Bài giảng chương 1: Thuế tài nguyên
Miễn đối với hải sản tự nhiên
- Cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa .
- Nước dùng cho thủy điện của hộ gia đình
- Nước dùng cho nông nghiệp
- Đất,sử dụng cho anh ninh quốc phòng
Giảm thuế trong trường hợp gặp thiên tai
11 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương 1: Thuế tài nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ TÀI NGUYÊN1/ GIỚI THIỆU Thuế tài nguyên là thuế gián thu đánh vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thuế TN được ban hành lần đầu vào năm 1990(PL) Luật thuế TN ban hành 01/07/2010 Vai trò : Nguồn thu Bảo vệ môi trường Sử dụng tài nguyên có hiệu quả, tiết kiệm 2/ ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ Tài nguyên khoáng sản kim loại Tài nguyên khoáng sản không kim loại Dầu thô Khí thiên nhiên Sản phẩm của rừng tự nhiên Hải sản tự nhiên Nước thiên nhiên Yến sào thiên thiên Tài nguyên thiên nhiên khác 3/ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN Ai nộp thuế Tất cả các tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam 4/ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THUẾ TN = Q x P x t Q : Sản lượng tài nguyên chịu thuế P : Giá tính thuế đơn vị tài nguyên T : Thuế suất từng loại tài nguyên 4.1/ SẢN LƯỢNG TÀI NGUYÊN(Q) TN xác định được số lượng thì lấy sl thực tế ( cát,đá) TN chưa xác định được số lượng thì lấy SL từng chất sau phân loại ( quặng) TN khai thác để dùng thì lấy SL sản phẩm sản xuất để quy đổi ra SL tài nguyên - Nước thiên nhiên dùng cho thủy điện thì lấy sản lượng điện tính thuế 4.2/ GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN(P) Giá tính thuế TN là giá bán đơn vị sản phẩm TN của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế GTGT. Trường hợp TN chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau: Giá bán thực tế trên thị trường khu vực trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh của đơn vị sản phẩm TN cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định; 4.2/ GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN(P) Trường hợp TN khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán ĐV của từng chất và hàm lượng của từng chất trong TN nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định. Ví dụ: Công ty A khai thác quặng tại mỏ đồng. Theo Giấy phép khai thác và hồ sơ thiết kế khai thác TN đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và tỷ lệ TN đã được kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng khai thác như sau: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%. Giá tính thuế ĐV TN nguyên chất do UBND cấp tỉnh quy định đối với đồng là 8.000.000 đ/tấn, bạc là 600.000.000 /tấn và thiếc là 40.000.000 đ/tấn. 4.2/ GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN(P) Giá tính thuế đơn vị tài nguyên của từng chất được xác định như sau: Quặng đồng: 60% x 8.000.000 đ/tấn = 4.800.000 đ/tấn Quặng bạc: 0,2% x 600.000.000 đ/tấn = 1.200.000 đ/tấn Quặng thiếc: 0,5% x 40.000.000 đ/tấn = 200.000 đ/tấn Căn cứ giá tính thuế đơn vị TN của từng chất có trong quặng đồng, tổng sản lượng quặng đồng khai thác để xác định tổng giá tính thuế TN của từng chất trong quặng và áp dụng mức TS thuế TN của từng chất tương ứng. 4.2/ GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN(P) Đối với nước thiên nhiên dùng cho thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân. Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên (FOB) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. 5/ KÊ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN Tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp Kê khai hàng tháng - Quyết toán theo năm dương lịch hoặc chấm dứt hợp đồng khai thác. 5/ MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN - Miễn đối với hải sản tự nhiên - Cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa ... - Nước dùng cho thủy điện của hộ gia đình - Nước dùng cho nông nghiệp - Đất,sử dụng cho anh ninh quốc phòng Giảm thuế trong trường hợp gặp thiên tai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chapter_7a_1109.ppt