Bài giảng Chương 5 Đánh giá danh mục đầu tư

Ví dụ 3: Trong vòng 10 năm qua, tỷ suất lợi suất bình quân của danh mục chứng khoán thị trường, ký hiệu RM = 15,5%/năm, lãi suất phi rủi ro bình quân RF = 7,5%/năm. Bạn đang xem xét trong số hai nhà quản lý danh mục X, Y để chọn thuê họ quản lý danh mục cho bạn. Tình hình hoạt động của X, Y trong 10 năm qua được tóm tắt ở bảng sau:

pdf4 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 5042 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5 Đánh giá danh mục đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 5 ĐÁNH GIÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ NỘI DUNG CHÍNH ********** 5.1 Những yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý danh mục đầu tư. 5.2 Đánh giá kết quả quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp. 5.1 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ - Khả năng đem lại lợi nhuận trên mức trung bình ứng với mỗi mức độ rủi ro. Một nhà quản lý danh mục cổ phiếu nếu dự đoán tốt tình hình biến động thị trường thì người đó có thể điều chỉnh được thành phần chứng khoán trong danh mục để đón đầu xu hướng thị trường. 5.1 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI NHÀ QuẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ(tt). - Khả năng đa dạng hóa danh mục tối đa nhằm loại bỏ rủi ro không hệ thống. Rủi ro không hệ thống không phải là yếu tố được sử dụng để xác định mức lợi suất kỳ vọng, vì nó có thể được xóa bỏ nếu danh mục được đa dạng hóa hoàn hảo. Một danh mục được coi là đa dạng hóa hoàn hảo nếu lợi suất của nó biến động giống như lợi suất danh mục thị trường. Điều này có nghĩa hệ số tương quan của 2 danh mục này bằng 1. 5.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ HỖN HỢP 5.2.1 Phương pháp Treynor - Treynor xây dựng một thước đo tổng hợp thành tích danh mục, có tính đến rủi ro. - Tổng rủi ro = Rủi ro do những biến động thị trường tổng thể + Rủi ro do những biến động riêng của các chứng khoán trong DM. 5.2.1 Phương pháp Treynor (tt) - Rủi ro thị trường được nhận diện bằng đường thị trường chứng khoán (SML); độ dốc của nó thể hiện tính biến động tương đối (β). - Độ lệch khỏi đường SML cho thấy rủi ro riêng của danh mục, bắt nguồn từ lợi suất của các cổ phiếu riêng lẻ. 25.2.1 Phương pháp Treynor (tt) - Danh mục được đa dạng hóa hoàn hảo thì rủi ro cá biệt của những cổ phiếu riêng lẻ sẽ loại bỏ nhau. - Tương quan giữa danh mục với thị trường tăng lên, rủi ro cá biệt giảm và tính đa dạng tăng lên. 5.2.1 Phương pháp Treynor (tt) - Áp dụng cho mọi nhà đầu tư, không phân biệt mức độ chấp nhận rủi ro. - Kết hợp một tài sản phi rủi ro với những danh mục đầu tư khác nhau, tạo thành những “đường danh mục khả thi” tương ứng. - Một nhà đầu tư hợp lý, sợ rủi ro sẽ luôn luôn thích đường danh mục khả thi cao hơn (có độ dốc lớn hơn). 5.2.1 Phương pháp Treynor (tt) Công thức đánh giá động thái của danh mục thông qua hệ số T: i fi RRT β − = Hệ số rủi ro hệ thống của danh mục.βi Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân (lợi suất tín phiếu kho bạc) trong cùng khoảng thời gian. Rf Tỷ suất lợi nhuận bình quân của danh mục đầu tư i trong khoảng thời gian đánh giá. Ri 5.2.1 Phương pháp Treynor (tt) - Công thức cho biết mức bù rủi ro trên một đơn vị rủi ro hệ thống. - T càng lớn, độ dốc của đường danh mục khả thi càng lớn và danh mục càng tốt hơn đối với mọi nhà đầu tư. - So sánh T của danh mục với TM của thị trường để biết danh mục này có nằm bên trên SML không. 5.2.1 Phương pháp Treynor (tt) Ví dụ 1: Tính giá trị T; RM = 14%; RF = 8% Nhà quản trị danh mục Lợi suất thực tế bình quân (Ri) Beta (βi) T M (Thị trường) 0,14 1,0 0,060 W 0,12 0,9 0,044 X 0,16 1,05 0,076 Y 0,18 1,20 0,083 - Nhà quản trị W: xếp hạng thấp nhất, kém hơn cả danh mục thị trường - Cả X và Y đều “thắng” danh mục thị trường, đều nằm bên trên đường SML 5.2.1 Phương pháp Treynor (tt) Ví dụ 1 (tt): SML TYTX TM TW Beta Lợi suất 1,000,00 0,50 1,50 0,14 0,08 0,18 0,12 0,16 35.2.2 Phương pháp Sharpe Thước đo S bám sát mô hình CAPM, trực tiếp sử dụng CML: - Đo tổng rủi ro của danh mục (δi) thay vì chỉ đo rủi ro hệ thống (βi): cho biết mức bù rủi ro trên một đơn vị của tổng rủi ro. - Sử dụng tổng rủi ro để so sánh các danh mục với CML. i Fi i RRS δ − = 5.2.2 Phương pháp Sharpe (tt) Ví dụ 2: Tính giá trị S; RM = 14%; RF = 8% - Danh mục D có mức bù rủi ro cho một đơn vị tổng rủi ro thấp nhất, chưa bằng mức bù rủi ro của danh mục thị trường. - Danh mục E và F tốt hơn danh mục thị trường, và E tốt hơn F. Danh mục Lợi suất thực tế trung bình Độ lệch chuẩn của lợi suất S M (TTr) 0,14 0,20 0,300 D 0,13 0,18 0,278 E 0,17 0,22 0,409 F 0,16 0,23 0,348 So sánh Phương pháp Sharpe và Treynor - S sử dụng δ (đo tổng rủi ro), còn T sử dụng beta (rủi ro hệ thống) → S đánh giá nhà quản trị cả về lợi suất lẫn đa dạng hóa. - Với DM đa dạng hóa hoàn toàn, không còn rủi ro phi hệ thống: cả S và T cho xếp hạng như nhau, vì phương sai = RR hệ thống. - Với DM kém đa dạng hóa: T cho xếp hạng cao hơn nhiều so với S. Sự khác biệt có nguồn gốc trực tiếp từ đa dạng hóa. - Cả T và S đều cho xếp hạng tương đối. So sánh Phương pháp Sharpe và Treynor (tt) - T và S là hai thước đo cung cấp thông tin khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. - Cần phải sử dụng cả hai thước đo. - Với một nhóm các danh mục đa dạng hóa mạnh (như một số quỹ đầu tư) thì hai phương pháp cho kết quả xếp hạng tương tự nhau. 5.2.3 Phương pháp Jensen Điểm chung: Dựa vào mô hình CAPM, biểu diễn lợi suất được thực hiện: E(Ri) = RF + βi.[E(RM) – RF] Trong đó: RF : Lợi suất phi rủi ro βi: Hệ số Beta của cổ phiếu i E(RM): Lợi suất kỳ vọng của thị trường Phương trình trên mô tả mối quan hệ cân bằng giữa mức lợi suất ước tính của danh mục thị trường E(RM), với mức lợi suất ước tính của danh mục i E(Ri). 5.2.3 Phương pháp Jensen (tt) - Nếu Ri = RF + βi.[E(RM) – RF] chứng tỏ danh mục i hoạt động ngang với danh mục thị trường. - Nếu Ri > RF + βi.[E(RM) – RF] chứng tỏ danh mục i hoạt động tốt hơn danh mục thị trường, hay tốt hơn mức trung bình của thị trường. - Nếu Ri < RF + βi.[E(RM) – RF] chứng tỏ danh mục i hoạt động kém hơn danh mục thị trường, hay kém hơn mức trung bình của thị trường. 45.2.3 Phương pháp Jensen (tt) Các đánh giá trên chỉ mới so sánh với danh mục thị trường. Để so sánh giữa các danh mục với nhau cần phải tiến hành thêm bước so sánh như sau: Ri - RF = Ai + βi.[E(RM) – RF] Trong đó Ai được gọi là thước đo Jensen. Nếu Ai càng lớn thì càng tốt, song vì các danh mục có rủi ro khác nhau nên cần phải đo Ai trong mối tương quan với hệ số rủi ro của chính danh mục i. Như vậy, hệ số Ai/βi chính là thước đo so sánh của mỗi danh mục. Nếu số này càng cao thì danh mục càng hiệu quả. 5.2.3 Phương pháp Jensen (tt) Ví dụ 3: Trong vòng 10 năm qua, tỷ suất lợi suất bình quân của danh mục chứng khoán thị trường, ký hiệu RM = 15,5%/năm, lãi suất phi rủi ro bình quân RF = 7,5%/năm. Bạn đang xem xét trong số hai nhà quản lý danh mục X, Y để chọn thuê họ quản lý danh mục cho bạn. Tình hình hoạt động của X, Y trong 10 năm qua được tóm tắt ở bảng sau: 1,216,5%Y 0,912,5%X Mức độ rủi ro hệ thống (βi) Mức lợi nhận bình quân thực tế đạt được (Ri) Nhà quản lý danh mục 5.2.3 Phương pháp Jensen (tt) Ví dụ 3 (tt): Sử dụng phương pháp Jensen để đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 nhà quản lý danh mục: (0,0050)-0,60%1,216,50%Y (0,0244)-2,20%0,912,50%X Hệ số (Ai)/ (βi) Thước đo Jensen (Ai) Mức độ rủi ro hệ thống (β) Mức lợi nhận bình quân thực tế đạt được (Ri) Nhà quản lý danh mục Dựa vào Hệ số (Ai)/(βi) thì nên chọn nhà quản lý Y. Tuy nhiên X, Y không hiệu quả so với DMTT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_5_danh_gia_danh_muc_dau_tu_4153.pdf
Tài liệu liên quan