Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa

Nuôi nhiều từ lâu ở các huyện vùng cao Hà Giang: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh. Do được đồng bào H’Mông ( đồng bào Mèo) nuôi nhiều nên bò Hà Giang còn được gọi là bò Mèo. Bò Hà Giang tính nết rất thuần thục, chịu kham khổ. Khối lượng trung bình con đực: 250-350 kg, Con cái: 220 - 280 kg, bê sơ sinh: 15-16 kg. Màu lông đa số có màu vàng nhạt, sẫm hoặc cánh dán. Một ít có màu đen nhánh hoặc loang trắng, da mỏng, lông mịn, thịt mịn và ngon. Đầu bò cái thanh, đầu bò đực thô hơn, đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng (91%), một ít trán lõm (9%); tai to đưa ngang, lưng hơi võng, mông dài nhưng hơi lép, ngực sâu, chân cao, cao khum cao hơn cao vây. Bò Hà Giang nói chung chịu khó, rất thuần, dáng đi nhanh nhẹn, chắc chắn, ngay cả khi phải cày ở những nương cheo leo trên núi đá tai mèo. Bò Hà Giang chịu kham khổ, chịu rét. Bò Mèo đẻ rải rác quanh năm, đa số 3 năm đẻ hai lứa, tỷ lệ nuôi sống đạt 90-95 %. Khả năng cày kéo tốt, mỗi ngày có thể cày 1000 – 1500 m2 ở vùng núi đá dốc đứng. Hình thức nuôi bò của đồng bào vùng cao Hà Giang là nuôi nhốt. Chuồng nuôi bò đồng bào làm rất thoáng mát, vệ sinh

pdf231 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa.pdf
Tài liệu liên quan