Ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) giai đoạn cá hương

1. Kết luận - Sử dụng thức ăn trùn chỉ cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất trong giai đoạn ương cá hương cá bống tượng, có sự sai khác có ý nghĩa với các nghiệm thức thức ăn cá tạp, chế biến (p<0,05). Khối lượng và chiều dài khi kết thúc thí nghiệm của nghiệm thức thức ăn trùn chỉ lần lượt là 1,97 ± 0,45g; 5,549 ± 0,051. - Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức thức ăn cá tạp cao nhất đạt 90%, trùn chỉ là 86,67% và thức ăn chế biến là 55,55%. - Hệ số thức ăn của nghiệm thức thức ăn trùn chỉ thấp nhất 4,78, cá tạp chế biến lần lượt là 6,53 và 8,53. 2. Kiến nghị Tiếp tục những nghiên cứu khác về cá bống tượng giai đoạn cá hương như mật độ ương, số lần cho ăn, cường độ chiếu sáng để hoàn thiện quy trình ương nuôi đối tượng này.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) giai đoạn cá hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG EFFECTS OF THREE DIFFERENT FEED TYPES ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF MARBLE GOBY (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) JUVENILES Phạm Thị Anh1 Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện thông qua: 08/6/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng giai đoạn cá hương được thực hiện trong 8 tuần. Cỡ cá sử dụng cho thí nghiệm là 1,08 ± 0,32g; 4,713 ± 0,374cm/con, cá được cho ăn 2 lần/ngày. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức thức ăn là trùn chỉ, cá tạp và thức ăn chế biến, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ 30 con/bể (100L). Kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn trùn chỉ có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở cá bống tượng giai đoạn cá hương. Cá cho ăn thức ăn trùn chỉ có tốc độ tăng trưởng cao nhất với khối lượng cá khi hết thúc thí nghiệm đạt giá trị trung bình là 1,97 ± 0,45(g); khối lượng cá gia tăng đạt 82,4 ± 4,21% và tỷ lệ sống đạt 86,67%. Không có sự sai khác về tỷ lệ sống giữa nghiệm thức trùn chỉ và cá tạp (86,67 ± 12,34% và 90 ± 5,77%), tuy nhiên có sự sai với nghiệm thức thức ăn chế biến. Từ khóa: cá bống tượng, thức ăn, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng ABSTRACT Experiments on effects of several different foods on the growth and survival rate of marble goby fi sh were conducted during eight weeks. The mean weight and length of fi sh used for the experiments was 1.08 g ± 0.32g; 4.713 ± 0.374cm/fi sh respectively and they were fed twice daily. Three dietary treatments were applied including tubifex, trash fi sh and mixed diet, and each had three replicates (30 fi sh per tank). The results of this study showed that earthworm dietary treatment only affected growth and survival rate at late larval stages. The young marble goby fed on tubifex showed the highest growth at the end of the treatment: 1.97 ± 0.45 (g); weight gain: 82.4 ± 4.21% and the survival rate of 86,67%. Although the tubifex and trash fi sh treatment showed no differences in survival of the goby fi sh, they were signifi cantly different from the mixed diet treatment. Keywords: goby fi sh, mixed diet, survival rate, growth rate 1 Viện Nuôi trồng thủy sản- Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC 1. ĐẶT VẤN ĐẾ Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới, chúng có thể thích nghi với cả môi trường nước ngọt và nước lợ (với độ mặn từ 4-15 ppt). Cá có sức sống cao, tương đối dễ nuôi và là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2006, cá bống tượng loại 1 (600-800 g/con) có giá lên tới 350.000 đ/kg. Đến năm 2014, giá cá bống tượng trên 10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 thị trường vẫn giữ ở mức 320.000 đ/kg, riêng ở Cà Mau giá cá bống tượng thương phẩm gia tăng mạnh, đạt mức 480.000 đến 490.000đ/kg đối với cá thương phẩm 600 - 800g/con, cá có kích thước lớn từ 1kg/con trở nên có giá 530.000 đ/kg [12, 13, 14]. Cá bống tượng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm, đặc biệt ở giai đoạn dưới 100g. Từ giai đoạn cá bột phải mất 2 - 3 tháng nuôi cá mới đạt chiều dài khoảng 3 - 4cm, muốn cá đạt kích thước 100 g/con thì cần thêm 4 - 5 tháng nữa [1, 13]. Hiện nay, đã có rất nhiều các cơ sở cho sinh sản nhân tạo thành công cá bống tượng và đạt được những kết quả nhất định [1, 4], tuy nhiên số lượng con giống vẫn chưa phục vụ đủ cho nhu cầu nuôi cá bống tượng của người dân. Tỷ lệ sống của cá bống tượng ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống rất thấp, tỷ lệ sống của cá trong giai đoạn này thường dao động từ 25 đến 35% [1]. Nguyên nhân chính của tỷ lệ sống thấp đó là kích cỡ miệng của cá rất nhỏ từ 0,08 đến 0,2 mm [7], chúng chỉ ăn các loại động vật phù du có kích thước nhỏ và những loại mồi hiện diện trong tầm mắt chúng, chính vì vậy mà việc sản xuất giống gặp nhiều khó khăn trong việc bổ sung dinh dưỡng thức ăn cho cá. Có rất nhiều những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho cá bống tượng bột như Amornsakun (2002, 2003), Abol-Munafi (2002, 2006), Dương Tấn Lộc (2002), Bùi Minh Tâm và Lê Như Xuân (1995)... tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập trung trên cá bống tượng từ 0 đến 30 ngày tuổi, những nghiên cứu về thức ăn trên cá hương còn rất hạn chế. Theo Bùi Minh Tâm và Lê Như Xuân (1995), khi tiến hành thí nghiệm với các loại thức ăn khác nhau cho cá 30 ngày tuổi thì nghiệm thức cho ăn thức ăn trùn chỉ và nghiệm thức cho ăn thức ăn trùn chỉ kết hợp thức ăn viên cho tốc độ tăng trưởng cao nhất (1,141g lên 4,586g) sau 60 ngày theo dõi. Ngoài ra cũng theo các tác giả này khi theo dõi cá bống tượng hương 30 ngày tuổi đến 60 ngày thì thấy cá cho ăn cả ngày lẫn đêm cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá chỉ cho ăn ngày hoặc chỉ cho ăn đêm. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852), cá thí nghiệm được 2 tháng tuổi với khối lượng và kích thước trung bình là 1,08 ± 0,32g và 4,713 ± 0,373cm. Thí nghiệm được bố trí thực hiện tại Trại thực nghiệm Nuôi và sản xuất giống nước ngọt Ninh Phụng - Trường Đại học Nha Trang từ 2/3/2015 đến 2/5/2015. Hình 1. Cá bống tượng thí nghiệm và hệ thống bể nuôi 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn (NTTA) khác nhau là trùn chỉ, thức ăn chế biến và thức ăn cá tạp, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí trong các bể composit có thể tích 100L/bể, mật độ 30 cá thể/bể. Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11 2.2. Thức ăn thí nghiệm Thức ăn chế biến: bao gồm 70% cá tạp xay nhuyễn + 30% bột đậu nành, vitamin premix, khoáng. Nguyên liệu được trộn đều, sau đó được hấp chín và để nguội trước khi cho ăn. Thức ăn cá tạp được băm nhỏ vừa kích cỡ miệng cá trước khi cho ăn. Thức ăn trùn chỉ là thức ăn sống, trước khi cho ăn tiến hành rửa qua nước muối 3 - 5 ppm trong vòng 5 phút, sau đó cho cá ăn. 2.3. Chăm sóc và quản lý Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng và 17 giờ chiều với khẩu phần 7 - 10% khối lượng thân. Tuy nhiên trong quá trình cho ăn thường xuyên phải theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi ăn 1 giờ tiến hành siphon loại bỏ chất thải, thức ăn dư thừa và cấp lại lượng nước đã mất trong quá trình siphon. Các thông số môi trường như nhiệt độ, oxy, pH, NH3/NH4 + được kiểm tra đo đạc thường xuyên và duy trì ngưỡng thích nghi của cá. Khối lượng và chiều dài của cá được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm. Kiểm tra tỷ lệ sống và quan sát tình trạng sức khỏe của cá. 3. Các chỉ tiêu theo dõi Khối lượng cá ban đầu (start weight, WS) được xác định khi bố trí thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm cân từng cá thể để xác định khối lượng cuối (End weight-WE). Các số liệu thu dùng để tính toán tỷ lệ sống (Survival rate-SR); mức gia tăng khối lượng (Weight Gain -WG); tốc độ tăng trưởng theo ngày (Daily Growth Rate-DGR; tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specifi c growth rate-SGR); hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). 4. Phương pháp xử lý số liệu Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý trên chương trình Microsoft excel 2007. So sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phép phân tích ANOVA và phép thử Turkey với mức ý nghĩa <0,05 bằng chương trình SPSS Version 15.0 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng của cá bống tượng Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá bống tượng sau khi kết thúc thí nghiệm NTTA Trùn chỉ Cá tạp Chế biến Khối lượng ban đầu (g) 1,08 ± 0,32 1,08 ± 0,32 1,08 ± 0,32 Khối lượng cuối Wc(g) 1,97 ± 0,0455 c 1,43 ± 0,05b 1,25 ± 0,05a Chiều dài ban đầu Lđ(cm) 4,74 ± 0,39 4,74 ± 0,39 4,74 ± 0,39 Chiều dài cuối Lc(cm) 5,549 ± 0,051 c 5,177 ± 0,049b 4,94 ± 0,06a WG (%) 82,4 ± 4,21c 32,43 ± 4,64b 15,53 ± 4,88a SGR (%/ngày) 1,07 ± 0,0414c 0,50 ± 0,063b 0,26 ± 0,076a Các giá trị thể hiện trong bảng là trung bình ± sai số chuẩn. Trong cùng hàng, giá trị trung bình kèm theo chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0.05) Số liệu ở Bảng 1 cho thấy sau thời gian thí nghiệm, cá tăng trưởng ở tất cả các nghiệm thức, các loại thức ăn khác nhau trong các nghiệm thức có ảnh hưởng khác nhau đến khối lượng và chiều dài của cá khi kết thúc thí nghiệm, mức gia tăng khối lượng, tốc độ tăng trưởng theo ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) với sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khối lượng và chiều dài trung bình của cá bống tượng khi kết thúc thí nghiệm ở NTTA sử dụng trùn chỉ đạt giá trị cao nhất với giá trị lần lượt là 1,97 ± 0,0455g; 5,549 ± 0,051cm, tiếp đến là nghiệm thức sử dụng thức ăn cá tạp và nghiệm thức thức ăn chế biến cho kết quả thấp nhất. Các chỉ tiêu về sự gia tăng khối lượng WG, SGR và DGR đều cho thấy thức ăn trùn chỉ mang lại kết quả tốt nhất trong các thức ăn 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 thí nghiệm, tiếp đến là thức ăn cá tạp và cuối cùng là thức ăn chế biến. Giữa các nghiệm thức này có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009 khi cho rằng thay thế sớm hoàn toàn thức ăn tự nhiên bằng thức ăn nhân tạo giai đoạn cá bột hay cá giống sẽ dẫn đến ức chế quá trình sinh trưởng của cá, gây cá bệnh và cho tỷ lệ sống thấp. 2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống tượng Hình 2. Tỷ lệ sống của các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá bống tượng mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của cá bống tượng ở nghiệm thức cá tạp là cao nhất (90%), tiếp đến là nghiệm thức thức ăn trùn chỉ (86,67%) và cuối cùng là thức ăn chế biến (55,56%), không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống giữa cá ăn thức ăn trùn chỉ với cá ăn thức ăn cá tạp. Trùn chỉ là thức ăn ưa thích của nhiều loại cá giống. Rất nhiều các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ở giai đoạn giống, cá ăn thức ăn trùn chỉ có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao như Đỗ Minh Tri (2008); Nguyễn Văn Triều và ctv (2008). Đỗ Minh Tri (2008) khi tiến hành nghiên cứu thức ăn cho cá hú Pangasius conchophilus giai đoạn giống cho thấy, cá cho ăn trùn chỉ có tốc độ trăng trưởng (0,016 g/ngày) và tỷ lệ sống (98,67%) là cao nhất, kết quả này có sự khác biệt có ý nghĩa so với cá cho ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Nguyễn Văn Triều và ctv (2008) ương nuôi cá kết Kryptopterus bleekeri giống bằng các loại thức ăn khác nhau cho thấy tỷ lệ sống của cá sau 30 ngày ương đạt tốt nhất khi cho ăn trùn chỉ so với cho ăn bằng Artemia hay kết hợp hai loại thức ăn này [6]. Tuy nhiên Trần Ngọc Hải và ctv (2011) khi nghiên cứu về thức ăn cho cá ngát (Plotosus canius) với 3 loại thức ăn (trùn chỉ, cá tạp và thức ăn viên) giai đoạn giống, kết quả nghiên cứu cho thấy sau 30 ngày ương, nghiệm thức có cho cá ăn thức ăn cá tạp lại cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất, tiếp theo mới là nghiệm thức cho ăn trùn chỉ và thức ăn chế biến [2]. Hình 3. Hệ số thức ăn (FCR) của các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13 Hệ số sử dụng thức ăn ở các nghiệm thức sử dụng các loại thức ăn khác nhau là tương đối cao, đặc biệt là nghiệm thức thức ăn chế biến lên tới 8,53. Nghiệm thức thức ăn trùn chỉ có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất được thể hiện qua hệ số sử dụng thức ăn thấp với 4,78; tiếp đến là thức ăn cá tạp và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức. Hệ số sử dụng thức ăn ở thí nghiệm rất cao, điều đó cũng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài, cá bống tượng là loài tăng trưởng chậm, đặc biệt ở giai đoạn dưới 100g. Để cá hương có kích thước từ 1,5 - 2cm phát triển lên 7-10 cm cần mất tới 4 tháng [6]. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Sử dụng thức ăn trùn chỉ cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất trong giai đoạn ương cá hương cá bống tượng, có sự sai khác có ý nghĩa với các nghiệm thức thức ăn cá tạp, chế biến (p<0,05). Khối lượng và chiều dài khi kết thúc thí nghiệm của nghiệm thức thức ăn trùn chỉ lần lượt là 1,97 ± 0,45g; 5,549 ± 0,051. - Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức thức ăn cá tạp cao nhất đạt 90%, trùn chỉ là 86,67% và thức ăn chế biến là 55,55%. - Hệ số thức ăn của nghiệm thức thức ăn trùn chỉ thấp nhất 4,78, cá tạp chế biến lần lượt là 6,53 và 8,53. 2. Kiến nghị Tiếp tục những nghiên cứu khác về cá bống tượng giai đoạn cá hương như mật độ ương, số lần cho ăn, cường độ chiếu sáng để hoàn thiện quy trình ương nuôi đối tượng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ng uyễn Chung, 2007. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Bống tượng. NXB Nông nghiệp, 126 trang. 2. Trần Ngọc Hải và ctv, 2010. Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống cá ngát (Plotosus canius). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 12/2010, 95 trang. 3. Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt, Lý Văn Khánh và Cao Mỹ Án, 2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngát giai đoạn giống (Plotpsus canius, Hamilton 1882). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2011:18b: 254-261 4. Ng uyễn Phú Hòa, Dương Hữu Tâm, 2007. Tình hình nuôi cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) tại xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1&2/2007: 143-145. 5. Dương Tấn Lộc, 2002. Kỹ thuật nuôi cá Bống tượng. NXB Nông nghiệp, 32 trang. 6. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loại thức ăn khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2008 (2): 67-75. 7. Lê Như Xuân, Dương Nhựt Long, Bùi Minh Tâm, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Giáo trình giảng dạy Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ: 109-121 8. Lê Như Xuân, Bùi Minh Tâm, 08/1995. Tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản: 11-12. 9. 10. 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Tiếng Anh 11. Abol-Munafi , A. B, P. T. Liem and Ng B. S., 2002. Studies on the larval rearing of Oxyeleotris marmoratus (Bleeker). Paper presented at the Malaysian Science & Technology Congress 2002 Symposium C: Life Science. Sarawak, 12-14 December 2002, Malaysia 12. Abol-Munafi , A. B, P. T. Liem, M. V. Van, M. A. Ambak, 2006. Histological ontogeny of the digestive system of Marble Goby (Oxyeleotris Marmoratus) larvae. Journal of Sustain. Sci & Mngt, 2006 Vol. 1(2): 79-86. 13. A mornsakun, T. Sriwatana, W. and Chamnanwech, U, 2002. Some aspects in early life stage of sand goby, Oxyeleotris marmoratus Larvae, Songklanakarin J. Sci. Technol, 24(4): 611-619. 14. Am ornsakun, T., Sriwatana, W., and Chamnanwech, U., 2003. The culture of sand goby, Oxyeleotris marmoratus II: Gastric emptying times and feed requirements of larvae Songklanakarin J. Sci. Technol., 25(3): 373-379. 15. Panu Tavarutmaneegul, 1988. Breeding and Rearing of Sand Goby (Oxyeleotris marmoratus Blk.) Fry. Aquaculture, 69, 29: 299-305. 16. Poh Leong Loo et al, 2015. Manipulating culture conditions and feed quality to increase the survival of Larval Marble goby oxyeleotris marmorata. North American Journal of Aquaculture 77:2: 149-159.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_mot_so_loai_thuc_an_den_toc_do_tang_truong_va.pdf