Từ các kết quả tính toán chỉ số chất lượng
nước NFS-WQI tại 3 trạm quan trắc môi trường
biền miền Nam Việt Nam cho thấy: chỉ số này
đã phản ảnh được hiện trạng và diễn biến của
chất lượng môi trường nước với mức độ ô
nhiễm khác nhau. Chỉ số chất lượng nước NFSWQI đã phản ánh được tình trạng chất lượng
nước biển ven bờ tại các trạm quan trắc môi
trường biển miền Nam, trong đó chất lượng
nước tại trạm Nha Trang là tốt nhất và tại trạm
Rạch Giá là kém nhất. Chất lượng nước tại các
trạm Nha Trang và Vũng Tàu ít có sự khác biệt,
trong khi đó tại trạm Rạch giá thì có sự khác
biệt rất rõ rệt giữa 2 mùa.
Chỉ số NFS-WQI cũng cung cấp thông tin
về chất lượng môi trường nước biển ven bờ cho
các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách
và cộng đồng cư dân đang sinh sống ven biển.
Chỉ số chất lượng nước NFS-WQI cũng cho
phép thành lập bản đồ phân vùng chất lượng
nước cho mọi thủy vực một cách dễ dàng. M c
dù, các nghiên cứu chuyên sâu về chất
lượng nước thường không s dụng NFSWQI, tuy nhiên nó cũng có thể được s dụng
cho các nghiên cứu vĩ mô khác
10 trang |
Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng môi trường tại các trạm quan trắc môi trường biển phía Nam Việt Nam trong 5 năm gần đây (2011-2015), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
36
Áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng
môi trường tại các trạm quan trắc môi trường biển
phía Nam Việt Nam trong 5 năm gần đây (2011-2015)
Phạm Hữu Tâm*
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST),
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2016
Chỉnh s a ngày 28 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tóm tắt: Mạng lưới quan trắc nước biển ven bờ của Việt Nam hình thành từ năm 1996 và ngày
càng mở rộng. Các thông số trong môi trường nước được phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra
các nhận định về hiện trạng và diễn biến của chất lượng nước biển ven bờ.
Các cách đánh giá truyền thống về chất lượng nước thường tổng hợp các giá trị của từng thông số
trong một thủy vực nào đó và hình thức báo cáo theo cách thức như vậy chỉ phục vụ cho các
chuyên gia am hiểu về lĩnh vực môi trường. Trong khi các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách
và cộng đồng muốn biết một cách tổng thể chất lượng nước của một vùng nào đó, thì thường g p
nhiều khó khăn, do đây không phải là lĩnh vực chuyên sâu của họ. Việc tính toán chỉ số chất lượng
nước (Water Quality Index - WQI) là cần thiết, vì nó cho phép đánh giá và báo cáo theo một hình
thức phù hợp cho tất cả các đối tượng s dụng thông tin nói trên mà không cần phải am hiểu nhiều
về các thông số chất lượng nước. NSF-WQI là một chỉ số chất lượng nước thường hay s dụng để
đánh giá chất lượng môi trường ở nhiều quốc gia, được thành lập bởi Brown và các cộng sự vào
năm 1970 [1].
Chỉ số chất lượng nước được áp dụng trong nghiên cứu này để đánh giá những thay đổi về chất
lượng nước biển ven bờ tại các trạm quan trắc ở miền Nam Việt Nam trong 5 năm qua (2011-2015).
Từ khóa: Chỉ số chất lượng nước, mạng lưới quan trắc môi trường, vùng biển ven bờ, các thông số
môi trường.
1. Mở đầu
Hoạt động quan trắc và phân tích môi
trường biển ven bờ Việt Nam bắt đầu từ năm
1996 do 3 trạm quan trắc phân tích môi trường
biển miền Bắc, miền Trung và miền Nam thực
hiện với nhiệm vụ hàng năm là quan trắc và
phân tích môi trường biển ven bờ miền Bắc từ
_______
ĐT.: 84-913463972
Email: tamphamhuu@gmail.com
Quảng Ninh (Trà Cổ) đến Nghệ n (C a ),
miền Trung từ Quảng Bình (đ o Ngang) đến
Bình Định (Quy Nh n), miền Nam từ Khánh
H a (Nha Trang) đến Kiên Giang (Hà Tiên).
Các thông số, chỉ tiêu, tần suất và thời gian
quan trắc được thống nhất trong các hội thảo do
Tổng cục Môi trường chủ trì với các trạm quan
trắc và phân tích môi trường biển ven bờ Quốc
gia và đề cư ng nhiệm vụ quan trắc hàng năm
được phê duyệt bởi Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
37
Trạm quan trắc và phân tích môi trường
biển miền Nam có nhiệm vụ quan trắc chất
lượng môi trường biển tại 6 trạm ven bờ (Nha
Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Định n, Rạch
Giá, Hà Tiên) và một trạm xa bờ (Đảo Phú
Quý). Trong đó, 3 trạm Nha Trang, Vũng Tàu
và Rạch Giá là những trạm được quan trắc liên
tục với chuỗi số liệu đầy đủ nhất kể từ ngày
thành lập trạm cho đến nay.
Các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang
diễn ra sôi động ở các vùng biển ven bờ thuộc 3
thành phố Nha Trang, Vũng Tàu, Rạch Giá tạo
nên những áp lực lớn về môi trường, có nguy
c cao gây ô nhiểm thủy vực ven bờ. Vì vậy, từ
những năm đầu của thập niên 90, chất lượng
môi trường nước biển của những vùng này luôn
được các c quan chức năng trung ư ng cũng
như địa phư ng tập trung theo dõi và quan trắc
định k . Vấn đề đ t ra là cần có một cách đánh
giá tổng thể, dễ hiểu và có đủ độ tin cậy về hiện
trạng chất lượng nước biển ven bờ phục vụ
cho mọi đối tượng quan tâm, từ các nhà quản
lý, các nhà hoạch định chính sách đến cộng
đồng cư dân sống ven biển.
Chỉ số môi trường là cách s dụng số
liệu tổng hợp h n so với đánh giá từng thông
số hay s dụng các chỉ thị. Rất nhiều các quốc
gia trên thế giới đã triển khai áp dụng các mô
hình ch ỉ số chất lượng nước với nhiều mục
đích khác nhau [2]. Từ nhiều giá trị của các
thông số khác nhau, bằng các cánh tính toán
phù hợp, ta thu được một chỉ số duy nhất, giá
trị của chỉ số này phản ánh một cách tổng quát
nhất về chất lượng nước. Chỉ số chất lượng
nước với ưu điểm là đ n giản, dễ hiểu, có tính
khái quát cao có th ể được s dụng cho mục
đích đánh giá di ễn biến chất lượng nước theo
không gian và thời gian, là nguồn thông tin
phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà quản
lý không phải chuyên gia về môi trường nước.
Vì vậy, việc áp dụng chỉ số chất lượng nước
NFS-WQI cho các trạm quan trắc môi trường
biển phía Nam mà bài báo nêu lên, đã phần nào
đáp ứng được vấn đề nêu trên.
2. Tài liệu và phương pháp
2.1. Vị trí nghiên cứu
Bao gồm 3 trạm quan trắc môi trường biển
(hình 1).
Hình 1. Các trạm quan trắc và phân tích môi trường biển phía Nam.
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
38
Trạm Nha Trang: Tọa độ 12o12’45”N,
109
o13’12”E. Vị trí lấy mẫu thuộc vịnh Nha
trang với độ sâu xấp xỉ 20m, nằm gần khu dân
cư khóm Cầu Đá và khóm Tây Hải, Vĩnh
Nguyên, Nha Trang, giữa 2 con sông Cái và
sông C a Bé đổ vào đầu vịnh và cuối vịnh.
Trạm Vũng Tàu: Tọa độ 10o23’27”N,
107
o01’05”E. Vị trí lấy mẫu nằm giữa vịnh
Gành Rái, trước c a các con sông, rạch thuộc
hệ thống sông Sài G n - Đồng Nai, ở độ sâu
gần 10m. Khu vực này đang chịu sức ép môi
trường ngày càng tăng do các hoạt động kinh tế
không chỉ dọc các sông Thị Vải, Đồng Nai, Sài
G n, các cảng thư ng mại, các khu chế xuất,
khu công nghiệp mà c n là các hoạt động kinh
tế khác trong nội địa thuộc các tỉnh Bình
Dư ng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu có xả
thải ra các con sông.
Trạm Rạch Giá: Tọa độ 09o58’24’’N,
105
o04’07”E. Vị trí lấy mẫu nằm ở phía Tây-
Nam vịnh Rạch Giá có độ sâu 2,5-3m. Đây là
một vịnh rất nông và bằng phẳng, trao đổi nước
với biển ngoài khó khăn nên nước từ sông C a
ớn hầu như chi phối nguồn nước trong vịnh,
đây là con sông lớn chảy từ đồng bằng sông
C u ong về phía tây, chảy qua nhiều thị trấn,
khu dân cư, đồng ruộng... trước khi đổ vào
vịnh, nước vịnh có độ m n thấp.
2.2. Tài liệu
Dữ liệu dùng để tính toán chỉ số chất lượng
nước NSF-WQI trong 5 năm gần đây được
chọn lọc, thu thập và chuẩn hóa từ các trạm
quan trắc và phân tích môi trường biển miền
Nam [3]. Các phư ng pháp phân tích các thông
số môi trường dựa theo [4].
Chất lượng nước biển ven bờ trong khu vực
nghiên cứu được đánh giá dựa trên Quy chuẩn
Kỹ thuật Quốc gia (QCVN 10:2015/BTNMT)
đối với các thông số pH, ôxy h a tan (DO), mật
độ coliform (Fecal Coliform), PO4-P và tổng
chất rắn l l ng (TSS); tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 5943-1995) đối với thông số nhu
cầu ôxy sinh hóa (BOD5); tiêu chuẩn của
SE N đối với thông số NO3-N và tiêu chuẩn
của ustralia đối với thông số độ đục - áp dụng
cho vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh
[5-8].
2.3. Chỉ số chất lượng nước (WQI)
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality
Index - WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính
toán từ các thông số chất lượng nước xác định
thông qua một công thức toán học, nhằm đ n
giản hóa thành một con số, qua đó có cái nhìn
tổng thể về chất lượng nước và được biểu diễn
thông qua một thang điểm (rất tốt, tốt, trung
bình, xấu, rất xấu), giúp dễ dàng thành lập bản
đồ chất lượng nước ho c dùng để mô tả định
lượng về chất lượng nước [1].
Từ cuối thế kỷ XIX, việc s dụng sinh vật
trong nước làm chỉ thị cho mức độ sạch ở
Đức được coi là nghiên c ứu đầu tiên về WQI,
sau đó chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI đầu
tiên được xây dựng trên thang số. Hiện nay có
rất nhiều quốc gia xây d ựng và áp dụng chỉ
số WQI nhằm quản lý tốt h n các thủy vực.
Thông qua một mô hình tính toán, từ các
thông số khác nhau ta thu đư ợc một chỉ số
duy nhất. Sau đó chất lượng nước có thể
được so sánh với nhau thông qua chỉ số đó.
Đây là phư ng pháp đ n giản, trực quan h n so
với việc phân tích một loạt các thông số môi
trường. Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao
gồm:
- Phục vụ quá trình ra quy ết định: WQI có
thể được s dụng làm c sở cho việc ra các
quyết định phân bổ tài chính và xác định các
vấn đề ưu tiên.
- Phân vùng chất lượng nước.
- Thực thi tiêu chuẩn, quy chuẩn: WQI có
thể đánh giá được mức độ đáp ứng/không
đáp ứng của chất lượng nước đối với tiêu
chuẩn hiện hành.
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo
không gian và th ời gian.
- Công bố thông tin cho cộng đồng.
- Trong nghiên cứu khoa học: các nghiên
cứu chuyên sâu về chất lượng nước thường
không s dụng WQI. Tuy nhiên, WQI có
thể s dụng cho các nghiên cứu vĩ mô khác
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
39
như đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa
đến chất lượng nước khu vực, đánh giá hiệu
quả kiểm soát phát thải,
2.4. Chỉ số chất lượng nước NSF-WQI
Bài báo này đã áp dụng chỉ số chất lượng
nước NFS–WQI theo mô hình c bản của Quỹ
Vệ sinh Hoa K (National Sanitation
Foundation - NSF). Trên c sở chọn trọng số
của 9 thông số: ôxy h a tan (DO), mật độ
coliform (Fecal Coliform), pH, nhu cầu ôxy
sinh hóa (BOD5), biến thiên nhiệt độ (∆t), tổng
phosphor (TP), nitrate, độ đục và tổng chất rắn
l l ng (TSS) được Brown xây dựng vào năm
1970 và được Ott (1978), Salim et al. (2009)
hoàn thiện [1]. Chỉ số chất lượng nước NSF-
WQI đã s dụng thành công trong việc đánh giá
chất lượng môi trường nước biển tại vịnh
Kuwait [2]. Công thức đầy đủ của chỉ số NSF-
WQI:
Trong đó: Wi
là trọng số của thông số i;
Qi là hệ số phụ của thông số i, mỗi thông số
chất lượng nước được chuyển thành các hệ số
phụ Qi thông qua biểu đồ của Ott (1978) (hình 2).
Bài báo này s dụng số liệu tại các trạm
quan trắc cách xa nhau, thời điểm đo khác nhau.
Nên thông số biến thiên nhiệt độ (∆t) không thể
s dụng được. Vì vậy công thức tính NSF-WQI
có sự thay đổi cùng với bảng trọng số được
trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Bảng thay đổi trọng số NSF-WQI
Thông số DO Coliform pH BOD5 ∆t TP Nitrate Độ đục TSS
Trọng số 0,17 0,16 0,11 0,11 0,1 0,1 0,1 0,08 0,07
Trọng số chỉnh s a 0,19 0,18 0,12 0,12 - 0,11 0,11 0,09 0,08
Nếu DO% lớn h n 140%, Qi = 50 Nếu TSS lớn h n 500 ppm, Qi =20
Nếu pH12.0, Qi = 0 Nếu độ đục >100 NTU, Qi = 5
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
40
Nếu Nitrate >100ppm, Qi = 1 Nếu Phosphate >10 ppm, Qi = 2
Hình 2. Biểu đồ Ott biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ các thông số và hệ số phụ Qi.
Sau khi tính toán chỉ số NFS-WQI, ta so sánh giá trị với ngưỡng giá trị của bảng bên dưới sẽ mô tả
chất lượng nước tại vùng nghiên cứu.
Bảng 2. Mô tả chất lượng môi trường nước theo các ngưỡng giá trị
Ngưỡng giá trị NSF-WQI
Mức đánh giá
chất lượng nước
Thang màu
90 – 100 Rất tốt Xanh đậm
70 – 90 Tốt Xanh nước biển
50 – 70 Trung bình Vàng
25 – 50 Xấu Da cam
0 – 25 Rất xấu Đỏ
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Số liệu phân tích chất lượng môi trường
nước biển ven bờ trong 5 năm gần đây (2011-
2015) được chọn lọc, thu thập và tính toán bao
gồm các thông số: ôxy h a tan (DO), mật độ
coliform (Fecal Coliform), pH, độ đục, nhu cầu
ôxy sinh hóa (BOD5), các muối dinh dưỡng
(PO4-P, NO3-N) và tổng chất rắn l l ng
(TSS) [3].
Bảng 3. Hàm lượng của các thông số môi trường vào mùa khô tại trạm Nha Trang
Năm
pH DO Độ đục TSS BOD5 PO4-P NO3-N Coliform
(mg/l) (NTU) (mg/l) (mg/l) (g/l) (g/l) MPN/100ml
2011 8,13 6,43 5,20 17,48 0,77 11,40 30 0
2012 8,37 6,45 6,88 4,93 1,22 12,05 28 275
2013 8,01 6,75 7,93 7,25 0,49 13,83 28,5 247
2014 8,14 6,66 5,50 4,60 0,84 8,03 35 9
2015 8,36 6,40 1,15 1,28 0,46 8,25 33 56
QCVN 10:2015/BTNMT
GTGH 6,5-8,5 ≥5 0,5-20* 50 <10** 15 60*** 1000
GTGH: giá trị giới hạn
*: tiêu chuẩn của Australia
**: TCVN 5943-1995
**: tiêu chuẩn của ASEAN
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
41
Bảng 4. Hàm lượng của các thông số môi trường vào mùa mưa tại trạm Nha Trang
Năm
pH DO Độ đục TSS BOD5 PO4-P NO3-N Coliform
(mg/l) (NTU) (mg/l) (mg/l) (g/l) (g/l) MPN/100ml
2011 8,18 6,54 4,65 2,00 0,84 12,45 30 66,7
2012 8,34 7,27 6,23 3,38 1,09 21,75 28 75
2013 8,17 6,78 3,80 2,28 0,55 9,43 31 378
2014 8,11 6,51 11,75 3,93 0,74 6,98 35 0
2015 8,09 6,24 6,28 3,18 0,39 14,95 33 506,5
QCVN 10:2015/BTNMT
GTGH 6,5-8,5 ≥5 0,5-20* 50 <10** 15 60*** 1000
3.1. Trạm Nha Trang
Các dẫn liệu trình bày ở bảng 3 và 4 cho
thấy, trong suốt quá trình quan trắc từ năm 2011
đến 2015, các thông số quan trắc tại điểm quan
trắc môi trường nước biển vịnh Nha Trang như:
pH, độ đục, ôxy h a tan (DO), nhu cầu ôxy sinh
hóa (BOD5), các muối dinh dưỡng (PO4-P,
NO3-N) và coliform trong cả 2 mùa (khô và
mưa) nhìn chung đều nằm trong giá trị giới hạn
(GTGH) được quy định trong các Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn hiện hành áp dụng cho mục đích
nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh [5-8].
Chỉ ghi nhận giá trị của muối PO4-P trong mùa
mưa năm 2012 là vượt GTGH. Hàm lượng của
các thông số môi trường được quan trắc ít có sự
khác biệt giữa 2 mùa.
Biến thiên của chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI tại trạm quan trắc biển ven bờ Nha Trang
từ 2011 đến 2015 được thể hiện ở hình 3 và cho
thấy chất lượng nước biển ven bờ ở khu vực
vịnh Nha Trang c n rất tốt (tất cả các giá trị đều
nằm trong ngưỡng thang tốt và rất tốt) và ít có
sự khác biệt về chất lượng nước biển giữa 2
mùa, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu
trước đây [9]. Diễn biến theo thời gian cho thấy
chất lượng nước có suy giảm trong 2 năm 2012
và 2013, sau đó có cải thiện h n trong năm
2014. Giá trị trung bình của chỉ số chất lượng
nước NFS-WQI tại trạm Nha Trang là 85,91
(mùa khô); 84,30 (mùa mưa) và dao động trong
khoảng từ 80,00 – 93,68 (mùa khô) và từ 80,74
– 92,53 (mùa mưa).
Hình 3. Biến thiên của chỉ số chất lượng nước NFS-WQI tại trạm Nha Trang.
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
42
3.2. Trạm Vũng Tàu
Dẫn liệu trình bày ở bảng 5 và 6 cho thấy,
trong khoảng thời gian tiến hành quan trắc từ
2011 đến 2015, các thông số quan trắc môi
trường biển tại trạm Vũng Tàu như: pH, DO,
BOD5 và coliform trong cả 2 mùa nhìn chung
đều nằm trong GTGH được quy định trong Tiêu
chuẩn, Quy chuẩn hiện hành, áp dụng cho mục
đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh [3-
6]. Tuy nhiên, trong cả 2 mùa giá trị của các
muối dinh dưỡng (PO4-P, NO3-N) đều vượt
GTGH, điều đó phản ánh những tác động tiêu
cực do các hoạt động kinh tế dọc các sông Thị
Vải, Đồng Nai, Sài G n, các cảng thư ng mại,
các khu chế xuất, khu công nghiệp, cũng như
các hoạt động kinh tế khác trong nội địa thuộc
các tỉnh Bình Dư ng, Đồng Nai và đ c biệt là
vùng nội thủy Bà Rịa – Vũng Tàu xả thải ra các
con sông. Tư ng tự như trạm Nha Trang, hàm
lượng của các thông số môi trường được quan
trắc trong suốt thời gian (2011 – 2015) ít có sự
khác biệt giữa 2 mùa.
Biến thiên của chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI tại trạm quan trắc biển ven bờ Vũng Tàu
trong khoảng thời gian 2011 đến 2015 được thể
hiện ở hình 4, cho thấy chất lượng nước biển
ven bờ ở khu vực trạm Vũng Tàu c n tư ng đối
tốt về m t sinh thái (hầu hết các giá trị đều nằm
trong ngưỡng thang tốt và rất tốt) và ít có sự
khác biệt về chất lượng nước giữa 2 mùa. Xem
xét diễn biến của chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI theo thời gian tại khu vực này cho thấy
chất lượng nước có cải thiện trong năm 2013
nhưng lại suy giảm trong các năm 2014 và
2015. Giá trị trung bình của chỉ số chất lượng
nước NFS-WQI là 80,09 (mùa khô); 81,39
(mùa mưa) và dao động trong khoảng 73,24 –
90,62 (mùa khô); từ 76,49 - 91,14 (mùa mưa).
Dựa vào giá trị chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI ta thấy chất lượng nước tại trạm quan trắc
môi trường biển ven bờ Nha Trang tốt h n so
với trạm Vũng Tàu.
Bảng 5. Hàm lượng của các thông số môi trường vào mùa khô tại trạm Vũng Tàu
Năm
pH DO Độ đục TSS BOD5 PO4-P NO3-N Coliform
(mg/l) (NTU) (mg/l) (mg/l) (g/l) (g/l) MPN/100ml
2011 8,17 6,16 29,98 64,58 0,96 12,30 143 0
2012 8,41 6,08 63,40 62,35 1,02 14,48 69 350
2013 7,92 6,28 16,05 40,88 1,39 14,90 537 125
2014 8,25 6,00 111,75 59,80 1,04 19,83 159 23
2015 8,41 5,98 20,98 55,76 13,38 16,75 501,5 42
QCVN 10:2015/BTNMT
GTGH 6,5-8,5 ≥5 0,5-20* 50 <10** 15 60*** 1000
Bảng 6. Hàm lượng của các thông số môi trường vào mùa mưa tại trạm Vũng Tàu
Năm
pH DO Độ đục TSS BOD5 PO4-P NO3-N Coliform
(mg/l) (NTU) (mg/l) (mg/l) (g/l) (g/l) MPN/100ml
2011 8,04 5,95 23,75 47,50 1,87 18,48 144 375
2012 7,80 4,86 123,03 85,95 1,14 17,78 230 5
2013 8,25 6,47 19,55 25,18 0,74 22,23 98 0
2014 8,14 5,94 16,73 115,85 0,79 20,98 249 137
2015 8,11 5,38 79,25 30,38 1,52 9,75 190,5 82
QCVN 10:2015/BTNMT
GTGH 6,5-8,5 ≥5 0,5-20* 50 <10** 15 60*** 1000
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
43
Hình 4. Biến thiên của chỉ số chất lượng nước NFS-WQI tại trạm Vũng Tàu.
3.3. Trạm Rạch Giá
Dẫn liệu trình bày ở bảng 7 và 8 trong
khoảng thời gian quan trắc từ 2011 đến 2015
cho thấy các thông số quan trắc môi trường biển
tại trạm Rạch Giá như: pH, DO (mùa khô),
BOD5 (ngoại trừ mùa khô năm 2014) đều nằm
trong khoảng GTGH được quy định trong các
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn hiện hành áp dụng
cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy
sinh [3-6]. Trong khi đó, phần lớn giá trị của độ
đục, các muối dinh dưỡng (PO4-P, NO3-N), mật
độ coliform, TSS và DO (mùa mưa) đều vượt
GTGH, kết quả trên đã phản ánh phần nào
những tác động tiêu cực của các hoạt động kinh
tế - xã hội ở các vùng lân cận (cư dân tp. Rạch
Giá, hệ thống các kênh thoát ở vùng biển phía
Tây, vật chất từ sông C a ớn, ) đến chất
lượng nước biển ven bờ khu vực vịnh Rạch Giá.
Tư ng tự như trạm Nha Trang và trạm Vũng
Tàu, hàm lượng của các thông số môi trường
được quan trắc trong khoảng thời gian 2013 -
2015 ít có sự khác biệt giữa 2 mùa. Tuy nhiên,
trong các năm 2011 – 2012 lại có sự khác biệt
giữa 2 mùa.
Biến thiên của chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI tại trạm quan trắc Rạch Giá trong khoảng
thời gian từ 2011 đến 2015 được thể hiện ở
hình 5 và cho thấy rằng chất lượng nước biển
ven bờ ở khu vực trạm Rạch Giá đang có biểu
hiện ô nhiễm (phần lớn các giá trị của chỉ số
chất lượng nước NFS-WQI đều nằm trong
ngưỡng thang trung bình, thậm chí có giá trị
nằm ở mức xấu) và có sự khác biệt rõ rệt về
chất lượng nước giữa 2 mùa trong các năm
2011 - 2012. Xem xét diễn biến của chỉ số chất
lượng nước NFS-WQI theo thời gian từ 2011 –
2015 tại khu vực này cho thấy, chất lượng nước
đã suy giảm liên tục từ năm 2011 đến 2014. Giá
trị trung bình của chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI tại trạm Rạch Giá là 66,90 (mùa khô);
63,00 (mùa mưa) và dao động trong khoảng
48,39 – 80,01 (mùa khô); từ 54,78 – 69,72 (mùa
mưa). Dựa vào giá trị chỉ số chất lượng nước
NFS-WQI cho thấy chất lượng nước tại trạm
quan trắc môi trường biển ven bờ Rạch Giá là
kém nhất so với 2 trạm quan trắc Nha Trang và
Vũng Tàu.
Bảng 7. Hàm lượng của các thông số môi trường vào mùa khô tại trạm Rạch Giá
Năm
pH DO Độ đục TSS BOD5 PO4-P NO3-N Coliform
(mg/l) (NTU) (mg/l) (mg/l) (g/l) (g/l) MPN/100ml
2011 8,39 7,98 17,65 45,50 7,98 59,45 62,7 6
2012 8,21 5,76 15,20 16,25 1,47 19,25 1435,5 67
2013 7,28 3,51 15,15 16,60 5,64 36,35 2450 1356
2014 8,49 12,23 101,50 42,35 33,00 36,20 168 12465
2015 7,84 3,58 29,15 8,00 1,76 41,85 420 5715
QCVN 10:2015/BTNMT
GTGH 6,5-8,5 ≥5 0,5-20* 50 <10** 15 60*** 1000
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
44
Bảng 8. Hàm lượng của các thông số môi trường vào mùa mưa tại trạm Rạch Giá
Năm
pH DO Độ đục TSS BOD5 PO4-P NO3-N Coliform
(mg/l) (NTU) (mg/l) (mg/l) (g/l) (g/l) MPN/100ml
2011 6,83 2,14 75,30 47,60 2,14 34,90 137,5 68
2012 7,87 6,09 211,45 195,50 4,26 89,20 126 100
2013 7,61 5,25 127,55 92,85 2,45 49,40 156 1578
2014 8,95 4,02 240,50 94,40 3,44 32,95 188 2765
2015 7,16 3,73 66,90 144,67 2,59 52,35 392,5 1800
QCVN 10:2015/BTNMT
GTGH 6,5-8,5 ≥5 0,5-20* 50 <10** 15 60*** 1000
Hình 5. Biến thiên của chỉ số chất lượng nước NFS-WQI tại trạm Rạch Giá.
4. Kết luận
Từ các kết quả tính toán chỉ số chất lượng
nước NFS-WQI tại 3 trạm quan trắc môi trường
biền miền Nam Việt Nam cho thấy: chỉ số này
đã phản ảnh được hiện trạng và diễn biến của
chất lượng môi trường nước với mức độ ô
nhiễm khác nhau. Chỉ số chất lượng nước NFS-
WQI đã phản ánh được tình trạng chất lượng
nước biển ven bờ tại các trạm quan trắc môi
trường biển miền Nam, trong đó chất lượng
nước tại trạm Nha Trang là tốt nhất và tại trạm
Rạch Giá là kém nhất. Chất lượng nước tại các
trạm Nha Trang và Vũng Tàu ít có sự khác biệt,
trong khi đó tại trạm Rạch giá thì có sự khác
biệt rất rõ rệt giữa 2 mùa.
Chỉ số NFS-WQI cũng cung cấp thông tin
về chất lượng môi trường nước biển ven bờ cho
các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách
và cộng đồng cư dân đang sinh sống ven biển.
Chỉ số chất lượng nước NFS-WQI cũng cho
phép thành lập bản đồ phân vùng chất lượng
nước cho mọi thủy vực một cách dễ dàng. M c
dù, các nghiên cứu chuyên sâu về chất
lượng nước thường không s dụng NFS-
WQI, tuy nhiên nó cũng có thể được s dụng
cho các nghiên cứu vĩ mô khác.
Lời cảm ơn
Tác giả xin chân thành cảm n Giám đốc
trạm Quan trắc môi trường biển miền Nam cho
phép s dụng số liệu.
P.H. Tâm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 36-45
45
Tài liệu tham khảo
[1] R. M. Brown, N. I. McClelland, R. A. Deininiger,
and R. G. Tozer, “ Water-quality Index Do We
Dare?”. Water and Sewage Work, vol. 117
(1970) 339.
[2] Ali E., Asma A., Nawaf A., Application of Water
Quality Index to Assess the Environmental
Quality of Kuwait Bay. International Journal of
Environmental Science and Development vol. 5,
No. 6 (2014) 527.
[3] Cục Môi trường, Báo cáo tổng hợp kết quả quan
trắc môi trường vùng biển ven bờ miền Nam trong
các năm 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015.
[4] A. Rice, B. Baird, D. Eaton, Standard Methods for
the Examination of Water and Wastewater, 22
nd
Edition. American Public Health Association,
Washington D.C, (2012).
[5] ANZECC, Australian Water Quality Guidelines
for Fresh and Marine Waters. National Water
Quality Management Strategy Paper No 4,
Australian and New Zealand
Environment and Conservation Council,
Canberra, (1992).
[6] Australian Government, ASEAN Marine Water
Quality Management Guidelines and Monitoring
Manual. Asean Marine Water Quality Criteria,
(2008).
[7] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tiêu chuẩn Quốc
gia về chất lượng nước biển ven bờ (TCVN 5943-
1995), 1995.
[8] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chuẩn Kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN
10: 2015/BTNMT), 2015.
[9] Phạm Hữu Tâm, Diễn biến chất lượng nước tại
trạm quan trắc môi trường biển Quốc gia, vịnh
Nha Trang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn quốc
lần thứ 5 về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà
Nội (2013) 296.
Application of Water Quality Index to Assess
Environmental Quality in Coastal Monitoring Stations
in the South Viet Nam in the Last 5 Years (2011-2015)
Pham Huu Tam
Institute of Oceanography - Vietnam Academy of Science & Technology (VAST)
Abstract: In Viet Nam, environmental monitoring programe in coastal waters was established in
1996. Essential environmental parameters were analyzed and used for assessment of environmental
status and seawater quality changes over time.
Traditional reports on water quality were typically including assesment on variation of each single
parameter and at each waterbody with a descriptic statistical summary. This type of information
maybe valueable in the level of experts on water quality, but may not be relevance to environmental
managers and policy makers who require clear and concise information about certain water bodies.
Therefore, calculating a water quality index (WQI) is very necessary to provide a method which water
quality data will be consistently compiled and reported for different expertise levels without
understand more about water quality parameters. The National Sanitation Foundation water Quality
Index (NSF-WQI), was developed by the National Sanitation Foundation (NSF) in 1970 (Brown and
others, 1970; Mitchell and Stapp, 2000), is a commonly-used for evironmental quality assessment in
many countries [1].
The NSF-WQI is applied in this present study to evaluate changes in coastal water quality of
monitoring stations in South Viet Nam in the last 5 years (2011–2015).
Keywords: Water Quality Index, monitoring network, coastal area, environmental parameters.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4062_49_7519_1_10_20170404_945_2013755.pdf