6. KẾT LUẬN
Kết quả thống kê từ các phân tích hồi quy đa biến
xác định rằng 3 thành tố của HĐĐT (CTĐT, Năng
lực chuyên môn của GV, Phẩm chất trách nhiệm
của GV) và 2 yếu tố liên quan đặc điểm cá nhân
của SV (Kì vọng của SV, Mức độ tham gia hoạt
động ngoại khóa của SV) ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên. Riêng yếu tố về kiểu nhân
cách hướng nội/hướng ngoại của SV không ảnh
hưởng đến sự hài lòng của họ. Như vậy, hài lòng
của SV không phải là một thực thể đơn nhất, mà
là một chỉnh thể có tính phức hợp với 5 thành tố
(hài lòng về CTĐT, hài lòng về năng lực chuyên
môn của GV, hài lòng về phẩm chất trách nhiệm
của GV, hài lòng về điều kiện học tập, hài lòng về
chất lượng dịch vụ hỗ trợ). Điều này phù hợp với
một số nghiên cứu của các tác giả như: Hill.F.M,
Harvey.L và Zheng.T (1995); Ali Kara và Oscar
W.DeShields (2004); Chr.Koilias (2005);
M.Joseph Sirgy, Stephan Grzeskowiak và Don
Rahtz (2006); Kết quả này cũng khá phù hợp
với một số quan niệm về hài lòng đối với HĐĐT
như Zhao, F. (2003) cho rằng hài lòng của SV là
“sự thỏa mãn về chất lượng của khóa học, GV,
đội ngũ nhân viên và dịch vụ hỗ trợ”. Ngoài ra,
hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học còn chịu
ảnh hưởng của yếu tố về kì vọng của SV và mức
độ tham gia hoạt động ngoại khóa./
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố về sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường Đại học thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long - Lê Thị Linh Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
26
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Thị Linh Giang1, Trần Thị Lan Anh2, Châu Sôryaly2
1TS. Trường Đại học An Giang
2ThS. Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 27/07/15
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
25/10/16
Ngày chấp nhận đăng: 03/16
Title:
Factors affecting students’
satisfaction towards training
and education of some
universities in Mekong delta
Từ khóa:
Sự hài lòng của sinh viên, hoạt
động đào tạo đại học, giáo dục
đại học
Keywords:
Students satisfaction, training
activities, higher education
ABSTRACT
The purpose of this study is to evaluate the influence of these factors on
students’ satisfaction in university training activities, aimed at improving the
quality of higher education. Samples of 1,447 formal undergraduate students in
four public universities from Mekong Delta (An Giang University, Can Tho
University, Dong Thap University, Tra Vinh University). Participants
completed a questionnaire consisting of two parts: First, assess the level of
student expectations and the level of the school’s responses. Second, individual
characteristics of students. The results obtained from the statistical analysis
showed that students in four universities satisfied with the quality university
training activities at a high level. Statistical results from the multivariate
regression analysis determined that three components of training activities
(Training program, Professional capacity of lecturers and Quality of faculty
responsibilities) and two factors related to individual characteristics of students
(Student expectations and The level of participation in extracurricular activities
of students) affected students’ satisfaction. The findings have, based on the
results of the present study, educational implications.
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo đại học nhằm hướng đến
nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Mẫu nghiên cứu gồm 1.447 sinh viên hệ
đại học hình thức giáo dục chính quy tại 4 trường đại học công lập thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long (Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ,
Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Trà Vinh). Người tham gia hoàn
thành bảng hỏi gồm 2 phần: Một là, đánh giá mức độ kì vọng của sinh viên và
mức độ đáp ứng của nhà trường. Hai là, đặc điểm cá nhân của sinh viên. Kết
quả thu được từ các phân tích thống kê cho thấy sinh viên ở 4 trường hài lòng
về chất lượng hoạt động đào tạo đại học ở mức cao.
Kết quả thống kê từ các phân tích hồi quy đa biến xác định rằng 3 thành tố của
hoạt động đào tạo (Chương trình đào tạo, Năng lực chuyên môn của giảng
viên, Phẩm chất trách nhiệm của giảng viên) và 2 yếu tố liên quan đặc điểm cá
nhân của sinh viên (Kì vọng của sinh viên, Mức độ tham gia hoạt động ngoại
khóa của sinh viên) ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Những khuyến
nghị, dựa trên kết quả nghiên cứu, được đề xuất và thảo luận.
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
27
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sư ̣hài lòng của sinh viên (SV) đối với các cơ sở
giáo dục có thể ảnh hưởng đến niềm tin của ho ̣và
những dư ̣điṇh trong tương lai (Cronin & Taylor
1992), đồng thời là môṭ chỉ số của trường để đo
lường mức đô ̣đáp ứng nhu cầu của SV, hiêụ quả,
thành công và sư ̣ sinh tồn của các trường. Đây
cũng chính là bằng chứng về hiêụ quả của cơ sở
đào tạo, giúp hê ̣ thống kip̣ thời và có những điều
chỉnh hợp lí để ngày càng taọ ra mức đô ̣hài lòng
cao hơn cho những đối tươṇg mà nó phục vu ̣
(Upcraft & Schuh 1996). Như vậy, viêc̣ thỏa mañ
nhu cầu của người học se ̃ taọ cho họ thái độ tích
cưc̣ và đôṇg cơ hoc̣ tập đúng đắn. Quá trình nhà
trường tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của SV sẽ là
một trong những nhân tố cơ bản đảm bảo sự thành
công trong giáo dục đại học, bởi lẽ hiệu quả của
quá trình đào tạo phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân
người học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập
trung đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo
(HĐĐT) đại học.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN
Một số nhóm nghiên cứu tập trung nhiều vào ảnh
hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của
SV: nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ quản lý
trong trường đại học dựa trên quan điểm coi SV là
khách hàng” của Hill.F.M hay Harvey.L (1995)
khi nghiên cứu về sự hài lòng đều cho rằng SV
chỉ cảm thấy hài lòng với chất lượng môi trường
học tập trong trường khi nhà trường đáp ứng tốt
nhu cầu của họ về: khu dịch vụ, tổ chức và đánh
giá khóa học, đội ngũ GV và phong cách giảng
dạy, phương pháp giảng dạy, điều kiện và đánh
giá học tập, hoạt động phong trào, định hướng
phát triển, chính sách/học bổng, khuôn viên nhà
trường, Elliot và Healy (2001) khi nghiên cứu
“Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của
SV có liên quan đến công tác tuyển sinh và duy trì
hoạt động học tập” cho rằng yếu tố có ảnh hưởng
đến sự hài lòng của SV gồm: môi trường học
thuật hiệu quả, khuôn viên/quang cảnh nhà
trường, môi trường sống trong nhà trường, các
dịch vụ hỗ trợ trong khuôn viên nhà trường, mối
quan tâm của nhà trường đến SV, hiệu quả của
hoạt động giảng dạy, chính sách/học bổng hiệu
quả, nhà trường thực hiện cam kết hiệu quả, đảm
bảo an ninh trật tự trong khu vực nhà trường, dịch
vụ hoàn hảo và sự công nhận của SV. Khi nghiên
cứu về “Đo lường sư ̣hài lòng của SV khoa Công
nghê ̣thông tin ở Hy Lap̣” Chr. Koilias đề cập đến
chất lượng môi trường học tập trong trường để
thỏa mãn nhu cầu người học cần tập trung vào các
nội dung: chương trình đào taọ, đôị ngũ GV, cơ sở
vật chất, dic̣h vu ̣hỗ trơ,̣ hình ảnh của nhà trường
(Chr. Koilias, 2005). Nghiên cứu chất lươṇg cuôc̣
sống của SV trường cao đẳng của M.Joseph Sirgy,
Stephan Grzeskowiak và Don Rahtz (2006) cho
rằng nâng cao chất lượng cuộc sống SV nhằm
thỏa mãn nhu cầu học tập, sinh hoạt của SV là vấn
đề cấp thiết. Do đó, trường đã tập trung vào chất
lượng của các lĩnh vực: (1) măṭ hoc̣ thuâṭ; (2) măṭ
xa ̃ hôị; (3) cơ sở vâṭ chất và dic̣h vu ̣ cơ bản
(M.Joseph Sirgy & cs., 2006).
Ngoài ra, các nghiên cứu về một số đặc điểm cá
nhân của SV ảnh hưởng đến hài lòng của họ: yếu
tố giới tính và tuổi có nghiên cứu của Rienzi và
cs. (1993), Aleamoni, L.M. (1998), Young, S. và
Rush, L.; Shaw, D. (2009), Hoặc yếu tố sự trải
nghiệm của SV khi học tại trường có nghiên cứu
của Cashin, W.E. (1995), Cisneros-Cohernour, E.
J. (2001), Dalton, H và Denson, N. (2009),
Muhammad Nauman Abbasi (2011). Hoặc yếu tố
kết quả học tập có nghiên cứu của Lally và Myhill
(1994), Crumbley, Henry và Kratchman (2001),
3. KHUNG LÝ THUYẾT
Căn cứ vào thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
làm cơ sở để xây dựng khung lý thuyết cho
nghiên cứu. Tác giả cho rằng sư ̣hài lòng của SV
đối với hoaṭ động đào tạo đại học là: “sư ̣ thỏa
mãn kì vọng của chính SV về điều kiện và hoạt
đôṇg đào taọ nhằm thỏa mãn nhu cầu trở thành
người có năng lưc̣ trong liñh vưc̣ đươc̣ đào taọ”.
Từ nhận định trên, chúng tôi đưa ra mô hình
nghiên cứu như sau:
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
28
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ 04 trường đại
học công lập thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long (Trường Đại học An Giang, Trường Đại học
Cần Thơ, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường
Đại học Trà Vinh). Số phiếu phát ra là 1.621
phiếu và số phiếu thu về là 1.465 phiếu. Sau khi
thu hồi, có 18 phiếu không hợp lệ nên bị loại.
Trong các bảng không hợp lệ có 07 phiếu người
được hỏi trả lời cực đoan (cho điểm vào một mức
từ trên xuống hoặc theo đường dzích dzắc), 11
phiếu có số lượng ô trống trên 30%. Vì vậy, kích
thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 1.447
phiếu. Kết quả phân tích đặc điểm mẫu nghiên
cứu cho thấy tỉ lệ phân bố giữa các nhóm là khá
đồng đều, cụ thể:
ĐẶC
ĐIỂM
NHÀ
TRƯỜNG
HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
- Hài lòng về chương trình đào tạo (CTĐT)
- Hài lòng về năng lực chuyên môn giảng viên (NLCMGV)
- Hài lòng về phẩm chất trách nhiệm của GV (PCTNGV)
- Hài lòng về điều kiện học tập (ĐKHT)
- Hài lòng về chất lượng dịch vụ hỗ trợ (CL DVHT)
3. Năm học
5. Mức độ tham gia
hoạt động ngoại khóa
4. Kết quả học tập
2. ĐĐ ngành nghề
1. ĐĐ CQQL trường ĐH
HOẠT ĐỘNG ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC
•CTĐT
•NLCMGV
•PCTNGV
•ĐKHT
•CL DVHT
ĐẶC
ĐIỂM
CÁ
NHÂN
SV
2. Kiểu nhân cách
1. Kì vọng
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
29
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng Tần suất (%)
1. Cơ sở giáo dục
Trường Đại học An Giang 397 27,4
Trường Đại học Cần Thơ 385 26,6
Trường Đại học Đồng Tháp 316 21,9
Trường Đại học Trà Vinh 349 24,1
2. Khối ngành
Sư phạm 629 43,5
Kinh tế 233 16,1
Thủy sản 585 40,4
3. Năm học SV
SV năm thứ III 721 49,8
SV năm thứ IV 726 50,2
4. Kiểu nhân cách
Hướng ngoại 947 65,4
Hướng nội 500 34,6
5. Kết quả xếp loại học tập
Học lực TB - Yếu 607 41,9
Học lực Khá - Giỏi 840 58,1
6. Mức độ tham gia hoạt động
ngoại khóa
Tham gia ít 384 26,5
Tham gia nhiều 1.063 73,5
4.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm hai bước chính: (1) nghiên
cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên
cứu sơ bộ: sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu chính
thức: sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng.
Các bước nghiên cứu được thực hiện như sau:
Nghiên cứu điṇh tính thực hiện cho các nghiên
cứu trước đây của tác giả để xây dựng bộ công cụ
tác giả đã phỏng vấn nhóm lañh đaọ, CBQL và
thảo luâṇ nhóm với SV các khóa tại các trường
được khảo sát. Muc̣ đích của nghiên cứu này là
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sư ̣hài lòng của
SV đối với HĐĐT. Nghiên cứu điṇh lươṇg: đươc̣
thưc̣ hiêṇ bằng phương pháp điều tra thông qua
bảng câu hỏi đươc̣ thiết kế dưạ trên kết quả của
các nghiên cứu trước. Nghiên cứu nhằm đo lường
mức đô ̣ảnh hưởng của các yếu tố đến sư ̣hài lòng
của SV đối với hoaṭ đôṇg đào taọ đại học. Phương
pháp phân tích nhân tố khám phá đươc̣ sử duṇg để
rút goṇ các biến đo lường, phương pháp hồi quy
bôị đươc̣ dùng để xác điṇh mối tương quan giữa
sự hài lòng của SV với các yếu tố ảnh hưởng. Các
phần mềm thống kê đươc̣ sử duṇg để phân tích dữ
liêụ thu thâp̣ trong nghiên cứu điṇh lươṇg.
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 Kết quả
5.1.1 Đánh giá chung sự hài lòng của SV đối với
HĐĐT đại học
Kết quả nghiên cứu thực tế dựa trên dữ liệu 4
trường đại học công lập thuộc Đồng bằng sông
Cửu Long nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa 3 yếu
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
30
tố: (1) mức độ kì vọng của SV về chất lượng
HĐĐT đại học; (2) mức độ đáp ứng chất lượng
HĐĐT của cơ sở giáo dục và (3) hài lòng của SV
về HĐĐT đại học như sau:
4,19
4,61
2,78
3,463,523,533,56
3,22
3,37
3,53
3,823,593,623,783,76
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
4,50
5,00
Chương trình đào
tạo
Năng lực chuyên
môn GV
Phẩm chất, trách
nhiệm GV
Điều kiện học tập Dịch vụ hỗ trợ
Kì vọng của SV
Đáp ứng của nhà
trường
Hài lòng của SV
Hình 2. So sánh điểm trung bình (ĐTB) giữa kì vọng của SV, đáp ứng của nhà trường và hài lòng của SV
Kết quả phân tích từ đồ thị hình 2 cho thấy:
- Xét đến yếu tố kì vọng của SV về HĐĐT đại
học, điểm trung bình (ĐTB) về kì vọng của
SV (thang điểm 5) đối với HĐĐT đại học ở
mức trung bình, dao động trong khoảng từ
2,78 đến 3,56. Trong đó, SV kì vọng nhất về
chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT),
năng lực chuyên môn của GV và phẩm chất,
trách nhiệm của GV.
- Xét đến yếu tố đáp ứng của nhà trường về
HĐĐT, ĐTB của 5 thành tố đều ở mức đáp
ứng khá cao, dao động trong khoảng từ 3,22
đến 4,61. Theo ý kiến của SV đánh giá thì 2
thành tố liên quan điều kiện học tập, CTĐT
được nhà trường đáp ứng ở mức tốt nhất so
với 3 thành tố còn lại.
- Xét đến yếu tố hài lòng, ĐTB của các thành
tố liên quan HĐĐT đại học dao động trong
khoảng từ 3,59 đến 3,82.
Kết quả thực tế này hoàn toàn phù hợp với nghiên
cứu lý thuyết (thuyết kì vọng của Victor Vroom).
Khi môi trường bên trong trường đại học – 5
thành tố liên quan đến HĐĐT đại học (CTĐT,
năng lực chuyên môn của GV, phẩm chất trách
nhiệm của GV và điều kiện học tập) nếu được nhà
trường đáp ứng tốt so với kì vọng của SV thì SV
cảm thấy hài lòng (điều này cũng được đề cập đến
trong thuyết nhu cầu của Maslow). Nhận định này
đã được phân tích ở phần trên, ta thấy ĐTB của
mức độ đáp ứng của nhà trường > ĐTB về kì
vọng của SV ở từng thành tố tương ứng đều cho
kết quả SV hài lòng mức khá cao.
Đối với thành tố liên quan đến yếu tố tạo động lực
(theo cách gọi của Frederich Herberrg) như thành
tố về năng lực chuyên môn của GV, phẩm chất
trách nhiệm của GV nếu được đáp ứng tốt thì
ngoài cảm giác thỏa mãn còn tạo cho SV động cơ
say mê học thuật, nghiên cứu (ĐTB hài lòng của
thành tố này ở mức cao nhất – sắp xếp theo thứ
bậc).
Đối với 3 thành tố liên quan CTĐT, điều kiện học
tập và dịch vụ hỗ trợ (đây là những yếu tố tạo sự
duy trì), nếu được đáp ứng chỉ tạo cho SV cảm
giác hài lòng/thỏa mãn với ĐTB hài lòng của 3
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
31
thành tố này thấp hơn 2 thành tố còn lại. Kết quả
phân tích tương quan Pearson giữa kì vọng, đáp
ứng, hài lòng cho thấy mức ý nghĩa trong phân
tích tương quan Pearson P < 0,01.
5.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sự
hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học
Bảng 2. Các thông số phân tích hồi quy
Yếu tố ảnh hưởng
Trọng
số hồi
quy
Sai
lệch
chuẩn
Trọng
số
(chuẩn)
Giá trị t
Mức ý
nghĩa
Độ
chấp
nhận
của
biến
Hệ số
phóng đại
phương
sai
Hằng số hồi quy 1,300 0,125 10,395 0,000
1. Chương trình đào tạo 0,186 0,029 0,152 6,468 0,000 0,841 1,189
2. Năng lực chuyên môn của GV 0,157 0,042 0,188 3,706 0,000 0,179 5,580
3. Phẩm chất trách nhiệm của
GV
0,082 0,021 0,128 3,946 0,000 0,440 2,273
4. Kì vọng của SV 0,209 0,073 0,182 2,879 0,004 0,116 8,606
5. Mức độ tham gia hoạt động
ngoại khóa
0,140 0,035 0,099 3,952 0,000 0,737 1,357
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các yếu tố ảnh
hưởng đến hài lòng của SV thì quan trọng nhất là
yếu tố về năng lực chuyên môn của GV (b2 =
0,188). Tiếp theo là kì vọng của SV (b4 = 0,182),
CTĐT (b1 = 0,152), phẩm chất trách nhiệm của
GV (b3 = 0,128). Cuối cùng là mức độ tham gia
hoạt động ngoại khóa (b5 = 0,099) (xem Bảng 2,
cột trọng số đã chuẩn hóa). Chúng tôi sử dụng hệ
số hồi quy đã chuẩn hóa để so sánh mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến hài lòng của SV vì hệ số
này không phụ thuộc vào thang đo. Các kiểm tra
khác (phân phối phần dư, các biểu đồ,) cho thấy
các giả thiết cho hồi quy không bị vi phạm. Hiện
tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nhiều đến
kết quả giải thích với hệ số phóng đại phương sai
(VIF) từ 1,189 đến 8,606.
5.2 Thảo luận
5.2.1 Về kết quả đo lường
Kết quả đánh giá thông qua Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá lại
bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy
các thang đo đạt được yêu cầu về giá trị (tính đơn
hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) và độ tin
cậy (Cronbach’s Alpha và tổng hợp). Một số hàm
ý cho kết quả như sau:
Một là, các kết quả này cho thấy, một cách tổng
quát, các thang đo được xây dựng và kiểm định
trên phạm vi 4 trường đại học công lập được lựa
chọn. Thông qua quá trình đánh giá, chúng tôi đã
hoàn thiện các tiêu chí, chỉ báo của thang đo sự
hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Các nhà
quản lý giáo dục có thể sử dụng thang đo này
trong quá trình đánh giá sự hài lòng của SV đối
với HĐĐT đại học nhằm mục tiêu nâng cao chất
lượng đào tạo tại các trường.
Hai là, thang đo sự hài lòng được xây dựng là
thang đo đa hướng bao gồm 5 thành tố: [1] hài
lòng về CTĐT, [2] hài lòng về năng lực chuyên
môn của GV, [3] hài lòng về phẩm chất trách
nhiệm của GV, [4] hài lòng về điều kiện học tập,
[5] hài lòng về chất lượng dịch vụ hỗ trợ. Kết quả
nghiên cứu này góp phần khẳng định thang đo
đơn hướng (thang đo từng thành tố) của từng khái
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
32
niệm và giúp cho việc đo lường các khái niệm dễ
dàng hơn.
Ba là, nghiên cứu này xây dựng mới khái niệm sự
hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học với năm
thành tố (hài lòng về CTĐT, hài lòng về năng lực
chuyên môn của GV, hài lòng về phẩm chất trách
nhiệm của GV, hài lòng về điều kiện học tập, hài
lòng về chất lượng dịch vụ hỗ trợ). Kết quả đánh
giá thang đo này là tiền đề kích thích các nghiên
cứu tiếp theo tiếp tục khẳng định giá trị của thang đo
này.
5.2.2 Về mô hình nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, chưa có nhiều nghiên cứu xem
xét sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học như
một chỉnh thể.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy:
Một là, thành tố năng lực chuyên môn của GV
ảnh hưởng mạnh nhất đến hài lòng của SV đang
học đối với HĐĐT đại học với độ tin cậy 99%
(=0,506; p < 0,001). Kết quả nghiên cứu này cho
thấy tầm quan trọng của hài lòng về năng lực
chuyên môn của GV đối với hài lòng chung của
nhóm SV đang học ở trường như nhiều nghiên
cứu trước đây trên thế giới như: Hill.F.M,
Harvey.L và Zheng.T (1995); Ali Kara và Oscar
W.DeShields (2004). Hai là, thành tố về phẩm
chất trách nhiệm của GV ảnh hưởng mạnh đến hài
lòng chung của SV đang học đối với HĐĐT đại
học với độ tin cậy 99% (=0,433; p < 0,001). Kết
quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của
hài lòng về phẩm chất trách nhiệm của GV đối với
hài lòng chung của nhóm SV đang học ở trường
như nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới như
Chr.Koilias (2005); M.Joseph Sirgy, Stephan
Grzeskowiak và Don Rahtz (2006). Ba là, thành
tố CTĐT ảnh hưởng mạnh đến hài lòng của SV
đang học đối với HĐĐT đại học với độ tin cậy
99% (=0,323; p < 0,001). Như vậy, theo quan
điểm tâm lý học thì đây là các yếu tố tạo động cơ,
khi những yếu tố này được nhà trường đáp ứng
càng tốt thì SV càng cảm thấy hài lòng.
Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan cho thấy
có mối tương quan khá chặt giữa hai thành tố
năng lực chuyên môn của GV và phẩm chất trách
nhiệm của GV (r = 0,536; p < 0,001). Hơn nữa, ba
thành tố liên quan năng lực chuyên môn của GV,
phẩm chất trách nhiệm của GV và CTĐT giải
thích được 57,9% hài lòng của SV đối với HĐĐT
đại học. Kết quả này cho thấy năng lực chuyên
môn của GV đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng
hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học cũng như
mang lại chất lượng đào tạo của nhà trường. Kết
quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế
giới trong đó năng lực GV là một yếu tố chính tạo
nên chất lượng đào tạo (ví dụ, Byrne & Flood,
2003; Clayson, 1999; Faranda & Clarke, 2004).
Vì vậy, tuy có sự tương đồng nhưng kết quả của
nghiên cứu này góp một phần trong việc phát hiện
sự khác nhau về tầm quan trọng của các thành tố
tạo nên hài lòng của SV nói riêng và chất lượng
đào tạo nói chung. Kết quả này cũng góp phần
kích thích các nghiên cứu tiếp theo tiếp tục khám
phá các thành tố khác cũng như tầm quan trọng
của chúng có khả năng kích thích hài lòng của SV
đối với HĐĐT của trường và nâng cao hơn nữa
chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục.
Về mặt thực tiễn, như đã đề cập ở mặt lý thuyết,
năng lực chuyên môn của GV, phẩm chất trách
nhiệm của GV, CTĐT, kì vọng của SV, mức độ
tham gia hoạt động ngoại khóa giải thích được
57,9% sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học.
Kết quả này cho thấy, trong điều kiện đào tạo tại
Việt Nam, cũng như tại nhiều nước trên thế giới,
chúng ta đã và đang chuyển đổi từ đào tạo niên
chế sang đào tạo tín chỉ. Chính vì vậy nhu cầu học
tập ngày càng tăng, nhiều SV muốn rút ngắn thời
gian đào tạo thông qua tích lũy ngày càng nhiều
tín chỉ để hoàn thành chương trình học sớm nhất
có thể hoặc tham gia học nhiều chương trình cùng
lúc. Trong khi đó, lực lượng GV không tăng kịp
về chất lượng cũng như số lượng để đáp ứng nhu
cầu học tập ngày càng cao của người học theo học
chế tín chỉ. Ngoài ra, để thực hiện tốt việc chuyển
đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ cần có một
CTĐT linh hoạt, mềm dẻo đáp ứng tiêu chí chất
lượng đề ra của từng cơ sở giáo dục. Vì vậy, năng
lực GV và CTĐT có tầm quan trọng đặc biệt. Kết
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
33
quả nghiên cứu góp phần giúp cán bộ đào tạo nắm
bắt được tầm quan trọng của năng lực GV và
CTĐT đối với hài lòng của SV về HĐĐT đại học.
Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục
thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp (đối với
GV), cơ chế tuyển dụng GV (đối với đơn vị tuyển
dụng nhân sự) để có được đội ngũ GV có năng
lực, góp phần kích thích và làm tăng hài lòng của
SV cũng như nâng cao chất lượng học tập, nghiên
cứu của SV. Đồng thời, đánh giá chất lượng
CTĐT thường xuyên để có chiến lược kịp thời
đáp ứng nhu cầu người học, trong đó chú ý đến
hoạt động lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan
về đánh giá chương trình.
6. KẾT LUẬN
Kết quả thống kê từ các phân tích hồi quy đa biến
xác định rằng 3 thành tố của HĐĐT (CTĐT, Năng
lực chuyên môn của GV, Phẩm chất trách nhiệm
của GV) và 2 yếu tố liên quan đặc điểm cá nhân
của SV (Kì vọng của SV, Mức độ tham gia hoạt
động ngoại khóa của SV) ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên. Riêng yếu tố về kiểu nhân
cách hướng nội/hướng ngoại của SV không ảnh
hưởng đến sự hài lòng của họ. Như vậy, hài lòng
của SV không phải là một thực thể đơn nhất, mà
là một chỉnh thể có tính phức hợp với 5 thành tố
(hài lòng về CTĐT, hài lòng về năng lực chuyên
môn của GV, hài lòng về phẩm chất trách nhiệm
của GV, hài lòng về điều kiện học tập, hài lòng về
chất lượng dịch vụ hỗ trợ). Điều này phù hợp với
một số nghiên cứu của các tác giả như: Hill.F.M,
Harvey.L và Zheng.T (1995); Ali Kara và Oscar
W.DeShields (2004); Chr.Koilias (2005);
M.Joseph Sirgy, Stephan Grzeskowiak và Don
Rahtz (2006); Kết quả này cũng khá phù hợp
với một số quan niệm về hài lòng đối với HĐĐT
như Zhao, F. (2003) cho rằng hài lòng của SV là
“sự thỏa mãn về chất lượng của khóa học, GV,
đội ngũ nhân viên và dịch vụ hỗ trợ”. Ngoài ra,
hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học còn chịu
ảnh hưởng của yếu tố về kì vọng của SV và mức
độ tham gia hoạt động ngoại khóa./.
TAI LIỆU THAM KHẢO
Anderson E. & cs. (1994). Customer satisfaction,
Market share, and Profitability: Findings from
Sweden. Journal of Marketing, 58, 53-66.
BC College & Institute Student Outcomes.
(2003). Understanding student satisfaction,
3(1), 1-4.
Cashin W.E. (1995). Student Ratings of Teaching:
The Research Revisited. IDEA Paper No. 32.
Manhattan, KS: Kansas State University,
Center for Faculty Evaluation and
Development.
Cronin J. J. & Taylor S. A. (1992). Measuring
Service Quality: A Reexamination and
Extension. Journal of Marketing, 56, 55-68.
Elliot K.M. & Healy M.A. (2001). Key factors
influencing student satisfaction related to
recuitment and retenion. Journal of Marketing
for Higher Education, 10(4), 1-11.
Harvey L. (1995). Student satisfaction. The New
Review of Academic Librarianship, 1, 161-
173.
Joseph Sirgy M., Stephan Grzeskowiak and Don
Rahtz. (2007). Quality of college life of
students: Developing and validating a measure
of well-being. Social Indicators Research, 80,
343–360.
Koilias Chr. (2005). Evaluating Students’
Satisfaction: The Case of Informatics
Department of TEI Athens. An International
Journal, 5(2), 363-381.
Koviljka Banjecvic, Aleksandra Nastasic. (2010).
Methodological Approach: Students
Assessment of Academic Institution as Basic
for Successful Achievement of their
Satisfaction. Serbia: Center for Quality,
Faculty of Mechanical Engineering, University
of Kragujecvac.
Kwek, C. L., Lau, T. C., & Tan, T. C. (2010). The
‘Inside-out’ and ‘Outside-in’ Approaches on
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 26 – 34 Part A: Social Sciences, Humanities and Education
34
Students’ Perceived Service Quality: An
Empirical Evaluation. Management Science
and Engineering. 4(2), 1-26.
Lê Văn Hảo. (2007). Lấy ý kiến SV về hoạt động
giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế giới và tại
đại học Nha Trang. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia
đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
khoa học của GV, Ninh Thuận, Việt Nam.
Muhammad Nauman Abbasi. (2011). A Study on
Student Satisfaction in Pakistani Universities:
The Case of Bahauddin Zakariya University,
Pakistan. Asian Social Science, 7(7), 209-219.
Sik Sumaedi, I Gede Mahatma Yuda Bakti & Nur
Metasari (2011). The Effect of Students’
Perceived Service Quality and Perceived Price
on Student Satisfactionm. Management
Science and Engineering, 5(1), 88-97.
Starr A. M. (1972). College Student Satisfaction
Questionnaire Manual, Eric Document
Reproduction Service (058268).
Wu, W.R. (1992). The Relationship between
Teaching Styles and Learning Satisfaction in
the Lifelong Learning Centers of Taiwan. A
master’s degree thesis of Department of Adult
& Continuing Education of National Taiwan
Normal University, China.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04_le_thi_linh_giang_0_7401_2024229.pdf