Tóm tắt
Các thí nghiệm được tiến hành để đánh giá hiệu quả khử trùng mẫu của CH
và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến việc nhân nhanh giống dâu tây in
vitro. Kết quả cho thấy với chế phẩm CH 36%, dung dịch 8% có hiệu quả khử
trùng tốt nhất với mẫu là chồi đỉnh của cây con khi xử lý 15 phút (85,6% cây sống
không bị nhiễm nấm, khuẩn). Môi trường MS có bổ sung 0,4-0,6 mg/l BAP cho hệ
số nhân chồi cao nhất (51,6 lần) với chất lượng chồi khá tốt. Chồi tách từ cụm nuôi
cấy trên MS+BAP vươn thân tốt nhất khi cấy chuyển hai lần cách nhau 15 ngày
trên môi trường MS không có chất điều hòa sinh trưởng. MS có bổ sung 0,2 mg/l
NAA và 0,2 g/l than họat tính là thích hợp cho việc tái sinh bộ rễ in vitro. Phối hợp
với phun bổ sung phân NPK tím và Atonik, 10 ngày một lần, giá thể đất mùn đen
rất thích hợp cho việc cấy chuyển cây dâu tây ra vườn ươm.
Từ khóa: dâu tây, Fragaria x ananasa, môi trường Murashige-Skoog, calcium
hypochlorite, 6-benzylamino purine, naphthalene-acetic acid, indole-butyric acid.
14 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của biện pháp xử lý khử trùng mẫu và các yếu tố môi trường trong nhân nhanh giống dâu tây in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ðây là phiên bản html của tập tin
G o o g l e tự động tạo ra những phiên bản html của các tài liệu khi chúng tôi crawl web.
Để liên kết tới hoặc đánh dấu trang này, hãy sử dụng URL sau:
iles/dautay_1008085239.pdf+%22m%C3%B4i+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+nu%C3%B4i+
c%E1%BA%A5y+in+vitro%22&hl=vi&ct=clnk&cd=4&gl=vn
Google không có một mối liên hệ nào đến các tác giả của các trang web này cũng như không chịu trách nhiệm về nội dung của chúng.
Những cụm từ tìm kiếm này đã được tô sáng: môi trường nuôi cấy in vitro
Page 1
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
1
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHỬ TRÙNG MẪU
VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÂN NHANH
GIỐNG DÂU TÂY IN VITRO
Phạm Xuân Tùng & Phạm Thị Lan
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Tóm tắt
Các thí nghiệm được tiến hành để đánh giá hiệu quả khử trùng mẫu của CH
và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến việc nhân nhanh giống dâu tây in
vitro. Kết quả cho thấy với chế phẩm CH 36%, dung dịch 8% có hiệu quả khử
trùng tốt nhất với mẫu là chồi đỉnh của cây con khi xử lý 15 phút (85,6% cây sống
không bị nhiễm nấm, khuẩn). Môi trường MS có bổ sung 0,4-0,6 mg/l BAP cho hệ
số nhân chồi cao nhất (51,6 lần) với chất lượng chồi khá tốt. Chồi tách từ cụm nuôi
cấy trên MS+BAP vươn thân tốt nhất khi cấy chuyển hai lần cách nhau 15 ngày
trên môi trường MS không có chất điều hòa sinh trưởng. MS có bổ sung 0,2 mg/l
NAA và 0,2 g/l than họat tính là thích hợp cho việc tái sinh bộ rễ in vitro. Phối hợp
với phun bổ sung phân NPK tím và Atonik, 10 ngày một lần, giá thể đất mùn đen
rất thích hợp cho việc cấy chuyển cây dâu tây ra vườn ươm.
Từ khóa: dâu tây, Fragaria x ananasa, môi trường Murashige-Skoog, calcium
hypochlorite, 6-benzylamino purine, naphthalene-acetic acid, indole-butyric
acid.
Summary
Experiments were conducted to investigate the effect of CH on sterilization
of apical doom and influence of other factors in the culture medium on in vitro
rapid propagation of strawberry. Results indicated that 8% solution of the currently
available preparation 36% CH was highly effective in sterilization of apical dooms
from runners for 15 minutes (85.6 % live explants free from comtamination). MS
medium containing 0.4-0.6 mg/l BAP gave the highest shoot multiplication rate
(51.6x) with good shoot appearance. Shoot buds excised from callus masses,
cultured in MS medium suplemented with high concentration of BAP, grew best in
height when subcultured twice after every 15 days on MS medium free of plant
growth regulators. MS medium suplemented with 0.2 mg/l NAA and 0.2 g/l active
charcoal showed the best results in in vitro regeneration of root system.
Incombination with NPK and Atonik sprays at 10-day intervals, the black peat-
moss gave the best results in transplanting the in vitro plantlets into the nethouse
nursery.
Key words: strawberry, Fragaria x ananasa, Murashige – Skoog medium, calcium
hypochlorite, 6-benzylamino purine, naphthalene acetic acid, indole-butyric
acid.
Page 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như với nhiều lọai cây trồng nhân giống vô tính khác, nuôi cấy mô là biên pháp kỹ
thuật được sử dụng rộng rãi để nhân nguồn giống sạch bệnh dâu tây (Fragaria x
ananasa). Có thể tái sinh cây in vitro từ mảnh lá (Nehra & Stushnoff, 1989; Liu &
Stanford, 1988), từ nõan chưa thụ tinh hoặc tràng hoa (Prediery và cs, 1989), từ hạt
phấn (Rosati và cs, 1975) hoặc phôi chưa trưởng thành (Wang và cs, 1984). Tuy
nhiên, phương pháp có ý nghĩa thực tiễn và phổ biến nhất là tạo mẫu sạch bệnh từ
mô phân sinh, nuôi cấy callus, tạo và nhân nhanh cụm chồi, tạo cây có rễ in vitro,
sản xuất xuất cây giống từ thân bò (runner). Chất lượng cây giống in vitro là yếu tố
có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu qủa sản xuất cây giống tiêu chuẩn cũng như khả
năng sinh trưởng và năng suất của vườn dâu (Rancillac & Nourrisseau, 1989;
Stapteton & cs, 2001).
Nuôi cấy mô là kỹ thuật được ứng dụng nhân nhanh giống dâu tây tại Đà Lạt
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cây giống của một số cơ sở nhân giống đưa
ra sản xuất là rất khác nhau về chất lượng và sức sống. Hệ số nhân luôn là vấn đề
quan trọng nhất được quan tâm, nhưng kích thước cây và quy mô bộ rễ là vấn đề có
ý nghĩa quyết định đến sức sống, khả năng phục hồi và phát triển nhanh khi cấy
chuyển ra giá thể ex vitro. Báo cáo này trình bày một số kết quả nghiên cứu nhằm
xác định các yếu tố ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy in vitro và giá thể ex vitro
nhằm xây dựng hòan chỉnh quy trình sản xuất giống chất lượng cao phục vụ sản
xuất tại Đà lạt.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu là giống Angelique ( Mỹ Đá) nhập nội từ Israel, giống này thích
ứng khá tốt với điều kiện khí hậu Đà Lạt và có nhiều đặc điểm ưu việt như quả đẹp,
cứng và năng suất cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Môi trường Murashige- Skoog (MS) (1962) có bổ sung 8g/l agar, 30 g/l đường và
pH 5.8 được dùng làm môi trường nuôi cấy cơ bản cho các thí nghiệm (TN) nuôi
cấy in vitro. Phương pháp bố trí cho từng thí nghiệm như mô tả dưới đây.
Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ calcium hypochlorite (CH)[36 % Ca(OCl)
2
]
và thời gian xử lý khử trùng mẫu ban đầu.
Các nghiệm thức gồm:
C
1.1
= CH 4 %, trong 10 phút
C
2.1
= CH 6%, trong 10 phút
C
1.2
= CH 4 %, trong 15 phút
C
2.2
= CH 6%, trong 15 phút
C
3.1
= CH 8%, trong 10 phút
C
3.2
= CH 8%, trong 15 phút
Chồi đỉnh của tay non (runner) khoẻ mạnh được chọn làm vật liệu cho
quá trình nhập mẫu. Chồi này được rửa sạch bụi đất bằng xà phòng trước khi
được xử lý trong dung dịch khử trùng CH với nồng độ và thời gian khử trùng
Page 3
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
3
theo các nghiệm thức nêu trên. Trước khi tách đỉnh sinh trưởng, mẫu xử lý
được rửa sạch bằng nước cất vô trùng 3 – 4 lần trong điều kiện vô trùng. Mỗi
mẫu đỉnh sinh trưởng được cấy trong một ống nghiệm có chứa 8 ml môi
trường đã tiệt trùng. TN được bố trí hòan tòan ngẫu nhiên với ba lần nhắc lại,
30 mẫu / một lần nhắc. Chỉ tiêu theo giõi là tỉ lệ (%) mẫu sống và sạch nấm,
khuẩn 20 ngày sau khi cấy.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng nồng độ 6-benzylamino purine (BAP) trong
môi trường MS đến tốc độ nhân chồi.
Các nghiệm thức gồm:
C
0
= MS + 0,0 mg/l BAP
C
3
= MS + 0,6 mg/l BAP
C
1
= MS + 0,2 mg/l BAP
C
4
= MS + 0,8 mg/l BAP
C
2
= MS + 0,4 mg/l BAP
C
5
= MS + 1,0 mg/l BAP
Những mẫu sống, sạch và có sức sinh trưởng tốt thu được từ TN 1 được
chọn làm mẫu cấy để tạo chồi. TN được bố trí hòan tòan ngẫu nhiên với ba lần
nhắc lại, 10 bình/ lần nhắc, 3 chồi / bình tam giác 250 ml chứa 40 ml môi trường đã
tiệt trùng (theo từng nghiệm thức). Các số liệu thu thập sau 50 ngày cấy gồm: hệ số
nhân (số chồi/cụm chồi); trọng lượng trung bình của cụm chồi.
Thí nghiệm 3: Xác định môi trường vươn thân cho dâu tây trong nuôi cấy in vitro.
Các nghiệm thức gồm:
V
1.1
= MS + 0,0 mg/l BAP , cấy chuyền một lần
*
V
1.2
= MS + 0,0 mg/l BAP, cấy chuyền hai lần
**
V
2.1
= MS + 0,05 mg/l BAP, cấy chuyền một lần
V
2.2
= MS + 0,05 mg/l BAP, cấy chuyền hai lần
V
3.1
= MS + 0,1 mg/l BAP, cấy chuyền một lần
V
3.2
= MS + 0,1 mg/l BAP, cấy chuyền hai lần
*
Cấy chuyền một lần: nuôi 30 ngày mới chuyển sang môi trường mới;
**
Cấy chuyền hai lần: cũng nuôi 30 ngày, nhưng 15 ngày chuyển một lần
sang môi trường mới có cùng hàm lượng BAP;
Mẫu cấy là những chồi có kích thước như nhau được tách ra từ những cụm
chồi chọn từ nghiệm thức tốt nhất của TN2. TN gồm ba lần nhắc với 10 bình tam
giác 250 ml / lần nhắc, 15 chồi / bình. Chỉ tiêu theo giõi: chiều cao trung bình của
chồi (cm) sau 30 ngày.
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của naphthalene-acetic acid (NAA) và indole-
butyric acid (IBA) ở các nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của cây dâu tây in
vitro.
Các nghiệm thức gồm:
R
0
= MS
R
1
= MS + 0,1 mg/l NAA
R
4
= MS + 0,1 mg/l IBA
R
2
= MS + 0,2 mg/l NAA
R
5
= MS + 0,2 mg/l IBA
R
3
= MS + 0,3 mg/l NAA
R
6
= MS + 0,3 mg/l IBA
Page 4
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
4
Cây đơn lẻ đồng đều được chọn từ nghiệm thức tốt nhất của TN 3 làm vật
liệu. Các nghiệm thức được bố trí hòan tòan ngẫu nhiên với ba lần lặp lại, mỗi lần
10 bình tam giác 250 ml với 20 cây/bình. Môi trường cho TN ra rễ in vitro còn
được bổ sung thêm 0,2 g/l than hoạt tính. Số liệu thu thập sau 15 ngày cấy: số rễ
trung bình / cây, chiều dài rễ trung bình / cây (cm).
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại giá thể và phân bón đến tỷ
lệ sống và sức sinh trưởng của cây in vitro khi ra vườn ươm.
TN được bố trí để khảo sát một số loại giá thể và phân bón khác nhau nhằm
xác định được lọai giá thể và phân bón phù hợp cho cây dâu tây in vitro khi cấy
chuyển ex vitro. Tất cả các loại giá thể được xử lý vô trùng bằng dung dịch
formalin theo phương pháp thông thường.
Các lọai phân bón hóa học được bổ sung tùy từng nghiệm thức và được bón
dưới dạng phun sương. Hàm lượng và số lần bón là như nhau cho các nghiệm thức:
8 g/l, 3lần/tháng. Thành phần các lọai phân bón sử dụng như sau:
+ Atonik 1.8 DD, gồm 3 đồng phân:
Sodium -5- nitroguaire olate 0,3%
Sodium - o- nitrophen olate 0,6%
Sodium - p- nitrophen olate 0,9%
+ NPK tím: 15% N, 5% P
2
O
5
, 20% K
2
O; 0,5% Bo, 0,02% Fe, 0,02% Zn
+ Urea: 46 % N
Cây in vitro có bộ rễ 10 ngày tuổi được chuyển ra vườn ươm (để nguyên
trong bình) để thích ứng (acclimatization) trong một tuần. Sau đó, cây được lấy ra
khỏi bình, rửa sạch môi trường bám trên rễ và cấy vào khay xốp 96 bầu (đường
kính bầu 3 cm).
Các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên trong nhà lưới với 3 lần nhắc lại,
100 cây / lần nhắc. Trong năm ngày đầu, cây được che 60 % nắng trực tiếp bằng
lưới đen thoáng từ 9 h -16 h. Các kỹ thuật chăm sóc khác được áp dụng theo quy
trình chung của nhà mạ cấp một của Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa.
Các nghiệm thức gồm:
G
1
= đất mùn đen + NPK tím
G
5
= đất fine đỏ + NPK tím
G
2
= đất mùn đen + urea
G
6
= đất fine đỏ + urea
G
3
= đất mùn đen
G
7
= đất fine đỏ
G
4
= đất mùn đen + NPK tím + Atonik
Chỉ tiêu theo giõi: tỉ lệ cây sống (%); chiều cao trung bình/ cây sau 30
ngày.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm 1: Hiệu quả tiệt trùng của các nồng độ và thời gian xử lý CH.
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của CH ở các nồng độ và thời gian khác nhau
đến tỷ lệ sống và sạch nấm khuẩn ở giai đoạn tái sinh cây in vitro, cho thấy nồng độ
8% CH và thời gian 15 phút là thích hợp nhất (Bảng 1). Nghiệm thức này cho tỷ lệ
Page 5
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
5
sống, sạch bệnh (nấm, khuẩn) là cao nhất (85,6%) khác biệt rất có ý nghĩa so với
các nghiệm thức khác. Kết quả này cũng tương thích với kết quả của Sánchez-
Cuevas & Salaverría (2004) khi sử dụng sodium hypochlorite và phù hợp với các
quan sát trước đây của các tác giả.
Bảng 1. Tỷ lệ (%) mẫu sống, sạch ở các nồng độ CH và thời gian xử lý khác nhau.
Nghiệm thức
10 phút
15 phút
Trung bình theo C
C
1
= 4% CH
12,2 f
25,6 e
18,9 c
C
2
= 6% CH
48,9 d
66,7 c
57,8 b
C
3
= 8% CH
75,6 b
85,6 a
80,7 a
Trung bình theo T
45,6 b
59,3 a
-
CV% = 4,27
Chú thích: - C = nồng độ; T = Thời gian
- Các nghiệm thức đơn lẻ (in nghiêng) có cùng chữ cái không khác
biệt có ý nghĩa với P = 1%;
- Các trung bình theo C và T có cùng chữ cái không khác biệt có ý
nghĩa với P = 1%;
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nồng độ 6-benzylaminopurine (BAP) trong môi
trường MS đến tốc độ nhân chồi (hệ số nhân).
Theo Bhatt & Dhar (2000), với môi trường MS, BAP có hiệu quả tốt nhất
kích thích phát sinh chồi in vitro đối với dâu tây, so với kinetin và 2-ip. BAP (1-4
mg/l) cho tốc độ số lượng chồi cao hơn đáng kể so với các lọai cytokinin sử dụng
trong thí nghiệm của họ. Nghiên cứu của Stapteton và cộng sự (2001) cũng cho
thấy, hàm lượng cytokinin quá cao trong môi trường nuôi cây in vitro (MS) có ảnh
hưởng xấu đối với sự ra quả và khả năng chống chịu trên đồng ruộng của cây dâu
tây. Trong môi trường in vitro, hàm lượng cytokinin cao quá sẽ làm giảm số lượng
chồi / cụm và chất lượng chồi, trong nhiều trường hợp dẫn đến hiện tượng thủy tinh
hóa (vitrification) của cụm chồi (Wang và cs, 1984).
Trong thí nghiệm này, môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/l BAP cho hệ số
nhân thấp, nhưng với 0,8 mg/l BAP thì xuất hiện hiện tượng thủy tinh hóa làm cho
hệ số nhân giảm (Bảng 2). Kết quả này phù hợp với kết luận của các tác giả vừa
nêu trên. Nghiệm thức 0,6 mg/l BAP cho hệ số nhân cao nhất (51,6 lần), chồi hơi
nhỏ nhưng thành thục và đều, mặc dù có khối lượng / cụm (3,1g) nhỏ hơn so với
nồng độ 0,4 mg/l BAP. Kết quả cho thấy các nghiệm thức 0,4 và 0,6 mg/l BAP có
hiệu quả gia tăng hệ số nhân chồi và với chất lượng chồi khá tốt.
Bảng 2. Hệ số nhân và trọng lượng trung bình của cụm chồi sau 30 ngày cấy.
Page 6
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
6
Nghiệm thức
Hệ số nhân
(số chồi/cụm)
Trọng lượng cụm chồi
(g)
C
1
MS + 0,0 mg/l BAP
1,4 e
0,32 e
C
2
MS + 0,2 mg/l BAP
35,7 cd
1,83 d
C
3
MS + 0,4 mg/l BAP
44,2 b
3,60 a
C
4
MS + 0,6 mg/l BAP
51,6 a
3,10 b
C
5
MS + 0,8 mg/l BAP
36,9 c
2,40 c
C
6
MS + 1,0 mg/l BAP
31,0 d
2,30 cd
CV%
5,4 3
3,06
Prob.
**
**
Chú thích: - Trong cùng cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt
không có ý nghĩa;
-
**
P=0,01
Thí nghiệm 3. M ôitrường vươn thân thích hợp cho cây giống dâu tây nuôicấy in vitro.
Mohamed và cs (1991) phát hiện rằng ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh
trưởng trong môi trường nuôi cấy có thể kéo dài đến bốn tháng sau khi cây đã được
trồng ra đồng ruộng. Trong điều kiện môi trường nuôi cấy có nhiều BAP (Thí
nghiệm 2), chắc chắn ảnh hưởng ức chế vươn thân và xu hướng tiếp tục phát sinh
chồi còn kéo dài sau khi tách chuyển cây sang môi trường tái sinh cây.
Nghiệm thức MS + 0,0 mg/l BAP + cấy chuyền 2 lần cho cây đồng đều, thân
mập, cứng cát, sức sinh trưởng mạnh, chiều cao cây cao nhất (3,4cm), cao hơn có ý
nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 3). Kết quả thu được cho thấy cấy
chuyền hai lần trên môi trường không bổ sung BAP có tác dụng rõ làm giảm dần
dư lượng BAP trong mô cụm chồi, tích lũy trong qúa trình nhân chồi giai đọan
trước. Vì vậy, chồi không tiếp tục phát sinh, mà cây phát triển chiều cao. Kết quả
này cho phép xác định được môi trường in vitro phù hợp cho cây dâu tây sinh
trưởng.
Bảng 3. Chiều cao trung bình của cây 30 ngày sau cấy.
Nghiệm thức
Chiều cao trung bình
/cây (cm)
V1
MS + 0,0 mg/l BAP + cấy chuyền 1 lần
2,7 b
V2
MS + 0,0 mg/l BAP + cấy chuyền 2 lần
3,4 a
V3
MS + 0,05 mg/l BAP + cấy chuyền 1 lần
2,0 cd
V4
MS + 0,05 mg/l BAP + cấy chuyền 2 lần
2,5 bc
V5
MS + 0,1 mg/l BAP + cấy chuyền 1 lần
1,9 d
V6
MS + 0,1mg/l BAP + cấy chuyền 2 lần
2,0 cd
CV (%)
Prob.
3,21
**
Chú thích: - Như bảng 2.
Page 7
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
7
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của NAA và IBA ở các nồng độ khác nhau đến sự ra rễ
của cây dâu tây in vitro.
Sự phát triển sung mãn của hệ rễ cây con trong nuôi cấy in vitro là điều kiện
thiết yếu cho sự phát triển tốt của cây con trong điều kiện nhà lưới và trên đồng
ruộng. Trong nuôi cấy in vitro, sự có mặt của cytokinin trên môi trường thường hạn
chế khả năng ra rễ. Cây sẽ hình thành rễ trong môi trường có bổ sung auxin hoặc
không cần bổ sung thêm auxin phụ thuộc vào kiểu gen của cây trồng (Wang và cs,
1984). Khi nghiên cứu ảnh hưởng của auxin (IBA, NAA) lên sự hình rễ của
Fragaria x ananasa, Bhatt & Dhar (2000) kết luận: cây ra rễ tốt nhất khi sử dụng
NAA với liều lượng thấp (0,1 mg/l).
Rễ của một số loài cây có thể được hình thành dễ dàng hơn khi bổ sung thêm
than hoạt tính vào môi trường nuôi cấy. Than hoạt tính tạo thuận lợi cho sự phát
triển của rễ nhờ khả năng hấp thụ các chất thải có tính ức chế của bản thân cây hoặc
mô nuôi cấy, đồng thời giảm cường độ ánh sánh vùng rễ phát triển (Druart & Wulf,
1993). Nồng độ than họat tính thích hợp cho dâu tây đã được Tùng và cs (2004) xác
định là 0,2 g/l và được sử dụng trong thí nghiệm này.
Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/l NAA, 0,2
g/l than họat tính cho bộ rễ của cây dâu tây in vitro khá đẹp với số rễ / cây cao nhất
(14,3) và chiều dài rễ vừa phải (1,2 cm) (Bảng 4). Nghiệm thức có 0,3 mg/l IBA
cho kết quả tuơng đương với số rễ là 12,9 rễ/cây và chiều dài là 1,42 cm/rễ. Cerovic
và Ruzic (1989) thông báo rằng môi trường ra rễ in vitro tốt nhất là 1/2MS bổ sung
1 g/l than họat tính và 1 mg/l IBA. Tuy nhiên, kết quả này thu được trên những
giống dâu tây khác.
Bảng 4. Số rễ và chiều dài trung bình rễ (cm)/ cây sau 15 ngày nuôi cấy.
Nghiệm thức
Số rễ trung bình
/ cây
Chiều dài trung bình rễ
(cm)
R1 MS + 0,0 auxin
7,7 d
0,43 e
R2 MS + 0,1 mg/l NAA
9,3 cd
0,93 c
R3 MS + 0,2 mg/l NAA
14,3 a
1,20 b
R4 MS + 0,3 mg/l NAA
10,3 c
0,90 cd
R5 MS + 0,1 mg/l IBA
10,3 c
0,78 d
R6 MS + 0,2 mg/l IBA
12,5 b
1,25 b
R7 MS + 0,3 mg/l IBA
12,9 ab
1,42 a
CV%
6,16
5,24
Prob
**
**
Chú thích: như Bảng 2.
Thí nghiệm 5: Hiệu quả của một số loại giá thể và phân bón đến tỷ lệ sống và sức
sinh trưởng của cây in vitro khi ra vườn ươm .
Trong các nghiệm thức thí nghiệm, giá thể đất mùn đen có bổ sung thêm
phân tím và Atonik cho tỷ lệ sống cũng như sức sinh trưởng của cây cao nhất
(Bảng 5 & Hình 1). Kết quả này đã được áp dụng thử nghiệm tại nhà mạ Trung tâm
Page 8
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
8
Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa với số lượng trên 30 ngàn cây giống và tỏ ra rất
có triển vọng trong quy trình nhân giống dâu tây sạch bệnh.
Các quan sát cho thấy, cây ra rễ in vitro trên môi trường MS có bổ sung 0,2
mg/l NAA và 0,3 mg/l IBA khi chuyển ra giá thể trong vườn ươm cho kết quả
tương đương nhau. Mặc dù vậy, để có hiệu quả kinh tế nên dùng NAA khi áp dụng
vào sản xuất do IBA đắt tiền hơn so với NAA.
Bảng 5. Tỷ lệ % cây sống và chiều cao trung bình của cây trên một số giá thể
và nền phân bón ngoài vườn ươm sau 30 ngày cấy.
Nghiệm thức
Tỷ lệ cây
sống
(%)
Chiều cao trung
bình / cây
(cm)
G
1
Đất mùn đen + NPK tím
97,7 ab
7,9 b
G
2
Đất mùn đen + urea
79,0 b
7,0 c
G
3
Đất mùn đen
97,7 ab
4,7e
G
4
Đất mùn đen + NPK tím + Atonik
98,3 a
9,6 a
G
5
Đất fine đỏ + NPK tím
97,3 ab
7,0 c
G
6
Đất fine đỏ + urea
71.3 c
5,4 de
G
7
Đất fine đỏ
97,7 ab
5,8 d
CV%
4,65
3,81
Prob.
**
**
Chú thích: như Bảng 2.
4. KẾT LUẬN
1) Với chế phẩm calcium hypochlorite 36% hiện có trên thị trường, dung
dịch 8% và thời gian xử lý 15 phút có hiệu quả rất tốt trong xử lý khử trùng mẫu
dâu tây từ đỉnh sinh trưởng cây con (runner) trước khi nhập mẫu.
2) Môi trường MS có bổ sung 0,6 mg/l BA cho hệ số nhân cao nhất, thích
hợp cho việc nhân nhanh in vitro bằng phương pháp nhân cụm chồi nhằm gia tăng
hệ số nhân trong quá trình nhân giống.
3) Nghiệm thức MS + 0,0 (mg/l) BA, cấy chuyền hai lần trong 30 ngày cho
cây có chiều cao tốt nhất, đồng đều, thân mập, cứng cát thích hợp để tạo cây in
vitro có sức sinh trưởng tốt.
4) Môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/l NAA là môi trường thích hợp để tái
sinh bộ rễ in vitro tối ưu.
5) Giá thể đất mùn đen có bổ sung thêm phân tím và Atonik qua lá cho tỷ lệ
cây sống cao và sức sinh trưởng cây tốt nhất, thích hợp cho việc đưa cây dâu tây in
vitro ra giá thể ex vitro.
5. ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục hoàn thiện quy trình để áp dụng vào sản xuất thực nghiệm trên quy
mô lớn phục vụ sản xuất dâu tây.
Page 9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bhojwani, S. S. & M. K. Razdan, 1996. Plant tissue culture: Theory and Practice. A
revised edition. Elsevier Science B.V. The Netherlands cultures of soybean
root cells. Epx. Cell. Res 50:151-168.
Cerovic, R và D. Ruzic. 1989. Micropropagation of strawberry cvs Cacanska Rana
and Senga Sengana, pomological-biochemical characteristics of
micro-
propagated plants. Acta Hort. 265. (Proc. Intern’l Strawberry Symp.), 1989,
Cesena, Italy.
Chandler K. Stapteton, D. E. Legard, J. E. Price, and J. C. Sumler. 2001. Transplant
source affects fruiting performance and pests of “sweet charlie” strawberry
in Florida. Hortechnology 11. 61-65.
Druart, P. & O. D. Wulf. 1993. Activated charcoal catalyses sucrose hydrolysis
during autoclaving. Plant Cell Tiss. Org. Cult. 32: 97-99.
Bhatt, I. D. & U. Dhar. 2000. Micropropagation of indian wild strawberry. pp: 83-
88.
Liu, Z. R. and J. C. Stanford. 1988. Plant regeneration by organogenesis from
strawberry leaf and runner tissue. HortScience 23 (6): 1057 – 1059.
Mohamed, F., H.J. Swartz and J. G. Buta. 1991. The role of abscisic acid and plant
growth regulators in tissue culture-induced rejuvenation of strawberry ex
vitro. Plant Cell, Tiss. & Organ Cult. 25 (1): 75-84.
Murashige, T. and F. Skoog. 1962. A revised medium for rapid growth bioassy
with tobacco tissue cultures. Physiol. Plant 15:473-479.
Predieri, F., F. F. Malavasi and M. Ancherani. 1989. Regeneration of plants from
strawberry (Fragaria x ananassa duch.) unpollinated ovaries and petals.
Acta Hort. 295 (Proc. Intern. Strawberry Symp).1989. Cesena, Italy.
Rosati, P., M. Devreux and U. Laneri, 1975. Anther culture of strawberry. Hort-
Science 10 (2): 119-120.
Nehra, N. S. and C. Stushnoff. 1989. Direct shoot generation from strawberry feaf
disks. J. Am. Soc. Hort. Sci. 114 (6): 1014 – 1018.
Sanchez-Cuevas, M. C. and J. L. Salaverria. Control of oxidation and
contamination of strawberry (Fragaria x ananassa Duch.) cultivated in
vitro. Revista Científica UDO Agrícola Vol. 4, No. 1, 2004, pp. 21-26.
Tùng, P.X., N.T.T. Xuân, P. X. Thủy và P. T. Lan, 2003. Báo cáo KH đề tài
“Nghiên cứu chọn tạo giống dâu tây có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù
hợp với điều kiện Đà lạt”. TT NC Khoai tây, Rau & Hoa, 2003.
Wang, D.Y., W. P. Wergin and R. H. Zimmerman. 1984. Somatic embryogenesis
and plant regeneration fron immature embryos of strawberry. HortScience
19: 71-72.
Page 10
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
10
Một số hình ảnh nuôi cấy nhân nhanh dâu tây in vitro
Hình 3. Cụm chồi trên MS + 0,4mg/l BAP
Hình 4. Cụm chồi trên MS + 0,6mg/l BAP
Hình 5. Cụm chồi ở MS + 0,6mg/l BAP
Hình 2.Cụm chồi trên MS +0,2; 0,4mg/l BAP
Hình 1. Mẫu sạch bệnh 20 ngày tuổi
Page 11
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa –
11
Hình 6. Cây ra rễ trên MS + 0,2mg/l NAA
Hình 9. Cây dâu tây in vitro sau trồng 7
ngày trong vườm ươm
Hình 10. Cây dâu tây trên giá thể đất mùn đen + phân tím + Atonik
sau 30 ngày trồng trong vườn ươm
Hình 7. Cây trên MS, không có BAP
Hình 8. Cây ra rễ trên MS + 0,3mg/l IBA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của biện pháp xử lý khử trùng mẫu và các yếu tố môi trường trong nhân nhanh giống dâu tây_.pdf