Bài giảng Những kiến thức cơ bản của chiến lược chính sách kinh doanh

CÂU HỎI 1. Trình bày các giai đoạn của quản trị chiến lược. 2. Theo Anh (Chị), các doanh nghiệp Việt Nam có nên tiến hành quản trị chiến lược không. Vì sao? 3. Anh (Chị) trình bày quá trình mua sắm một loại phương tiện nào đó.

pdf45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những kiến thức cơ bản của chiến lược chính sách kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH KINH DOANH 1.1. BẢN CHẤT QUẢN TRỊ 1.2. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.3. MÔ HÌNH CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.4. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ: 1.1.1. Khái niệm quản trị: * Quản trị là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm hoàn thành những mục tiêu chung. * Quản trị là một phương thức làm cho những hoạt động được hoàn thành với hiệu suất cao, bằng và thông qua những người khác. Phương thức này bao gồm những chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. 1.1.2. Quá trình quản trị:  Quản trị là quá trình thực hiện bốn hoạt động riêng biệt nhưng có liên quan mật thiết với nhau, đó là:  Lập hoạch định (Phải làm gì),  Tổ chức (Làm như thế nào, ai làm),  Lãnh đạo (Gây ảnh hưởng lên cách làm) và  Kiểm soát (Bảo đảm kế hoạch được thực thi) Quản trị hướng tới việc phối hợp các nhóm nhân lực, nguồn tài chính, vật chất và nguồn thông tin, để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản trị Hoaïch ñònh 1.1.2.1. Hoạch định: Là nhìn vào tương lai và định ra các kế hoạch hành động cần thiết để theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạch định cũng có nghĩa là đem nhân tài, vật lực ra tận dụng được thời cơ và ngăn chặn những rủi ro, bất trắc của môi trường. 1.1.2.2. Tổ chức: Là các hoạt động vạch ra một cấu trúc của tổ chức. xác định những nhiệm vụ phải làm, ai sẽ làm những nhiệm vụ đó, phạm vi những quyền hạn và trách nhiệm cùng những phạm vi ra quyết định của những cấp quản trị 1.1.2.3. Lãnh đạo: Là công việc điều khiển và phối hợp những người trong tổ chức. Chọn lọc những kênh thông tin hiệu quả nhất, giải quyết xung đột giữa các thành phần, tạo ra một môi trường làm việc thích hợp nhất ... 1.1.2.4. Kiểm tra: Đo lường việc thực hiện của các hoạt động, so sánh với những hoạt động đã được hoạch định từ trước. Nếu có những sai lệch đáng kể thì quản trị có nhiệm vụ xác định những nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. 1.1.3. Quyết định: 1.1.3.1 Khái niệm quyết định quản trị Quyết định quản trị nhằm đưa ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ & chính xác và phù hợp với quy luật khách quan của đối tượng quản trị. BỐN PHẨM CHẤT CÁ NHÂN CẦN CHO QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ  KINH NGHIỆM  XÉT ĐOÁN  SÁNG TẠO KỸ NĂNG ĐỊNH LƯỢNG 1.1.3.2. Những yêu cầu đối với việc làm quyết định Căn cứ khoa học: - Phù hợp với quy luật khách quan - Dựa trên cơ sở thông tin chính xác & đầy đủ  Thống nhất: Tránh mâu thuẫn & loại bỏ lẫn nhau giữa các quyết định  Ổn định tương đối: tránh phiền hà cho cấp thực hiện  Đúng thẩm quyền: Các quyết định được đưa ra trong phạm vi quyền hạn  Định hướng rõ ràng: Đúng địa chỉ, dễ hiểu/tránh tình trạng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau  Thời gian thực hiện quyết định: Đúng thời điểm 1.1.3.3. Các phương diện của quyết định:  Thứ nhất là một dãy các bước có tính logic mà chúng ta phải tuân theo trong quá trình ra quyết định.  Thứ hai là sự phân chia thành lớp các cách tiếp cận tổng thể mà các quản trị gia khác nhau tuân theo. 1.1.3.4. Quá trình quyết định: Bước 1: Khảo sát tình thế - Xác định nhu cầu Bước 2: Phát triển các quyết định có thể lựa chọn – Xác định các tiêu chí (Định tính) Bước 3: Nhận định các quyết định có thể lựa chọn – Lượng hóa các tiêu chí (Định lượng). Bước 4: Lựa chọn một quyết định thích hợp. Bước 5: Thực thi, theo dõi và đánh giá. 1.2. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC: 1.2.1- Sự phát triển của quản trị chiến lược: Bốn giai đoạn chính được mọi người ghi nhận khi trình bày về sự phát triển của quản trị chiến lược là: - Làm ngân sách và kiểm tra ngân sách: - Hoạch định dài hạn - Hoạch định chiến lược - Quản trị chiến lược: 1.2.2- Khái niệm quản trị chiến lược: 1.2.2.1. Khái niệm: Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và công ty sẽ hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì. Có ba cách tiếp cận sau đây: Cách tiếp cận về môi trường: “Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe doạ của môi trường bên ngoài “ Đặc điểm của cách tiếp cận này là làm cho công ty định hướng theo môi trường, khai thác cơ hội và né tránh rủi ro.  Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp “Quản trị chiến lược là một bộ những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một công ty”. Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản trị xác định chính xác hơn các mục tiêu của tổ chức. Có ba cách tiếp cận sau đây: * Cách tiếp cận các hành động “Quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét những hoàn cảnh hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soát những quyết định tập trung vào thực hiện những mục tiêu trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai”. 1.2.2.2. Mục đích của chiến lược kinh doanh:  Chiến lược phải linh hoạt: Một chiến lược được hoạch định không nên hiểu theo nghĩa cứng nhắc của từng kế hoạch, từng qui định được xác định đến từng chi tiết, qui định cụ thể những gì làm được và không làm được. Chiến lược kinh doanh thể hiện “lợi thế cạnh tranh”. Mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội, hay nói cách khác là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh. 1.2.2.2. Mục đích của chiến lược kinh doanh (tt): Ngoài ra chiến lược còn là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố “R” do chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sự sáng tạo và là một bước đi của những công việc sáng tạo phức tạp. Sơ đồ 1.2 R1: Ripeness Ghi chú: Rl - Ripeness: Chọn đúng điểm dừng (điểm chín muồi)..... . .. R2 – Reality: Khả năng thực thi chiến lược ( hiện thực ) R3 – Resource: Khai thác tiềm năng (nguồn lực) R1: RipenessR2: Reality R3: Resource 1.2.2.3. Các giai đoạn của chiến lược kinh doanh (tt): - Giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược : là quá trình phân tích hiện trạng, dự báo tương lai, chọn lựa và xây dựng những chiến lược phù hợp. - Giai đoạn triển khai chiến lược : Là quá trình triển khai những mục tiêu chiến lược vào hoạt động của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn phức tạp và khó khăn, đòi hỏi một nghệ thuật quản trị cao. 1.2.2.3. Các giai đoạn của chiến lược kinh doanh (tt): - Giai đoạn kiểm tra và thích nghi chiếđn lược: Là quá trình đánh giá và kiểm soát kết quả, tìm các giải pháp để thích nghi chiến lược với hoàn cảnh môi trường. Sơ đồ 1 .3: Các giai đoạn của quản trị chiến lược Phân tích, chọn lựa Triển khai chiến lược Kiểm tra và điều chỉnh chiến lược 1.2.2.4. Quá trình hình thành chiến lược: Quá trình hình thành chiến lược đòi hỏi phải tạo sự hài hoà và kết hợp cho được các yếu tố tác động đến chiến lược sau: Kết hợp Các điểm mạnh và yếu của công ty Những cơ hội và đe doạ của môi trường Các yếu tố bên trong CHIẾN LƯỢC Các yếu tố bên ngoài Kết hợp Các giá trị cá nhân của nhà quản trị Các mong đợi xã hội Sơ đồ 1.3. Quá trình hình thành một chiến lược 1.2.3. Các yêu cầu khi xây dựng và thực hiện chiến lược Một là, chiến lược kinh doanh phải đạt được mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp Hai là, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Ba là, phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Bốn là, phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai. Năm là, phải có chiến lược dự phòng. Sáu là, phải kết hợp độ chín muồi với thời cơ. 1.2.4. Vai trò của chiến lược 1.2.4.1. Giá trị của quản trị chiến lược 1.2.4.1.1. Lợi nhuận và quản trị chiến lược  Quản trị chiến lược với sự gia tăng lợi nhuận của công ty vì trong môi trường có rất nhiều biến số tác động và rất phức tạp, do đó việc cô lập sự tác động của một mình nhân tố quản trị chiến lược đến lợi nhuận của công ty là không thể được. Quản trị chiến lược của doanh nghiệp đóng góp gián tiếp vào lợi nhuận của quản trị chiến lược thông qua việc khai thác cơ hội và giành ưu thế trong cạnh tranh. 1.2.4.1.2. Quản trị chiến lược và lợi thế của công ty Buộc quản trị phải xem xét tính thích hợp và giá trị của các chiến lược hiện tại.  Buộc quản trị phải tìm kiếm các khả năng lựa chọn khác nhau sao cho có quyết định tối ưu.  Đòi hỏi một sự định hướng trong tương lai.  Cho phép bố trí lại hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên.  Bảo đảm sự tương ứng lại giữa môi trường trong và ngoài. Giúp kích thích động viên tính năng động của nhân viên. 1.2.4.2. Vai trò của quản trị chiến lược Tác động tốt của chiến lược Giúp cho nhà quản trị biết được những kết quả mong muốn và việc sử dụng tài nguyên hợp lý tối ưu, khuyến khích được tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên. Giúp cho việc ra quyết định thống nhất Giúp nhà quản trị luôn luôn chủ động trước những thay đổi của môi trường. Giúp nhà quản trị sử dụng tốt nguồn tài nguyên (nhân lực, tài lực...) 1.2.4.2. Vai trò của quản trị chiến lược Khuyết điểm của quản trị chiến lược: Mất nhiều thời gian và chi phí, đối với một công ty có kinh nghiệm và có một quan điểm Quản trị chiến lược thích hợp thì khuyết điểm này có thể hạn chế tối đa được. Dễ rơi vào cứng nhắc thậm chí thụ động, nếu như không nhận thấy đặc điểm của chiến lược là năng động và phát triển phù hợp với môi trường hoạt động. Khi tiên đoán sai sẽ dẫn tới thất bại nặng nề, đây là khuyết điểm dễ làm các nhà quản trị e ngại khi thực hiện chiến lược. 1.2.5. Những lầm lẫn thường gặp trong chiến lược Thứ nhất: quản trị chiến lược không cố ý sao chép tương lai. Những kế hoạch không được theo đuổi những tương lai xa vời. Thứ hai: quản trị chiến lược không chỉ đơn giản tiên đoán doanh số và rồi ấn định những gì phải làm đạt được điều đó. Thứ ba: quản trị chiến lược không thể đơn giản như là một bộ những thể thức hay sơ độ mạch nối tiếp. 1.3. MÔ HÌNH CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.3.1. Những mức độ quản trị chiến lược 1.3.1.1. Chiến lược cấp công ty:  Xác định và vạch rõ mục tiêu, mục đích, các tiêu chí của công ty,  Xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi,  Tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt các tiêu đích của công ty. 1.3.1.2. Chiến lược cấp kinh doanh: Chiến lược kinh doanh được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc thị trường cho hoạt động kinh doanh của công ty. Chiến lược cấp các đơn vị kinh doanh xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty. Nếu như công ty là đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty. 1.3.1.3. Chiến lược cấp chức năng Tập trung hỗ trợ vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp, những công việc kinh doanh. Đồ thị 1.4: Các cấp chiến lược Cấp công ty - PT môi trường - Xác định nhiệm vụ và mục tiêu - PT/chọn lựa chiến lược - Thực hiện - Kiểm soát Cấp kinh doanh - PT môi trường - Xác định nhiệm vụ và mục tiêu - PT/chọn lựa chiến lược - Thực hiện - Kiểm soát Cấp chức năng - PT môi trường - Xác định nhiệm vụ và mục tiêu - PT/chọn lựa chiến lược - Thực hiện - Kiểm soát 1.3.2. Những nét chính của quản trị chiến lược 1.3.2.1. Những nét chính bên ngoài:  Định hướng thị trường.  Hiểu biết thị trường.  Thu thập và xử lý thông tin.  Nghiên cứu kinh nghiệm của các công ty.  Kinh doanh quốc tế. 1.3.2.2. Các nét chính có tính hệ thống: Quá trình ra quyết định.  Những cú đẩy quyết định.  Các tầm nhìn chiến lược.  Những sự phát triển về phương pháp luận. 1.3.2.3. Các nét chính bên trong:  Các chiến lược chủ động đối phó  Đa chiến lược.  Tính đa ngành.  Quá trình thực thi.  Sử dụng nguồn tài nguyên... 1.3.3. Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược Sơ đồ 1.5: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Hình thành Thực hiện Đưa ra chiến lược nghiên cứu Hợp nhất trực giác và phân tích quyết định Thực thi Thiết lập mục Đề ra các Phân phối chiến lược tiêu ngắn hạn chính sách các nguồn lực Đánh giá Xem xét lại các yếu tố So sánh kết quả Thực hiện chiến lược Bên trong & bên ngoài với tiêu chuẩn điều chính 1.3.4. Mô Hình quản trị chiến lược Sứ mệnh & Mục tiêu Phân tích bên ngoài Phân tích bên trongLựa chọn chiến lược Chiến lược tác nghiệp Chiến lược kinh doanh Chiến lược toàn cầu Chiến lược của hãng Thiết kế cơ cấu tổ chức Gắn kết chiến lược, tổ chức, và kiểm soát Thiết kế hệ thống kiểm soát Quản lý thay đổi chiến lược Thực thi chiến lược 1.4. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.4.1. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược: Có hai loại:  Một là, chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát.  Hai là, chiến lược bộ phận: gồm:  Chiến lược sản phẩm;  Chiến lược giá;  Chiến lược phân phối và  Chiến lược chiêu thị 1.4. 2. Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược: Chia làm bốn loại chiến lược: Loại thứ nhất, chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt: Không dàn trải các nguồn lực, cần tập trung cho những nhân tố, hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại thứ hai, chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. 1.4.2. Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược (tt): Loại thứ ba, chiến lược sáng tạo tấn công: Đặt câu hỏi “Tại sao”, nhằm xét lại những điều tưởng như đã kết luận. Loại thú tư, chiến lược khai thác các mức độ tự do: Tập trung khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. CÂU HỎI 1. Trình bày các giai đoạn của quản trị chiến lược. 2. Theo Anh (Chị), các doanh nghiệp Việt Nam có nên tiến hành quản trị chiến lược không. Vì sao? 3. Anh (Chị) trình bày quá trình mua sắm một loại phương tiện nào đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc1_5012.pdf