Kế toán, kiểm toán - Chương 2: Kế toán lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh xuất - Nhập khẩu

Theo điều kiện này người bán phải ký hợp đồng vận chuyển, trả giá cước phí vận chuyển để chở hàng đến cảng đích, xin giấy phép xuất khẩu, làm đủ các thủ tục hải quan cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hoá, chịu rủi ro và phí tổn. Người mua nhận hàng và trả tiền khi có hoá đơn, nhận hàng được giao tại cảng bốc hàng và chịu mọi phí tổn có liên quan đến hàng kể từ khi hàng được giao. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu, nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi rộng hơn thì phải có sự thoả thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm.

pdf52 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán, kiểm toán - Chương 2: Kế toán lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh xuất - Nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Kế toán lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh xuất - nhập khẩu 2.1. Những vấn đề chung về kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu 2.1.1.1. Khái niệm: Hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa giữa thương nhân việt Nam với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, và chuyển khẩu hàng hóa. Hoạt động kinh doanh xất nhập khẩu là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế với chức năng tổ chức lưu chuyển hàng hóa giữa trong nước và ngoài nước. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh xuất, nhập khẩu: - Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hóa: xuất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hóa trong nước - Đặc điểm hàng hóa: Hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó hàng hóa xuất khẩu là những hàng hóa có thế mạnh trong nước, còn hàng hóa nhập khẩu là các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng mà trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu - Đặc điểm về thời điểm giao nhận hàng hóa và thời điểm thanh toán: Thời điểm giao nhận hàng hóa và thời điểm thanh toán thường cách xa nhau. - Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán chủ yếu là phương thức thanh toán LC, ngoài ra còn có phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ hay mở tài khoản. - Đặc điểm về tập quán kinh doanh và pháp luật: Hai bên mua bán có quốc tịch khác nhau, tập quán khác nhau. Do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quan kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. 2.1.2 Phương thức xuất nhập khẩu 2.1.2.1. Phương thức nhập khẩu hàng hóa: - Phương thức nhập khẩu hàng hóa trực tiếp: Đơn vị nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, trực tiếp giao nhận và thanh toán tiền hàng với người bán nước ngoài. - Phương thức nhập khẩu ủy thác: Nhập khẩu thông qua 1 đơn vị khác. Bên giao ủy thác là người sử dụng dịch vụ ủy thác còn bên nhận ủy thác là người cung cấp dich vụ và hưởng hoa hồng theo hợp đồng đã ký. 2.1.2.2. Phương thức xuất khẩu hàng hóa: - Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Đơn vị xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, trực tiếp giao hàng và thanh toán tiền hàng với người mua nước ngoài. - Phương thức xuất khẩu ủy thác:đơn vị tham gia xuất khẩu không trực tiếp tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với bên nước ngoài mà thực hiện việc xuất khẩu thông qua 1 đơn vị xuất nhập khẩu khác. 2.1.3 Giá cả hàng hoá xuất, nhập khẩu và tính giá hàng hóa xuất nhập khẩu 2.1.3.1. Giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu Giá cả hàng hoá xuất, nhập khẩu luôn gắn liền với các điều kiện và cơ sở giao hàng khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam thường mua hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF và bán hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB. Nội dung chủ yếu của những điều kiện này như sau: - Theo điều kiện FOB (Free on board) tức là "giao lên tàu". Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định, xin giấy phép xuất khẩu, làm đủ các thủ tục hải quan cần thiết chịu trách nhiệm về mọi chi phí, rủi ro, tổn thất cho đến khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Người mua phải kịp thời chỉ định tàu chở hàng, ký kết hợp đồng vận chuyển, trả cước phí vận chuyển, nhận hàng tại cảng bốc hàng quy đinh và trong thời hạn quy định; chịu các phí tổn có liên quan và các rủi ro về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. - Theo điều kiện CIF (Cost, insurance and Freight) tức là "tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí" Theo điều kiện này người bán phải ký hợp đồng vận chuyển, trả giá cước phí vận chuyển để chở hàng đến cảng đích, xin giấy phép xuất khẩu, làm đủ các thủ tục hải quan cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hoá, chịu rủi ro và phí tổn. Người mua nhận hàng và trả tiền khi có hoá đơn, nhận hàng được giao tại cảng bốc hàng và chịu mọi phí tổn có liên quan đến hàng kể từ khi hàng được giao. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu, nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi rộng hơn thì phải có sự thoả thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm. 2.1.3.2. Tính giá hàng hóa xuất nhập khẩu * Đối với hàng hoá xuất khẩu: - Giá bán hàng xuất khẩu là giá thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng. Bán theo giá nào ghi đúng theo giá đó (ví dụ: Bán theo điều kiện FOB ghi FOB, bán hàng theo CIF ghi CIF…) và được tính đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm xác định có doanh thu. * Đối với hàng hoá nhập khẩu. - Giá nhập kho của hàng nhập khẩu là giá mua thực tế ghi trên hoá đơn của người bán, mua giá nào ghi giá đó (giá FOB, giá CIF…) và được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm nhận hàng cộng với thuế nhập khẩu hoặc thuế khác cộng chi phí thu mua hàng hoá. Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính trên cơ sở giá nhập tại của khẩu cộng với thuế nhập khẩu cộng thuế TTĐB (nếu có). Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu sẽ được coi là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT phải nộp của hàng xuất khẩu được tính vào giá thực tế của hàng mua về nhập kho. 2.1.4. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đồng Việt Nam Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam (VNĐ) để hạch toán quá trình luân chuyển vốn. Nguyên tắc này đòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế-tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải qui đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ theo tỷ giá hợp lý để ghi sổ kế toán. Tuỳ theo số lượng nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan đến ngoại tệ của doanh nghiệp nhiều hay ít và đặc điểm nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán có thể áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán tỷ giá ngoại tệ sau (nguyên tắc 2 và 3): Nguyên tắc 2: Phương pháp sử dụng tỷ giá hạch toán Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan đến ngoại tệ. Trong các doanh nghiệp này các khoản như: Tiền (tiền mặt và tiền gửi), nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ thì phải được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán. Các khoản doanh thu bán hàng nhập khẩu, doanh thu cung cấp dịch vụ nhập khẩu uỷ thác, chi phí ngoại tệ cho nhập khẩu và các phụ phí khác bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ và ghi sổ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nguyên tắc 3: Phương pháp sử dụng tỷ giá thực tế Phương pháp này áp dụng cho những đơn vị có ít nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Khi đó nguyên tắc quy đổi ngoại tệ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ được thực hiện theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc về điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ Theo nguyên tắc này các khoản tiền bằng ngoại tệ (tiền gửi ngân hàng, tiền mặt), nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản tiền vay có nguồn gốc ngoại tệ còn dư vào cuối kỳ phải được điều chỉnh theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng công bố vào thời điểm đó. Chênh lệch phát sinh giữa tỷ giá hạch toán với tỷ giá thực tế vào ngày cuối kỳ được điều chỉnh giảm nếu tỷ giá thực tế cuối kỳ nhỏ hơn tỷ giá hạch toán sử dụng trong kỳ tương ứng với mỗi khoản trên và lấy tỷ giá đó làm tỷ giá hạch toán cho kỳ sau. Đồng thời đối với khoản chênh lệch do chuyển đổi ngoại tệ phải được ghi riêng nhằm chờ xử lý và bảo toàn vốn vào thời điểm thích hợp. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc theo dõi theo nguyên tệ Theo nguyên tắc này các khoản tiền thu, tiền chi bằng ngoại tệ cần được theo dõi nguyên tệ chi tiết cho từng loại tiền trên tài khoản ngoài bảng theo nguyên tắc ghi đơn để biết được số ngoại tệ biến động trong kỳ và số còn lại ở mọi thời điểm. 2.2. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 2.2.1 Chứng từ sử dụng -Hóa đơn thương mại - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu - Phiếu xuất kho - Các chứng từ thanh toán ngân hàng - Các chứng từ khác 2.2.2 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng các TK giống như trong nghiệp vụ bán hàng trong nước. Tuy nhiện kế toán sử dụng thêm 2 TK 635 và 515 để hạch toán lãi và lỗ tỷ giá. 2.2.3 Phương pháp hạch toán 2.2.3.1. Xuất khẩu trực tiếp: * Chứng từ Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp thường phải tiến hành các công việc sau: - Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước . - Ký hợp đồng xuất khẩu - Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán như: nhắc nhở người mua L/C theo đúng yêu cầu, kiểm tra L/C… - Chuẩn bị hàng hoá để xuất khẩu - Kiểm tra hàng xuất khẩu - Làm thủ tục hải quan - Thuê phương tiện vận tải - Giao hàng cho người vận tải - Mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu - Lập bộ chứng từ thanh toán, gồm phương tiện thanh toán và các chứng từ gởi hàng, cụ thể thường bao gồm * Trình tự kế toán: - Xuất kho hàng hóa chuyển đi xuất khẩu: Nợ TK 157 Có TK 156 - Nếu hàng thu mua chuyển thẳng không qua kho: Nợ TK 157 Nợ TK 133 Có TK 331, 151, 111, 112...Tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng đi xuất khẩu. - Khi hàng hóa được coi là xuất khẩu, kế toán phản ánh giá vốn và doanh thu hàng xuất khẩu như sau: Bút toán giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 157 Bút toán doanh thu và thu tiền: + Nếu bán hàng thu ngay bằng ngoại tệ: Nợ TK 111(1112), 112(1122) Có TK 511: Tỷ giá thực tế Đồng thời ghi Nợ TK 007 + Nếu chưa thu được tiền kế toán ghi: Nợ TK 131: Tỷ giá thực tế khi tính nợ Có TK 511 Khi thu được tiền: Nợ TK 111(1112), 112(1122): TGTT Nợ TK 635: lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK 131: Tỷ giá thực tế ghi nợ. Có TK 515: Lãi về tỷ giá hối đoán - Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511 Có TK 333 (3333, 3332) - Trường hợp hàng đã xuất khẩu bị trả lại: Nợ TK 531 Nợ TK 333: Thuế nhập khẩu bị trả lại Có TK 131, 1112, 1122 - Trường hợp nhầm thuế xuất khẩu và được trả lại: Nợ TK 333, 111, 112: Số thuế được trả lại Có TK 511 Có TK 711: hoàn thuế vào niên độ kế toán sau: - Trường hợp nộp thiếu tiền thuế bị truy thu: Nợ TK 811 Có TK 333 - Chi phí bán hàng liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa: Nợ TK 641 Có TK 111, 112 2.2.3.2: Xuất khẩu ủy thác: * Thủ tục xuất khẩu ủy thác Bên ủy thác xuất khẩu khi giao hàng cho bên nhận uy thác phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều chuyển nội bộ. Khi hàng hóa đã được xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, bên ủy thác xuất khẩu lập HĐ GTGT thuế suất 0% giao cho bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác xuất khẩu phải xuất HĐ GTGT tiền hoa hồng với thuế suất 10% . Bên ủy thác ghi nhận thuế GTGT tiền hoa hồng vào thuế đầu vào của doanh nghiệp, bên nhận ủy thác ghi số thuế GTGT tiền hoa hông này thành thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp. Giá tính thuế GTGT của dịch vụ ủy thác là toàn bộ số tiền hoa hồng ủy thác và các khoản chi hộ (nếu có trừ đi các khoản nộp thuế hộ) chưa có thuế GTGT. Theo quy định, số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt về hàng xuất khẩu do bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm thanh toán cho Ngân sách. Khi thực hiện xong dịch vụ xuất khẩu bên nhận ủy thác phải chuyển ngay cho bên ủy thác các chứng từ sau: - Bản thanh lý hợp dồng. - Hóa đơn thương mại xuất cho nước ngoài. - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan hải quan của khẩu. - Hóa đơn GTGT về hoa hồng ủy thác. * Kế toán tại đơn vị giao ủy thác xuất khẩu: - Khi xuất kho hàng hóa giao cho bên nhận ủy thác: Nợ Tk 157 Có TK 156 - Chi phí vận chuyển liên quan đến vận chuyển hàng xuất khẩu ủy thác từ kho của doanh nghiệp đến cảng ga, sân bay... kế toán ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 111, 112 - Khi đơn vị nhận ủy thác đã xuất khẩu cho bên mua: + Kế toán phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 157 + Phản ánh doanh thu theo tỷ giá thực tế: Nợ TK 131- Tỷ giá thực tế Có TK 511 + Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: Nợ TK 511 Có TK 333 - Khi bên nhận ủy thác thông báo đã nộp số thuế nhập khẩu: Nợ TK 333 Có TK 338 - Khi trả tiền thuế cho bên nhận ủy thác nộp hộ: Nợ TK 338 Có TK 111, 112 -Các khoản bên nhận ủy thác đã chi hộ liên quan đến hàng ủy thác xuất khẩu, tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận ủy thác: Nợ TK 641 Nợ TK 133 Có TK 338 - Tiến hành bù trừ và thanh toán với bên nhận ủy thác: Nợ TK 3388 Nợ TK 635: Lỗ về tỷ giá hối đoán Nợ TK 111, 112 – Tỷ giá thực tế Có TK 131 – Tỷ giá nhận nợ Có TK 515: Lãi về tỷ giá hối đoái * Kế toán tại đơn vị nhận ủy thác: - Khi nhận hàng của đơn vị xuất khẩu: Nợ TK 003 – Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi - Khi hoàn thành việc xuất khẩu: + Khi xuất khẩu hàng hoá, số tiến hàng xuất khẩu phải thu hộ bên uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 131 - Chi tiết theo từng đơn vị nhận nước ngoài. Có TK 331 - Chi tiết theo từng đơn vị giao ủy thác + Đồng thời ghi trị giá hàng đã xuất khẩu vào nên Có TK 003 - Số tiền thu về hàng xuất khẩu: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 131 - Tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho bên giao ủy thác: Nợ TK 331 Có TK 338 - Khi nộp thuế ghi: Nợ TK 338 Có TK 111, 112 - Tiền hoa hồng thu ở đơn vị giao ủy thác: Nợ TK 131 – Nếu thu từ bên giao ủy thac Nợ TK 331 – Nếu trừ vào tiền hàng Nợ TK 111, 112 – Nếu thu bằng tiền mặt Có TK 511 Có TK 333 - Các khoản chi hộ cho bên giao ủy thác, kế toán phản ánh vào TK 138 – Phải thu khác bao gồm phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển bốc xếp Nợ TK 1388 Có TK 111, 112. - Khi thu tiền của người nhập khẩu: Nợ TK 112 Có TK 131 – Phải thu của khác hàng chi tiết người nhập khẩu - Thanh toán bù trừ giữa số phải thu và số phải trả giữa bên giao và bên nhận ủy thác: Nợ TK 331 Nợ TK 635 Có TK131: Tiền hoa hồng ủy thác Có TK138: Tiền chi hộ Có TK 111, 112 Có TK 515. 2.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá 2.3.1 Chứng từ sử dụng Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp thường phải tiến hành các công việc sau: - Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của nhà nước. - Thực hiện những công việc ban đầu của khâu thanh toán như làm đơn xin mở L/C, thực thi ký quỹ và mở L/C … Nếu hợp đồng mua bán quy định thanh toán bằng L/C. - Thuê phương tiện vận tải, nếu hợp đồng mua bán quy định hàng được giao ở nước xuất khẩu. - Mua bảo hiểm - Làm thủ tục hải quan - Nhận hàng - Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu - Khiếu nại về hàng hoá bị tổn thất, thiếu hụt, không phù hợp hợp đồng… - Thanh toán tiền hàng và thanh lý hợp đồng. - Hóa đơn thương mại - Vận tải đơn - Chứng từ bảo hiểm - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Tờ khai hải quan - Biên lai thu thuế - Các chứng từ khác * Một số công thức cần chú ý TG mua phải thanh toán cho nhà XK = Trị giá ghi trên HĐ thương mại x Tỷ giá thực tế ngoại tệ TG mua thực tế của hàng NK = TG mua phải thanh toán cho nhà XK + Thuế NK, Thuế TTĐB, thuế GTGT theo PP trực tiếp _ giảm giá hàng NK được hưởng + CP phát sinh trong quá trình nhập khẩu Thuế Nhập Khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu nhập (CIF) x Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu nhập (CIF) x Thuế suất thuế TTĐB+ Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB( ) Thuế TTĐB = Giá nhập tại cửa khẩu nhập (CIF) x Thuế suất thuế TTĐB + Thuế nhập khẩu ( ) 2.3.2 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng các TK giống như trong nghiệp vụ bán hàng trong nước. Tuy nhiện kế toán sử dụng thêm 2 TK 635 và 515 để hạch toán lãi và lỗ tỷ giá. 2.3.3 Phương pháp hạch toán a. Nhập khẩu trực tiếp: - Chuyển tiền ký quỹ ở ngân hàng: Nợ TK 144 – Tỷ giá thực tế Nợ TK 635 Có TK 111, 112- Tỷ giá xuất kho Có TK 515 - Nhận được hàng hóa và chứng từ nhập khẩu + Nhập kho hàng hóa: Nợ TK 156_ tỷ giá thực tế Nợ TK 635 Có TK 144 Có TK 111, 112: Tỷ giá thực tế Có TK 331 Có TK 515 + Xuất bán thẳng: Nợ TK 632, 157 Nợ TK 635 Có TK 144 Có TK 111, 112: Tỷ giá thực tế Có TK 331 Có TK 515 + Thuế tiêu thụ nêu có, thuế nhập khẩu: Nợ TK 156, 157, 632 Có TK 333 + Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 133 (thuế GTGT theo pp khấu trừ) Nợ TK 156, 157, 632 (thuế GTGT theo PP t.tiếp) Có TK 333 + Khi nộp tiền thuế: Nợ TK 333 Có TK 111, 112 - Nhận được bộ hóa đơn chứng từ nhưng chưa nhận được hàng hóa: Nợ TK 151 Có TK 331 + Tiền thuế TTĐb, thuế GTGT Nợ TK 151 Có TK 333 + Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 133 Nợ TK 151 (không được khấu trừ) Có TK 333 + Khi hàng về nhập kho hoặc giao bán thẳng Nợ TK 156 Nợ TK 157 Nợ TK 632 Có TK 151 b. Nhập khẩu ủy thác - Bên nhận ủy thác trực tiếp tiến hàng nghiệp vụ nhập khẩu, thực hiện nghĩa vụ tài chính với bên bán, với nhà nước và hưởng hoa hồng nhập khẩu từ bên giao ủy thác. - Bên giao ủy thác nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng, tiền thuế , tiền hoa hồng và các khoản bên nhận ủy thác thu hộ cho bên nhận ủy thác * Kế toán tại đơn vị nhận ủy thác - Khi nhận tiền của bên giao ủy thác: Nợ TK 111, 112: tỷ giá giao dịch thực tế Có TK 131 - Khi chuyển tiền đi ký quỹ để mở L/C Nợ TK 144 Nợ TK 635 Có TK 111, 112 Có TK 515 - Ghi trị giá mua của hàng hóa nhập khẩu ủy thác: Nợ TK 151 Nợ TK 156 Có TK 331 - Khi thanh toán cho người bán: Nợ TK 331 Nợ TK 635 Có TK 144 Có TK 112 Có TK 515 + Thuế nhập khẩu, TTĐB, GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 151 , 156 Có TK 333 - Khi nộp thuế lên cấp trên: Nợ TK 333 Có TK 111, 112 - Khi giao hàng cho bên nhận ủy thác (gồm cả thuế) Nợ TK 131 Có TK 151, 156 - Trường hợp hàng về không nhập kho mà chuyển thẳng cho đơn vị giao ủy thác Nợ TK 131 Có TK 331 Có TK 333. - Các chi phí khác liên quân đến hàng nhập khẩu: Nợ TK 131: Chi phí bên giao ủy thác chịu Nợ TK 641: Chi phí bên nhận ủy thác chịu Có TK 111, 112 - Tiền hoa hồng được hưởng: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 333 * Kế toán tại đơn vị giao ủy thác: - Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận ủy thác: Nợ TK 331 Nợ TK 635 Có TK 111, 1122 Có TK 515 - Khi nhận hàng hóa và hóa đơn từ bên nhận ủy thác: + Ghi giá mua của hàng nhập khẩu ủy thác( Không bao gồm thuế): Nợ TK 151, 156, 157 Có TK 331 + Ghi thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt: Nợ TK 156 Nợ TK 133 Có TK 331 - Thanh toán tiền còn phải trả cho bên nhận ủy thác: Nợ TK 331 Có TK 111, 112 2.4 Hàng hóa kho bảo thuế 2.4.1 Những vấn đề chung. Kho bảo thuế là kho hàng hóa, vật tư nhập khẩu và sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dùng để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, chưa phải tính và nộp các loại thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác. Kho bảo thuế chỉ được thành lập tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Trị giá vốn hàng hóa, vật tư ở kho bảo thuế được ghi sổ theo giá thực tế giống như vật tư hàng hóa ở kho doanh nghiệp. Và cũng được theo dõi chi tiết theo từng thứ, từng loại cả về giá trị và số lượng như hàng hóa, vật tư tại các kho của doanh nghiệp. 2.4.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Giá thực tế vật tư hàng hóa sản phẩm nhập kho bảo thuế trong kỳ. Bên Có: Giá thực tế vật tư hàng hóa sản phẩm xuất kho bảo thuế trong kỳ. Dư Nợ: Giá thực tế vật tư, hàng hóa, sản phẩm hiện có tại kho bảo thuế. 2.4.3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Khi nhập vật tư hàng hóa chuyển vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp chưa phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan: Nợ TK 158 Có TK 331 - Khi xuất vật liệu tại kho bảo thuế để sản xuất sản phẩm hoặc gia công hàng xuất khẩu: Nợ Tk 621 Có TK 158 - Nhập kho bảo thuế số sản phẩm sản xuất và hàng gia công xuất khẩu: Nợ TK 158 Có TK 155, 156: Giảm giá thực tế sản phẩm, hàng hóa tại kho doanh nghiệp. - Khi xuất kho sản phẩm hàng hóa từ kho bảo thuế để xuất khẩu: + Ghi tăng giá vốn hàng đã xuất khẩu. Nợ TK 632 Có TK 158 +Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 - Trường hợp lượng sản phẩn hàng hóa phải xuất khẩu lớn hơn lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thực tế. Số sản phẩm hàng hóa chênh lệch này, phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT nếu có. Thuế TTĐB, thuế nhạp khẩu được phép ghi tăng giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 333. Thuế GTGT phải nộp: Nợ TK 133 Có TK 333 - Trường hợp doanh nghiệp được bán hàng hóa ở kho bảo thuế tai Việt Nam: + Nhập hàng hóa từ kho bảo thuế về kho hàng hóa thông thường: Nợ TK 155, 156 Có TK 158 Các khoản thuế GTGT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu phản ánh tương tự như trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa. + Trường hợp hàng hóa xuất khỏi kho bảo thuế được bán ở Việt Nam: Nợ TK 632 Có TK 158 Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131, 111, 112 Có TK 511 Có TK 3331 Đối với hàng hóa tại kho bảo thuế hư hỏng kém phẩn chất phải tái xuất khẩu (trả lại cho người bán) hay phải tiêu hủy: Nợ TK 632 Nợ TK 331 Có TK 158.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_2_9731.pdf