Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính

Tìm 5 ngân hàng lớn nhất toàn cầu.Liệt kê tên, quốc gia và tổng tài sản. •Hạn nộp bài: buổi giảng tiếp theo

pdf36 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 8155 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 1 Trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh Môn học: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: Dương Thị Thùy An 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 2 Các thông tin cần thiết • Thời lượng: 60 tiết • Giảng viên: Dương Thị Thuỳ An • Giờ tiếp sinh viên: Sáng thứ 7 từ 9h-11h hoặc theo hẹn trước tại văn phòng khoa Thị trường chứng khoán, số 36 Tôn Thất Đạm quận 1. • Liên lạc: duthuyanstory@yahoo.co.uk Đt: Khoa Thị trường chứng khoán: 08 8216114 Di động: 098 925 3950 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 3 Tài liệu tham khảo và phương pháp đánh giá • Tài liệu tham khảo: – Học viện ngân hàng- Giáo trình Đại cương thị trường tài chính-Nhà xuất bản thống kê Hà Nội-2002 – Frederic S.Mishkin-Tiền tệ, ngân hàng và TTTC-Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-Hà Nội-1999 • Phương pháp đánh giá – Kiểm tra giữa kì: 30% – Thi hết môn: 70% 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 4 Nội dung môn học • Buổi 1&2: Tổng quan về thị trường tài chính • Buổi 3,4,5 & 6: Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối • Buổi 6: Kiểm tra giữa kì • Buổi 7,8,9 & 10: Thị trường chứng khoán • Buổi 11: nghỉ lễ • Buổi 12 & 13: Các định chế tài chính • Thi hết môn 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 5 Chương 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế 2. Khái niệm, chức năng của TTTC 3. Hàng hoá của TTTC 4. Phân loại TTTC 5. Vai trò của TTTC 6. Xu hướng toàn cầu hoá TTTC 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 6 Trung gian tài chính Vốn Vốn Các thị trường tài chính Cung vốn: 1. Gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủ 4. Người nước ngoài Cầu vốn: 1. Doanh nghiệp 2. Chính phủ 3. Gia đình 5. Người nước ngoài Vốn Vốn Vốn Quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế Tài chính gián tiếp Tài chính trực tiếp 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 7 KHÁI NIỆM • TTTC là nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó mà vốn được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. • là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, nơi gặp gỡ của các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. • hình thành giá mua, giá bán các loại chứng khoán, giá cả của các loại vốn đầu tư . 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 8 CHỨC NĂNG • Chức năng huy động vốn – Qua con đường tài chính trực tiếp – Qua con đường tài chính gián tiếp • Chức năng tiết kiệm • Chức năng thanh khoản 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 9 CÔNG CỤ CỦA TTTC • Tiền • Các chứng khoán nợ • Các chứng khoán vốn 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 10 PHÂN LOẠI TTTC • Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán – Thị trường tiền tệ – Thị trường vốn • Căn cứ vào phương thức tổ chức thị trường – Thị trường sơ cấp – Thị trường thứ cấp • Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của thị trường – Thị trường công cụ nợ – Thị trường công cụ vốn – Thị trường công cụ phái sinh 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 11 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ • là nơi phát hành, mua bán trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn • Đặc trưng: Hàng hoá có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp. • Đối tượng tham gia : ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, kho bạc, quỹ dự phòng hay quỹ hưu bổng, cá nhân, nhà môi giới. • thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tiền tệ mở rộng. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 12 THỊ TRƯỜNG VỐN • là nơi trao đổi, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn. • Đối tượng tham gia: các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và công chúng,doanh nghiệp. • Được phân chia thành thị trường tín dụng trung và dài hạn và thị trường chứng khoán. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 13 THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP • là thị trường mà trong đó, những người đi vay vốn sẽ phát hành công cụ tài chính và bán cho người đầu tiên mua nó. NGƯỜI CUNG ỨNG VỐN NGƯỜI VAY VỐN Phát hành công cụ tài chính mới Sử dụng vốn để mua hàng hoá, dịch vụ, hoặc đầu tư. Vốn GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 14 NGƯỜI CUNG ỨNG VỐN NGƯỜI VAY VỐN 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 15 THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP • là thị trường mà trong đó, những công cụ tài chính đã được phát hành có thể được mua đi bán lại. NGƯỜI NẮM GIỮ CÁC CÔNG CỤ TC ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRƯỚC ĐÓ NGƯỜI TIẾT KIỆM 1 NGƯỜI TIẾT KIỆM 2 NGƯỜI TIẾT KIỆM N Bán các chứng khoán Nhận tiền GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 16 Thị trường sơ cấp • Mua bán các chứng khoán mới phát hành • Làm tăng thêm vốn cho chủ thể phát hành • Giá cả chứng khoán chủ yếu do tổ chức phát hành ấn định Thị trường thứ cấp • Mua bán các chứng khoán đã phát hành trước đó • Không làm tăng thêm vốn cho chủ thể phát hành mà thị trường thứ cấp chỉ cho phép chuyển đổi quyền sở hữu chứng khoán đã phát hành. • Giá cả chứng khoán do thị trường xác định 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 17 THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ NỢ • là thị trường mà người cần vốn sẽ huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ. • Dựa vào kỳ hạn thanh toán, công cụ nợ được chia thành 3 loại khác nhau: công cụ nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 18 THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ VỐN • là thị trường mà trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu bán cho những người có vốn. Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. • Cổ phiếu không có cổ tức cố định mà phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành; không có thời gian đáo hạn. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 19 Công cụ nợ • Lãi suất cố định . • Có thời hạn thanh toán • Ít rủi ro • Được ưu tiên chi trả trước công cụ vốn. Công cụ vốn • Cổ tức không cố định • Không có thời hạn thanh toán • Nhiều rủi ro. • Mức độ ưu tiên trong chi trả là sau cùng 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 20 THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ PHÁI SINH • là thị trường phát hành các chứng khoán phái sinh và mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh: chứng quyền, quyền mua cổ phần, hợp đồng tương lai… 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 21 Chứng khoán phái sinh • Chứng khoán phái sinh là những chứng khoán được ra đời từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua hành vi mua bán theo những điều kiện nhất định. • Giá trị của chúng phụ thuộc vào những tài sản hoặc hàng hóa cơ bản (underlying assets) • Có nhiều loại công cụ phái sinh: Forward, Future, Option & Swap 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 22 Ví dụ về công cụ phái sinh Công cụ cơ bản • Cổ phiếu • Lãi suất • Vàng • Dầu cọ Công cụ phái sinh • Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu • Hợp đồng tương lai/hóan đổi lãi suất • Hợp đồng tương lai vàng • Hợp đồng tương lai dầu cọ 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 23 Tổng quan về các định chế tài chính • Định chế tài chính: thực hiện chức năng là một kênh trung chuyển vốn từ bên cung (dư thừa vốn) đến bên cầu (thiếu hụt vốn). • Các loại định chế tài chính: 1. Ngân hàng thương mại (commercial banks): đại đa số tài sản là các khoản cho vay, đại đa số nợ là các khoản ký thác. Các khoản cho vay của NHTM rất đa dạng, bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay thương mại, cho vay bất động sản… 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 24 Các loại định chế tài chính (tt) 2. Các quỹ tiết kiệm (thrifts): như các hiệp hội tiết kiệm, ngân hàng tiết kiệm, các đơn vị tín dụng. Có vai trò tương tự như ngân hàng thương mại, nhưng có xu hướng tập trung các khoản cho vay vào trong một lĩnh vực cụ thể như bất động sản hay tiêu dùng. 3. Các công ty bảo hiểm (insurance companies): là loại định chế tài chính giúp phòng ngừa cá nhân và công ty khỏi những sự việc bất lợi. Các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp các phòng ngừa trong bệnh tật, nghỉ hưu hay chết sớm… 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 25 Các loại định chế tài chính (tt) 4. Các công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư (Securities firms and investment banks): bảo lãnh chứng khoán và tham gia các hoạt động có liên quan như môi giới chứng khoán, giao dịch chứng khoán, và tạo lập thị trường cho chứng khoán. 5. Các công ty tài chính (Financial firms): cho vay cá nhân và doanh nghiệp. Không giống như các định chế nhận tiền gởi, các công ty tài chính không nhận tiền gởi mà dựa vào các khoản nợ ngắn hay dài hạn. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 26 Các loại định chế tài chính (tt) 6. Các quỹ tương hỗ (Mutual funds): gộp các nguồn tài chính lại với nhau từ các cá nhân và công ty, sau đó đầu tư vào một danh mục tài sản đa dạng. 7. Các quĩ hưu trí(Pension funds): cung cấp các kế hoạch tiết kiệm mà nhờ đó, những thành viên tham gia quĩ tích lũy tiền tiết kiệm khi đang làm việc và rút nó ra khi họ nghỉ hưu. Các quĩ chỉ đầu tư vào quĩ hưu trí thường được miễn thuế. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 27 1860 1880 1900 1912 1922 1929 1939 1948 1960 1970 1980 1993 2000 2004 Ngân hàng thương mại 71.40 60.6 62.9 64.5 63.3 53.7 51.2 55.9 38.2 37.9 34.8 25.4 35.7 35.3 Quỹ tiết kiệm 17.8 22.8 18.2 14.8 13.9 14.0 13.6 12.3 19.7 20.4 21.4 9.4 10 10.6 Công ty bảo hiểm 10.7 13.9 13.8 16.6 16.7 18.6 27.2 24.3 23.8 18.9 16.1 17.4 16.8 17.6 Công ty đầu tư -- -- -- -- 0.0 2.4 1.9 1.3 2.9 3.5 3.6 14.9 17 17 Qũy hưu trí -- -- 0.0 0.0 0.0 0.7 2.1 3.1 9.7 13.0 17.4 24.4 10.7 9.1 Công ty tài chính -- 0.0 0.0 0.0 0.0 2.0 2.2 2.0 4.6 4.8 5.1 4.7 5.8 5.5 Môi giới chứng khoán 0.0 0.0 3.8 3.0 5.3 8.1 1.5 1.0 1.1 1.2 1.1 3.3 3.6 4.2 Công ty cầm cố 0.0 2.7 1.3 1.2 0.8 0.6 0.3 0.1 a a 0.4 0.2 0.2 0.2 Quỹ đầu tư bất động sản -- -- -- -- -- -- -- -- 0.0 0.3 0.1 0.1 0.2 0.5 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Tổng (tỷ đô la) .001 .005 .016 .034 .075 .123 .129 .281 .596 1.328 4.025 13.952 14.650 17.936 Đơn vị: % Tỷ trọng tài sản của các định chế tài chính ở Hoa Kỳ, 1860-2004 Nguồn: Randall Kroszner, "The Evolution of Universal Banking and its regulation in Twentieth century America", in Universal Banking Financial System Design Reconsidered, ed.Anthony Saundrs and Ingo Walter (Burr Ridge, IL: Irwin,1996) 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 28 Ích lợi của các định chế tài chính • Cho bên cung tiền: – Chi phí kiểm tra giám sát: Việc tập trung các nguồn vốn vào một định chế tài chính tạo nên động cơ thu thập thông tin và giám sát. Chi phí trung bình của việc thu thập thông tin giảm dần theo qui mô của định chế (Economies of scope) – Thanh khoản và rủi ro: Các định chế tài chính làm gia tăng thanh khoản và hạ thấp rủi ro. – Chi phí giao dịch: tương tự như “Chi phí kiểm tra và giám sát”, chi phí trung bình giảm nhờ qui mô của định chế. – Kỳ hạn: Các định chế tài chính chịu đựng tốt hơn rủi ro chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản và nợ. – Nhà đầu tư nhỏ: các quỹ tương hỗ cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể đầu tư vào những tài sản lớn. • Cho nền kinh tế: – Kênh dẫn vốn, kênh truyền dẫn chính sách. – Phân phối tín dụng: Các định chế tài chính thường được xem như là nguồn tài trợ duy nhất cho một lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế, ví dụ như nông nghiệp. – Dịch chuyển lợi ích: Các định chế tài chính, đặc biệt là công ty bảo hiểm hay quĩ hưu trí, cho phép người tiết kiệm dịch chuyển lợi ích từ thế hệ này sang thế hệ kia – Dịch vụ chi trả 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 29 Các rủi ro của các định chế tài chính • Rủi ro tín dụng (credit risk) • Rủi ro ngoại hối (Foreign Exchange risk) • Rủi ro quốc gia (Country or Sovereign Risk) • Rủi ro lãi suất (interest rate risk) • Rủi ro thị trường (Market risk) • Rủi ro ngoại bảng (Off-balance-Sheet risk) • Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) • Rủi ro công nghệ (Technology risk) • Rủi ro nghiệp vụ (Operational risk) • Rủi ro vỡ nợ (Insolvency risk) 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 30 VAI TRÒ CỦA TTTC • Nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế • Tạo môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kinh tế của các chủ thể • Giúp định giá doanh nghiệp • Khuyến khích cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 31 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ TTTC • Thị trường trái phiếu quốc tế và Châu Âu – Trái phiếu nước ngoài: được bán ở nước ngoài và được gọi tên theo đồng tiền của nước đó. – Trái phiếu Châu Âu: được bán ở nước ngoài và được gọi tên không theo đồng tiền của nước đó. • Thị trường cổ phiếu thế giới 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 32 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 33 Bài tập 1. Bởi các doanh nghiệp không nhận được thêm bất kì lượng vốn nào từ thị trường thứ cấp nên nó không quan trọng bằng thị trường sơ cấp. Đúng hay sai? Giải thích? 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 34 1. IBM phát hành 200 triệu USD cổ phiếu thường mới 2. Công ty Thế kỉ mới phát hành 50 triệu USD cổ phiếu thường trong một IPO 3. IBM bán 5 triệu USD cổ phiếu ưu đãi của GM ra khỏi danh mục đầu tư thị trường của nó 4. Kho bạc Nhà nước phát hành 1000 tỷ đồng trái phiếu kho bạc 5. Quỹ Magellan mua 100 triệu USD trái phiếu IBM thông qua giao dịch thỏa thuận với 1 công ty chứng khoán 6. Công ty bảo hiểm Prudential bán 10 triệu USD cổ phiếu thường của GM 7. Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang phát hành lần đầu ra công chúng 5tỷ VNĐ cổ phiếu để giảm bớt tỷ lệ sở hữu của nhà nước. Phân loại các giao dịch sau: Xảy ra trên TT sơ cấp hay thứ cấp 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 35 Bài tập Phân loại các công cụ tài chính sau, công cụ của thị trường tiền tệ hay của thị trường vốn? –Hối phiếu Cổ phiếu thường –Trái phiếu công ty Trái phiếu kho bạc –Thương phiếu Tín phiếu kho bạc Xắp xếp theo thứ tự tăng dần của tính rủi ro của các công cụ sau khi phân loại. 2 March 2008 MPP Dương Thị Thùy An 36 Bài tập về nhà • Tìm 5 ngân hàng lớn nhất toàn cầu.Liệt kê tên, quốc gia và tổng tài sản. • Hạn nộp bài: buổi giảng tiếp theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhotailieu_com_tt571516_2455.pdf