng hƣớng, phía 71.旡 Vô: Không, chữ: Không 無 xƣa cũng viết nhƣ chữ 旡 kiểu nhƣ chữ K í 旡. 72.日 Nhật: Mặt trời, ban ngày. 73.曰 Viết: Nói rằng, miệng khi nói hở răng và phát ra hơi (âm thanh). 74.月 Nguyệt: Mặt trăng, 75.木 Mộc: Cây, gỗ (hình cây có cành và rễ). 76.欠 Khiếm: Há miệng hả hơi ra ngáp, thiếu ( khiếm nhã, khiếm khuyết). 77.止 Chỉ: Cái chân, cái nền, thế đứng dừng lại. 78.歹 Ngạt: Xƣơng tàn, tan nát. 79.殳 Thù: Cái gậy, hình tay cầm gậy. 80.毋 Vô: Chớ, đừng. Hình chữ gồm có chữ nữ chỉ ngƣời con gái, nét phảy ở trong chỉ lòng gian tà. Ngƣời nhƣ vậy bị cấm chỉ. Cách viết khác: 毌,無,旡. 81.比 Tỉ(bỉ): So sánh, so bì. Hình hai ngƣời đứng ngang nhau để so cao thấp. 67 82.毛 Mao: Lông, hình cộng lông có nhiều sợi. 83.氏 Thị: Họ, ngành họ mạc trong một gia tộc, phần đệm trong họ tên phái nữ. 84.气 Khí: Hơi, khí mây làm thành mƣa. 85.水 Thủy: Nƣớc, hình dòng nƣớc chảy, cách viết khác: 氵. 86.火 Hỏa: Lửa, giống nhƣ ngọn lửa bốc cao, cách viết khác:灬. 87.爪 Trảo: Móng vuốt, cách viết khác:爪,爫. 88.父 Phụ: Cha, tay cầm roi đánh dạy con cái. 89.爻 Hào: Giao nhau. Mỗi quẻ trong kinh dịch có sáu hào. 90.爿 Tƣờng:Tấm ván. Hình nửa bên trái của chữ mộc. 91.片 Phiến: Mảnh vật mỏng và phẳng. Hình nửa bên phải của chữ mộc. 92.牙 Nha: Răng. Hình răng hai hàm cắn vào nhau. 93.牛 Ngƣu: Con bò. Cách viết khác:牜. 94.犬 Khuyển: Con chó. Cách viết khác;犭. Bộ 05 nét: 23 bộ. 95.玄 Huyền: Sâu kín xa xôi 96.玉 Ngọc: Đá quí (hình viên ngọc xâu chuỗi với nhau làm đồ trang sức). 97.瓜 Qua: Dƣa, hình dây dƣa bò lan trên đất và có quả. 98.瓦 Ngõa: Ngói, gạch nung (Thợ nề gọi là thợ ngõa), đồ vật liệu bằng đất nung. 99.甘 Cam: Ngọt, vật ngon ngọt ngậm trong miệng. 100.生 Sinh: Sống, mọc, sinh ra. Hình cỏ cây mọc trên đất. 101.用 Dụng: Dùng, có thể thi hành. Lấy chữ Bốc 卜 là bói với chữ Trung 中 là trúng (đúng) nghĩa là việc gì bói đúng thì có thể theo đó mà thi hành. 102.田 Điền: Ruộng (hình thử ruông chia bờ xung quanh). 68 103.初 Sơ: Cái chân. Hình bắp chân, cách viết khác: 疋. 104.疒 Nạch: Tật bệnh 105.癶 Bát (Bát đạp): Đạp ra. 106.白 Bạch: Trắng, màu của phƣơng Tây. 107.皮 Bì: Da 108.皿 Mãnh: Đồ bát đĩa để ăn cơm. 109.目 Mục: mắt (Hình con mắt). 110.矛 Mâu: Cái mâu là một thứ binh khí ngày xƣa dùng để chiến đầu với kẻ thù. 111.矢 Thỉ: Mũi tên, mũi nhọn có ngạnh đuôi có lông định hƣớng bay. 112.石 Thạch: Đá (Chữ hán 厂- sƣờn núi, chữ khẩu 口- hòn, tảng đá). 113.示 Kỳ (Kì, Thị): Thần đất, báo cho biết trƣớc mọi điều một cách thần kỳ. Cách viết khác: 礻. 114.禸 Nhữu (Nhựu): Vết chân thú dẫm xuống đất ( Nhại lại, lắp lại, nói nhựu). 115.禾 Hòa: cây lúa. 116.穴 Huyệt: Cái hang. 117.立 Lập: Đứng. Hình ngƣời đứng trên mặt đất. Bộ 06 nét: 29 bộ. 118.竹 Trúc: Cây Tre, Hình thức khác: 竺. 119.米 Mễ: gạo (hạt lúa đã đƣợc chế biến). 120.糸 Mịch: Sợi tơ. (Hình lọn tơ đƣợc thắt lại). 121.缶 Phữu (Phẫu): Đồ sành nhƣ: vò, chum, vại, be có nắp đậy. 122.网 Võng: Lƣới để bắt thú hay đánh cá. Cách viết khác: 罒,罓. 69 123.羊 Dƣơng: Con dê. 124.羽 Vũ: Lông chim (hai cánh chim có lông vũ). 125.老 Lão: Già. Ngƣời cao tuối râu tóc đã biến đổi. cách viết khác:考. 126.而 Nhi: Râu. 127.耒 Lỗi: Cái cày. 128.耳 Nhĩ: Tai để nghe. 129.聿 Duật: Cây bút. Hình tay cầm cây bút viết. 130.肉 Nhục: Thịt. Cách viết khác: 月( gần giống chữ nguyệt: 月). 131.臣 Thần: Bề tôi (Hình ông quan cúi mình khuất phục). 132.自 Tự: Cái mũi (Hình cái mũi ở trên miệng) còn có nghĩa là: Tự mình. 133.至 Chí: Đến( Hình con chim từ trên trời bay xuống đất- đến nơi), chí hƣớng. 134.臼 Cữu: Cái cối giã gạo. 135.舌 Thiệt: Cái lƣỡi. 136.舛 Suyễn: Trái nhau, nằm đối nhau, ngƣợc lại. 137.舟 Chu: Thuyền. 138.艮 Cấn: Không nghe theo, chƣa nhất trí, ngăn trở. Quẻ Cấn trong bát quái. 139.色 Sắc: Sắc mặt. diện mạo. 140.艸 Thảo: Cỏ. cách viết khác: 丱, 艸, 艹. 141.虍 Hô: Vằn lông con cọp. 142.虫 Trùng: Côn trùng, rắn rết. 143.血 Huyết: Máu (Máu đựng trong bát để tế thần). 144.行 Hành: Đi ( hai chân lần lƣợt bƣớc tới). 70 145.衣 Y: Áo. 146.襾 Á: Che đậy, cái nắp. Bộ 07 nét: 20 bộ. 147.見 Kiến: Thấy, xem, nhìn. 148.角 Giác: Cái sừng. 149.言 ngôn: Nói (thoại). 150.谷 Cốc: Khe suối chảy thông ra sông. 151.豆 Đậu: Cái bát có nắp đậy. 152.豕 Thỉ: Con heo (lợn). 153.豸 Trĩ: Loài thú có xƣơng sống, lƣng dài. 154.貝 Bối: Con sò. Ngày xƣa dùng vỏ sò làm tiền - tƣợng trƣng cho của quí. 155.赤 Xích: Màu đỏ, màu của phƣơng nam. 156.走 Tẩu: Chạy. 157.足 Túc: Chân. 158.身 Thân: Thân mình. 159.車 Xa: Cái xe. 160 莘 Tân: Vị cay, cay đắng, nhọc nhằn, lo toan, tần tảo. 161.辰 Thần: Thì giờ, sấm sét, chuyển giao mùa từ xuân sang hạ (tháng ba). 162.辵 Sƣớc: Chợt đi chợt đứng, Cách viết khác: 辶. 163.邑 Ấp: Nƣớc nhỏ trong nƣớc lớn, lãnh thổ vua ban cho chƣ hầu, làng, thôn 164.酉 Dậu: Rƣợu, chi Dậu. 165.釆 Biện: Phân biệt. ( Biện luận, phản biện, biện bàn). 71 166.里 Lí: Làng, Quả cây trồng. (Điền 田 và thổ 土). Bộ 08 nét: 09 bộ. 167.金 Kim: Vàng, loài chim, Kim loại nói chung. 168.長 Trƣờng: Dài, lâu. 169.門 Môn: Cửa. 170.阜 Phụ: Núi đất không có đá. Cách viết khác:阝. 171.隶 Đãi: Kịp (chạy cho nhanh theo kịp ngƣời đi trƣớc). 172.隹 Chuy: Giống chim đuôi ngắn. 173.雨 Vũ: Mƣa. 174.青 Thanh: Xanh 175.非 Phi: Không phải, trái, trái ngƣợc( hai cánh chim đối nhau). Bộ 09 nét: 11 bộ. 176.面 Diện: Mặt. 177.革 Cách: Da thú thuộc bỏ sách lông. 178.韋 Vi: Da thuộc, trái ngƣợc nhau. 179.韭 Cửu: Cây hẹ. 180.音 Âm: Tiếng, âm thanh phát ra tai nghe đƣợc. 181.頁 Hiệt: Cái đầu. 182.風 Phong: Gió. 183.飛 Phi: Bay. 184.食 Thực: Ăn. 185.首 Thủ: Đầu. 186.香 Hƣơng: Mùi thơm. 72 Bộ 10 nét: 08 bộ. 187.馬 Mã: Con ngựa. 188.骨 Cốt: Xƣơng. 189.高 Cao: Trái lại với thấp là cao. 190.髟 Tiêu: Tóc dài. Hình chữ trƣờng 長 và chữ sam 彡. Lông dài (tóc dài). 191.鬥 Đấu: Đánh nhau, chiến đấu, đấu tranh 192.鬯 Sƣớng: Loại rƣợu lễ để cầu thần. 193.鬲 Lịch (Cách): Cái Đỉnh hƣơng. Ngăn cách âm dƣơng. 194.鬼 Quỷ: Ma quỷ. Bộ 11 nét: 06 bộ. 195.魚 Ngƣ: Cá. 196.鳥 Điểu: Chim. 197.鹵 Lỗ: Đất mặn, Muối trong đất. 198.鹿 Lộc: Con nai. 199.麥 Mạch: Lúa mạch. 200.麻 Ma: Cây gai. Bộ 12 nét: 04 bộ. 201.黃 Hoàng: Màu vàng. 202.黍 Thứ: Lúa nêp. 203.黑 Hắc: Màu đen. 204.黹 Chí (Phất): Thêu may. Bộ 13 nét: 04 bộ. 205.黽 Mãnh: Con ếch. 206.鼎 Đỉnh: cái vạc. 73 207.鼓 Cổ: Cái trống. 208.鼠 Thử: Con chuột. Bộ 14 nét: 02 bộ: 209.鼻 Tỵ: Cái mũi. 210.齊 Tề: Lúa trổ đều bông, chỉnh tề. Bộ 15 nét: 01 bộ. 211.齒 Xỉ: Răng, lẻ loi. Bộ 16 nét: 02 bộ. 212.龍 Long: Con rồng. 213.龜 Quy: Con rùa. Bộ 17 nét: 01 bộ. 214.龠 Dƣợc: Nhạc khí nhƣ ống sáo có l lỗ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Văn Chánh (2000), Tự điển Hán Việt – Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nxb Trẻ, Tp. HCM. [2]. Thiều Chửu (1999), Hán Việt tự điển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [3]. Nhiều tác giả (1984), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm (4 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4]. Nguyễn Tôn Nhan (2002), Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [5]. Phạm Văn Khoái (1999), Giáo trình Hán văn Lý Trần, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. [6]. Đặng Đức Siêu (2006), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7]. Đặng Đức Siêu (2004), Ngữ văn Hán Nôm – tập 1, Sách dự án đào tạo giáo viên THCS, Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội. [8]. Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San (2007), Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm – tập 2, Sách dự án đào tạo giáo viên THCS, Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội. [9]. Nguyễn Tri Tài (2002), Giáo trình tiếng Hán – tập 1: Cơ sở, Nxb ĐHQG Tp. HCM, Tp. HCM. [10]. Chu Thiên (2002), Giáo trình Hán văn, Nxb TP Hồ Chí Minh, Tp. HCM . 75 MỤC LỤC Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VĂN TỰ HÁN ..................................... 1 1.1. Nguồn gốc và diễn biến của ngôn ngữ văn tự Hán ......................................... 1 1.2. Các nét cơ bản trong chữ Hán và quy tắc viết chữ Hán .................................. 1 1.3. Các phƣơng thức cấu tạo chữ Hán ................................................................. 5 1.4. Hệ thống bộ thủ ........................................................................................... 10 1.5. Thực hành tra tự điển chữ Hán .................................................................... 12 Chƣơng 2. NGỮ PHÁP HÁN VĂN CỔ .................................................................. 14 2.1. Từ pháp ....................................................................................................... 14 2.2. Cú pháp ....................................................................................................... 17 Chƣơng 3. MINH GIẢI VĂN BẢN ........................................................................ 20 Bài 1. ĐIỂU MINH GIẢN ................................................................................. 20 Bài 2. HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG ........................................................................................................................... 24 Bài 3. TĨNH DẠ TỨ .......................................................................................... 31 Bài 4. KHUÊ OÁN ............................................................................................ 35 Bài 5. QUAN THƢ ............................................................................................ 40 Bài 6. THỦ CHÂU ĐÃI THỐ ............................................................................ 48 Bài 7. KHẮC CHU CẦU KIẾM ........................................................................ 54 Bài 8. HỌC NHI THỜI TẬP CHI ...................................................................... 60 PHỤ LỤC 214 BỘ THỦ HÁN NGỮ ...................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74 MỤC LỤC ................................................................................................................ 75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_han_nom1_3189_2042645.pdf
Tài liệu liên quan