Bài giảng Bán hàng cá nhân, xây dựng quan hệ và quản trị bán hàng
Mục đích chào hàng: Cung cấp thông tin, Thuyết phục, Dịch vụ hậu
mãi
Quá trình chào hàng: Thăm dò, Lập kế hoạch chào hàng, Thuyết trình,
Xử lý các phản đối, Đạt được sự cam kết, Xây dựng quan hệ dài hạn
Các phương pháp lập danh sách KH triển vọng: Tìm kiếm ngẫu nhiên,
Tìm kiếm có chọn lọc
32 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4617 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bán hàng cá nhân, xây dựng quan hệ và quản trị bán hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9
BÁN HÀNG CÁ NHÂN, XÂY DỰNG QUAN HỆ
VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
Nguyễn Tiến Dũng
Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Website: dungnt.tk (sites.google.com/site/nguyentiendungbkhn)
Email: dungnt-fem@mail.hut.edu.vn
Các nội dung chính
1. Bản chất của bán hàng cá nhân
The Nature of Personal Selling
2. Quá trình chào bán hàng cá nhân
The Personal Selling Process
3. Quản trị bán hàng
Sales Management
4. Những khái niệm chính
Key Terms
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 2
1. Bản chất của chào bán hàng cá nhân
Quá trình truyền thông hai chiều giữa một người
bán và một người mua tiềm năng
Việc sử dụng BHCN nhiều hay ít phụ thuộc một
phần vào bản chất của SP
Nhân viên bán hàng đóng vai trò chính trong việc cung
cấp thông tin về SP
Sử dụng BHCN khi:
SP là mới và khác biệt
SP phức tạp về mặt kỹ thuật
SP đắt tiền và đòi hỏi nhiều nỗ lực thương lượng trong
mua sắm.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 3
Tầm quan trọng của các công cụ truyền thông
marketing theo loại sản phẩm
Tầm quan
trọng
Sản phẩm tiêu
dùng
Sản phẩm công
nghiệp
1 Quảng cáo và PR Bán hàng cá nhân
2 Khuyến mại Khuyến mại
3 Bán hàng trực tiếp Quảng cáo và PR
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 4
Các mục tiêu của chào hàng
Thông báo: cung cấp thông tin
Thuyết phục
Nói lên tính năng ưu việt của SP so với các SP cạnh
tranh
Chuyển KH chưa quyết định thành người mua lần đầu
Chuyển KH mua lần đầu thành người mua lặp lại
Bán thêm các mặt hàng mới cho KH hiện có
Tìm hiểu nhu cầu của KH chưa thoả mãn
Cung cấp dịch vụ hậu mãi
Giao hàng và lắp đặt
Chăm sóc sau khi mua
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 5
Sự phát triển của hoạt động bán hàng cá
nhân
Thời kỳ Trước 1930 Từ 1930 đến 1960 Từ 1960 đến 1990 Sau 1990
Mục tiêu Tạo ra doanh số Tạo ra doanh số Thoả mãn nhu cầu
của khách hàng
Xây dựng quan hệ
Định hướng Nhu cầu ngắn hạn
của người bán
Nhu cầu ngắn hạn
của người bán
Nhu cầu ngắn hạn
của người mua
Nhu cầu dài hạn
của người mua và
người bán
Vai trò của nhân
viên bán hàng
Người cung cấp Người thuyết phục Người giải quyết
vấn đề
Người tạo ra giá trị
Hoạt động của
nhân viên bán
hàng
Nhận đơn đặt hàng
và giao hàng
Thuyết phục khách
hàng mua sản
phẩm một cách
mạnh mẽ
Tìm ra giải pháp
phù hợp với nhu
cầu của khách
hàng
Sáng tạo các
phương án lựa
chọn mới, tìm ra
phương án phù
hợp giữa nhu cầu
của người mua và
năng lực của người
bán
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 6
2. Quá trình chào hàng – Quá trình xây dựng
quan hệ
Thăm dò
Lập kế hoạch thăm hỏi
Thuyết trình
Xử lý các phản đối
Đạt được sự cam kết
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 7
Thăm dò: Lập danh sách các khách hàng triển
vọng
• Khách hàng triển vọng (lead): cá nhân hay tổ chức
mà người bán cho rằng cho thể tạo ra doanh số, là
đối tượng của quá trình chào hàng
• Phương pháp lập danh sách khách hàng triển vọng:
• Tìm kiếm ngẫu nhiên: do sự tiếp xúc tình cờ hay sự tìm
kiếm thông tin ngẫu nhiên của người bán
• Tìm kiếm có chọn lọc: sử dụng những quan hệ hiện có
để lập ra danh sách những khách hàng triển vọng –
thường gọi là những người được giới thiệu
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 8
Thăm dò: Quá trình sàng lọc
• Liệu KH triển vọng có nhu cầu hay
mong muốn mà DN chúng ta có
khả năng thoả mãn hay không?
• KH triển vọng có khả năng chi trả
không?
• KH triển vọng có quyền hạn chi trả
không?
• KH triển vọng có thể tiếp xúc được
một cách thuận tiện không?
• KH triển vọng có sẵn lòng mua
không?
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 9
Những nguồn giúp tạo danh sách khách hàng
triển vọng
Nguồn Diễn giải
Các khách hàng hài
lòng
Liên hệ với những khách hàng hiện tại và quá khứ để tạo thêm cơ hội kinh
doanh và sự giới thiệu những người mới
Chuỗi quan hệ bắc cầu Từ việc tiếp xúc với một người, người bán cố gắng hỏi thêm thông tin về ít nhất
một người khác
Trung tâm ảnh hưởng Khai thác những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong khu vực lãnh thổ đó
mà sẵn lòng cung cấp thông tin về khách hàng triển vọng
Các hoạt động xúc tiến Phối hợp những hoạt động gửi thư trực tiếp, marketing qua điện thoại, và triễn
lãm thương mại của doanh nghiệp, để lên danh sách và sàng lọc những khách
hàng tiềm năng.
Danh sách và danh bạ Sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp miễn phí hoặc phải trả phí
Dạo quanh thị trường Tiếp xúc và thăm hỏi nhiều cá nhân và tổ chức hoàn toàn xa lạ
Mua thông tin Trả tiền để có được thông tin về khách hàng triển vọng
Marketing qua điện
thoại
Sử dụng điện thoại và/hoặc nhân viên marketing qua điện thoại để tìm kiếm
khách hàng triển vọng
Các nguồn khác Sử dụng những người trong chính doanh nghiệp của mình, nhóm bạn bẻ, người
thân, câu lạc bộ, hiệp hội … để xây dựng danh sách khách hàng triển vọng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 10
Lập kế hoạch chào hàng (thăm hỏi)
• Tìm hiểu kỹ về công ty của KH triển vọng, lịch sử phát triển
của nó
• Tìm hiểu kỹ về SP và các dòng SP cần chào hàng
• Cần có hiểu biết chi tiết về đặc điểm của các SP cạnh tranh
• Cần có kiến thức sâu về thị trường của các SP cạnh tranh
• Cần có thông tin chính xác, cập nhật về khách hàng triển
vọng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 11
Thuyết trình chào hàng
Chuẩn bị kỹ và xác định rõ mục
tiêu cho bài thuyết trình chào
hàng
Chuẩn bị trước danh sách các
câu hỏi thường gặp hay các
mục thảo luận thường gặp phải
Cần có kỹ năng giao tiếp tốt
Ngôn ngữ bằng lời và không
bằng lời
Điều chỉnh phong cách của bạn
cho thích ứng với khách hàng
triển vọng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 12
Khắc phục các phản đối
Sự phản đối luôn xuất hiện
Khi người bán cố gắng sắp đặt cuộc hẹn
Khi người bán thuyết trình và trong các liên hệ sau đó
Khi người bán cố gắng có được sự cam kết của người
mua
Khi người bán thực hiện các hoạt động chăm sóc KH
sau khi bán
Khi đáp lại sự phản đối của KH, người bán không
nên thách thức họ.
Hãy trình bày những thông tin cần thiết để giúp KH
đưa ra sự lựa chọn thông tin cho họ.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 13
Đạt được sự cam kết
Điều quan trọng đối với người chào
hàng là biết khi nào nên kết thúc chào
hàng
Không phải tất cả các lần chào hàng
đều thành công (KH đồng ý đặt mua
SP)
Người bán cần phân tích các nguyên
nhân và xác định xem
Có cần chào hàng thêm không để đạt
được mức độ cam kết cao hơn của
người mua, hay
Hiện tại không có sự phù hợp giữa nhu
cầu của KH và đề nghị chào hàng của
DN
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 14
Xây dựng quan hệ dài hạn
Các hoạt động sau khi bán bao gồm:
Xây dựng và duy trì hồ sơ về KH
Theo dõi quá trình đặt mua SP của KH
Đảm bảo chắc chắn là KH sử dụng đúng SP hay DV
trong lần sử dụng đầu tiên
Cung cấp cho KH những hướng dẫn và hỗ trợ tiếp tục
sau khi bán
Phân tích các phản hồi của KH và trả lời nhanh các các
câu hỏi và sự than phiền của KH
Tiến hành thường xuyên các cuộc khảo sát sự hài lòng
của KH và có hành động điều chỉnh theo kết quả của
khảo sát đó
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 15
Quan hệ cá nhân có thể chuyển thành quan
hệ đối tác kinh doanh
Quan hệ chức năng:
Khi người mua và người bán
cùng xử lý một vấn đề hiện tại,
họ làm việc cùng nhau để giải
quyết nó
Quan hệ chiến lược (liên minh
chiến lược):
Quan hệ chính thức, dài hạn
trong đó hai bên đưa ra những
cam kết và đầu tư lớn để đạt
các mục tiêu chung và làm tăng
khả năng sinh lời của cả hai
bên.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 16
Những người hỗ trợ đội ngũ bán hàng
Chuyên viên xúc tiến thương mại
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt như xúc tiến bán một số
SP hiện tại hoặc SP mới, không chú trọng tạo doanh số
Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ bán hàng
Hỗ trợ cho nhân viên bán hàng thông qua đào tạo kỹ thuật về
SP và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật khác
Đội bán hàng liên chức năng
Nhóm gồm nhiều người từ các phòng ban khác nhau, làm
việc cùng nhau để chào bán sản phẩm.
Càng phổ biến hơn khi SP phức tạp hơn về mặt kỹ thuật, số
KH tổ chức tăng lên, KH đòi hỏi cao hơn về tính chuyên
nghiệp.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 17
Tại sao đội bán hàng liên chức năng (a cross-
functional selling team) trở nên phổ biến hơn?
Tăng năng suất bán hàng
Mỗi người trong đội đảm nhiệm một công việc sẽ nâng cao
năng suất bán hàng
Ra quyết định nhanh hơn và linh hoạt hơn
Các bộ phận chức năng cùng tham gia trong đội sẽ làm cho việc
ra quyết định nhanh hơn trong việc đáp ứng những nhu cầu của
người mua.
Ra quyết định tốt hơn
Đội liên chức năng sẽ tạo tư duy đổi mới hơn và ra quyết định
tốt hơn là từng cá nhân riêng lẻ
Làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng
Sự chuyên môn hoá, phối hợp, tính linh hoạt trong việc đáp ứng
yêu cầu của KH và tư duy đổi mới sẽ làm tăng mức độ hài lòng
của KH
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 18
3. Quản trị bán hàng
Tổ chức lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp
Kiểm tra đánh giá lực lượng bán hàng
Thù lao và động viên lực lượng bán hàng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 19
Quản trị bán hàng và quản trị xây dựng quan
hệ
Sử dụng các công cụ bán hàng hợp lý và hiệu quả
Đào tạo liên tục cho lực lượng bán hàng, Sử dụng xúc tiến
bán đủ mạnh để hỗ trợ cho lực lượng bán hàng
Thiết kế hệ thống đặt hàng và tái đặt hàng có hiệu quả
Chính sách trả công công bằng, chính sách thưởng và
động viên nhân viên bán hàng nhằm nâng cao kết quả làm
việc của nhân viên và mức độ trung thành của nhân viên
với doanh nghiệp
Giám sát và đánh giá kết quả làm việc thích hợp để tạo ra
sự cải tiến liên tục
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 20
Tổ chức lực lượng bán hàng
Tổ chức theo địa bàn (khu vực địa lý)
Giảm thiểu khoảng cách và thời gian đi lại
Tổ chức theo sản phẩm (mặt hàng)
Cần thiết khi các SP cần bán đòi hỏi kiến thức chuyên môn riêng
Tổ chức theo khách hàng
Tốt nhất khi những nhóm KH khác nhau có những nhu cầu rất khác
nhau
Quản trị khách hàng chính (major account management)
Sử dụng đội bán hàng để tập trung chào bán và xây dựng quan hệ
dài hạn với những khách hàng lớn
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 21
Tổ chức LLBH theo khu vực, theo ngành hàng
và theo khách hàng
Công ty
Hà Nội KV Miền Bắc KV Miền Trung KV Miền Nam
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 22
Công ty
Sản phẩm
điện tử
Sản phẩm
vi tính
Sản phẩm
điện gia dụng
Thiết bị
công nghiệp
Công ty
Khách hàng
cá nhân
Khách hàng
doanh nghiệp
Dự án
Dự báo doanh số
Ước tính doanh số của các dòng SP (có thể dưới dạng số
lượng hay giá trị) có thể bán trong một khoảng thời gian xác
định, trong một khu vực địa lý xác định, trong điều kiện giả
định của nền kinh tế và dựa trên một kế hoạch marketing
xác định.
Dùng để:
Xác định hạn ngạch bán hàng (sales quotas)
Hoạch định các hoạt động chào hàng và các hoạt động xúc tiến bán
khác
Lập kế hoạch ngân quỹ chào hàng
Lập kế hoạch và điều phối các hoạt động sản xuất, logistics, dự trữ,
nhân sự, tài chính …
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 23
Các phương pháp dự báo
Tổng hợp ý kiến của chuyên gia
Tổng hợp ý kiến của ban lãnh đạo, các nhà quản trị cấp
trung gian và các chuyên gia bên ngoài DN
Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng
Điều tra ý định mua sắm của khách hàng
Phân tích xu thế của dãy dữ liệu theo thời gian
Phân tích tương quan: đo lường mối liên hệ giữa
doanh số của sản phẩm và một số biến số (yếu tố)
khác
Mô hình hoá: xây dựng mô hình hàm số với một
hay nhiều biến độc lập
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 24
Địa hạt (Khu vực) bán hàng và Hạn ngạch bán
hàng (Sales Quotas)
Địa hạt bán hàng: có thể phân chia theo
Khu vực địa lý
Tính chuyên môn hoá về sản phẩm
Hạn ngạch bán hàng
Kích thích nhân viên bán hàng
Là tiêu chuẩn định lượng để đánh giá kết quả làm việc
của nhân viên bán hàng
Kiểm tra đánh giá các nỗ lực của đội ngũ bán hàng
Giám sát hoạt động: theo dõi xem liệu nhân viên bán
hàng có thực hiện đầy đủ các hoạt động như mong
muốn hay không
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 25
Địa hạt bán hàng và Hạn ngạch bán hàng
Hạn ngạch bán hàng: mục tiêu cụ thể về doanh số cần đạt,
được giao cho mỗi địa hạt hoặc đơn vị trong một khoảng
thời gian xác định.
Nhà quản trị cần cân nhắc các yếu tố chính sau đây:
Các địa hạt khác nhau không có tiềm năng bán hàng như nhau, do
đó, cần phải có sự điều chỉnh mức thù lao theo địa hạt
Các nhân viên bán hàng không giống nhau về năng lực bán hàng,
do đó nhiệm vụ cần được điều chỉnh cho phù hợp
Nhiệm vụ bán hàng trong mỗi địa hạt có thể thay đổi theo thời gian
Phân tích chi phí: các dự báo về doanh số cần được đưa ra
với sự lưu ý về chi phí bán hàng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 26
Các tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng
định hướng theo nỗ lực và theo kết quả
Các tiêu chí đánh giá định hướng theo
nỗ lực
Các tiêu chí đánh giá định hướng theo kết quả
1. Số lần chào hàng đã thực hiện.
2. Số lần bảo dưỡng - sửa chữa - vận
hành (MRO) đã thực hiện
3. Số khiếu nại đã được xử lý.
4. Số lần kiểm tra lượng dự trữ ở chỗ
của nhà trung gian.
5. Thời gian làm việc bị bỏ phí không
kiểm soát được.
6. Số lượng những yêu cầu được theo
dõi và trả lời.
7. Số lần thuyết trình và trình diễn sản
phẩm được thực hiện.
1. Lượng bán (tổng số hoặc theo từng sản phẩm
hoặc mẫu mã).
2. Lượng bán theo tỷ lệ % của hạn ngạch.
3. Tỷ suất lợi nhuận (tính theo LN thuần/Dthu hoặc
LN gộp/Dthu).
4. Số lượng khách hàng mới.
5. Số lần bị hết hàng.
6. Số lượng nhà phân phối tham gia vào chương
trình bán hàng.
7. Số lượng khách hàng bị mất đi.
8. Tỷ lệ tăng của lượng bán cho các khách hàng
chính.
9. Số lượng khiếu nại của khách hàng.
10. Hệ số vòng quay hàng tồn kho của nhà phân
phối.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 27
Đánh giá hoạt động bán hàng: Thí dụ của
Công ty Medi-Test
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 28
Chính sách trả công và thúc đẩy nhân viên
bán hàng
Tiền lương cố định
Hoa hồng (commission): tính theo
Lượng bán
Tổng doanh thu
Doanh thu thuần
Phần doanh số vượt trên hạn ngạch được giao
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 29
Các hình thức động viên thúc đẩy nhân viên
bán hàng
Động viên bằng tiền
Tăng lương
Tài trợ cho chi phí học tập
Thưởng
Cho nghỉ phép vẫn hưởng
lương
Cấp phúc lợi
Cho quyền mua cổ phiếu
Cấp chính sách lương hưu
Cho chia sẻ lợi nhuận
Động viên không bằng
tiền
Phản hồi tích cực về kết
quả làm việc cho nhân viên
biết
Khen (lời khen, giấy khen,
bằng khen)
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 30
Kết quả mong đợi từ các chính sách động
viên
Tăng doanh thu
Tăng doanh thu của những mặt
hàng mang lại nhiều lợi nhuận
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mới
Đẩy mạnh tiêu thụ những mặt
hàng nhất định tại những khoảng
thời gian định trước
Đạt được mức độ thâm nhập thị
trường cao hơn theo mặt hàng,
loại khách hàng, hoặc theo khu
vực địa lý.
Tăng số lần chào hàng
Giành được những đơn đặt hàng lớn
Tìm được những khách hàng mới
Phục vụ và duy trì những khách hàng
hiện có
Giảm bớt số lượng khách hàng rời bỏ
doanh nghiệp
Đạt doanh số tối đa hoặc doanh số cân
đối của các mặt hàng
Giảm bớt chi phí bán hàng trực tiếp
Nộp báo cáo và những dữ liệu khác
một cách nhanh chóng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 31
4. Những khái niệm chính
Mục đích chào hàng: Cung cấp thông tin, Thuyết phục, Dịch vụ hậu
mãi
Quá trình chào hàng: Thăm dò, Lập kế hoạch chào hàng, Thuyết trình,
Xử lý các phản đối, Đạt được sự cam kết, Xây dựng quan hệ dài hạn
Các phương pháp lập danh sách KH triển vọng: Tìm kiếm ngẫu nhiên,
Tìm kiếm có chọn lọc
Các loại quan hệ với khách hàng: Quan hệ chức năng, Quan hệ chiến
lược (Liên minh chiến lược)
Những người trợ giúp nhân viên bán hàng: chuyên viên xúc tiến thương
mại, chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ bán hàng, đội liên chức năng
Các kiểu tổ chức lực lượng bán hàng: theo khu vực địa lý, theo loại sản
phẩm, theo nhóm khách hàng
Dự báo bán hàng, Địa hạt bán hàng, Hạn ngạch bán hàng
Trả lương cố định và trả lương theo doanh thu (hoa hồng)
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Chương 9: Bán hàng cá nhân, Xây dựng quan hệ và Quản trị bán hàng 32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mktmng_09_2012_02_21_2096.pdf